1. Thượng Nhiệt hạ Hàn: Tiêu khát, uống nước luôn, khí xông lên ngực, vùng tim đau nóng (Thượng Nhiệt), đói mà không muốn ăn, ăn vào thì nôn ra lãi, nếu công hạ thì tiêu không cầm lại được (Hạ Hàn = hư Hàn ở Trung và Hạ tiêu).
2. Quyết Nhiệt thắng phục“Quyết” (lạnh quíu chân tay) và “Nhiệt” (sốt nóng) thay thế nhau
Nếu Quyết nhiều hơn Nhiệt hoặc Quyết nghịch không khỏi là bệnh đang tiến triển, tiên lượng xấu.
Nếu Nhiệt nhiều hơn quyết hoặc quyết khỏi rồi Nhiệt trở lại, là chính khí đang hồi phục, bệnh sắp khỏi.
3. Quyết nghịch:
Chân tay giá lạnh, lạnh quíu. Có nhiều loại:
Hàn quyết: đổ nhiều mồ hôi, sốt không lui, bên trong co thắt, chân tay đau nhức.
Nhiệt quyết: lý nhiệt, mạch hoạt
Hồi quyết: ăn vào nôn ra còn khó chịu, nôn ra lãi, mạch vi
Tạng quyết: người vật vã, không yên, da lạnh, mạch vi
V.v…
4. Tiêu chảy nôn mửa:
Tiêu chả Thấp nhiệt: có mót rặn
Tiêu chảy thực nhiệt: tiêu chảy nhưng phân cảm giác đọng lại thức ăn đình trệ, nói sảng.
Tiêu chảy hư hàn: tiêu lợn cợn nước lượng nhiều.
V.v…
Trong quyết âm chứng, 2 loại bệnh cảnh chính là: Thượng nhiệt hạ hàn và Quyết nhiệt thắng phục.
Phép trị: tùy chứng mà trị liệu, Nhiệt thì thanh, hạ; Hàn thì ôn, bổ. nếu hàn nhiệt lẫn lộn phức tạp thì phối hợp phép cứu. Với quyết lãnh thì phải hồi Dương phối hợp với bảo tồn Âm dịch.
BÀI 35 NGOẠI CẢM ÔN BỆNH
I. Đại cương: Học thuyết Ôn bệnh là học thuyết xuất phát từ Nội kinh và Thương hàn luận. tác phẩm tiêu biểu là Ôn bệnh điều biện và các thầy thuốc tiêu biểu cho trườn gpháp Ôn bệnh học là Diệp Thiên Sĩ (1666-1745), Ngô Cúc Thong (1736-1820), Tiết Sinh Bạch, Vương Mạnh Anh (đời Thanh)
Diệp Thiên Sỹ: ssang tạo ra cách biện chứng theo diễn tiến bệnh từ nông vào sâu qua 4 giai đoạn: Vệ, Khí, Dinh, Huyết.
Ngô Cúc Thông: sáng tạo ra cách biện chứng theo diễn biến bệnh từ trên xuống qua 3 giai đoạn: Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu.
Hai trường phái biện chứng về bệnh Ngoại cảm là Thương hàn và Ôn bệnh thực ra không mâu thuẫn nhau nhưng bổ sung cho nhau.
II. Định nghĩa:
“Ôn bệnh” là tên gọi chung của các bệnh ngoại cảm có đặc điểm:
Khởi phát bằng sốt cao. Bệnh cảnh thiên về nhiệt
Diễn biến theo quy luật nhất định
Bệnh thường diễn biến cấp tính, nhanh, nặng nề và nhiều biến chứng trầm trong Nếu phát thành dịch thì gọi là “Ôn dịch.
Phân biệt Thương hàn và Ôn bệnh:
Thương hàn luận | Bệnh học | |
Đối tượng nghiên cứu | Các bệnh ngoại cảm có tính hàn | Các bệnh ngoại cảm có tính nhiệt |
Biện chứng theo | Lục kinh | Vệ - Khí – Dinh – Huyết và Tam tiêu |
Tác phẩm tiêu biểu và tác giả | “Thương hàn luận” “Kim quỹ yếu lược” (Trương Trọng Cảnh tổng kết y học từ đời Hán trở về trước, dựa chủ yếu vào chương “Nhiệt luận” trong Tố vấn). | “Ôn nhiệt luận” (Diệp Thiên Sỹ 1666- 1745); “Ôn bệnh điều biện” (Ngô Cúc Thông 1736-1820); “Ôn dịch luận” (Ngô Hữu Khả); “Ôn nhiệt kinh vị” (Vương Mạnh Anh, đời Thanh) |
Bệnh thương hàn | Ôn bệnh | |
Khởi phát | Phong, Hàn, Thử, Thấp chứng | Nhiệt chứng + tổn hao tân dịch ngay |
Bệnh cảnh thiên về | Hàn | Nhiệt |
Đặc điểm bệnh chứng | Khởi phát với Phong, Hàn, Thử, Thấp chứng; dần hóa Hỏa sau. Giai đoạn đầu lạnh nhiều, khi vào sâu mới dàn hóa hỏa tổn hao tân dịch. | Khởi phát đã là Nhiệt chứng và có tổn hao tân dịch; sốt nóng cao ngay từ đầu. |
Diễn biến | Có quy luật. diễn tiến theo 6 giao đoạn (lục kinh) | Có quy luật. diễn tiến theo 4 giai đoạn (Vệ - Khí – Dinh – Huyết). hoặc 3 giai đoạn (tam tiêu) |
Pháp trị giai đoạn đàu | Tân ôn giải biểu | Tân lương thấu tà |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhìn (Vọng Chẩn): Nhìn Thần Sắc, Toàn Trạng Như Đối Với Bệnh Nhân Nội Khoa. Về Lưỡi, Có Thể Chú Ý Các Điểm Sau:
- Triệu Chứng: Chứng Trạng Lúc Mới Phát:
- Tuần Kinh (Truyền Kinh): Đay Là Kiểu Thông Thường Nhất
- Bệnh Chứng Khí, Huyết, Tân Dịch Trên Lâm Sàng Và Điều Trị:
- Bệnh Chứng Tạng Tâm – Tiểu Trường – Tâm Bào – Tam Tiêu:
- Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 30
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
III. Phân loại ôn bệnh:
A. Phân loại theo cơ chế bệnh sinh: Có 2 loại Tân cảm ôn bệnh và Phục tà ôn bệnh
Tân cảm ôn bệnh | Phục tà ôn bệnh | |
Cơ chế bệnh | Cảm ngoại tà phát bệnh ngay. Từ từ biểu vào lý. | Cảm ngoại tà rồi ẩn phục đến mùa sau mới phát bệnh. Tà từ lý ra biểu. |
Triệu chứng | Ban đầu ở biểu (phần nhiều sợ lạnh, không có lý nhiệt) | Mới mắc đã có chứng lý nhiệt ngay, không có chứng sợ lạnh |
Mạch lúc mới phát | Phù sác | Huyền sác hoặc trầm |
Rêu lưỡi | Từ mỏng trắng chuyển sang vàng | Lúc đầu đỏ, không rêu, kế đến vàng nhầy đục (rêu mọc ra dần) |
Ban chẩn | Phần nhiều là sởi | Phần nhiều là ban |
Tính chất bệnh | Nhẹ, trị đúng tà không nặng truyền vào trong; có thể khỏi; bệnh phần nhiều không kéo dài (giống như Thái dương Thương hàn trong Thương hàn luận) | Nặng; nếu không giải thấu được phục tà thì phục tà vào càng sâu, bệnh càng kéo dài (giống như Thái dương trúng phong trong Thương hàn luận). |
B. Phân loại theo mùa:
Loại ôn bệnh | Mùa thường xảy ra | Thuộc loại | |
1. | Phong ôn | Đông, Xuân | Phục tà |
2. | Xuân ôn | Xuân | Tân cảm |
3. | Thử ôn | Hạ | Tân cảm |
4. | Thấp ôn | Trưởng hạ | Tân cảm |
5. | Thu táo | Thu | Tân cảm |
6. | Phục thử | Thu, Đông | Phục tà |
7. | Đông ôn | Đông | Tân cảm |
C. Nguyên nhân của Ôn bệnh:
Có 2 loại nguyên nhân:
Lục dâm
Lệ khí: Thứ khí kỳ lạ, độc địa kinh khủng, hình thành bởi Lục dâm phối hợp với Tử khí của sinh vật chết thối rữa; thường xảy ra sau chiến tranh, thiên tai địch họa (hạn hán, gió to, ngập lụt, mưa dầm, sâu keo, …tạp vật ô uế xử lý không tốt).
Nhưng trên hết vẫn là do chính khí kém : (Tà chi sở thấu kỳ khí tất hư – tinh thần nội thủ bệnh yên tùng lai. Nội kinh)
IV. Cơ chế bệnh sinh của Ôn bệnh:
A. Phát bệnh:
Do chính khí suy kém hay/và tà khí trái thường quá mức. tà khí xam nhập vào cơ thể theo hai kiểu tùy theo mức độ của chính khí:
Mới cảm vào phát bệnh ngay (Tân cảm ôn bệnh): bệnh cảnh ban đầu chủ yếu ở Vệ phận. Bệnh diễn biến tử Biểu vào Lý.
Tà khí xâm nhập ẩn nấp (ẩn phục) ở Khí phận hay Dinh phận mà không phát bệnh ngay nhờ có sức khỏe lướt được (Phục tà ôn bệnh). Đến mùa sau mới phát bệnh; (i) hoặc do cơ thể quá suy yếu (chính khí suy); (ii) hoặc do cảm thêm tà khí của mùa sau dẫn động phục tà mà phát bệnh (Tân cảm dẫn động phục tà); (iii) hoặc do vào mùa sau bản chất của khí hậu làm bệnh tự phát tác (thí dụ: khai tiết mở đường cho tà khí từ trong phát ra như trong Xuân ôn).
Bệnh cảnh của loại ôn bệnh này chủ yếu ở Khí phận và Dinh phận nếu do Tân cảm dẫn động bệnh cảnh ban đầu có thể là bệnh cảnh Vệ phận phối hợp với Khí phận hay Dinh phận.
B. Diễn tiến bệnh của Ôn bệnh (Ôn bệnh truyền biến):
Khuynh hướng diễn tiến tự nhiên của Ôn bệnh là từ Biểu vào Lý.
Theo Diệp Thiên Sỹ, có 4 tầng bệnh từ nông vào sâu (cũng là từ nhẹ đến nặng): Vệ phận Khí phận
Dinh phận Huyết phận. ở mỗi phận thể hiện một bệnh cảnh chung với một số triệu chứng riêng biệt (đặc hiệu) có thể gọi là “Chủ chứng” đi kèm theo là một số triệu chứng phụ.
Theo Ngô Hữu Khả, Ôn bệnh diễn tiến theo chiều từ trên xuống (cũng từ nhẹ đến nặng): Thương tiêu (Tâm, Phế) Trung tiêu (Tỳ, Vị) Hạ tiêu (Can, Thận). ở mỗi nơi cũng có “chủ chứng” đại diện, nhờ đó chẩn đoán được giai đoạn của bệnh.
Một cách tổng quát:
+ ôn bệnh dễ hóa nhiệt, hóa táo, tổn hao tân dịch nhất là càng về sau (Nhiệt cực sinh phong, Nhiệt cức thương âm, Nhiệt lộng bức huyết …)
+ bệnh diễn biến có thuận truyền ( ) và nghịch truyền ( ): ( : có thể khởi phát từ)
Trong ôn bệnh cũng có kiêm chứng, nghĩa là cùng lúc xảy ra hai, ba bệnh cảnh như: Khí + Dinh, Dinh
+ Huyết, Khí + Dinh + Huyết
V. Đặc điểm của phương pháp khám bệnh trong Ôn bệnh
Trong Ôn bệnh, việc thăm khám vẫn phải áp dụng cho đủ tứ chẩn, nhưng đặc biệt chú ý đến 3 cơ quan bộ phận: Lưỡi, Răng lợi và Da (ban chẩn).
1. Phép biện thiệt: Là phương pháp xem và biện luận dựa vào lưỡi. Thầy thuốc Ôn bệnh chủ yếu dựa vào 2 nội dung:
a. Rêu lưỡi: Rêu lưỡi cho biết tình trạng Hàn Nhiệt, bệnh tà nông hay sau do đó biết bệnh nặng hay nhẹ. Xem rêu lưỡi dựa vào 3 chi tiết:
Màu: có 4 màu chính: Trắng, Vàng, Màu tro và Đen cho biết hàn nhiệt hư thực.
Độ dày: có 2 mức mô tả: dày và mỏng. Cho biết bệnh nông hay sâu
Độ ướt: có 4 kiểu mô tả chính: ướt, nhầy trơn, khô ráo nứt và bột như phấn. cho biết có tổn tân dịch hay không
b. Chất lưỡi: tương tự rêu lưỡi:
Màu: hồng, nhợt, đỏ, lam (cho biết tình trạng khí huyết, hàn nhiệt, ...).
Độ ướt: ướt, khô ... (cho biết tình trạng tân dịch)
Hình thá: dày, mỏng ... (cho biết tình trạng hư thực)
Động thái: lệch, run .... (cho biết tình trạng hư thực).
2. Nghiệm về răng:
Trong ôn bệnh, người xưa chú ý đến:
a. Cáu răng: chất bám bề mặt của răng
b. Cao răng: chất bám thành mảng ở chân răng
c. Độ ướt của răng: cho biết tân dịch còn hay mất
d. Nghiến răng.
3. Biện về Ban, Chẩn, Bạch bồi:
Ban | Chẩn | Bạch bồi | |
Hình thái | - Nhỏ, mọc chi chít thành đám, mảng. - Sờ không cộm - Lặn không tróc vẩy. | - Nhỏ, mọc rải rác như hột mè, hột lúa - Sờ cộm - Lặn tróc vẩy. | Mụt nước nhỏ chứa nước nhầy, màu trắng bóng như thủy tinh (mọc sau sốt vài ngày); bay không để dấu vết. |
Vị trí mọc | Ngực, bụng, lưng, đầu mặt. | Thường chỉ ở cổ gáy ngực bụng, không thấy ở chân tay. | |
Nguyên | Nhiệt uất ở Phế Vị hay từ cơ | Nhiệt uất ở Phế Vị hay | - Tà khí Thấp nhiệt ở Khí phận mất khinh thanh khai tiết uất lại lâu ngày thành Bạch bồi - Ôn nhiệt kêm Thấp lại dùng lầm thuốc tư âm mồ hôi ra không ngớt thấp nhiệt. |
nhân | nhục xuất ra cơ biểu. | từ huyết lạc mọc ra cơ | |
Thuộc Dương minh, thiên về | biểu. | ||
Vị (lý chứng) | Thuộc Thái Âm thiên | ||
(Nhiệt bế ở Khí, Dinh hay | về Phế (biểu chứng). | ||
Huyết phận). | (Nhiệt bế Khí, Dinh | ||
hay Huyết phận). | |||
Ý nghĩa | Dấu hiệu tà khí thấu ra ngoài “nên thấy nhưng không nên thấy nhiều, không thấy là tà khí bế lại, thấy nhiều là tà khí nặng quá”. | Nếu mụn khô không có nước màu trắng là do tân dịch khô kiệt, phế khí thoát = triệu chứng xấu. | |
Pháp trị | Không nên thanh huyết hay đề thấu (làm thấu suốt). | Nên thấu tiết, không nên bổ khí. Nên tuyên | Không nên giải biểu phát hãn. Không nên dùng thuốc hàn lương. Nên thanh |
Nên thanh vị giải độc lương huyết. | phế đạt tà thanh dinh thấu nhiệt. | nhiệt hóa thấp khai thông khí phận. nếu tân dịch khô kiệt thì bổ khí dưỡng âm. |
VI. Bệnh chứng ôn bệnh
Có 2 cách biện chứn trong ôn bệnh:
Biện chứng theo Vệ - Khí – Dinh – Huyết (do Diệp Thiên Sĩ đề xướng)
Biện chứng theo Tam tiêu (do Ngô Cúc Thông đề xương)
1. Theo Vệ - Khí – Dinh – Huyết:
a. Sinh lý: Vệ khí dinh huyết chu lưu khắp cơ thể để duy trì sự sống bình thường của con người.
Vệ: tác dụng vệ ngoại (bảo vệ bên ngoài), ôn dương cơ nhục, sung nhuận bì phu, mập mạp tấu lý, quản lý sự đóng mở của lỗ chân lông (Linh khu). Đó là “đồn ải biên phòng” của cơ thể (Nguyễn Trung Hòa)
Dinh (hàm ý kinh doanh): điều hòa Ngũ tạng, phân bố ở lục Phủ. Dinh khí lưu hành bên trong mạch, Vệ khí vận chuyển ngoài mạch (Linh khu)
Khí (Dương) Huyết (Âm): Âm ở trong là phần cố thủ của Dương, Dương bên ngoài là phần sai sử của Âm (nội kinh). Khí huyết Âm Dương vận hành trong ngoài tuần hoàn trong cơ thể để bảo vệ và duy trì sức khỏe. Khí xuất ra ở Trung tiêu (Tỳ, Vị), Huyết tàng trữ ở Can.
Dinh và Huyết chủ yếu dinh dưỡng toàn thân. Khí chỉ công năng hoạt động của cơ thể.
b. Bệnh lý: Theo Diệp Thiên Sĩ: “Sau Vệ mới nói tới Khí, sau Dinh mới nói tới Huyết”; “Ôn tà trước là phạm vào Phế nghịch truyền vào Tâm bào. Phế chủ Khí thuộc Vệ, Tâm chủ huyết thuộc Dinh. Cho nên Ôn bệnh ở Vệ phận không khỏi truyền vào Khí phận. Khí phận không khỏi truyền vào Dinh phận, Huyết phận.”
Bệnh cảnh của Ôn bệnh theo từng khu vực từ nông vào sâu là:
Chủ chứng | Chứng khác | |
Vệ phận | Phát sốt, sợ lạnh | Đau đầu, ho hen, không có hay có ít mồ hôi, khát, rêu lưỡi mỏng trắng. Mạch phù sác. |
Khí phận | Phát sốt, không sợ lạnh, tiểu vàng. | Sốt dữ, khát, nhiều mồ hôi, rêu lưỡi vàng. Mạch hồng sác (Lý nhiệt, tựa như Dương minh chứng trong Thương hàn). Bệnh cảnh rất phong phú |
Dinh phận | Tâm phiền, bứt rứt, khó chịu, chất lưỡi đỏ | Sốt tăng về đêm, ít khát, khó ngủ, ban chẩn mờ mờ. nặng thì mê man, nói sảng, nói ngọng, ngất, tay chân lạnh (nhiệt uất kết ở Tâm bào). |
Huyết | Lưỡi đỏ hoặc tím bầm, | Nặng thì vật vã phát cuồng (nhiệt lộng bức huyết, tinh thần nhiễu loạn) |
phận | xuất huyết (miệng, mũi, tiêu, tiểu,...) mọc ban chẩn. | Co giật (nhiệt tà dấy động Can phong) Sốt cao, mặt đỏ, lòng bàn tay chân nóng, răng khô đen, lưỡi xám (nhiệt thịnh tổn chân âm) |
Tâm phiền, tinh thần mỏi mệt, tay chân run giật, mạch hư (âm hư phong | ||
động). |
Bệnh cảnh của Khí phận rất rộng. Có thể nói nhiệt tà vào Lý mà không có bệnh của Dinh và Huyết phận đều có thể xếp vào Khí phận. có thể vắn tắt:
Nhiệt tà kết tụ ngăn trở ở Phế: mình nóng, khát, ho, thở to hay suyễn thở, rêu lưỡi vàng, ngực đầy.
Nhiệt tà quấy rối ở vùng ngực sườn, cách mạc: ngực sườn bứt rứt không yên, khó chịu, hồi hộp, đầy tức ngực, rêu lưỡi vàng.
Nhiệt tà kèm với đờm thấp uất kết ở kinh Thiếu dương Tam tiêu: nóng lạnh như sốt cơn, miệng đắng, đau bờ sườn, đầy tức bụng trên, lợm giọng, buồn nôn, mạch huyền sác, rêu lưỡi vàng nhớt.
Nhiệt tà xâm nhập Vị phủ: sốt cơn, đại tiện bí, hoặc tiêu lỏng nước trong, bụng đầy cứng đau, mạch trầm thực, rêu lưỡi vàng xám khô…
2. Theo Tam tiêu:
a. Bộ vị của Tam tiêu:
Thượng tiêu: từ miệng đến tâm vị, chi phối vùng ngực, cách mạc, bao gồm Tâm và Phế.
Trung tiêu: từ tâm vị đến môn vị. Bao gồm Tỳ và Vị
Hạ tiêu: từ môn vị đến hậu môn. Bao gồm Can, Thận, Tiểu trường, Đại trường.
b. Sinh lý:
Khí của Thượng tiêu nổi lên như sương móc tưới bón khắp châu thân.
Công năng của Trung tiêu và vận hóa tiếp thu tinh ba thức ăn uống theo khí chu lưu dinh dưỡng toàn thân (chủ về vận hóa).
Công năng của hạ tiêu là bài tiết nước và cặn bã (Chủ về truyền tống, chủ việc bài tiêt).
Nạn Kinh (Nạn thứ 30): “thượng tiêu chủ nạp mà không xuất, Trung tiêu chủ làm ngấu nhừ cơm nước, Hạ tiêu chủ gạn lọc chất trong đục, chủ xuất mà không chủ nạp”.
c. Bệnh lý:
Thượng tiêu chủ vệ ngoại. Nếu bất thông thì bì phu vít chặt, tấu lý bế tắc, khí cơ (lỗ chân lông) không thông. Vệ khí không tỏa ra được nên nóng sốt bên ngoài.
Trung tiêu chủ vận hóa. Nếu thực thì sinh nhiệt, hễ nhiệt làm càng bế tắc không thông. Nếu hư thì sinh hàn, hễ hàn làm đau bụng tiêu chảy, thượng ẩu hạ tả (Trung tiêu chủ bệnh về Tỳ vị).
Hạ tiêu chủ bệnh ở Can thận nếu thực thì đại tiểu tiện không thông, khí nghịch trên dưới không tiếp nối nhau được làm ụa mửa không cầm. Nếu hư thì tiêu chảy không ngừng, tân dịch tuyệt.
Thủ Thái (Phế) | âm | Phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, ho, đổ mồ hôi, khát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch phù. | |
Thủ quyết (Tâm bào) | âm | Mê loạn nói nhảm, lưỡi đỏ thẫm, quyết lãnh | |
Trung tiêu | Túc dương minh (Vị) | Phát sốt, không sợ lạnh, sốt tăng về chiều, mặt mắt đỏ, tiếng nói nặng đục thở to, tiểu bí, tiểu gắt, bụng đầy, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác (Chủ táo, thuộc thực). | |
Túc thái âm (Tỳ) | Sốt nóng vừa, bụng đầy, mình nặng, rêu lưỡi trơn nhầy, tiêu lỏng, muốn mửa, mạch hoãn (chủ thấp, thuộc hư) | ||
Hạ tiêu | Túc thiếu (Thận) | âm | Mặt đỏ, mình nóng, lòng bàn tay chân nóng, miệng lưỡi khô, răng đen, môi nứt, tiểu ngắn, đỏ và gắt, tâm phiền không nằm được, không ngủ. |
Túc quyết (Can) | âm | Tay chân lạnh, máy giật, nặng thì co giật, tinh thần mệt mỏi, hồi hộp bứt rứt. |
VII. Nguyên tắc điều trị tổng quát trong ôn bệnh:
1. Pháp trị:
Tân lương giải biểu | |
Khí phận | Thanh khí tiết nhiệt |
Dinh phận | Thanh dinh thấu nhiệt |
Huyết phận | Lương huyết, tán huyết; tư âm, tức phong |
Thanh tuyên thấu; giải biểu thông phế; thanh phế nhiệt | |
Thủ quyết âm (Tâm bào) | Thanh tuyên thấu; Thanh tâm khai khiếu |
Túc Dương minh (Vị) | Thanh nhiệt tư âm; tân lương thanh thấu; khổ hàn công hạ |
Túc thái âm (Tỳ) | Hóa thấp kiện tỳ |
Túc thiếu âm (Thận) | Tư âm thoái nhiệt |
Túc quyết âm (Can) | Tư âm tức phong |
Nói chung:
- Tại Vệ: có thể phát hãn