Trọng tài - phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế giữa các doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam - 2

liên doanh và các hình thức khác của hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh, vận tải hàng hóa hoặc hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ” (Điều 1 Luật mẫu UNCITRAL).

3. Tranh chấp trong kinh doanh quốc tế


Trong thực tế, ở phạm vi trong nước người ta không phân biệt khái niệm tranh chấp thương mại với khái niệm tranh chấp trong kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu là do không có sự phân biệt rõ giữa khái niệm kinh doanh và thương mại. Ở một số nước, có sự đồng nhất cách hiểu về hai khái niệm này.

Pháp luật Việt Nam hầu như đồng nhất hai khái niệm kinh doanh và thương mại: đó là các hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích thu lợi nhuận. Tranh chấp thương mại và tranh chấp trong kinh doanh là những tranh chấp gắn liền với hoạt động kinh doanh - thương mại của doanh nghiệp.

Do không có sự phân định hai khái niệm kinh doanh và thương mại nên khi đưa ra những loại hình tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử của trọng tài thương mại, Pháp lệnh trọng tài Thương mại Việt Nam 2003 cho rằng hoạt động thương mại là hoạt động của các cá nhân, tổ chức kinh doanh mà xét về mặt bản chất, đó cũng là hoạt động của doanh nghiệp. Điều 2 Khoản 3 Pháp lệnh trọng tài Thương mại Việt Nam 2003 quy định: "hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý thương mại, ký gửi, thuê, cho thuê, thê mua, xây dựng, tư vấn, kỹ thuật, li- xăng, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác, vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật".

Tuy nhiên, ở phạm vi quốc tế, các hoạt động thương mại lại được tiếp cận khác. Ở phạm vi quốc tế, các mối quan hệ xã hội phát sinh thường và chủ

yếu được chia thành hai nhóm quan hệ: Nhóm quan hệ xã hội phát sinh giữa các quốc gia với nhau và nhóm quan hệ xã hội phát sinh giữa các doanh nghiệp với nhau. Tranh chấp thương mại quốc tế là những tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia với nhau khi các quốc gia tiến hành hoạt động thương mại ở phạm vi quốc tế, còn tranh chấp trong kinh doanh quốc tế là những tranh chấp phát sinh giữa các doanh nghiệp, các công ty ở các nước khác nhau với nhau khi các doanh nghiệp, công ty này thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại.

4. Tranh chấp trong kinh doanh quốc tế là tranh chấp chủ yếu liên quan đến hoạt động của các thương nhân trong thương mại quốc tế.

Thương nhân là một khái niệm khá quen thuộc trong pháp luật thương mại của các nước có nền kinh tế thị trường nhưng lại còn rất xa lạ đối với những nước có nền kinh tế kế hoạch hóa, bao cấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đặc biệt là ở Mỹ, Pháp, Đức... thương nhân là một thuật ngữ, một từ dùng để chỉ những người mà hoạt động của họ mang hai đặc điểm. Thứ nhất, ký kết các hợp đồng thương mại và tiến hành các hoạt động kinh doanh khác một cách thường xuyên nhằm mục đích thu lợi nhuận. Thứ hai, nhân danh bản thân mình để thực hiện các hoạt động kinh doanh đó, nghĩa là, thương nhân là những người hoạt động kinh doanh độc lập.

Việc đưa ra khái niệm thương nhân là rất quan trọng bởi thương nhân sẽ chịu quy chế quản lý riêng. Quy chế quản lý thương nhân được đưa ra nhằm tạo điều kiện cho thương nhân hoạt động thuận lợi hơn, đồng thời cũng đưa ra những điều kiện ràng buộc thương nhân, bảo vệ những người không phải là thương nhân.

Trọng tài - phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế giữa các doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam - 2

Thương nhân có thể là cá nhân hoặc tập thể. Trong một số trường hợp Nhà nước cũng được coi là một thương nhân đặc biệt.

Các thương nhân là cá nhân chính là các tự nhiên nhân hay còn gọi là các thể nhân mà với tư cách là chủ sở hữu một xí nghiệp, hoạt động như các nhà kinh doanh, các nhà buôn riêng lẻ. Thông thường họ tiến hành kinh doanh những hoạt động không đòi hỏi phải có một số vốn lớn. Còn các pháp nhân là các thương nhân tập thể, thường tồn tại dưới hình thức là các hội, các công ty, các hãng kinh doanh khác nhau và là chủ sở hữu của một hoặc một số doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không phải bất kì cá nhân hay tập thể nào đều có thể trở thành thương nhân. Để được thừa nhận là thương nhân, cần phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định do Pháp luật từng nước đưa ra. Theo các nước phương Tây, có hai điều kiện: điều kiện liên quan đến con người và điều kiện liên quan tới công việc, tới hoạt động, nghề nghiệp của người đó.

Về điều kiện liên quan tới con người, luật pháp của hầu hết các nước đều có quan điểm tương đối thống nhất: thương nhân phải là những người có năng lực hành vi và năng lực pháp luật. Tuổi có năng lực hành vi do luật của từng nước quy định khác nhau.

Về điều kiện liên quan tới hoạt động của thương nhân, luật pháp của các nước quy định không giống nhau.

Luật của Nhật quy định thương nhân là “một người nhân danh bản thân mình tham gia vào các giao dịch thương mại như một nhà kinh doanh”. Theo quy định này thì một thương nhân tham gia vào việc mua bán với một cửa hàng hoặc một hình thức tương tự hoặc một người tiến hành kinh doanh về hầm mỏ cũng được coi là thương nhân.

Luật của Mỹ quy định thương nhân là những người “thực hiện nghiệp vụ với những hàng hóa thuộc chủng loại nhất định hoặc thực hiện những nghiệp vụ bằng cách khác nhau nào đó và xét về tính chất nghiệp vụ của mình, họ được coi như là những người có kiến thức hoặc có kinh nghiệm đặc

biệt trong những nghiệp vụ hoặc đối với những hàng hóa là đối tượng của các hợp đồng thương mại”.

Luật của Pháp quy định thương nhân là tất cả những người ký hợp đồng thương mại, thực hiện các hợp đồng thương mại và coi việc ký và thực hiện các hợp đồng thương mại đó là nghề nghiệp thường xuyên của mình. Từ khái niệm trên luật Thương mại Pháp đưa ra 3 tiêu chuẩn:

Thực hiện các hành vi, các hoạt động thương mại


Nhân danh bản thân mình để thực hiện các hành vi thương mại đó, với tư cách là một người độc lập

Coi đó là nghề nghiệp thường xuyên của mình


Từ 3 tiêu chuẩn này, Bộ luật Thương mại Pháp liệt kê ra một danh mục dài những hành vi được coi là hành vi thương mại. Cũng từ 3 tiêu chuẩn trên, luật Thương mại Pháp không thừa nhận những người làm một số nghề nhất định là thương nhân.

Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định “thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”, trong đó hoạt động thương mại được hiểu là “hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.‌

II. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

1. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế thường gặp

Trong hoạt động kinh doanh quốc tế, khi tranh chấp xảy ra các bên thường sử dụng một hoặc kết hợp các phương thức giải quyết sau: thương lượng trực tiếp giữa các bên, qua trung gian, thông qua hòa giải viên, thông qua bộ máy tư pháp - kiện ra tòa án hoặc trọng tài.

1.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng trực tiếp giữa các bên


Thương lượng là một phương thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên đang tranh chấp với nhau sẽ trực tiếp thương lượng để giải quyết tranh chấp. Nếu thương lượng thành công thì đồng nghĩa với việc giải quyết được tranh chấp đã phát sinh.

Thương lượng trực tiếp giữa các bên là phương thức giải quyết tranh chấp thường được áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là: các bên có thể giải quyết tranh chấp một cách nhanh gọn, ít tốn kém; các bên tranh chấp có thể tập trung vào vấn đề chính của việc giải quyết tranh chấp, tránh được những vấn đề mang tính thủ tục, hình thức; bảo vệ được uy tín, vị thế của các nhà kinh doanh cũng như giữ được bí mật kinh doanh cho các bên; giữ được hòa khí, mối quan hệ hữu hảo giữa các bên.

Thương lượng trực tiếp có thể được tiến hành bằng cách hai bên trực tiếp gặp nhau để thỏa thuận thương lượng hoặc trao đổi thông qua thư từ, các phương tiện truyền thông dưới hình thức khiếu nại và trả lời khiếu nại.

Thương lượng bằng cách hai bên trực tiếp gặp gỡ nhau khi có tranh chấp phát sinh. Khi gặp nhau hai bên đều có thể bộc lộ ý định của mình một cách thẳng thắn, nêu hết được ý kiến của mình, nắm bắt và thấu hiểu được nguyện vọng của bên kia và do đó các bên có thể giải quyết được tranh chấp. Tuy nhiên, thương lượng bằng cách gặp nhau trực tiếp thường rất tốn kém chi phí và thời gian. Vì vậy, các bên thường lựa chọn cách này khi có điều kiện thuận lợi và đối với những tranh chấp phức tạp, có giá trị lớn hoặc sau khi thương lượng bằng khiếu nại và trả lời khiếu nại chưa đạt được kết quả.

Thương lượng bằng cách khiếu nại và trả lời khiếu nại (được gọi ngắn là khiếu nại). Thông thường, bên bị vi phạm gửi đơn khiếu nại kèm theo các chứng từ làm bằng chứng cho bên vi phạm và bên vi phạm trả lời đơn khiếu nại đó. Khi tiến hành khiếu nại bên vi phạm, bên bị vi phạm cần chú ý đến hai thủ tục pháp lý không thể thiếu là Đơn khiếu nại và thời hạn khiếu nại. Trong thực tế các bên thường tiến hành khiếu nại trước khi đi kiện ra tòa hoặc trọng tài và khiếu nại là bắt buộc khi trong hợp đồng có quy định. Khi đó khiếu nại sẽ là cơ sở cho tòa án hoặc trọng tài chấp nhận đơn kiện để xét xử. Khiếu nại có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động kinh doanh quốc tế, khiếu nại kịp thời bảo vệ quyền lợi cho bên khiếu nại, góp phần đảm bảo cho quá trình kinh doanh bình thường của các nhà kinh doanh quốc tế. Mặt khác, thông qua khiếu nại và giải quyết khiếu nại có thể đánh giá được sự thiện chí, uy tín của đối phương, từ đó đưa ra quyết định về giao dịch sau này giữa hai bên.

1.2. Giải quyết tranh chấp qua khâu trung gian


Giải quyết tranh chấp qua khâu trung gian là việc các bên thống nhất chọn ra một người thứ ba - người trung gian (thường là các chuyên gia, những người có kiến thức, am hiểu, cả hai bên đều biết) có chức năng như một nhà ngoại giao con thoi với nhiệm vụ tìm ra điểm tới hạn mà hai bên tham gia trong vụ tranh chấp đều có thể chấp nhận được. Ở đây không có sự gặp gỡ tay ba giữa các bên và người trung gian - người thứ ba mà người thứ ba sẽ họp với từng bên, lắng nghe và phân tích cho các bên để các bên có thể đi đến một điểm nút chung mà các bên chấp nhận để giải quyết tranh chấp.

1.3. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế bằng hòa giải


Hòa giải là phương pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông qua người thứ ba gọi là hòa giải viên.

Khi có tranh chấp phát sinh mà chưa thương lượng hoặc thương lượng không được thì bất kỳ bên nào cũng có quyền đề nghị giải quyết tranh chấp bằng hòa giải và giới thiệu hòa giải viên. Nếu bên kia đồng ý thì hai bên cùng chọn hòa giải viên. Hòa giải viên được các bên chọn ra sẽ điều khiển quá trình hòa giải. Hòa giải có thể được tiến hành bằng hai cách: Một là, các bên tự thỏa thuận với nhau về hòa giải, cùng nhau chỉ định hòa giải viên và tiến hành hòa giải không bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc hòa giải nào. Hai là, các bên thỏa thuận hòa giải theo quy tắc hòa giải của tổ chức nghề nghiệp hoặc tổ chức trọng tài nào đó, ví dụ, hai bên có thể thỏa thuận tranh chấp sẽ được hòa giải theo quy tắc hòa giải của Phòng Thương mại Quốc tế ICC.

Hòa giải là không bắt buộc và các bên có thể bỏ qua bước hòa giải và đưa ngay tranh chấp ra tòa án hay trọng tài thương mại giải quyết. Nhưng nếu hợp đồng có quy định tranh chấp trước hết được giải quyết bằng thương lượng và hòa giải thì hòa giải cũng trở thành bắt buộc.

Hòa giải không phương hại đến quyền kiện ra tòa án hay trọng tài thương mại. Nếu hòa giải không thành công thì bên có quyền lợi bị vi phạm đương nhiên vẫn có quyền đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án hay trọng tài.

Chức năng của hòa giải viên là đọc kỹ vụ tranh chấp, nghiên cứu pháp luật có liên quan từ đó soạn thảo ra một khuyến nghị về cách thức giải quyết tranh chấp và chuyển nó thành thỏa thuận giải quyết tranh chấp rồi gửi cho hai bên. Trong thỏa thuận không được kết luận bên nào đúng, bên nào sai. Sau khi cả hai bên đồng ý, bản thỏa thuận này sẽ trở thành thỏa thuận giữa hai bên.

Trong phương thức giải quyết tranh chấp này, có sự gặp gỡ tay ba giữa hòa giải viên và các bên tham gia tranh chấp. Trong buổi gặp gỡ này, ba bên có thể thay đổi bản thỏa thuận đã được hòa giải viên thảo ra.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa áp dụng phương thức này như là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập.

1.4. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế bằng tòa án


Tòa án là cơ quan tư pháp của một nước được lập ra để xét xử các tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân của nước đó. Tuy nhiên, tòa án cũng có thể xét xử tranh chấp phát sinh trong kinh doanh quốc tế.

Tòa án bất kỳ nước nào cũng không có thẩm quyền đương nhiên đối với tranh chấp phát sinh trong kinh doanh quốc tế. Tòa án chỉ có thẩm quyền xét xử nếu các bên liên quan có thỏa thuận quy định tranh chấp phát sinh sẽ được đưa ra tòa án. Nếu hợp đồng không có thỏa thuận trọng tài, tranh chấp phát sinh có thể được hai bên đưa ra tòa án và tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp.

Về mặt bản chất pháp lý, tòa án khác tất cả các cơ quan xét xử khác: Tòa án là bộ máy tư pháp, là công cụ của Nhà nước, là công cụ của cơ quan công quyền. Vì vậy, đối với các tranh chấp liên quan đến thương nhân của hai nước khác nhau, việc giải quyết tranh chấp bằng tòa án mang màu sắc chính trị, tòa án nước nào cũng sẽ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, Nhà nước, công dân của nước đó.

Tòa án của bất kỳ nước nào cũng chỉ tuân thủ luật tố tụng của nước mình, nghĩa là nhận đơn kiện, chuẩn bị xét xử, tiến hành xét xử theo đúng luật tố tụng của nước tòa án. Còn khi giải quyết tranh chấp, tòa án phải áp dụng luật thực chất điều chỉnh hợp đồng.

Tòa án xét xử theo nguyên tắc công khai và xét xử theo hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm.

Tại phiên họp xét xử, bên nguyên và bên bị phải có mặt để bảo vệ quyền lợi của mình. Bên bị có quyền nhờ luật sư bào chữa. Nếu bên thua kiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022