Ngày 18/3/2009, Thống đốc NHNN Việt Nam có công văn số 1819/NHNN-QLNH về việc chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ. Theo đó, Thống đốc yêu cầu:12
-Các Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối không được sử dụng kết hợp các công cụ phái sinh nhằm mục đích mua bán đôla Mỹ giao ngay với tỷ giá cao hơn trần biên độ do NHNN quy định.
-Thanh tra NHNN tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ kể từ ngày 18/3/2009 và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
2.2. Các quy định cụ thể liên quan tới hoạt động ngoại hối phái sinh tại Việt Nam
- Đối tượng tham gia giao dịch hối đoái: TCTD được phép, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân, NHNN Việt Nam.
- Đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch: Tổng Giám đốc (Giám đốc) các TCTD được phép được quy định các loại ngoại tệ giao dịch tại đơn vị mình và tỷ giá giao dịch của các ngoại tệ phù hợp với quy định hiện hành của NHNN.
- Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn.
Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ: từ 3 (ba) đến 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày.
Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn giữa các ngoại tệ với nhau: do TCTD được phép và khách hàng tự thoả thuận.
Các bên xác định và ghi rõ ngày đến hạn thanh toán chuyển tiền trong hợp đồng giao dịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Giai Đoạn Từ Năm 2004 Tới Nay: Hoạt Động Kinh Doanh Kì Hạn Và Hoán Đổi Ngoại Hối Được Phát Triển Sang Thị Trường Liên Ngân Hàng:
- Mức Tỷ Giá Hoán Đổi Ngoại Tệ Qua Đêm Nửa Đầu Năm 2007
- Số Lượng Các Loại Ngoại Tệ Tham Gia Trên Thị Trường :
- Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Giao Dịch Ngoại Hối Phái Sinh Tại Việt Nam:
- Triển khai các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối - kinh nghiệm từ Trung Quốc và các giải pháp phát triển cho Việt Nam - 13
- Triển khai các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối - kinh nghiệm từ Trung Quốc và các giải pháp phát triển cho Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
12 ASSET (2009), NHNN chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ, 18/03/2009 05:17 PM, http://taichinh.saga.vn/kinhte/nganhang/15621.asset
đổi:
- Nguyên tắc xác định tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch kỳ hạn, hoán
Tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ và khách hàng
thoả thuận mức tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam vớí Đôla Mỹ. Tỷ giá kỳ hạn này không được vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở: (i) tỷ giá giao ngay vào ngày ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi; (ii) chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của Đồng Việt Nam (tính theo năm) do NHNN Việt Nam công bố và lãi suất mục tiêu của Đôla Mỹ do Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ công bố (Fed Funds Target Rate); và (iii) kỳ hạn của hợp đồng.
Tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác (ngoài USD) và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ và khách hàng thoả thuận.
- Phương thức giao dịch và hợp đồng giao dịch: Các bên tham gia giao dịch hối đoái có thể thực hiện giao dịch qua điện thoại, telex, fax hoặc các hình thức khác theo quy định của TCTD được phép phù hợp với thông lệ của thị trường ngoại hối và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành. Nội dung hợp đồng giao dịch hối đoái do các bên tham gia hợp đồng thoả thuận phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật.
- Phí giao dịch: Các TCTD được phép không được thu phí giao dịch đối với các giao dịch hối đoái giao ngay, hoán đổi, kỳ hạn. Các TCTD được phép và khách hàng thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng mức phí giao dịch và hình thức thanh toán phí đối với giao dịch quyền lựa chọn.
- Điều kiện các Ngân hàng có thể được cung ứng các dịch vụ ngoại hối, cụ thể là dịch vụ ngoại hối phái sinh
Trên thị trường trong nước, Ngân hàng đáp ứng đủ các điều kiện về: phương án hoạt động cung ứng dịch vụ đã được Hội đồng Quản trị thông qua; có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu thực hiện dịch
vụ; có nhân sự am hiểu về hoạt động ngoại hối, được đào tạo về nghiệp vụ ngoại hối và quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối.
Trên thị trường quốc tế, Ngân hàng cần phải đáp ứng được các yêu cầu bổ sung, như: có hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ; tuân thủ các quy định của NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động và trong việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng, không vi phạm các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối trong thời gian một năm và phải kinh doanh có lãi trong năm liền kề năm đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế.
- Thủ tục yêu cầu đối với việc được cấp giấy phép hoạt động:
Tổ chức tín dụng có nhu cầu cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước thị và thị trường quốc tế phải gửi Hồ sơ đến NHNN để được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện, Giấy xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối (“Giấy phép hoạt động”). Giấy phép hoạt động sẽ được cấp trong vòng 30 ngày kể từ nộp đủ Hồ sơ hợp lệ.
Đối với các tổ chức tín dụng là ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Giấy phép thành lập và hoạt động. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Giấy phép mở chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.
Các tổ chức tín dụng sau khi được cấp Giấy phép hoạt động phải duy trì các điều kiện để cung ứng dịch vụ ngoại hối. Trong trường hợp, sau khi đã được cấp Giấy phép hoạt động mà không tiếp tục duy trì được các điều kiện đã quy định thì tổ chức tín dụng phãi tạm ngừng nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngoại hối được phép và báo cáo cho NHNN trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày không còn đủ điều kiện.
3. Thực trạng triển khai nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam
Do tỷ giá VND/USD khá ổn định đi kèm là sự biến động một chiều của giao dịch hàng ngày khiến cho các nhà kinh doanh hầu như chịu ít biến động rủi ro. Và kết quả là, có rất ít khích lệ đối với các nhà tham gia thị trường tạo lập công cụ phức tạp phòng ngừa rủi ro cũng như là có cái nhìn lâu dài về sự biến động của tỷ giá.
3.1. Đối với giao dịch kì hạn ngoại hối:
Giao dịch hoán đổi và kì hạn được giới thiệu vào thị trường Việt Nam cách đây khoảng 10 năm về trước nhưng sự phát triển của 2 loại công cụ này còn rất ít mà chiếm chủ yếu trên thị trường là giao dịch giao ngay. Tới thời điểm hiện tại, rõ ràng hợp đồng kì hạn và hoán đổi ngoại tệ chiếm khoảng 5- 6% tổng doanh số giao dịch ngoại hối. Tỷ lệ phần trăm là rất nhỏ so với tiêu chuẩn thế giới. Ví dụ, số liệu BIS chỉ ra rằng ở mức độ toàn cầu, giao dịch giao ngay chiếm khoảng tầm 1/3 tổng doanh số giao dịch, trong khi đó hợp đồng hoán đổi chiếm khoảng 1 nửa và hợp đồng kì hạn chiếm khoảng 10% (BIS 2005,p.5,2007,p.4). Tương tự như vậy, các loại hình giao dịch phái sinh chiếm khoảng trên 50% tổng doanh số giao dịch ngoại hối trên thị trường tại nền kinh tế các nước mới nổi tại Châu Á- ngoại trừ trường hợp của Trung Quốc ở đó thị trường ngoại hối chủ yếu vẫn là giao dịch giao ngay.
Bên cạnh đó là khối lượng giao dịch thấp, phân đoạn thị trường kì hạn vẫn còn non nớt và có những điểm khác thường. Đầu tiên, cấu trúc của việc mua và bán đốii với việc kinh doanh kì hạn tại các NHTM vẫn vượt trội là sự không cân bằng: doanh số của việc bán kì hạn bởi các ngân hàng thương mại chiếm khoảng 75 tới 85% trong tổng số giao dịch kì hạn. Thứ hai, các NHTM có xu hướng thờ ơ đối với vai trò của mình như một nhà tạo lập thị trường trên thị trường kì hạn. Những NHTM Việt Nam thường là không sẵn sàng làm mức giá đối với các giao dịch kì hạn, cả với khách hàng và thị trường liên ngân hàng. Các mức tỷ giá chỉ được đưa ra khi có yêu câù.
Thứ ba, sự định rõ về kì hạn tỷ giá VND/USD vẫn còn bao hàm yếu tố quản lí bên trong. Theo sự hướng dẫn năm 2004, các NHTM chỉ được phép thiết lập tỷ giá kì hạn giữa VND/USD nhưng không được vượt quá tỷ lệ được tính toán dựa trên: tỷ giá giao ngay, mức khác biệt về mức lãi suất hiện hành giữa VND và lãi suất mục tiêu USD do FED quy định, kì hạn của hợp đồng. Vì vậy, mặc dù mức lãi suất kì hạn di chuyển gần tới mức lãi suất hiện hành của thế giới, nhưng mức lãi suất lợi tức được thể hiện có lẽ đã không phản ứng đúng mức lợi tức lãi suất của thị trường- các nhà tham gia thị trường nhận biết được điếu đó trong giao dịch của mình. Điều đó cho thấy rằng điều hướng dẫn hiện tại có xu hướng ngăn cản khả năng của các NHTM như nhà tạo lập thị trường tốt.
3.2. Giao dịch hoán đổi kì hạn:
Đối với hợp đồng hoán đổi ngoại tệ từ lâu sử dụng vào duy nhất mục đích xen đồng nội tệ vào ngữ cảnh này mà thôi. Hợp đồng hoán đổi được phép kinh doanh vào năm 1998. Tuy nhiên, tới tận tháng 6/2001 giao dịch đầu tiên mới chính thức hoàn thành khi NHTW phát hành bản hướng dẫn về việc thực thi hợp đồng hoán đổi giữa NHTW và các NHTM để giúp đỡ các NHTM vượt qua sự thiếu hụt tạm thời về quỹ đồng nội tệ. Những giao dịch mang tính chất đặc biệt phổ biến vào các năm 2001 – 2002 với khối lượng giao dịch khoảng vài trăm triệu USD, đã giúp các NHTM sử dụng nguồn quỹ ngoại tệ linh hoạt. Rõ ràng, giao dịch hoán đổi trở nên im ắng trong những năm tiếp sau đó với khối lượng giao dịch rất nhỏ.
3.3. Giao dịch quyền chọn ngoại tệ:
Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ được ra mắt lần đầu tiên bởi Ngân hàng xuất nhập khẩu Eximbank tại thị trường ngoại hối Việt Nam vào năm 2003. Tuy nhiên, nhà kinh doanh sớm nhận ra rằng quyền chọn ngoại tệ chỉ góp phần làm tăng chi phí hoạt động, vì vậy họ đã thờ ơ đối với sản phẩm này như một công cụ phòng ngừa rủi ro. Tại đó, việc kinh doanh trên các sản phẩm
phái sinh ngoại hối không được bỏ đi và thời gian đối với khối lượng giao dịch hiệu quả không đáng kể.
a) Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ
- Về phía ngân hàng tham gia: Trong giai đoạn thí điểm, các NHTM muốn thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ phải là ngân hàng đã được phép kinh doanh ngoại hối, có vốn tự có tối thiểu là 200 tỷ VNĐ kinh doanh ngoại tệ có lãi trong ít nhất 5 năm gần nhất và doanh số mua bán ngoại tệ của năm trước tối thiểu là 1 tỷ USD. Ngoài ra, NHTM phải lập ra quy trình nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ và trình cho thống đốc NHNN chấp thuận bằng văn bản cho thực hiện thí điểm. Theo công văn số 135/NHNN-QLNH, cho phép Eximbank là ngân hàng đầu tiên trong cả nước được thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. Sau Eximbank, NHNN cũng cho phép 7 ngân hàng khác thực hiện thí điểm nghiệp vụ này, gồm có hai ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Viet Nam là Citibank, HSBC chi nhánh TPHCM và 5 ngân hàng trong nước là BIDV, ACB,Vietcombank, ICB, và Argribank.
- Đặc điểm giao dịch: Nguyên tắc chính của loại quyền chọn này là các doanh nghiệp và cá nhân được quyền đặt mua hay đặt bán USD với VNĐ thông qua một tỷ giá do khách hàng tự chọn, được gọi là tỷ giá thực hiện. Đặc biệt, quyền chọn USD và VNĐ đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu.
- Người mua quyền chọn là các doanh nghiệp hoạt động tại Việt
Nam. trong đó:
Người bán quyền chọn là các NHTM.
Đồng tiền giao dịch: giao dịch bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Kiểu quyền chọn: kiểu châu Âu hoặc châu Mỹ
- Về doanh số giao dịch: Tính đến tháng 6/2004, mặc dù lợi ích trong việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro đã thấy rõ như một nhu cầu cấp thiết, nhưng số lượng hợp đồng được ký kết chỉ dừng lại con số 50 hợp đồng quyền chọn với doanh số thực hiện hơn 50 triệu USD của Eximbank ký với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian thí điểm nghiệp vụ quyền chọn, còn 6 ngân hàng còn lại không ký được hợp đồng nào. Từ 2004 đến 2007, mặc dù không còn giới hạn về số lượng NHTM tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ nhưng thực tế cho thấy các hoạt động mua bán này chưa thực sự sôi động, chỉ tập trung vào chi nhánh các ngân hàng nước ngoài như HSBC hay Citibank và một số ít NHTM Việt Nam như Eximbank, Techcombank, còn lại các ngân hàng vẫn không có giao dịch.
Với nghiệp vụ này, chắc chắn tương lai sẽ được mở rộng bởi khi đó VNĐ sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính thế giới. Vị thế của VNĐ và Việt Nam cũng qua đó mà tăng lên. Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn thí điểm nên các ngân hàng này bị giới hạn bởi thời gian thực hiện. Sau 4 năm hoạt động, công cụ phòng ngừa rủi ro đã có những bước phát triển nhưng vẫn chưa thu được kết quả như mong muốn, và hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa thiết tha với các nghiệp vụ này lắm. Dù gặp phải một số khó khăn trong việc áp dụng, song các công cụ này đang là nhu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp và là cơ hội cho các ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hiện nay.
b) Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VNĐ)
- Về phía ngân hàng tham gia giao dịch: Tháng 4/2005 NHNN Việt Nam đã bắt đầu cho triển khai thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với VNĐ. ACB là ngân hàng đầu tiên được thí điểm nghiệp vụ này, với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000 USD (quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn giao dịch giữa các ngoại tệ khác và VNĐ). Tiếp theo ACB là ngân hàng Techcombank
với giá trị hợp đồng là 8 triệu USD-100.000 USD và chỉ được thực hiện với quyền chọn Châu Âu. BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005 và kể từ đây không còn quy định giới hạn cho giá trị hợp đồng quyền chọn. Ngoài ra, còn có các ngân hàng như Eximbank, GPbank cũng tham gia nghiệp vụ này. Như vậy, tính đến tháng 5/2008, đã có 7 ngân hàng được phép thực hiện.
- Đặc điểm giao dịch: Cũng giống với giao dịch giữa quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ với VNĐ yêu cầu các NHTM muốn thực hiện nghiệp vụ này phải có đề án chi tiết quy trình nghiệp vụ, phương án phòng ngừa rủi ro, và được NHNN chấp nhận bằng văn bản.
- Quy định đối với tỷ giá thực hiện như sau:
Đối với hợp đồng quyền chọn USD/VND: tỷ giá này không vượt quá tỷ giá kì hạn USD/VND cùng thời hạn.
Đối với hợp đồng quyền chọn ngoại tệ khác với VND: tỷ giá do ngân hàng và khách hàng tự thoả thuận.
- Doanh số giao dịch: Mặc dù được triển khai từ năm 2005, nhưng doanh số mua bán thực tế của các NHTM không đáng kể, hầu hết các giao dịch đều được tiến hành theo kiểu Mỹ vì điều kiện thanh toán linh hoạt hơn. Qua kết quả thăm dò, các ngân hàng như ACB, Techcombank, BIDV, VIB dù là những ngân hàng tham gia các nghiệp vụ này từ rất sớm nhưng họ chỉ mới thực hiện được một số hợp đồng với doanh số không đáng kể. Riêng Vietcombank và Eximbank được xem là hai ngân hàng mạnh về lĩnh vực này nhưng doanh số hoạt động vẫn không cao. Tính trong năm 2006-2007 Vietcombank chỉ đạt khoảng 37,53 triệu USD (chiếm chưa đến 0,1% tổng doanh số giao dịch ngoại tệ), Eximbank đạt 128,12 triệu USD (chiếm khoảng 0,8% trong tổng số giao dịch ngoại tệ). Qua thực tế trên, chúng ta thấy rằng giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ chưa phát triển. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng với kết quả ban đầu trong giai đoạn thí điểm