Giải Quyết Tranh Chấp Trong Kinh Doanh Quốc Tế Bằng Trọng Tài Thương Mại

không đồng ý với bản án của tòa án thì có quyền kháng cáo lên tòa án cấp trên theo thủ tục phúc thẩm.

Theo nguyên tắc công khai, khi một vụ tranh chấp được đưa ra xét xử, không chỉ có các bên tranh chấp, các thành phần liên quan được mời mà bất cứ ai muốn tham gia phiên xét xử cũng được, ngoại trừ những vụ liên quan đến bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng thì phải xét xử kín. Trong trường hợp này phải có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phán quyết của tòa án tại nước sở tại có tính cưỡng chế cao do tòa án có cơ quan cưỡng chế thi hành. Việc thi hành phán quyết của tòa án nước ngoài lại liên quan đến tính hiệu lực của phán quyết của toà án. Việc cưỡng chế thi hành án là rất khó khăn vì phán quyết của tòa án chỉ có hiệu lực trong quốc gia. Nếu muốn có hiệu lực ở ngoài thì phải tuân theo trật tự thi hành án của tòa án nước sở tại.

Một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan... giao việc xét xử các tranh chấp thương mại cho tòa án thường, còn lại đa số các nước thành lập tòa án thương mại với tư cách là một tòa chuyên trách trong hệ thống các cơ qua tư pháp để giải quyết các tranh chấp thương mại. Nhưng tòa án thương mại này chỉ xét xử các tranh chấp thương mại theo trình tự sơ thẩm. Nếu bản án sơ thẩm bị kháng cáo thì bản án đó sẽ được xét xử lại theo trình tự phúc thẩm ở Tòa thượng thẩm (phúc thẩm) dân sự như các tranh chấp dân sự.

Một trong những tòa án thương mại tiêu biểu ở các nước kinh tế thị trường là Tòa án thương mại Pháp. Tòa án thương mại Pháp được thành lập rất sớm, từ năm 1808. Đây là một tòa chuyên trách và chỉ xét xử theo trình tự sơ thẩm. Sau khi xét xử sơ thẩm, nếu các bên tranh chấp kháng cáo thì vụ việc có thể được xét xử theo trình tự phúc thẩm tại tòa án dân sự như một vụ tranh chấp dân sự thông thường. Mỗi tòa án thương mại ở Pháp có ít nhất một chánh án và hai thẩm phán. Chánh án và thẩm phán của các tòa án thương mại

ở Pháp đều là các thương gia và được bầu từ các thương gia nổi tiếng trong vùng theo một quy chế riêng, khác với trình tự bầu các thẩm phán ở các tòa án thường. Chánh án và các thẩm phán ở Tòa thương mại có nhiệm kỳ 3 năm và có thể được bầu hai nhiệm kỳ liên tiếp. Một đặc điểm rất đặc biệt là các thẩm phán đều làm việc tự nguyện, không hưởng lương và bất kỳ một khoản thù lao nào. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng làm cho việc xét xử tranh chấp tại các tòa án thương mại ở Pháp ít có tình trạng tiêu cực hoặc thiên vị. Do vậy, phần lớn các vụ tranh chấp thương mại trong nước cũng như quốc tế được xét xử khách quan, chính xác. Các bản án của tòa án thương mại ở Pháp cũng vì thế mà được thực hiện một cách tự nguyện, nhanh chóng hơn so với nhiều nước khác.

1.5. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế bằng trọng tài thương mại


Xu hướng hiện nay các bên thường giao tranh chấp cho trọng tài thương mại xét xử vì việc giải quyết bằng trọng tài thương mại có rất nhiều ưu điểm, lợi thế so với phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án.‌

Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ được nghiên cứu kĩ trong phần tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

III. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI – PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐƯỢC ƯA CHUỘNG

1. Khái niệm về trọng tài thương mại

Trọng tài - phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế giữa các doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam - 3


Trọng tài là quyền quyết định của một người thứ ba đối với một tranh chấp phát sinh. Trọng tài khác với trung gian và hoà giải ở chỗ trọng tài đưa ra phán quyết. Trọng tài là một định chế cử một tư nhân giải quyết sự bất hoà cho hai bên nguyên bị trong một vụ tranh chấp.

Như vậy, đặc điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là: trọng tài là một cá nhân - người ngoài toà án, được các bên thoả thuận lựa chọn, có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh giữa các bên đương sự với nhau.

Như vậy, có thể hiểu trọng tài như sau: Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp mà theo đó hai hay nhiều bên tranh chấp giao cho một bên thứ ba đứng ra phân xử vụ tranh chấp và phán quyết của bên thứ ba này có giá trị chung thẩm đối với các bên đương sự.

Trọng tài thương mại là trọng tài có thẩm quyền xét xử các vụ tranh chấp trong lĩnh vực thương mại.

2. Thẩm quyền xét xử của trọng tài thương mại


Trong nền kinh tế thị trường, việc lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của các bên đương sự. Trọng tài là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị trường, vì vậy, bất cứ một tranh chấp nào cũng có thể được đưa đến trọng tài nếu như có thỏa thuận của các bên. Cũng giống như tòa án, trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên đối với một vụ tranh chấp cụ thể trong kinh doanh quốc tế. Trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử nếu giữa các bên trong vụ tranh chấp có tồn tại một thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận theo đó các bên đương sự nhất trí giao vụ tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh có liên quan đến hợp đồng cho một loại trọng tài cụ thể nào đó giải quyết.

Trọng tài là nội dung đầu tiên trong trình tự, thủ tục trọng tài. Nếu không có thỏa thuận trọng tài thì sẽ không có những nội dung tiếp sau của trình tự, thủ tục trọng tài. Điều đó có nghĩa là, tố tụng trọng tài chỉ được hình thành trên cơ sở có một thỏa thuận trọng tài giữa các bên tranh chấp.

Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản dưới hình thức là một điều khoản nằm trong hợp đồng hoặc có thể là một văn bản thỏa thuận riêng (điều khoản bổ sung về thỏa thuận trọng tài). Khi nằm trong hợp đồng, thỏa thuận trọng tài thường có tên là Điều khoản trọng tài. Các bên hoàn tự do lựa chọn một tổ chức trọng tài để xét xử tranh chấp, nhưng sau khi đã được lựa chọn trong thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài sẽ ràng buộc các bên và trọng tài được lựa chọn trở thành cơ quan tài phán có thẩm quyền đối với vụ tranh chấp được chỉ định, không phụ thuộc vào sự phản đối về thẩm quyền của một trong các bên đã có thỏa thuận trọng tài. Trọng tài cũng có thẩm quyền xét xử nếu có Điều ước quốc tế ràng buộc các bên phải đưa tranh chấp ra giải quyết tại cơ quan trọng tài. Như vậy nếu không có thỏa thuận giữa các bên giao tranh chấp cho trọng tài thương mại giải quyết thì trọng tài không có thẩm quyền đối với tranh chấp đó. Từ đó có thể nói thẩm quyền xét xử của trọng tài là thẩm quyền được giao cho. Thỏa thuận trọng tài là cơ sở để tòa án một nước công nhận và cho thi hành ở nước mình phán quyết của trọng tài được tuyên ở nước ngoài. Thỏa thuận trọng tài sẽ bác bỏ thẩm quyền xét xử của tòa án với tranh chấp có liên quan. Thỏa thuận trọng tài sẽ giúp khẳng định giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài: có giá trị chung thẩm đối với các bên đương sự.

Việc công nhận và đảm bảo hiệu lực của thỏa thuận trọng tài là hết sức cần thiết bởi một thỏa thuận trọng tài không những là cơ sở cho việc phát sinh một hoạt động trọng tài mà nó còn có ý nghĩa đối với hiệu lực của phán quyết trọng tài. Nếu các bên đã thỏa thuận chọn phương thức giải quyết bằng con đường trọng tài thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận đó. Khi một trong các bên không thực hiện nghĩa vụ này thì bên kia có quyền yêu cầu tòa án giúp đỡ để buộc bên cùng thỏa thuận với mình phải chấp hành thỏa thuận trọng tài. Trong mọi trường hợp, các bên không thể đưa ngay vụ việc ra tòa án

giải quyết nếu vẫn đang tồn tại một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực. Các bên chỉ có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tòa án khi không còn tồn tại một thỏa thuận trọng tài bởi quyết định hủy bỏ của tòa án hoặc trong trường hợp cả hai bên cùng không chấp nhận thỏa thuận trọng tài.

Trên thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới rất chú trọng đến việc công nhận và có biện pháp bảo đảm hiệu lực của một thỏa thuận trọng tài. Điều đó cho phép đảm bảo trật tự và ổn định trong giải quyết tranh chấp, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia vào quan hệ kinh tế.

Như trên đã nói, thỏa thuận trọng tài thường được thể hiện dưới dạng một điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, không nên lẫn lộn giữa điều khoản trọng tài và hợp đồng chính mà nó dẫn chiếu tới vì hai loại thỏa thuận này có đối tượng pháp lý hoàn toàn khác nhau. Điều khoản trọng tài xác định thủ tục tố tụng sẽ được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên còn hợp đồng chính quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Quan điểm chung của các nước hiện nay là điều khoản trọng tài độc lập với hợp đồng chính. Điều khoản trọng tài không bị tác động bởi những lý do vô hiệu của hợp đồng chính. Tức là việc vô hiệu của hợp đồng chính không thể ảnh hưởng tới quá trình tố tụng của trọng tài. Quan điểm này được cụ thể hóa trong nhiều văn bản luật về trọng tài, ví dụ như Khoản 1 Điều 16 Luật mẫu của UNCITRAL quy định: “Quyết định của ủy ban trọng tài về hợp đồng vô hiệu không làm cho điều khoản trọng tài bị vô hiệu một cách tương ứng”. Điều 11 Pháp lệnh trọng tài Thương mại 2003 của Việt Nam quy định rằng: “Điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng tới hiệu lực của điều khoản trọng tài”. Tuy nhiên, có những lý do tác động đến sự vô hiệu của cả hai thỏa thuận này, ví dụ như chủ thể kí kết hợp đồng không đủ năng lực hành vi dân sự hay vi phạm nguyên tắc tự nguyện khi ký kết.

Trọng tài còn có thể quyết định giải quyết tranh chấp hay không, tức là trọng tài còn có thẩm quyền về thẩm quyền của mình. Ngoài việc chấp nhận xét xử tranh chấp ra, trọng tài còn có thể từ chối không xét xử vụ tranh chấp mặc dù hai bên có thỏa thuận đưa tranh chấp ra xét xử tại cơ quan trọng tài. Đây có thể là những trường hợp trọng tài xét thấy rằng tranh chấp đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu do pháp luật của một trong hai bên tranh chấp mà họ không biết.

3. Các loại trọng tài thương mại


Trên thế giới có rất nhiều tổ chức trọng tài với các phương thức hoạt động rất đa dạng, do vậy có rất nhiều cách phân chia. Có quan điểm phân chia các trung tâm trọng tài có thẩm quyền chuyên trách mà ở đó trọng tài thẩm quyền chuyên trách thường được thành lập theo sáng kiến của các Hiệp hội hay các Nghiệp đoàn để giải quyết tranh chấp thuộc chuyên môn của các Hiệp hội hay Nghiệp đoàn đó, khác với các trung tâm trọng tài có thẩm quyền chung mà hoạt động không giới hạn trong những tranh chấp có tính nghiệp đoàn, có thể đảm nhận trọng tài về mọi loại tranh chấp.

Để giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế, chủ yếu có hai loại trọng tài: Trọng tài vụ việc (Ad-hoc) và trọng tài thường trực hay còn gọi là trọng tài quy chế.

3.1 Trọng tài Ad-hoc:


Là loại trọng tài do hai bên lựa chọn ra để giải quyết tranh chấp, giải quyết xong thì tự động giải tán. Trọng tài Ad-hoc chỉ có nghĩa vụ giải quyết một vụ tranh chấp nhất định. Trọng tài Ad-hoc không có địa điểm xét xử cụ thể mà do hai bên đương sự hoàn toàn quyết định sao cho thuận tiện nhất. Trọng tài Ad-hoc không có quy chế trọng tài, không phụ thuộc vào nguyên tắc xét xử của bất kỳ nước nào, thủ tục giải quyết tranh chấp của trọng tài Ad- hoc rất linh hoạt, do chính trọng tài viên được chọn ra quyết định căn cứ vào

thực tiễn vụ tranh chấp. Trọng tài Ad-hoc thường hoàn toàn là một quá trình tư nhân nên do đó rất kín đáo và linh hoạt trong việc vận dụng quy tắc xét xử. Thông thường các bên sẽ thống nhất chọn ra một trọng tài viên duy nhất cho nên hai bên dễ đi đến thỏa thuận chung hơn và chi phí cho trọng tài sẽ đỡ tốn kém hơn. Tuy nhiên, khó khăn của trọng tài Ad-hoc là nó hoàn toàn phụ thuộc vào sự hợp tác của hai bên vì nếu một bên cố tình không chấp nhận bất cứ trọng tài viên duy nhất nào do phía bên kia đưa ra sẽ khiến quá trình xét xử gặp khó khăn và kéo dài. Chính vì vậy trọng tài Ad-hoc trên thực tế thường chỉ phù hợp với những tranh chấp giữa các bên đương sự có am hiểu về pháp luật, dày dặn trên thương trường và có kinh nghiệm tranh tụng.

Trọng tài Ad-hoc là loại hình có thể thích hợp ở những nước có nền sản xuất nhỏ, nhất là ở nước ta, khi mà các quan hệ sản xuất nhỏ còn phổ biến, các tranh chấp xảy ra thường có giá trị không quá lớn. Hơn nữa do sự trải dài ở những vùng lãnh thổ khác nhau và chính sách của nhà nước về thành lập và hoạt động của các tổ chức trọng tài, hầu hết các tổ chức trọng tài thường trực đều nằm ở cá thành phố lớn. Do vậy, việc quan tâm đến loại hình trọng tài Ad-hoc, khai thác những ưu điểm của bản thân loại hình này trong giải quyết tranh chấp kinh tế là cần thiết. Mặt khác, dưới góc độ truyền thống, trọng tài Ad-hoc là loại hình gần gũi với truyền thống sinh hoạt văn hóa của dân tộc ta. Bởi trong thực tế, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp những trường hợp "trọng tài tự nguyện" để dàn xếp những vụ tranh chấp dân sự, kinh tế nhỏ trong dân. Đây chính là nền tảng xã hội khiến trọng tài Ad-hoc cần được duy trì và tiếp tục phát triển. Pháp lệnh trọng tài Thương mại Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 10/07/2003 đã đưa ra quy định về loại hình trọng tài này ở Điều 26, chính thức công nhận loại hình này và đồng thời cũng đã đưa ra được giải pháp đối với hạn chế nêu trên của trọng tài Ad-hoc.

3.2 Trọng tài quy chế (hay còn gọi là trọng tài thường trực):


3.2.1 Một số nét về trọng tài thường trực


Khác với trọng tài Ad-hoc, trọng tài quy chế là loại trọng tài được thành lập và hoạt động thường xuyên, có trụ sở cố định và có cơ chế hoạt động rõ ràng. Các nguyên tắc hoạt động của trọng tài quy chế dựa trên những đặc trưng nhất định của tổ chức và thể hiện tính riêng biệt của tổ chức. Để giải quyết một vụ tranh chấp các bên có thể dựa vào danh sách trọng tài viên của tổ chức để lựa chọn trọng tài viên cho mình.

Cơ cấu tổ chức của trọng tài thường trực bao gồm:


Bộ phận thường trực còn gọi là bộ máy giúp việc

Các hội đồng trọng tài (thường được thành lập khi có vụ việc yêu cầu giải quyết)

Bộ máy giúp việc của trọng tài thường trực bao gồm: trụ sở, nhân viên chuyên trách, các phương tiện, cơ sở vật chất - kỹ thuật khác. Tùy thuộc vào đặc điểm, tổ chức của mỗi tổ chức trọng tài thường trực mà ở đó người ta sẽ xây dựng bộ máy giúp việc lớn hay nhỏ. Bộ máy giúp việc này có thể rất lớn, chẳng hạn như bộ máy giúp việc của Hiệp hội trọng tài Mỹ (American Abitration Association) bao gồm: đoàn chủ tịch, ban điều hành, thư viện quốc tế và các phòng hội họp, các chi nhánh ở 42 thành phố với 350 nhân viên giúp việc. Trong cơ cấu trọng tài thường trực, hạt nhân quan trọng nhất là các trọng tài viên bởi lẽ uy tín của tổ chức chủ yếu là thông qua uy tín chất lượng công tác của các trọng tài viên. Do vậy, điều đầu tiên là phải xây dựng cho được đội ngũ trọng tài viên mạnh về chất lượng, đủ về số lượng. Thông thường trọng tài viên phải là những chuyên gia giỏi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau vì hội đồng trọng tài được thành lập trên cơ sở danh sách những trọng tài viên này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022