rêu vàng, mạch huyền sác hữu lực.
c. Pháp trị: Sơ Can kiện Tỳ
d. Phương dược: Tiêu dao tán gia Uất kim (Cục phương)
- Công thức: Bạch thược, Uất kim, Đương quy, Sài hồ, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo. phân tích bài thuốc: Bạch thược, Đương quy dưỡng huyết, nhu can, bổ tỳ thổ; Sài hồ sơ can giải uất; Uất kim để hành khí giải uất, Bạch linh, Bạch truật kiện tỳ an thần chỉ hãn; Cam thảo bổ trung hòa vị điều hòa các vị thuốc. Toàn bài kết hợp có tác dụng điều hòa khí huyết.
- công thức huyệt sử dụng: Trung quản, Túc tam lý, Lãi câu, Hành gian, Thiếu phủ, Thái xung, Thần môn.
BÀI 40 BỆNH CHỨNG PHẾ - ĐẠI TRƯỜNG
Chức năng của Phế là hô hấp và chủ khí của toàn thân nên khi chức năng mất bình thường thì sẽ biểu hiện chủ yếu là bệnh ho hấp và bệnh về khí.
Đại trường quan hệ biểu lý với Phế, có công năng chuỷen vận chất cặn bã nên khi có bệnh ở Phế và Đại trường thường biểu hiện đại tiện không thông.
Bệnh lý nội thương Phế - Đại trường thường có 2 nhóm:
Có thể bạn quan tâm!
- Bệnh Chứng Tạng Tâm – Tiểu Trường – Tâm Bào – Tam Tiêu:
- Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 30
- Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 31
- Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 33
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
Nhóm đơn bệnh: Phế âm hư.
Nhóm hợp bệnh: Tỳ Phế Thận khí hư
1. Phế âm hư:
a. Nguyên nhân:
Bệnh lâu ngày có tích nhiệt, nhiệt tích làm hao tổn phế dịch.
Do thận âm hư dẫn đến Phế âm hư (tử đạt mẫu khí).
b. Bệnh sinh:
Phế âm hư sinh ra
Nhiệt làm gò má đỏ, phiền nhiệt
Hư hỏa làm bức huyết
Phế dịch giảm làm ho khan, khô khát
Phế khí suy giảm làm khó thở đoản hơi.
c. Triệu chứng lâm sàng:
Ho khan, ho có đàm hoặc máu, cổ họng khô, ngực nóng, miệng khô, khát nước.
Hô hấp ngắn, nói khó tiếng nói nặng thô.
Gò má đỏ, sắc mặt hồng, người bứt rứt.
Sốt hoặc cảm giác nóng, sốt về chiều hoặc về đêm, lòng bàn tay chân nóng.
Đạo hãn, táo bón.
Nước tiểu sậm màu, vàng hoặc đỏ, tiểu đục, tiểu sẻn.
Lưỡi khô đỏ, rêu trắng khô.
Mạch nhanh nhỏ, tế sác, vô lực.
d. Pháp trị: Dưỡng phế âm.
e. Phương dược:
- Nhất âm tiễn gia giảm (Cảnh nhạc toàn thư)
Công thức: Mạch môn, Sinh địa, Địa cốt bì, Bạch thược, Tri mẫu, Cam thảo.
Phân tích: Mạch môn nhuận phế sinh tân là quân dược, chủ vị của bài thuốc. Sinh địa thanh nhiệt lương huyết dưỡng âm sinh tân hợp với Địa cốt bì thanh phế nhiệt chỉ khát làm thần dược cho bài thuốc.
Bạch thược liễm âm dưỡng huyết lợi thủy, cùng với Tri mẫu tư thận bổ thủy tả hỏa, ích khí làm tá dược.
Cam thảo bổ trung khí hòa vị làm sứ.
- Phương huyệt: Thái uyên, Thiên lịch, Tam âm giao, Phế du, Thận du.
2. Tỳ Phế Thận khí hư:
a. Nguyên nhân: do bệnh nội thương của 1 trong 3 tạng đều có thể dẫn đến theo quy luật sinh khắc của ngũ hành.
b. Bệnh sinh:
Phế khí giảm:
- Gây mệt mỏi đoản khí, tiếng ho yếu ớt. Đàm là sản vật bệnh lý của Phế, nay phế khí hư sinh ra đàm.
- Phế khí hư (dương hư) gây ra sợ lạnh.
- Không thông điều thủy đạo, mà phế là thượng nguồn nên thủy thấp đình đọng phía trên gây phù mặt.
Tỳ khí giảm:
- Phù tay chân, bụng trướng óc ách, đi cầu phân lỏng
- Thận khí giảm
- Không nạp được khí, hít vào ngắn, thở ra dài.
- Di tinh, vô kinh, đau lưng, mỏi gối.
c. Triệu chứng lâm sàng:
Mặt sưng, sắc mặt nhợt nhạt
Tiếng ho không có sức, hô hấp ngắn, hít vào ngắn thở ra dài.
Tiếng nói nhỏ
Ho có đàm
Nam có di tinh
Nữ vô kinh
Tay chân lạnh
Đau vùng thắt lưng, đau mỏi 2 gối.
Mạch phù nhược, vô lực.
d. Pháp trị: Kiện tỳ ích khí; Cố thận nạp khí.
e. Phương dược: Sâm linh bạch truật tán (Cục phương)
Công thức : Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Bạch biển đậu, Hoài sơn, Sa nhân, Ý dĩ, Hạt sen, Cát cánh, Cam thảo.
Phương huyệt: Thái uyên, Thiên lịch, Trung phủ, Phế du, Khí hải, Đản trung, Thận du, Tỳ du, Mệnh môn, Phục lưu, Tam âm giao.
BÀI 41 BỆNH CHỨNG TẠNG THẬN – BÀNG QUANG
A – NHÓM BỆNH CHỨNG TẠNG THẬN
Thận bao gồm Thận âm và Thận dương. Thận âm thuộc Thủy. Thận dương ngụ ở trong Mệnh môn, là chân hỏa của tiên thiên, cũng có thể nói là cội nguồn nhiệt năng của cơ thể, thận dương thuộc hỏa.
Do vậy, bệnh lý tổn thương tạng Thận cũng gồm 2 nhóm:
Nhóm đơn bệnh: chỉ những bệnh lý xảy ra ở tạng Thận gồm:
- Thận âm hư
- Thận dương hư
- Thận dương hư - Thủy tràn
Nhóm hợp bệnh: nhóm này gồm các hợp chứng xảy ra tuân theo quy luật ngũ hành. Do gồm 2 hành Thủy (Thận âm) và Hỏa (Thận dương) nên có những hội chứng sau:
- Tương sinh:
Can Thận âm hư
Phế Thận khí hư
Phế Thận âm hư
Tỳ Thận dương hư
Tâm Thận dương hư.
- Tương khắc: Tâm Thận bất giao.
B – NHÓM BỆNH CHỨNG PHỦ BÀNG QUANG
Do chức năng khí hóa Bàng quang của Thận dương suy kém nên chức năng ước thúc (kiểm sót) sự bài tiết của nước tiểu cũng bị ảnh hưởng (được gọi là Bàng quang bất cố). Bệnh cảnh Bàng quang hư hàn thường xuất hiện những triệu chứng đái són, đái dầm hoặc mót đái mà không tiểu được.
1. Hội chứng Thận âm hư:
a. Bệnh nguyên: do những nguyên nhân sau:
Do bệnh lâu ngày
Do tổn thương phần âm dịch của cơ thể. Thường gặp trong những trường hợp sốt cao kéo dài, mất máu, mất tân dịch.
Do Tinh bị hao tổn gây ra.
b. Bệnh sinh:
Chứng trạng xuất hiện có những đặc điểm
Thận âm bị tổn thương, hư suy sinh ra chứng ù tai, răng lung lay, đau lưng, gối mỏi, rối loạn kinh nguyệt....
Thận âm hư tổn gây nên chứng hư nhiệt (âm hư sinh nội nhiệt) như nóng về chiều, lòng bàn tay chân nóng, lưỡi đỏ, họng khô.
c. Triệu chứng lâm sàng:
Người gầy, thường đau mỏi thắt lưng và đầu gối. Cảm giác nóng trong người, nhất là về chiều và đêm, đạo hãn.
Người mệt mỏi, ù tai, nghe kém. Lưỡi đỏ,họng khô, lòng bàn tay chân nóng.
Di tinh, mộng tinh, rối loạn kinh nguyệt.
Mạch trầm, tế, sác.
d. Pháp trị: tùy theo nguyên nhân
Tư âm bổ thận
Tư âm bổ thận – cố tinh
- Các bài thuốc YHCT có thể sử dụng trong bệnh cảnh này gồm Lục vị địa hoàng hoàn, Kim tỏa cố tinh hoàn.
Lục vị địa hoàng hoàn: xuất xứ “Tiểu nhi dược chứng trực quyết”. còn có tên gọi khác, Lục vị hoàn, Địa hoàng hoàn.
Tác dụng: tư âm bổ Thận, bổ Can Thận. chủ trị: chân âm hư tổn, lưng đau chân mỏi, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm, di tinh, đại tiện ra huyết, tiêu khát, lâm lậu. Chữa chứng Can Thận âm hư, hư hỏa bốc lên (lưng gối mỏi yếu, hoa mắt chóng mặt, tai ù, ra mồ hôi trộm, di tinh, nhức trong xương, lòng bàn tay bàn chân nóng, khát, lưỡi khô, họng đau
...)
- Kim tỏa cố tinh hoàn: xuất xứ Thông hành phương. Có tài liệu ghi bài này xuất xứ từ sách Y phương lập giải. Chủ trị: Tinh hoạt không cầm được.
Công thức: Khiếm thực, Sa uyên, Mẫu lệ, Liên nhục, Tật lê, Long cốt, Liên tu.
Phân tích: Khiếm thực bổ tỳ ích thận, chỉ tả sáp tinh; Sa uyên dùng theo kinh nghiệm cùng với Khiếm thực làm quân dược; Mẫu lệ tư âm tiềm dương, hóa đàm cố sáp cùng Liên nhục bổ tỳ dưỡng tâm làm thân dược; Tật lê bình can tán phong, Long cốt sáp tinh chỉ hãn, trấn kinh an thần, Liên tụ trị ăng thổ huyết di mộng tinh cùng làm tá dược có tạc dụng tư âm bổ thận cố tinh.
Công thức huyệt: Thận du, Phục lưu, Tâm âm giao, Can du, Thái xung, Thần môn, Bách hội, A thị huyệt.
2. Hội chứng Thận khí bất túc:
a. Bệnh nguyên:
Do bẩm sinh tiên thiên không dủ
Do mắc bệnh lâu ngày
Do lao tổn quá độ, lão suy gây ra.
b. Bệnh sinh:
Thận tàng tinh và chủ bế tàng. Nếu Thận khí bất túc, thì công năng này sẽ bi ảnh hưởng sinh chứng di, hoạt tinh, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ (hạ nguyên bất cố).
Thận nạp khí, Thận khí bất túc, làm ảnh hưởng chức năng tuyên gíng của Phế khí gây chứng khó thở, hít vào ngắn, thở ra dài.
c. Triệu chứng lâm sàng;
Sợ lạnh, tay chân lạnh, mồ hôi tự ra. Thường than bụng trướng, tiêu hóa rối loạn, dễ tiêu chảy.
Tiểu nhiều lần, tiểu trong, tiểu không tự chủ.
Di tinh, hoạt tinh, liệt dương, vô kinh
Lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm vô lực.
d. Pháp trị:
Tùy theo nhóm bệnh mà pháp trị có thể:
Ôn thận nạp khí
Bổ Thận cố tinh
Các bài thuốc YHCT có thể sử dụng trong bệnh cảnh Thận khí bất túc gồm:
Thận khí hoàn
Cố tinh hoàn
Hữu quy ẩm.
- Phân tích bài Thận khí hoàn: có tất cả 4 bài thuốc Thận khí hoàn hoàn toàn khác nhau. Bài thứ nhất có xuất xứ từ Thiên kim dùng trị hư lao. Bài thứ hai xuất xứ từ Tế sinh dùng để trị Thân khí không hòa, tiểu nhiều. Bài thứ ba xuất xứ từ Bảo mệnh tập dùng trị dương thịnh, Tỳ Vị bất túc, hư tổn do phòng dục, lao, trĩ lâu ngày.
Bài thuốc này còn có tên Bát vị hoàn, Bát vị quế phụ, có xuất xứ từ “Kim quỹ yếu lược”. Tác dụng điều trị: Ôn bổ Thận dương. Chủ trị: chữa chứng Thận dương hư (đau lưng mỏi gối, lưng và chi dưới lạnh, tiểu tiện nhiều lần có thể kèm thận theo đàm ẩm, cước khí...)
Công thức: Phụ tử, Quế, Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả.
Phân tích bài thuốc: Phụ tử bổ hỏa trợ dương, trục phong hàn thấp, hồi dương cứu nghịch cùng với Quế bổ mệnh môn trướng hoả trong vai trò quân dược; Thục địa bổ thận bổ huyết nuôi thận dưỡng âm cùng với Hoài sơn bổ phế thận sinh tân chỉ khát hỗ trợ Quế Phụ làm quân dược; Sơn thù ôn bổ can thận sáp tinh làm thần dược; Đơn bì thanh huyết nhiệt tán ứ huyết, Phục linh lợi thủy thẩm thấp bổ tỳ định tâm cùng làm tá dược.
- Phân tích bài thuốc Hữu quy ẩm: xuất xứ “Y dược giải âm”. Tác dụng điều trị Tuấn bổ Thận dương. Chủ trị: chữa mệnh môn tướng hỏa suy, sợ lạnh, người mệt mỏi, tay chân lạnh, liệt dương, hoạt tinh, lưng gối mềm yếu. Chữa trường hợp nguyên dương không đủ, nhọc mệt quá độ. Tỳ vị hư hàn.
- Công thức: Phụ tử, Quế, Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Kỷ tử, Đỗ trọng, Cam thảo.
- Phân tích bài thuốc: Phụ tử hồi dương cứu nghịch bổ hỏa trợ dương trục phong hàn thấp tà, Quế bổ mệnh môn tướng hỏa, Thục địa nuôi thận dưỡng uyết, Hoài sơn bổ phế thận sinh tân chỉ khát cùng phối hợp làm quân dược cho bài thuốc; Sơn thù ôn bổ can thận sáp tinh chỉ hãn trong vai trò thần dược; Kỷ tử, Đỗ trọng bổ can thận mạnh gân cốt và Cam thảo bổ trung hòa vị nhuận phế giải độc trong vai trò tá sứ của bài thuốc.
- Phân tích bài thuốc Cố tinh hoàn
- Có tất cả 4 bài thuốc khác nhau cùng mang tên Cố tinh hoàn. Bài 1 xuất xứ từ Tế sinh dùng trị hạ tiêu và Bàng quang hư hàn, tiểu đục, huyết trắng. Bài 2 có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng dùng trị thần kinh bi tổn thương, tinh thoát, huyết trắng, nước tiểu ra dầm dề. Bài 3 có xuất xứ từ Y lược giải âm dùng trị di tinh, mộng tinh.
- Bài thuốc được đề cập ở đây có xuất xứ từ trong “540 bài thuốc Đông y”. Chủ trị: Di tinh, di niệu.
- Công thức: Sừng nai, Khiếm thực, Kim anh tử, Hoài sơn, Liên nhục, Liên tu.
- Công thức huyệt: Thận du, Mệnh môn, Tam âm giao, Can du, Thái xung, Trung cực.
3. Hội chứng thận dương hư thủy tràn
a. Bệnh nguyên:
Do tiên thiên bất túc
Co mắc phải bệnh lâu ngày.
b. Bệnh sinh: Thận có chức năng khí hóa nước. Thận dương hư yếu không làm chủ được thủy, việc khí hóa ở Bàng quang sẽ bất lợi. Thủy dịch do đó sẽ ứ trệ, tràn lan gây nên thủy thũng.
c. Triệu chứng lâm sàng:
Người mệt mỏi, chóng mặt, ù tai, mắt kém. Thường than đau mỏi thắt lưng.
Sợ lạnh, sợ gió. Thường than bụng trướng, tiêu hóa rối loạn, dễ tiêu chảy.
Sắc mặt nhợt nhạt, tay chân phù, tay chân lạnh, mồ hôi tự ra.
Tiểu ít, nước tiểu trong. Phân lỏng.
Lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm vô lực
Suy tim
Hội chứng thận hư.
d. Pháp trị Ôn dương lợi thấp:
Các bài thuốc YHCT thường sử dụng gồm:
Tế sinh thận khí hoàn.
Chân vũ thang.
- Phân tích bài thuốc Chân vũ thang: xuất xứ “Thương hàn luận”.
Tác dụng: Ôn dương lợi thủy.
Chủ trị: chữa chứng phù thũng do Tỳ Thận dương hư.
Công thức: Phụ tử, Bạch thược, Can khương, Bạch truật, Phục linh.
- Phân tích bài thuốc: Tế sinh Thận khí hoàn.
Bài thuốc xuất xứ từ “Tế sinh phương”. Đây là bài Thận khí hoàn gia Ngưu tất và Xa tiền. Có tài liệu ghi xuất xứ là Thiên gia diệu phương.
Tác dụng: Ôn dương tiêu thủy.
Chủ trị: Thận dương hư không hóa được thủy, ống chân lạnh, tiểu tiện bất lợi.
- Công thức: Phụ tử, Quế, Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả, Xa tiền tử, Ngưu tất.
Phân tích: Trong bài thuốc có Phụ tử, Quế, Thục địa, Hoài sơn làm quân dược; Sơn thù làm thần dược; Đơn bì thanh huyết nhiệt tán ứ huyết, chữa nhiệt nhập doanh phận, Phục linh lợi thủy thẩm thấp bổ tỳ định tâm, Trạch tả thanh tả thấp nhiệt ở bàng quang; Xa tiền tử thanh phế can phong nhiệt; Ngưu tất bổ can thận tính đi xuống cùng tác dụng trong vai trò tá dược.
- Công thức huyệt sử dụng: Thận du, Mệnh môn, Tam âm giao, Quang nguyên, Khí hải, Thủy phần, Âm lăng.
4. Hội chứng tâm thận dương hư:
a. Bệnh nguyên: nguồn gốc bệnh là ở Thận dương hư, Thận khí bất túc. Do đó nguyên nhân bệnh bao gồm tất cả những nguyên nhân gây nên Thận khí buất túc, Thận dương hư.