mức phí cạnh tranh, để bước đầu thu hút được khách hàng, giúp cho nhà đầu tư làm quen cũng như hứng thú hơn với việc tham gia giao dịch các quyền chọn tập trung, đóng vai trò tích cực trong việc phát triển một thị trường giao dịch quyền chọn tập trung chính thức.
Các cơ quan nhà nước có liên quan, đặc biệt là Bộ Tài Chính cần phối hợp cùng các ngân hàng… bước đầu tiến hành các thử nghiệm ban đầu để tạo lập thị trường: đối với quyền chọn ngoại tệ, có thể lựa chọn các ngoại tệ được giao dịch nhiều như USD, EUR, JPY… để có thể được phát hành và niêm yết các quyền chọn dựa trên chúng. Người phát hành các quyền chọn này là các ngân hàng hoặc công ty chứng khoán. Các nhà đầu tư và những nhà xuất nhập khẩu có nhu cầu cũng sẽ giao dịch thông qua ngân hàng. Cơ quan giám sát, quản lý bao gồm cục quản lý ngoại hối, sẽ là người ra quyết định cho việc chấp thuận hay không các quyền chọn ngoại tệ này. Sở Giao Dịch và Trung Tâm Giao dịch cũng sẽ đóng vai trò giám sát, quản lý và công bố thông tin giao dịch như trên.
Tóm lại, việc ra đời một sàn giao dịch quyền chọn tập trung chính thức là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải hội đủ nhiều điều kiện thiết yếu phức tạp, khi mà thị trường quyền chọn phi tập trung đã tương đối phát triển ở Việt Nam. Đề tài chỉ phác họa sơ bộ các giải phát cho vấn đề này. Việc ra đời một sàn giao dịch quyền chọn tập trung chính thức sẽ đánh dấu một bước phát triển mới của TTTC Việt Nam.
2. Về phía ngân hàng thương mại
2.1. Các ngân hàng cần có định hướng kinh doanh cụ thể:
Các NHTM cần có định hướng kinh doanh hợp lí, cân đối mục tiêu, thị phần, uy tín và an toàn vốn. Chính sách khách hàng và các hoạt động marketing cần được xúc tiến hơn nữa nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh việc giải thích rõ đặc điểm và lợi ích của sản phẩm phải có chính sách giá cả dịch vụ hợp lí, vẫn phải đảm bảo về lãi nhưng lại kích thích được khách hàng
về mặt kinh tế. Bên cạnh đó NHTM có chiến lược mở rộng nghiệp vụ ra thị trường quốc tế, không chỉ đơn thuần là hoán đổi, kì hạn, quyền chọn mà còn chuyển sang dịch vụ mua bán chuyển đổi khác như nghiệp vụ tương lai quyền chọn
2.2. Nâng cao uy tín của các NHTM trên thị trường ngoại hối:
Uy tín của NHTM là yếu tố quan trọng khiến khách hàng quyết định tham gia giao dịch với ngân hàng, đặc biệt là tham gia giao dịch như hoán đổi, kì hạn, quuyền chọn ngoại tệ. Uy tín của ngân hàng khiến cho khách hàng có thể yên tâm và có cảm giác an toàn về rủi ro có thể phát sinh. Do đó để nâng cao hình ảnh của mình cũng như thu hút khách hàng tìm tới dịch vụ mới, các NHTM cần phải: Xây dựng thí điểm và đưa vào áp dụng mô hình tổ chức NHTM theo tiêu chuẩn quốc tế, tiến tới hình thành một số tập đoàn tài chính vững mạnh, có tiềm lực tài chính về vốn cũng như trang thiết bị khác. Tổ chức hoạt động ngân hàng ở vị trí thuận lợi, trụ sở đàng hoàng, ấn tượng tốt, trang thiết bị hiện đại đặc biệt là bộ phận kinh doanh ngoại hối. Tạo dựng phong cách dịch vụ văn minh, lịch sự và tận tình với khách hàng, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngân hàng để tránh tình trạng xảy ra những sai xót hoặc nhầm lẫn không đáng có.
2.3. Không ngừng nâng cao, cải thiện trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng:
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Các Loại Ngoại Tệ Tham Gia Trên Thị Trường :
- Các Quy Định Cụ Thể Liên Quan Tới Hoạt Động Ngoại Hối Phái Sinh Tại Việt Nam
- Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Giao Dịch Ngoại Hối Phái Sinh Tại Việt Nam:
- Triển khai các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối - kinh nghiệm từ Trung Quốc và các giải pháp phát triển cho Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Các NHTM phải có các biện pháp bồi dưỡng, đào tạo và trang bị đầy đủ cho nhân viên về kiến thức nghiệp vụ để khi tiến hành nghiệp vụ ngoại hối phái sinh được linh hoạt, nhanh chóng, tạo sự tin tưởng cho khách hàng, mặt khác còn có thể thuyết phục, giới thiệu tư vấn cho khách hàng lựa chọn các sản phẩm này.
Ngoài ra các ngân hàng còn phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực theo hướng:
- Tuyển dụng cán bộ lao động trẻ và bố trí sắp xếp nhân viên theo đúng sở trường và năng lực của họ. Với yêu cầu phát triển nghiệp vụ và công nghệ theo hướng hiện đại, việc đào tạo càn bộ kết hợp việc đào tạo lại cán bộ hiện đang có, bồi dưỡng kịp thời về kiến thức nghiệp vụ mới, đào tạo chuyên sâu cho nhân viên trực tiếp tham gia vào giao dịch hoán đổi ngoại hối phái sinh song song với việc bồi dưỡng cán bộ quản lí.
- Đa dạng hóa các kênh và phương thức đào tạo. Tăng cường hợp tác giữa các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước với các bộ, ngành trung ương và địa phương...
- Khuyến khích thu hút và trọng dụng các chuyên gia lĩnh vực ngoại hối trình độ cao từ các tổ chức, quốc gia trong khu vực và thế giới vào làm việc tại Việt Nam.
- Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất. Thông qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho khách hàng của mình hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối.
2.4. Khai thác triệt để các nguồn ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối:
Các NHTM cần phải không ngừng khai thác triệt để các nguồn ngoại tệ, nhằm bổ sung liên tục các nguồn ngoại tệ dự trữ bởi nếu lượng ngoại tệ nằm trong tay quá mỏng các NHTM không thể phát triển quy mô giao dịch các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh. Các nguồn ngoại tệ có thể khai thác đối với các NHTM bao gồm: Nguồn thu xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ; nguồn ngoại tệ tiền mặt nắm giữ trong dân cư, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hàng năm; ngoại tệ của các chi nhánh cùng hệ thống và các NHTM khác. Để khai thác triệt để nguồn ngoại tệ trên các NHTM cần có chính sách đối với từng nguồn vốn, thông qua lãi suất và tỷ giá. Mặt khác cũng cần phải tăng
cường liên kết chặt chẽ với nhau, cung cấp cho thị trường một cách đồng bộ nhằm “bọc lót”, “bù trừ” rủi ro cho nhau để cùng phát triển.
2.5. Thực hiện chính sách giá cả hợp lí đối với khách hàng:
Giá cả và chất lượng là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định việc lựa chọn tiền tệ đối với khách hàng. Chính sách giá cả hợp lí phải có sự linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể, như khách hàng quen thuộc hay khách hàng lần đầu giao dịch với ngân hàng…
Cần tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giá vừa giúp cho khách hàng hiểu biết về các công cụ phái sinh ngoại hối. Phát triển các công cụ phái sinh và thị trường phái sinh là giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
Khi sử dụng các công cụ phái sinh doanh nghiệp có được sự lựa chọn về tỷ giá mong muốn. Mặt khác, cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng.
2.6. Về phương tiện, thiết bị.
Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones News hay Metastock, cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và công cụ quyền chọn ngoại hối, công cụ tương lai ngoại hối nói riêng.
IV. KIẾN NGHỊ ĐỂ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM
1. Đối với các cơ quan chính phủ:
Luật pháp đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực thi và thúc đẩy thị trường ngoại hối nói chung và thị trường ngoại hối phái sinh nói riêng phát triển lành mạnh. Do đó, các cơ quan chính phủ nên học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước về những quy định, nghị định pháp luật, kết hợp điều kiện thực tế trên thị trường Việt Nam để đưa ra quy đinh hợp lí phù hợp sự phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, các cơ quan chính phủ nên dỡ bỏ dần quy định về điều kiện được tham gia kinh doanh trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng, giúp đẩy mạnh số lượng và giá trị giao dịch trên thị trường. Hơn thế nữa, các cơ quan chính phủ nên có kế hoạch mở rộng kì hạn giao dịch hoán đổi ngoại hối, giúp nhà đầu tư có những lựa chọn phòng ngừa rủi ro trong dài hạn, chứ không dừng lại ở kì hạn 1 năm như hiện nay.
2. Đối với NHNN:
Mặc dù có thể nói trong thời gian qua, NHNN có vai trò quan trọng trong việc điều hành quản lí chính sách tiền tệ Việt Nam thông qua tỷ giá hối đoái, có những sự hỗ trợ kịp thời ổn định sự phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, giảm phát đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng tài chính diễn ra trong thời gian vừa qua, hỗ trợ to lơn đối với doanh nghiệp tránh được rủi ro tài chính nói chung và rủi ro hối đoái nói riêng. Tuy nhiên, chính sách neo tỷ giá với biên độ giao động nhỏ là nguyên nhân phần nào kìm hãm sự phát triển thị trường ngoại hối phái sinh Việt Nam. Vì vậy, đề nghị NHNN cần tiếp tục học hỏi kinh nghiệm về việc quản lí tỷ giá trên thị trường từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, vận dụng khéo léo phù hợp tình hình thị trường trong nước. Đặc biệt, NHNN cần xây dựng một thị trường ngoại hối mạnh, có đầy đủ các chức năng như các sở giao dịch và thị trường OTC.
3. Các ngân hàng thương mại:
Các NHTM chính là thành viên tham gia tích cực vào hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh trên thị trường Việt Nam. Vì vậy, để có thể phát triển thị trường, các NHTM cần phải đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, không chỉ dừng lại ở hoán đổi, kì hạn hay quyền chọn ngoại hối mà họ cần đầu tư trang bị kĩ thuật dần tiến tới phát triển nghiệp vụ tương lai phái sinh giúp nhà đầu tư có sự lựa chọn đa dạng trong việc phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh đó, NHTM có chính sách đào tạo cán bộ nhân viên về loại hình nghiệp vụ này vì đây chính là đội ngũ tiếp xúc với khách hàng, giải thích thuyết phục họ mua sản phẩm này. Và hơn hết, các NHTM cần phải sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tích cực hơn bao giờ hết và phải có kiến nghị với NHNN để phát triển thị trường ngoại hối nói chung và thị trường ngoại hối phái sinh nói riêng.
4. Các doanh nghiệp
Nghiệp vụ phái sinh ngoại hối là công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả đối với các doanh nghiệp XNK tại Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có kế hoạch tìm hiểu và nâng cao hiểu biết về loại hình nghiệp vụ nói trên, sử dụng một cách tích cực trong việc phòng ngừa rủi ro. Và trên hết, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một hệ thống phòng ngừa rủi ro bên trong doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong việc đánh giá rủi ro tỷ giá nói riêng và rủi ro tài chính nói chung, điều đó giúp cho doanh nghiệp có sự nhìn nhận và đánh giá rõ ràng những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường ngoại hối phái sinh. Chỉ có như thế, doanh nghiệp mới có thể trở thành thành viên tích cực tham gia thị trường ngoại hối phái sinh tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Để thị trường ngoại hối Việt Nam nhanh chóng phát triển và hoàn thiện, tiến tới hội nhập với các thị trường ngoại hối khu vực và thế giới, đòi hỏi rất nhiều thời gian và nỗ lực không chỉ từ phía các NHNN- là người tổ chức, điều hành thị trường; các NHTM- là những thành viên chủ yếu trên thị trường mà còn cả chủ thể khác tham gia giao dịch trên thị trường này.
Có thể thấy hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay rất nghèo nàn và đơn điệu, loại hình giao dịch hạn chế, hầu hết là các nghiệp vụ giao ngay, còn nghiệp vụ kì hạn, hoán đổi và quyền chọn hầu như được thực hiện, mặc dù đây là công cụ ngoại hối phái sinh từ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối giao ngay có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tiễn. Vì vậy, qua việc tìm hiểu thực trạng tiến hành giao dịch ngoại hối phái sinh tại thị trường ngoại hối phái sinh Trung Quốc, em nhận thấy cả 2 thị trường đều có điểm chung: thị trường mới ra đời, số lượng giao dịch còn thấp, ngăn cản pháp luật còn cao và sự hiểu biết của người dân còn hạn chế. Cho nên, từ sự phát triển thị trường ngoại hối phái sinh Trung Quốc, em mạnh dạn đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế tại thị trường ngoại hối phái sinh Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phái sinh ngoại hối, đẩy nhanh tiến trình hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế trên cơ sở mục tiêu chiến lược của ngành ngân hang trong thời gian tới.
Hi vọng rằng những giải pháp được trình bày trong khoá luận phù hợp vơi thực tiễn ở Việt Nam và cho thấy xu hướng phát triển tương lai của thị trường ngoại hối nước nhà, nhanh chóng mở rộng và nâng cao giao dịch hoán đổi ngoại hối, kì hạn và quyền chọn, tiến tới thực hiện ngoại hối phái sinh tương lai, đảm bảo đầy đủ 5 loại nghiệp vụ cơ bản truyền thống trên thị trường ngoại hối, từ đó hoàn thiện dần thị trường với các nghiệp vụ kinh doanh đa dạng và phức tạp hơn.
DANH MỤC VIẾT TẮT 0
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- GS, NGƯT. Đinh Xuân Trình ( 2006), Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
- Nguyen Tran Phuc ( September 2009), Implications of exchange rate policy for foreign exchange market development: VietNam, 1986-2008, Australia http://www.pdfqueen.com/html/aHR0cDovL3d3dy5idXNpbmVzcy51d2EuZWR1LmF1L19fZGF0YS9hc3NldHMvcGRmX2ZpbGUvMDAxMy81MjA0 MTEvTmd1eWVuLF9UcmFuX1BodWNfWF9NYXJrZXRfUGFwZXJfLV9
QZXJ0aF9Db25mZXJlbmNlXzA0XzA5XzIwLnBkZg==-
- PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
- Saga, Thực trạng thị trường quyền chọn ngoại tệ và chứng khoán ở Việt Nam hiện nay, 29/1/2009, 01:49PM, http://phochungkhoan.com.vn/forum/showthread.php?t=537
- TS. Nguyễn Đại Lai (2007), Xu hướng phát triển thị trường các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam, 26/11/2007, 02:45 PM, http://home.sinhviennganhang.com/news-4588/Xu-HUOng-PhAt-TriEn-ThI- TrUOng-CAc-COng-CU-TAi-ChInh-O-Vn.html
- ThS. Phạm Thị Hoàng Anh(2008) ,Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam, http://www.slideshare.net/www.bantinsom.com/cong-cu-phai-sinh-tien-te
- Vietinbank (2008), Điều kiện phát sinh các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam , 10/09/2008, 02:30 PM,
http://www.slideshare.net/www.bantinsom.com/cong-cu-phai-sinh-tien-te
- China Foreign Exchange System & National Interbank Funding Center (2009), Performance of China’s interbank Market in H1 2009, 29/10/2009, http://www.chinamoney.com.cn/column/english/marketview/index.html