Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 13

những hình ảnh nghệ thuật thời sử thi là nó không bừng sáng ở những thời điểm lịch sử nhát định nào đó bởi thần tượng ở ngoài mình, mà nó bừng sáng ở những thời điếm bình thường, ở những sự việc và con người bình thường, ở tiếng xôn xao của thế giới tâm hồn sâu kín vừa lặng yên vừa dông bão của con người, vì thế nó đạt đến chiều sâu nhân bản, đạt đến cái lòi của đời. Trong thơ hiện ra số phận đồng loại, thực trạng xã hội với những tiêu cực khiếm khuyết và băng giá của môi trường, hoàn cảnh và nhân cách.

Hình ảnh nghệ thuật thơ giờ đây thiên về nội cảm, xuất phát từ cuộc kiếm tìm đầy khó khăn và quyết liệt của người sáng tạo trên lộ trình trở về bản thể thi sĩ, trở về với cái tôi nghệ sĩ đầy tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề đời thường và với "thế giới ở ngay trong mình". Do đó hình ảnh nghệ thuật thơ vừa mang màu sắc thời sự vừa vươn tới những vấn đề vĩnh cửu của con người. Thế giới nội tâm của con người trở nên phức tạp và bí ẩn, cuộc sống trở nên góc cạnh và nhiều chiều.

Để nói về nỗi đau, Chế Lan Viên có hình ảnh cô Tấm, Mỵ Châu, giọt máu oan khuất, ngọc trai ... là những hình ảnh hàm chứa thương đau. Con trai đã phải chịu vết thương bởi sỏi sạn, chất ngọc của nó tiết ra bao bọc lấy viên sỏi sạn ấy lại làm nên hạt ngọc trai. Điều quí giá lại được hình thành từ vết thương đau. Hình ảnh nàng Mỵ Châu bao đời nay vẫn là biểu tượng của sự thơ ngây bị lợi dụng, đó cũng là một nỗi đau. Cô Tấm cũng chỉ tìm lại được vị trí hoàng hậu của mình sau bốn lần hóa kiếp đau đớn...

Cho nên những hình ảnh hàm chứa nỗi đau này tự bản thân nó đã mang một cái mã của truyền thống, của truyền thuyết, cổ tích. Và nó được trở về trong sự gặp gỡ với nỗi đau nội tâm âm ỉ dày vò trong Chế Lan Viên về sự chưa hoàn thiện của cái đẹp.

Để nói về nỗi vô thường của kiếp người, Chế Lan Viên nhắc rất nhiều đến hình ảnh lau,

le :


Miền nội tâm anh, dặm tinh thần anh là ngàn lau xao xác ấy


(Lau)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


Tốt hơn, biết mình là cây lau Cứ xạc xào trong gió

Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 13

( Lau)


Cả nhưng hạnh phúc mất đi, đẵn đi rồi hóa thành lau lách Người đến tìm anh sau này chỉ thấy trắng lau le

(Lau 2)

Cây lau âm thầm, khiêm tốn, bình dị, hoang sơ là hình ảnh về nỗi vô thường của kiếp người. Cái thân lau nhỏ nhoi, cái màu trắng hư vô của nó, số phận xao xác của nó sao mà giống với số phận con người, cũng nhỏ nhoi, cũng xao xác. So với hình ảnh "bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh" (Hai câu hỏi) trong giọng điệu thơ trữ tình sử thi thì hình ảnh cây lau thật cô đơn, nhỏ nhoi, vô thường, bình đạm. Đây là hình ảnh phù hợp với miền nội tâm Chế Lan Viên nhất và cũng phù hợp với tính cách giản dị của ông.

Có một hình ảnh rất xưa với lịch sử nhưng khi được Chế Lan Viên đưa vào thơ liền lập tức gây chấn động bởi sự hàm chứa sâu xa trong nó : Đó là hình ảnh tháp Bayon bốn mặt:

Anh là tháp Bayon bốn mặt Giấu đi ba, còn lại đấy là anh

Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc Làm đau ba mặt kia trong còi ẩn hình

Thực ra cuộc sống nội tâm của con người vô cùng phong phú, điều đó người xưa cũng biết nên mới có tượng Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay. Nhưng trong cuộc sống người ta thường chỉ thể hiện mặt chính của mình ra còn những mặt khác nó thuộc về thế giới riêng tư, thầm kín. Không phải thể hiện một mặt là giả dối, là giả đạo đức như có người đã lầm tưởng. Người ta có thể nghiêm trang khi làm việc, nhưng lại tiếu lâm với bạn bè, sát khí với quân thù nhưng lại dịu dàng với vợ con. Người ta cũng có thể khô khan đạo mạo bên ngoài nhưng bên trong lại rất thiết tha nồng cháy .... Chúng ta vẫn hiểu điều đó, nhưng dùng hình ảnh tháp Bayon bốn mặt để chuyển tải tư tưởng như Ghế Lan Viên quả thật ông có những liên tưởng kỳ thú, bất ngờ.

Ngay cả hình ảnh về thơ của Chế Lan Viên trong Di cảo thơ cũng mang một bộ mặt mới lạ mà sâu sắc đến mức làm ta ngỡ ngàng như đứng trước một "qui luật của muôn đời":

Thơ là chưa bay mà đã đến là đang yêu bỗng giã từ

... là hoa sen cười nửa miệng


mà chân như


(Quan niệm thơ)


Chế Lan Viên đã sáng tạo nhiều hình ảnh hình tượng mới đến mức người ta phải nghiên cứu về "tính sinh sản trong ngôn ngữ của Chế Lan Viên". Ở Di cảo thơ, các hình ảnh biểu

trưng chuyển đổi hoàn toàn sang ý nghĩa mới. Ông có hấn cả một hệ thống hình ảnh ẩn dụ mới để diễn đạt thế giới nội tâm đa đoan, thể hiện những triết luận về các vấn đề vĩnh hằng của con người:

- Lệ hồi âm


- Bình đựng lệ


- Tháp Bayon


- Cây siêu hình


- Lỗ kim, sợi chỉ hư vô


- Sen hư tưởng


- Ong triết học


- Tượng đá


- Lò thiêu


- Tro và lửa


- Lông nga máu


- Truyền thống cá


- Đẳng cấp hoa


So sánh với những hình ảnh biểu tượng lãng mạn bay bổng trước kia của cảm hứng sử thi : Tiếng hát bốn nghìn năm, Con tàu hạnh phúc, Mùa nhân dân, Cành đào chân lý, Con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa, Hạt muối thơ, Cái cân thơ, Giọt lệ thơ...... thì ta thấy hệ thống ẩn dụ mới của Chế Lan Viên ở Di cảo thơ gần với những vấn đề muôn đời của loài người hơn.

3.4.2. Những hình ảnh tưởng tượng có tính giả thiết:‌

Ở Di cảo thơ, những hình ảnh tưởng tượng có tính giả thiết xuất hiện khá nhiều. Đó là dạng thơ tự sự biểu trưng, đối thoại tượng trứng, hoàn cảnh tượng trưng.

Ví dụ anh sinh ra trong miền đất không hoa văn Miền biển vắng thủy triều

Khu rừng không trầm hương, di chỉ Trời vắng mây tình yêu

Thì anh có làm thơ không đấy ? Có chứ ! Càng phải làm nữa chứ !

(Ví dụ)


Bởi vì thơ là sự bù đắp của nghệ thuật đối với những thiếu hụt của cuốc sống: Càng ở

miền đất thiếu hụt mọi thứ, sứ mệnh nhà thơ càng cao cả.


Nỗi trống vắng tri âm làm cho nhà thơ tạo nên giả thiết về "Cuộc gặp gỡ không xảy ra"


Không hỏi và không đáp Không khóc và chỉ cười Không cười và chỉ uống Uống cho đến lúc sáng trời

Uống cho đến khi có người giục chia tay Nhưng rồi chả bao giờ có bữa rượu đó !

( Cuộc gặp gỡ không xảy ra )


Giọng kể, giọng thuật chặt chẽ, súc tích dường như là có một cuộc gặp gỡ thật. Nhưng

đó chỉ là gặp trong tưởng tượng, trong giả thiết.


Giả thiết về cái chết của mình, Chế Lan Viên viết :


Anh thành một nhúm xương gio trong bình Em đừng khóc

Ngoài vườn hoa cỏ mọc


(Từ thế chi ca)


Đây vẫn là mối quan hệ nhân quả quen thuộc trong thơ Chế Lan Viên nhưng ở đoạn cuối này, hình ảnh của nó thật bình đạm : "một nhúm xương gio trong bình", giọng điệu của nó thật bình thản và lạc quan : "ngoài vườn hoa cỏ mọc". Đây chính là tinh thần lạc quan và tư duy minh triết của phương Đông đã có từ lâu trong thơ Lý Trần :

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết


Đêm qua sâu trước nở cành mai


(Sư Thiện Chiếu)

Chế Lan Viên đã tiếp thu được tinh thần lạc quan và tư duy minh triết phương Đông ấy, dù cớ một điều gì phải chấm dứt, phải mất đi nhưng cuộc sống vẫn sinh sôi nẩy nở, cuộc sống là bất diệt.

Chế Lan Viên còn có giả thiết về một cuộc biến hình về nghệ thuật, sức sống của tác phẩm sau khi tác giả đã đi về "xứ không màu":

Tôi đã hóa bọ giòi, giun dế Hóa vô danh, vô ảnh, vô hình

Nghe tình thương bỗng lại sinh thành Trong khoảnh khắc lại là tôi - khoảng khắc. Nhớ lại câu thơ của mình quên tắp

Nhớ lại cuộc đời đã ở trần gian Một cuộc đời mà biết mấy đa đoan

Liền sợ hãi, lại biến mình ra hạt bụi Và lần này là không còn gì cứu nổi

Tan thành hư không. Và mong nó cũng quên mình.


(Tôi viết cho người...)


Bài thơ thể hiện sức mạnh tâm linh và nhân bản của thơ ca nghệ thuật. Chét là hết, là hóa bọ giòi, giun dế. Vậy mà "nghe tình thương bỗng lại sinh thành" → đó chính là nhờ sức mạnh của thơ ca, sức mạnh của cả người tiếp nhận thơ ca.

Nhà thơ cũng giả thiết về sự quên lãng trong bài "Ngôi đền lãng quên" Anh sẽ hát vang lên mà không có vách nào đáp lại Vì nó là ngôi đền không có vách của lãng quên

Anh ta đi khắp phòng tìm cái bóng của mình


Vang không có đã đành, bóng cũng không có nữa ! Chỉ có bóng đêm, bóng đen, bóng đêm, bóng đen Cũng bởi vì đây là đất chết, đây là lãng quên

(Ngôi đền lãng quên )

Rất nhiều lần nhà thơ nhắc đến sự lãng quên : "Sông lãng quên", "dòng lãng quên", "ngôi đền lãng quên'''' ... Càng thấm thìa về sự quên lãng của người đời, nhà thơ càng có khát vọng sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật thành công chính là sự hiện diện của người sáng tạo để chống lại sự quên lãng.

3.4.3. Những hình ảnh lý luận về thơ và nhà thơ bằng thư:‌

Điểm độc đáo của Chế Lan Viên trong Di cảo thơ là xây dựng được những hình ảnh lý luận về thơ và nhà thơ bằng thơ ca rất gần gũi với cuộc sống. Thực ra ở thơ trữ tình sử thi ông đã có nhiều bài thơ lý luận về thơ và nhà thơ, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, nên những bài thơ đó nhấn mạnh đến chức năng là vũ khí đấu tranh tư tưởng của thơ và nhà thơ hơn các chức năng khác. Giờ đây khi đã trở về cuộc sống bình thường, ông chú ý đầy đủ đến bản chất của thơ và nhà thơ hơn.

Để nói về vị trí của nhà thơ, sứ mệnh của nhà thơ trong cuộc đời, Chế Lan Viên đã dùng đến hình ảnh "hồn" :

Trời như ngọc, như hồn, như bể Ba cái sâu xa xanh có một màu Ôi, cái tội của muôn đời thi sĩ Đem hồn đo cho trời bể thêm sâu

(Đo)


"Đo" và "Cân" của Chế Lan Viên là sáng tạo, là mở lối đi vào bản chất, vào thẳm sâu của tâm hồn. Quá trình sáng tạo nhiều khi là nỗi đau, là trò chơi, là máu :

Nhà thơ không đưa ngay trái tim mình cho độc giả Mà cầm một trái cây đưa cho họ

Họ cầm lên ròng ròng máu nhỏ Hóa ra đấy là trái tim mình

Mà anh chạm trổ Anh tạo ra hình quả Che đi chính mình

(Nhà thơ)

Những "giọt máu" ấy là kết tinh sức nóng của đời, của hóa thân, là cái nhìn của độc giả về tác phẩm. Bài thơ làm sinh động mối quan hệ nhà thơ - cuộc sống, tác phẩm - bạn đọc.

Hình ảnh về nhà thơ trong Di cảo thơ bây giờ thật là "thiên hình vạn trạng". Nhà thơ phải là người "biết đánh hơi tài như kẻ đi săn" (Săn thơ), là người thợ đào sông để rồi "Sông chảy lại - cố nhiên hễ thành sóng thành sông thì là bi kịch" (Sông thơ), là người phải "thường trực cả trong mơ thì mới kịp thời" (Không khớp) là người phải '''đập đầu vào tảng đá Thiên sơn tìm thơ tìm lửa" (Nghề của chúng ta) ; nhà thơ là người đóng kịch, người đi săn, là người đánh bắt san hô ngoài bể, là người ăn vào cái giếng nội tâm " định làm giàu cho mình bằng cái vốn hư không" (Giếng), là người ngậm ngải tìm trầm, là tướng lĩnh, là tên chăn vịt, là chiêm tinh, là thợ đào sông, là chàng cưỡi lừa (chở trăm điều thế tục lăng nhăng), là con nợ, là tình nhân, là người đi buôn, người dệt vải, người xâu kim ....

Nhà thơ đã phải đóng hàng trăm vai trong cuộc sống để vào đến lòi của cuộc sống, làm cuộc sống bật lên hơi thở hổn hển của nó trong thơ, hơi thở đó có thể nghẹn ngào vì trái ngang, có thể mãnh liệt vì sung sướng, nhưng nó chính là cuộc sống trần tục và vào thơ dưới trăm dạng vẻ hình hài.

Về thời gian và sức sống của tác phẩm, Chế Lan Viên cũng đã hình tượng hóa bằng thơ về hiện tượng tác phẩm bất tử trong thời gian :

Nguyễn Du có ngờ không ? Người ta dịch vầng trăng ông Qua các biên thùy ngôn ngữ Ong có bao giờ nghĩ

Cỏ non thơ ông xanh


Ra ngoài thế kỷ vẫn còn xanh


(Kỷ niệm Nguyễn Du)


Chỉ bằng hình ảnh thơ cực kỳ giản dị "cỏ non xanh'' và hiện tượng chuyển nghĩa tính từ "xanh", Chế Lan Viên đã chuyển lý luận về sức sống của tác phẩm với thời gian lên thành hình ảnh thơ tuyệt đẹp. Đó chính là tài hoa của ông.

Về mối quan hệ giữa nhà thơ và bạn đọc, Chế Lan Viên cũng thể hiện quan điểm tiếp nhận văn học rất phóng khoáng :

Làm thơ có lúc như lấy người điếc lác ù tai làm bạn tri âm

Cứ phải hét vào tai những tiếng nói thầm


Làm thơ có lúc là thi sĩ câm ra hiệu bằng tay, bằng mắt, bằng toàn thân


(Tri âm)


Tác phẩm chỉ được tiếp nhận hoàn toàn khi nào có được người đọc giống như người bạn tri âm, bạn đọc phải có thế giới nội tâm trùng với thê giới nội tâm của nhà văn.

Nhưng bạn đọc cũng có quyền hiểu tác phẩm theo cảm nghĩ riêng của mình, theo sáng tạo riêng của mình :

Đọc thơ, có người như nhà thực vật


Đọc mùa quả, hoa chói mắt Có người như nhà địa chất

Đọc ngầm cái gì ở sâu dưới đất Cái mạch ngầm văn bản phía sau

Kẻ đọc dương, người lại nghe cái âm âm Cái nhạc trưởng chỉ huy trong tiềm thức

(Đọc thơ mạch ngầm văn bản)


Điểm tài hoa của Chế Lan Viên là ở chỗ ông đã đưa lý luận về thơ ca, về sáng tạo lên thành những hình ảnh thơ đẹp và biểu cảm, diễn đạt được bản thể của thơ, thơ động chạm được đến cốt lòi của cuộc đời.

Ở Di cảo thơ, các hình ảnh : thiên đường, địa ngục, cái chết, tro bụi, thế giới bên kia, giờ báo tử, lò thiêu .... xuất hiện rất nhiều lần, hình ảnh cái chết, cảm giác về sự hủy diệt làm giọng điệu thơ có phần buồn và bi thương. Nhưng buồn và đau đớn ở đây có cơ sở hiện thực hơn là sự buồn đau tưởng tượng trong Điêu tàn. Buồn đau ở đây được nảy sinh từ "những điều trông thấy", nghiệm thấy.

Có thể có người chưa hài lòng với một số bài thơ, câu thơ nhưng rò ràng Di cảo thơ ra đời không phải do chủ đích của tác giả. Trên hết, ta vẫn phải thấy sự cố gắng hết mình vì nghệ thuật, cho nghệ thuật của nhà thơ.

Tất cả những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc trong Di cảo thơ : Từ những hình ảnh biểu trưng mang ý nghĩa mới, những hình ảnh tưởng tượng có tính giả thiết, những hình ảnh lý luận về thơ và nhà thơ đều góp phần tạo nên tính "đa thanh, đa sắc" trong tác phẩm, là cách "bám vào cuộc đời" của nhà thơ ở những năm cuối đời. Những hình ảnh nghệ thuật

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí