Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 30

- Cảm giác nóng, sợ lạnh, khát

- Da tái xanh, gò má đỏ

- Lưỡi nhợt, mềm bệu, rêu trắng

- Mạch tế vô lực.

d. Pháp trị: bổ ích tâm khí.

e. Bài thuốc:

- Tứ quân tử thang gia giảm (Cục phương): Nhân sâm, Bạch linh, Bạch truật, Bá tử nhân, Phụ tử, Viễn chí, Đại táo, Cam thảo.

Phân tích: nhân sâm đại bổ nguyên khí, bổ tâm khí, ích huyết sinh tân; Phục linh lợi tiểu thẩm thấp kiện tỳ an thần; Bạch truật kiện tỳ táo thấp cầm mồ hôi; Bá tử nhân bổ huyết kiện tỳ an thần; Phụ tử bổ mệnh môn hỏa, kiện tỳ;Viễn chí bổ tâm thận an thần; Đại táo bổ tỳ vị điều hòa tính năng của thuốc; Cam thảo bổ tỳ thổ bổ trung khí.

- Sâm phụ thang gia giảm: Đảng sâm, Hoàng kỳ, Phụ tử, Nhục quế, Đan sâm, Cam thảo.

Phân tích bài thuốc: Bổ khí dưỡng tỳ vi; Hoàng kỳ bổ tâm khí thăng dương của tỳ; Phụ tử bổ mệnh môn hỏa kiện tỳ; Nhục quế bổ mệnh môn hỏa kiện tỳ dẫn thuốc; Đan sâm hoạt huyết khử ứ; Cam thảo bổ tỳ thổ bổ trung khí.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

- Công thc huyt: Đn trung, Ckhuyết, Khí hi, Quan nguyên, Tam âm giao.

6. Tâm dương hư:

Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 30

a. Nguyên nhân:

- Do bệnh lâu ngày ở Tâm, Tâm âm hư dẫn đến Tâm dương hư.

- Do khí toàn thân hư yếu làm cho Tâm khí hư.

b. Bệnh sinh:

Tâm dương là công năng hot đng, khi công năng này bri lon gây nên hi hp, đau vùng tim, hôn mê.

Tâm dương còn khnăng tuyên thông phn dương ngoài v. tâm dương hư dn dến slnh tay chân quyết lãnh.

c. Triệu chứng lâm sàng:

- Tâm dương hư:

- Sợ lạnh thích uống nước ấm

- Đau bụng, tiêu chảy

- Nước tiểu trong

- Tự hãn

- Tay chân lạnh

- Phù nề

- Đau vùng ngực, hồi hộp

- Lưỡi nhạt tím xám

- Mạch vô lực.

- Tâm dương hư thoát: tình trạng nặng hơn

- Ra mồ hôi không ngừng, tay chân quyết lãnh

- Môi xanh tím, lưỡi nhạt tím xám.

- Thở nhỏ yếu

- Mạch nhỏ hư muốn tuyệt.

d. Pháp trị:

- Ôn thông tâm dương (Tâm dương hư)

- Hồi dương cứu nghịch (Tâm dương hư thoát).

e. Những bài thuốc có thể sử dụng:

- Chân vũ thang.

- Độc sâm thang: Chỉ có độc vị Nhân sâm. Vị Nhân sâm ngọt hơi đắng, tính bình. Tác dụng: Ích khí dưỡng Tâm, ôn dương hoạt huyết.

- Lục vị hồi dương ẩm: Nhân sâm, Phụ tử, Đương quy, Đan sâm, Nhục quế, Nhục thung dung, Ba kích.

Phân tích bài thuốc:

Nhân sâm: ngọt, hơi đắng, bổ Tâm ích khí, đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân.

Phụ tử: cay, ngọt, rất nóng, bổ Mệnh môn hỏa, kiện tỳ.

Đương quy: ngọt, cay, ấm, bổ huyết, hành huyết.

Đan sâm: đắng, lạnh, hoạt huyết khử ứ.

Nhục quế: cay, ngọt, rất nóng, bổ Mệnh môn hỏa, kiện Tỳ, dẫn thuốc.

Nhục thung dung: ngọt, mặn, ấm, ôn bổ Thận dương, nhuận trường

Ba kích: cay, đắng, ôn Thận dương

- Hồi dương cấp cứu thang: Phụ tử, Can khương, Nhục quế, Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Ngũ vị tử, Trần bì, Cam thảo.

Phân tích bài thuốc:

Phụ tử: cau, ngọt, rất nóng, bổ Mệnh môn hảo, kiện Tỳ.

Can khương: ôn trung tán hàn, hồi dương cứu nghịch

Nhục quế:cay, ngọt, rất nóng, bổ Mệnh môn hỏa, kiện Tỳ, dẫn thuốc.

Nhân sâm: ngọt, hơi đắng, bổ Tâm ích khí, đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân.

Bạch truật: ngọt, đắng, hơi ấm, kiện Tỳ, táo thấp, cấm mồ hôi.

Phục linh: ngọt, bình, lợi tiểu thẩm thấp, kiện Tỳ, an thần.

Ngũ vị tử: mặn, chua, ấm, liễm hãn, cố tinh

Trần bì: cay, ấm, hòa khí, tiêu đàm.

Cam thảo: ngọt, ấm, bổ Tỳ Thổ, bổ trung khí.

- Công thc huyt: Đn trung, Ckhuyết, Khí hi, Quan nguyên, Cao hoang, Ni quan.

Phân tích:

Đản trung: mộ huyệt của Tâm bào, hội của khí

Cự khuyết: mộ huyệt của Khí

Khí hải: bể của khí.

Quan nguyên: bể của nguyên khí

Cao hoang: huyệt của bàng quang, chỗ ở của Thần minh.

Nội quan: lạc huyệt của Tâm bào.

- Sinh mạch tán gia vị: Nhân sâm, Mạch môn, Ngũ vị tử, Hoàng kỳ, Cam thảo.

Phân tích:

Nhân sâm: ngọt, hơi đắng, bổ Tâm khí, đại bổ nguyên khí, ích khí sinh tân

Mạch môn: ngọt, đắng, lạnh, nhuận phế, sinh tân dịch

Ngũ vị tử: mặn, chua, ấm, Liễm hãn, cố tinh

Hoàng kỳ: ngọt, ấm, bổ Tâm khí, thăng dương khí của Tỳ.

Cam thảo: ngọt, ấm, bổ Tỳ thổ, bổ trung khí.

7. Hội chứng tâm thận bất giao:

a. Bệnh nguyên:

Bệnh có tích nhiệt lâu ngày làm cho Tâm âm hư.

Bệnh cảnh của Tâm hư trên nền tảng đã có Thận âm hư.

b. Bệnh sinh:

Tâm chủ Hỏa ở Thượng tiêu. Thận chủ Thủy ở Hạ tiêu. Hai tạng này ở mức cân bằng gọi là Thủy Hỏa ký tế, Thủy Hỏa giao hòa nhau, giúp cơ thể ấm áp ở hạ tiêu, mát mẻ ở thượng tiêu. Nếu hai tạng này mất quân bình đưa đến sự mất điều hòa Thủy Hỏa trong cơ thể gọi là Thủy Hỏa vị tế.

Khi Tâm hỏa bị khuấy động do Tâm âm hư hoặc Tâm huyết hư. Hư hỏa bốc lên, trong khi đó vì cơ địa có âm hư sẵn, hoặc do Thận âm hư, không đủ sức làm chủ thủy dịch, không kềm giữ được Hỏa, sinh ra chứng thượng tiêu thì nóng, bốc hỏa; Hạ tiêu và 2 chân thì lạnh, Hỏa đi đằng Hỏa, Thủy đi đằng Thủy sinh ra bệnh chứng Tâm thận bất giao

c. Triệu chứng lâm sàng:

Chóng mặt, mất ngủ, trầm cảm, hồi hộp, bứt rứt, mất trí nhớ. Ù tai, hoa mắt. cảm giác nóng ở cổ và khô họng, bốc nóng ở mặt.

Nước tiểu sẫm màu, lượng ít. Đạo hãn, triều nhiệt, di tinh

Đau nhức toàn thân, lưng gối mỏi. lạnh 2 chan, tiểu ngắn đỏ, mạch tế sác.

d. Pháp trị: tư âm bổ thận an thần định chí.

- Bài thuốc Bổ tâm thận: Liên nhục, Hoài sơn, Thục địa, Đương quy, Trạch tả, Ngưu tất, Ngũ gia bì, Lá sen.

- Tác dụng: dưỡng huyết, tư âm, giao Tâm thận. Chủ trị: các chứng Tâm âm hư do bệnh có tính nhiêt lâu ngày, hoặc Tâm dinh bất túc làm cho hỏa động, hư hỏa bốc lên làm Tâm không giao được với Thận sinh phiền táo, miệng khô, lưỡi đỏ. Tiểu đỏ sẫm hoặc băng huyết, chân lạnh, huyết trắng, di mộng tinh.

Liên nhục: đắng, ngọt, mát, thanh tâm, giao Tâm thận.

Hoài sơn: ngọt, bình, bổ Tỳ Vị, bổ Phế Thận, sinh tân chỉ khát.

Thục địa: ngọt, hơi ôn, nuôi Thận dưỡng âm, bổ.

8. Tâm tỳ hư:

a. Nguyên nhân:

Dinh dưỡng kém, không cung cấp đủ thủy cốc để tạo tinh huyết

Phụ nữ sau khi sinh mất máu, hoặc chấn thương mất máu nhiều làm cho huyết hư.

Do chính Tỳ hư không tạo đủ tinh huyết làm tâm huyết hư lại càng hại tỳ hơn.

Thất tình: ưu tư suy nghĩ nhiều.

b. Bệnh sinh:

Dinh dưỡng kém, hoặc mất máu do chấn thương, tinh trấp tạo ra cũng kém không đủ bù đắp để sinh ra huyết, Tỳ hư dẫn đến Tâm hư và ảnh hưởng qua lại tổn thương trực tiếp đến Tâm chủ sinh ra hồi hộp đánh trống ngực, ngủ ít, hay mê v.v….

Tâm hư dẫn đến Tỳ hư theo tương sinh (Tâm hỏa sinh Tỳ thổ). Nên sau khi mắc những chứng bệnh nặng ảnh hưởng đến tâm huyết, làm cho tâm chủ hư suy không giúp đỡ được cho công năng của Tỳ thổ là cho Tỳ thổ cũng hư suy theo sinh ra chứng trạng ăn kém ngủ ít sụt cân…

c. Triệu chứng lâm sàng:

Ngủ ít, hay mê, hay quên

Hồi hộp, trống ngực

Mệt mỏi, gầy yếu

Ăn kém, bụng đầy, đại tiện lỏng

Lưỡi nhạt bệu

Mạch tế nhược.

d. Pháp trị: Bổ ích tâm tỳ.

e. Phương dược:

Quy tỳ thang

Phục mạch thang

Bát trân thang gia giảm

- Quy tỳ thang: Phục thần, Toan táo nhân, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Đương quy, Long nhãn, Viễn chí, Đại táo, Mộc hương, Cam thảo.

Phân tích:

Sâm, Kỳ, Truật, Thảo để ôn bổ Tỳ ích khí.

Phục Thần, Viễn chí, Táo nhân, Long nhãn, Đương quy để dưỡng huyết hòa doanh, bổ tâm an thần.

Mộc hương lý khí.

Toàn bài tác dụng trọng dụng dưỡng tâm và kiện tỳ, là thuốc dùng huyết để ích khí, khí vượng huyết sẽ sinh, làm cho các chứng sầu não, chóng quên, mất ngủ đều giải quyết hết.

- Phục mạch thang (Chích cam thảo thang): Chích thảo, Đại táo, A giao, Sinh khương, Nhân sâm, Sinh địa, Quế chi, Mạch môn, Ma nhân.

Phân tích:

Chích thảo ôn ích khí, thông kinh mạch, lợi huyết khí làm quân dược.

Nhân sâm, Đại táo bổ ích tỳ khí để trì nguồn gốc của mạch.

Quế chi, Sinh khương hành dương khí, điều doanh vệ.

Địa hoàng, A giao, Mạch môn, Ma nhân tư bổ âm huyết, dưỡng tâm âm, hợp lại dùng giúp cho khí huyết sung túc, âm dương điều hòa.

- Phương huyệt: Tâm du, Tỳ du, Cách du, Thái bạch, Phong long.

9. Tiểu trường hư hàn :

a. Nguyên nhân :

Do dương khí của cơ thể suy kém, nội hàn được sinh ra

Do Tỳ khí suy yếu sẵn ảnh hưởng đến Tiểu trường.

b. Bệnh sinh :

Khi dương khí suy kém, nội hàn được sinh ra, hàn tà lâu ngày làm tổn thương Tiểu trường, tác động làm Hỏa của Tiểu trường bị mất ảnh hưởng đến chức năng phân biệt thanh trọc của tiểu trường.

Hoặc Tỳ khí hư, chức năng vận hóa mất không còn sinh hóa được thủy cốc thành ra chất tinh ba. Thủy cốc ứ trệ lại làm ảnh hưởng đến chức năng của Tiểu trường sinh ra sôi ruột, tiêu chảy.

c. Triệu chứng lâm sàng :

đau bụng âm ỉ, thích xoa nắn

sôi ruột tiêu chảy

tiểu nhiều lần, trong,d ài

tay chân mệt mỏi, lạnh, không có sức

trời lạnh, hoặc ăn đồ sống lạnh bệnh tăng lên, đại tiện lỏng, phân sống

lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng.

Mạch tế nhược.

d. Pháp trị : Ôn trung kiện tỳ chỉ tả.

e. Phương dược :

- Lý trung thang (Thương hàn luận) : Nhân sâm, Can khương, Bạch truật, Cam thảo.

Phân tích : Can khương ôn trung khu hàn, Bạch truật kiện tỳ táo thấp, Nhân sâm bổ khí ích tỳ, Cam thảo hòa trung bổ thổ phối hợp chữa trung tieu hư hàn, ôn bổ tỳ vị làm tan đi nội hàn sinh ra làm ảnh hưởng tới tiểu trường.

- Phương huyệt : Trung quản, Túc Tam lý, Tỳ du, Thiên xu, Khí hải, Quan nguyên.

BÀI 38 BỆNH CHỨNG TẠNG PHỦ CAN – ĐỜM


A – NHÓM BỆNH CHỨNG TẠNG CAN

Tạng Can gồm Can âm, Can dương, Can khí và Can huyết. Những bệnh chứng Tạng Can được xếp vào 2 nhóm:

- Nhóm đơn bệnh:

- Can âm hư

- Can huyết hư

- Can dương vượng

- Can khí uất kết

- Can hỏa thượng viêm

- Can phong nội động.

- Nhóm hợp bệnh: hợp bệnh của Tạng Can với những tạng khác trong mối quan hệ sinh khắc của Ngũ hành.

- Can Thận âm hư

- Can tỳ bất hòa

- Can khí phạm vị.

B – NHÓM BỆNH CHỨNG PHỦ ĐỞM

Bệnh chứng của phủ đởm do nội nhân hoặc nguyên nhân khác thường thấy do Can âm hư. Chức năng Can chủ sơ tiết ảnh hưởng do đó tình chí không thoải mái, dễ kinh sợ. Đồng thời Đởm cũng bị ảnh hưởng theo. Đởm khí hư sinh ra chứng nghi ngờ, dễ lo lắng. đây cũng là những triệu chứng thường gặp trong Đởm khí bất túc hay Đởm hư.

1. Can âm hư:

a. Bệnh nguyên: Do bnh lâu ngày ca Can gây tn thương phn âm.

b. Bệnh sinh: Can âm btn thương triu chng bnh xut hin có nhng đc đim:

- ở Can phận: đau đầu vùng dỉnh, mắt mờ, nhìn kém, hoa mắt, chóng mặt, đau tức hông sườn…

- Âm hư sinh nội nhiệt: đạo hãn, sốt về chièu, cảm giác nóng, mạch tế sác ….

c. Triệu chứng lâm sàng:

- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhìn kém, thị lực giảm sút.

- Sốt về chiều, người có cảm giác nóng, ra mồ hôi trộm.

- Có thể có rối loạn kinh nguyệt.

- Đau vùng hông sườn, đau thắt lưng

- Lưỡi đỏ bệu

- Mạch tế sác, vô lực.

d. Pháp trị: Có thsdng nhng pháp trsau:

- Tư bổ Can Thận

- Dưỡng âm thanh nhiệt, điều kinh

- Tư Âm dưỡng Can.

- Bài thuốc có thể sử dụng: Nhất quán tiễn gia giảm, Bổ Can Thận, Địa cốt bì ẩm.

Phân tích Nhất quán tiễn gia giảm (Liễu châu y thoại)

Cấu tạo bài thuốc:

Sa sâm, Sinh địa, Mạch môn đông, Đương quy, Bạch thược, Cam kỷ tử, Địa cốt bì.

Sinh địa có tác dụng sinh tân dịch, lương huyết, bổ Thận giúp nuôi dưỡng Can âm.

Sa sâm, Mạch môn, Đương quy, Kỷ tử, tư dưỡng Can Thân; Bạch thược sơ Can lý khí giúp tư dưỡng Can và Cankhí được điều hòa thông xướng, đau tức tự khỏi; Địa cốt bì tư bổ chân âm.

Toàn bài có tác dụng Tư âm và sơ Can.

Chủ trị Can Thận âm hư, Can không được tư dưỡng.

- Phân tích bài thuốc Bổ can thận

Công thức: Hà thủ ô, Đương quy, Thục địa, Hoài sơn, Sài hồ, Thảo quyết minh, Trạch tả.

Tác dụng điều trị: tư âm ghìm dương. Bổ thận, tư âm dưỡng Can huyết.

Chủ trị: sốt đêm, ù tai, hoa mắt, đạo hãn, cầu táo, người bứt rứt khó chịu, tiểu buốt, sẻn đỏ, huyễn vựng.

- Phân tích bài Địa cốt bì ẩm (Cục phương)

Công thức bài thuốc: Sinh địa, Bạch thược, Đương quy, Địa cốt bì, Xuyên khung, Đơn bì. Tác dụng điều trị: bổ Thận, tư âm, dưỡng Can huyết.

Chủ trị: sốt đêm, ù tai, hoa mắt, đạo hãn, cầu táo, người bứt rứt khó chịu, tiểu buốt rắt, sẻn đỏ. Rối loạn kinh nguyệt. kinh ít, thiếu máu.

- Công thức huyệt: Can du, Thái xung, Quang minh, Thận du, Tam âm giao, Thái khê, Phi dương, Thần môn.

2. Can huyết hư:

a. Bệnh nguyên:

- Do huyết hư làm ảnh hưởng đến chức năng tàng huyết của Can.

- Do Can âm hư, công năng tàng huyết bị rối loạn gây ra chứng huyết hư.

b. Bệnh sinh: Do bnh lý hư ở Can âm, chc năng ca can huyết mà bnh cnh lâm sàng có nhng đc đim:

- Huyết hư: chóng mặt, sắc nhợt, kinh ít, vô kinh.

- Rối loạn ở Can phận: mắt khô, nhìn kém, rối loạn kinh nguyệt.

- Dễ gây biến chứng Can huyết hư sinh phong.

c. Triệu chứng lâm sàng:

- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mắt khô, nhìn kém

- Người mệt mỏi

- Sắc mặt nhợt, niêm nhạt, lưỡi bệu nhạt ít rêu.

- Chân tay tê bì, co quắp.

- Ngủ kém, phiền nhiệt

- Kinh nguyệt ít, nhạt màu, hoặc vô kinh

- Mạch tế sác.

d. Pháp trị:

- Tư âm bổ huyết

- Bổ huyết điều kinh

Những bài thuốc được chỉ định gồm Lương địa thang, Đào hồng tứ vật vật thang.

- Phân tích bài Lương địa thang

Công thức: Sinh địa, A giao, Bạch thược, Địa cốt bì, Huyền sâm, Mạch môn.

Sinh địa có tác dụng sinh tân dịch, lương huyết, bổ thận; A giao tư âm bổ huyết, bổ phế nhuận táo; Bạch thược nhuận gan dưỡng phế; Địa cốt bì lương huyết tả hỏa; Huyền sâm tư âm giáng hỏa, trừ phiền nhuận táo; Mạch môn nhuận phế sinh tân.

- Phân tích bài Đào hồng tứ vật thang (Nghiệm phương)

Công thức: Sinh địa, Đương quy, Bạch thược, Đào nhân, Xuyên khung, Hồng hoa.

Sinh địa thanh nhiệt lương huyết, sinh tân dịch; Đương quy dưỡng can huyết; Bạch thược nhuận gan dưỡng phế; Đào nhân phá huyết, hành huyết, nhuận táo; Xuyên khung hành khí hoạt huyết chỉ thống; Hồng hoa phá huyết ứ sinh huyết.

Tác dụng: Dưỡng huyết điều kinh.

Chủ trị: kinh nguyệt bất điều, hành kinh trước kỳ có huyết cục.

- Công thức huyệt: Can du, Thái xung, Quang minh, Cách du, Huyết hải, Tam âm giao, Thái khê, Phi dương, Nội quan.

3. Can dương xung:

a. Bệnh nguyên:

- Do Can âm hư nên không chế được dương (Dương xung)

- Hoặc do Thận âm hư không tư dưỡng được Can huyết.

b. Bệnh sinh: Bệnh cảnh gồm các dấu chứng của âm hư và dương xung trong đó hiện tượng dương xung nổi lên rất rõ rệt như cơn nóng phừng mặt, run rây, trạng thái kích thích.nặng hơn sẽ phát sinh thành chứng hậu Can phong nội động.

c. Triệu chứng lâm sàng:

- Đau đầu, chóng mặt, cảm giác nóng phừng mặt

- Hay mộng mị, mất cảm giác, run, tê.

- Trạng thái kích thích, ù tai, nghe kém, nhìn kém, họng khô, mắt đỏ đau.

- Người sốt hoặc cảm giác nóng

- Lưỡi khô, rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô.

- Mạch huyền sác.

d. Pháp trị:

- Bình can giáng nghịch

- Tư âm ghìm dương.

- Bài thuốc: Kỷ cúc địa hoàng hoàn (Tiểu nhi dược chứng trực quyết)

- Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Trạch tả, Phục linh, Đan bì, Câu kỷ tử, Cúc hoa.

- Dùng bài thuốc này tư âm để phối dương, tức theo lời Vương Thái Bộc đã nói “chủ yếu bổ Can âm để chế dương”.

- Tác dụng bài thuốc để trị Can Thận bất túc làm cho dương xung lên mà gây bệnh.

- Công thức huyệt: Hành gian, Thiếu phủ, Can du, Thận du, Phi dương, Nội quan, Thái dương, Bách hội, Ấn đường.

4. Can phong nội động:

a. Bệnh nguyên: Do 3 nguyên nhân:

- Do Can âm hư.

- Do Can huyết hư

- Do Thận âm hư.

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 06/09/2024