Bảng 2.1: Phân bổ vốn ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2001 - 2005
(Đơn vị: triệu USD)
ODA vay (ký kết) | ODA viện trợ (ký kết) | Tổng cộng | Tỷ trọng ODA theo ngành, lĩnh vực trong tổng ODA | |
Thôn tin và Truyền thông | 2,444,61 | 96,15 | 2,540,76 | 25,36 |
NNPTNT và xoá đói giảm nghèo | 1,299,63 | 307,80 | 1,607,43 | 16,05 |
Công nghiệp - Năng lượng | 1,536,40 | 46,09 | 1,582,49 | 15,80 |
Khoa học công nghệ - Môi trường | 725,78 | 279,52 | 1005,30 | 10,03 |
Y tế - Giáo dục - Xã hội | 483,70 | 578,97 | 1062,67 | 10,61 |
Ngành khác | 1804,94 | 413,91 | 22,15 | |
Tổng | 8,295,06 | 1,722,44 | 100,00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức
- Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Việt Nam
- Thực Trạng Hiệu Quả Sử Dụng Vôn Hỗ Trợ Phát
- Tính Hiệu Quả Của Các Dự Án Sử Dụng Vốn Oda Trong Ngành Thông Tin Truyền Thông Ở Việt Nam
- Tính Bền Vững Của Các Dự Án Sử Dụng Vốn Oda Trong Ngành Thông Tin Truyền Thông Ở Việt Nam
- Đánh Giá Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý, Điều Hành
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Đề án định hướng thu hút và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2001-2005
Trong giai đoạn này ngành Thông tin và Truyền thông vẫn tiếp tục dẫn đầu trong các Ngành về việc tiếp nhận vốn ODA với tổng số vốn ODA lên đến hơn 2,54 tỷ USD, trong đó chủ yếu là ODA vốn vay ưu đãi, vốn ODA không hoàn lại chỉ chiếm gần 3,78%. Lĩnh vực bưu chính, viễn thông cũng có các dự án hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật như dự án cáp quang ven biển, dự án điện thoại nông thôn ....
2.2.3 Giai đoạn 2006 – 2015
Biểu đồ 2.2:Vốn ODA phân theo nghành, lĩnh vực giai đoạn 2006 – 2015
Sales
24.7
30.9
16.7
12.6
15.2
Thông tin và Truyền thông Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp Cấp thoát nước và phát triển đô thị Năng lượng
Giao thông vận tải
Trong giai đoạn này, sự bùng nổ của internet đã tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành Truyền thông. Sự ra đời của báo điện tử (còn gọi là báo mạng) giống như thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành báo chí. Thông tin được đưa đưa đến với công chúng một cách nhanh nhất có thể thông qua các phương tiện điện tử hiện đại, hình thức cũng sinh động và hấp dẫn hơn. Việc cơ giới hóa cơ sở hạ tầng các thiết bị thông tin được đẩy mạnh và phát triển vô cùng nhanh chóng. Điểm nhấn trong giai đoạn này về sự phát triển của ngành thông tin và truyền thông có thể kể đến việc phóng thành công ba vệ tinh Vina – Sat lên trạm không gian góp phần phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, nhằm phát triển các dịch vụ ứng dụng như dịch vụ thoại, truyền hình, thông tin di động, truyền số liệu, Internet, các dịch vụ đào tạo và y tế từ xa, truyền tin cho ngư dân trên biển, dự báo thời tiết, đảm bảo an ninh quốc phòng... Đặc biệt cung cấp đường truyền thông tin cho các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lụt, đường truyền cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo mà các phương thức truyền dẫn khác khó vươn tới được. Với những kết quả đạt được, trong thời điểm này ngành thông tin và truyền thông có thể tự vươn mình phát triển, đem lại nguồn
thu vô cùng lớn cho ngân sách nhà nước mà không cần đên sự hỗ trợ của nguồn vôn ODA.
Cùng với đó, nguồn vốn trong giai đoạn này được phân cho các ngành và lĩnh vực khác, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất (30,9%) trong thu hút ODA đến thời điểm này là lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ với 1,67 tỷ USD vốn ODA ký kết. Tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo với gần 1,37 tỷ USD (chiếm 24,7%) Ở ba lĩnh vực còn lại, giao thông vận tải với 899 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,7%; năng lượng với 818 triệu USD, chiếm 15,2%; cấp thoát nước và phát triển đô thị với gần 679 triệu USD, chiếm 12,6%.
2.2.4 Giai đoạn 2016 – Nay
Trong thời gian qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang vận động các Nhà tài trợ để triển khai 03 dự án sử dụng vốn ODA, bao gồm:
a) Dự án “Hỗ trợ nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin và năng lực thực thi pháp luật về an toàn thông tin tại Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ không hoàn lại (bằng hiện vật) hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, cụ thể như sau:
- Ngày 26/10/2016, Bộ TTTT đã có Quyết định số 1865/QĐ-BTTTT về việc phê duyệt chủ trương đầu tư và giao chủ dự án đối với dự án nêu trên;
- Ngày 10/7/2017, Bộ KHĐT đã có Công văn số 5585/BKHĐT-KTĐN về việc thông báo ý kiến của Đại sứ quán Nhật Bản về việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho 1 số dự án trong tài khóa 2017, trong đó có dự án nêu trên.
- Ngày 08/3/2019, Bộ TTTT và Nhà tài trợ ký Biên bản ghi nhớ tài trợ cho dự án “Hỗ trợ nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin và năng lực thực thi pháp luật về an toàn thông tin tại Việt Nam”.
Hiện nay Chủ dự án đang phối hợp với Nhà tài trợ và các đơn vị có liên quan để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo ý kiến góp ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Công văn số 5287/BKHĐT-KTĐN ngày 29/7/2019) và Bộ Tài chính (Công văn số 8932/BTC-QLN ngày 06/8/2019) theo quy định.
b) 01 dự án về lĩnh vực an toàn thông tin và chứng thực điện tử của Chính phủ Việt Nam (sử dụng 01 phần vốn vay ODA và 01 phần vốn ODA không hoàn lại) hiện đang trong giai đoạn thực hiện các thủ tục vận động để tiếp cận nguồn vốn ODA mà Phần Lan tài trợ.
c) 01 dự án về cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vào năm 2020 được Chính phủ Nhật Bản tài trợ một phần vốn vay ODA hiện nay đã hoàn thành và đang đưa vào thực tiễn sử dụng.
2.3. Các phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong ngành thông tin và truyền thông
Căn cứ theo phiếu khảo sát thực tế và phương pháp nghiên cứu đã nêu ở chương I, ta có kết quả dữ liệu khảo sát như sau:
2.3.1. Thống kê mô tả dữ liệu khảo sát
a. Đặc điểm đối tượng khảo sát
* Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý
Kết quả khảo sát 48 cán bộ tham gia công tác điều hành, quản lý các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam cho thấy các thông tin cơ bản về Giới tính, Trình độ, Tên dự án đã từng tham gia, cộng tác, Nhà tài trợ dự án và Thời gian cộng tác. Các đặc điểm cơ bản của đối tượng cán bộ tham gia công tác điều hành, quản lý được thể hiện qua các biểu đồ dưới đây.
Trình độ học vấn
39
61
Đại học
Dưới đại học
16
Giới tính
Nam
84
Nữ
Thời gian công tác
14
19
25
42
< 2 năm 2 năm - 5 năm
5 năm - 10 năm > 10 năm
Nhà tài trợ hiện nay
17
83
JICA CP Phần Lan
Nguồn: Kết quả dữ liệu khảo sát từ phần mềm SPSS
Biểu đồ 2.3: Đặc điểm đối tượng khảo sát là cán bộ tham gia quản lý, điều hành các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam
Qua biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy cán bộ quản lý các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông được khảo sát chủ yếu là nam giới với tỷ lệ lên đến 84%, nữ giới chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ với 16%. Về trình độ học vấn, tất cả các cán bộ quản lý đều có trình độ đại học và chủ yếu trên đại học với 61% có trình độ sau đại học. Về thời gian tham gia cộng tác, cán bộ quản lý, điều hành được phỏng vấn có thâm niên công tác trong các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông từ 2 đến 5 năm là chủ yếu với tỷ lệ chiếm đến 47%, khoảng 20% cán bộ có thâm niên từ 5 đến 10 năm, cá biệt có khoảng 14% các cán bộ quản lý có thâm niên công tác hơn 10 năm, thậm chí 15, 20 năm. Các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông được khảo sát được tài trợ chủ yếu từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA với tỷ lệ 83% và từ Chính phủ Phần Lan với tỷ lệ 17%. Đây cũng chính là các nhà tài trợ chủ yếu với các dự án sử dụng ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam.
* Đối tượng khảo sát là người dân thụ hưởng
Kết quả khảo sát 52 đối tượng là người dân thụ hưởng các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam cho thấy các thông tin cơ bản về Giới tính, Trình độ, Nhà tài trợ dự án được thụ hưởng. Các đặc điểm cơ
bản của đối tượng người dân thụ hưởng được thể hiện qua các biểu đồ dưới đây:
Số lượng
63
37
Nữ
Nam
Trình độ
16
26
22
36
SĐH ĐH THPT Sơ cấp, trung cấp
Nhà tài trợ hiện nay
29
71
JICA CP Phần Lan
Nguồn: Kết quả dữ liệu khảo sát từ phần mềm SPSS
Biểu đồ 2.4: Đặc điểm đối tượng khảo sát là người dân thụ hưởng các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam
b. Đánh gia ́ định tính về hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thứctrong nganh thông tin truyền thông ở Việt Nam
CHV sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết quả dữ liệu khảo sát cán bộ quản lý dự án và người dân thụ hưởng đánh giá hiệu quả sử dụng ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam được thể hiện ở bảng 3.4 dưới đây:
Bảng 2.2: Tính phù hợp của các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thôn tin truyền thông
Nhận định cán bộ quản lý | Kết quả đánh giá | Biến mã hóa | Nhận định của người dân thụ hưởng | Kết quả đánh giá | |||
Trung bình | Độ lệch chuẩn | Trung bình | Độ lệch chuẩn | ||||
PH1CG | Mục tiêu dự án nhất quán với định hướng, mục tiêu phát triển trong thời gian tới của địa phương, khu vực, quốc gia? | 4,36 | 0,682 | PH1TH | Dự án đáp ứng được nhu cầu, kế hoạch phát triển trong thời gian tới của địa phương anh/chị? | 4,12 | 0,859 |
PH2CG | Bản quy hoạch tổng thể làm căn cứ cho việc xây dựng dự án này đã có trước thời điểm bắt đầu xây dựng? | 4,18 | 0,713 | PH2TH | Dự án phù hợp với nguyện vọng của anh/chị và người dân ở địa phương? | 4,14 | 0,843 |
PH3CG | Kế hoạch xây dựng và thiết kế được lập trước khi khởi công đã được sửa đổi nhiều lần cho tới trước khi hoàn thành công trình, sự thay đổi đó làm ảnh hưởng đến thời | 3,57 | 0,818 | PH3TH | Khi lập kế hoạch xây dựng dự án này đã tính đến các điều kiện mang tính địa phương liên quan đến khả năng ủng hộ hoặc phản đối dự án này? | 3,39 | 0,937 |
gian và tăng chi phí xây dựng công trình? | |||||||
PH4CG | Trong dự án này, mục tiêu của chính phủ Việt Nam là phù hợp với mục tiêu, tôn chỉ của các nhà tài trợ? | 4,16 | 0,647 | PH4TH | Trong quá trình thực hiện dự án, không có vấn đề hoặc ý kiến phản đối nào của người dân được đưa ra? | 2,94 | 0,961 |
PH5CG | Các đơn vị, ban ngành có liên quan và chính quyền địa phương sở tại phối hợp đồng bộ trong quá trình thực hiện dự án? | 3,96 | 0,779 | PH5TH | Các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương thường xuyên gặp gỡ, phối hợp trong quá trình thực hiện dự án? | 3,93 | 0,932 |
Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra được phân tích