Mô Hình Trí Tuệ Cảm Xúc Ei97 Của J.mayer Và P.salovey


Daniel Goleman (2007), Trí tuệ cảm xúc, ứng dụng trong công việc

[14] đã tập trung về trí tuệ cảm xúc như là mảng sâu rộng các năng lực và kỹ năng điều khiển hiệu suất lãnh đạo. Mô hình này phác thảo cấu thành trí tuệ cảm xúc gồm bốn thành tố chính:

Một là, tự nhận thức (Self - awareness): khả năng đọc các cảm xúc và nhận ra ảnh hưởng của cảm xúc để hướng đến các quyết định.

Hai là, tự quản lý (Self - management): bao gồm điều khiển các cảm xúc, kích thích và thích nghi để thay đổi hoàn cảnh.

Ba là, nhận thức xã hội (Social Awareness): khả năng cảm nhận, hiểu và phản ứng với các cảm xúc của người khác khi nhận thức cơ cấu tổ chức và các mối quan hệ.

Bốn là, quản lý mối quan hệ (Relationship Management): khả năng truyền cảm hứng, gây ảnh hưởng và phát triển các kỹ năng phát triển con người, xây dựng mối quan hệ và khả năng quản lý xung đột [14, tr.89].

Một số luận án nghiên cứu trước đây cho rằng Goleman quan niệm trí tuệ cảm xúc theo mô hình hỗn hợp khác với các xu hướng còn lại, cho rằng trí tuệ cảm xúc theo mô hình năng lực hoặc gồm những đặc điểm tính cách. Theo chúng tôi, Goleman tiếp cận cấu thành trí tuệ cảm xúc gắn với những hoạt động cụ thể, có điểm tương đồng với hoạt động mà cán bộ điều tra làm. Ông cho rằng có những yếu tố liên quan mật thiết đến năng lực cảm xúc và tạo nên trí tuệ cảm xúc.

Peter Salovey, J.Mayer & David J.Sluyter (1997), Phát triển trí tuệ và trí tuệ cảm xúc [95] công bố mô hình EI được chỉnh sửa và tinh lọc (EI97), giới hạn EI thành khái niệm năng lực trí tuệ (mantal ability concept) và tách biệt nó với những đặc điểm nhân cách cảm xúc xã hội truyền thống. EI97 ít tập trung vào nhánh sử dụng xúc cảm của EI90 và thêm một nhánh mới liên quan đến sự biểu hiện xúc cảm là tư duy về xúc cảm. Trong mô hình EI97, các tác giả định nghĩa EI như một tổ hợp năng lực xúc cảm có thể chia thành bốn loại hay bốn nhánh theo cách gọi của họ.


Tạo điều kiện xúc cảm cho suy nghĩ

Hiểu và phân tích xúc cảm; sử dụng những tri thức xúc cảm

Điều chỉnh xúc cảm một cách có suy nghĩ nhằm tăng cường sự phát triển XC và TT

EI

Những xúc cảm thúc đẩy suy nghĩ bằng cách hướng sự quan tâm chú ý vào những thông tin quan trọng

Những xúc cảm tiềm tàng và đủ mạnh mẽ sống động có thể bộc phát nhằm giúp cho việc đánh giá và ghi nhớ có liên quan đến cảm giác

Những giao động tâm trạng cảm xúc làm một người thay đổi từ lạc quan sang bi quan, thúc đẩy việc xem xét các cách nhìn nhận khác nhau

Tình trạng xúc cảm tác động đến cách giải quyết các vấn đề cụ thể, chẳng hạn khi hạnh phúc thì thúc đẩy suy luận logic và sáng tạo

Nhận thức, đánh giá và biểu lộ xúc cảm



Năng lực nhận biết xúc cảm qua tình trạng thể chất, cảm giác và suy nghĩ của con người



Năng lực nhận biết xúc cảm của người khác, trong những thiết kế, tác phẩm nghệ thuật,... qua ngôn ngữ, âm thanh, diện mạo và

hành vi



Năng lực thể hiện xúc cảm chính xác và thể hiện những nhu cầu liên quan đến xúc cảm đó



Năng lực phân biệt sự biểu hiện xúc cảm chân thật hay không chân thật, chính xác hay không chính xác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an - 9








Năng lực xác định xúc cảm và nhận biết mối quan hệ giữa ngôn từ và xúc cảm chẳng hạn như mối quan hệ giữa yêu và thích


Năng lực giải thích ý nghĩa mà xúc cảm truyền đạt liên quan đến những mối quan hệ, chẳng hạn như nỗi buồn thường đi liền với sự mất mát


Năng lực thấu hiểu những xúc cảm phức tạp: xúc cảm yêu ghét đồng thời hoặc xúc cảm pha trộn chẳng hạn như sự kinh sợ là sự kết hợp của sợ hãi

và ngạc nhiên


Năng lực nhận thức được những chuyển đổi xúc cảm có thể xảy ra, chẳng hạn như sự chuyển đổi từ giận dữ sang thoả mãn,...


Năng lực loại bỏ hoặc tách biệt xúc cảm một cách có suy nghĩ, phụ thuộc vào thông tin mà xúc cảm đó mang lại hoặc việc sử dụng xúc cảm đó


Năng lực điều chỉnh xúc cảm liên quan tới bản thân và những người khác một cách có suy nghĩ, chẳng hạn nhận thức được những xúc cảm đó rõ ràng, đặc trưng, có sức ảnh hưởng hoặc hợp lý


Năng lực kiểm soát xúc cảm của bản thân và người khác bằng cách điều chỉnh xúc cảm tiêu cực và thúc đẩy cảm xúc dễ chịu mà không cần kìm nén hay thổi phồng những thông tin mà nó biểu đạt


Sơ đồ 2.1. Mô hình trí tuệ cảm xúc EI97 của J.Mayer và P.Salovey


Dựa vào các mô hình về cấu trúc trí tuệ cảm xúc như trên và căn cứ vào khái niệm trí tuệ cảm xúc đã nêu, trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định trí tuệ cảm xúc của điều tra viên Cục An ninh điều tra được xác lập phỏng theo theo cấu trúc mà tác giả J. Mayer và P. Salovey đề xuất, theo đó biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên như sau:

2.3.1.1. Năng lực nhận biết cảm xúc của điều tra viên Cục An ninh điều tra Bộ Công an

Năng lực nhận biết cảm xúc của điều tra viên là khả năng điều tra viên có thể đưa ra những nhận định chính xác về cảm xúc của đối tượng hay các lực lượng có liên quan cũng như có biết cảm xúc của chính bản thân mình.

Nhận biết cảm xúc là thành phần cơ bản của trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an bởi lẽ không gọi được tên các cảm xúc, không nhận biết đúng bản chất của nó thì điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an sẽ không phân biệt được một cách chính xác một cảm xúc này với một cảm xúc khác. Do đó, những kỹ năng khác, mà đặc biệt là trong các kỹ năng liên quan đến giao tiếp sẽ không đạt được hiệu quả tích cực. Nhận biết cảm xúc sẽ giúp cho điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an biết được những nhu cầu, nguyện vọng,… của đối tượng và đối tác đã được thoả mãn chưa. Sự nhận diện cảm xúc sẽ dẫn đường cho điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an có sự điều chỉnh, kiểm soát những cảm xúc, hành vi của chính họ nhằm giúp điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an thành công trong công việc.

Ở điều tra viên Cục An ninh điều tra Bộ Công an năng lực này bộc lộ ở khả năng phát hiện, giải mã những cảm xúc trên gương mặt thực, tranh ảnh, giọng nói. Khía cạnh này bao gồm năng lực nhận thức được cảm xúc của mình cũng như cảm xúc của đối tượng, đồng nghiệp và đối tác, cũng như đánh giá được sự ảnh hưởng của cảm xúc như thế nào đến hiệu quả công việc. Điều này có nghĩa là điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an phải nhận biết được thời điểm xuất hiện và nguyên nhân của cảm xúc, nhận thức được mối quan hệ giữa tình cảm và suy nghĩ, giữa lời nói và làm việc của bản thân cũng như của các lực


lượng có liên quan, mà nhấn mạnh ở đây là đối tượng và đối tác của họ. Nhận biết cảm xúc này của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an thông qua các con đường như ngôn ngữ, hành vi, nét mặt… và các tín hiệu cơ thể khác. Để thực hiện tốt các công việc dựa trên hoạt động giao tiếp như đã phân tích ở trên, điều quan trọng trong nhận biết cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an là phải nhận ra được sự khác biệt giữa những biểu lộ cảm xúc có thật và biểu bộ cảm xúc miễn cưỡng hoặc giả tạo. Biểu hiện năng lực nhận biết cảm xúc của điều tra viên Cục An ninh điều tra Bộ Công an:

- Nhận biết được cảm xúc ưu trội của bản thân khi đối mặt với tình huống xảy ra;

- Nhận biết mối quan hệ giữa ngôn ngữ và cảm xúc của đối tượng;

- Nhận biết mối quan hệ giữa cảm xúc và hành vi của đối tượng điều tra;

- Nhận biết được cảm xúc phức hợp của đối tượng khi tham gia giao tiếp;

- Nhận biết được sự chuyển đổi cảm xúc của đối tượng điều tra;

- Nhận thức được cảm xúc của bản thân trong một tình huống điều tra;

- Đánh giá được trạng thái cảm xúc của đối tượng qua hành vi, điệu bộ, cử chỉ.

Tóm lại, một điều tra viên có năng lực nhận biết cảm xúc là có thể đọc được các cảm xúc của mình và của người khác một cách rõ ràng, chính xác cũng như thể hiện, biểu lộ những cảm xúc hợp lý về mặt xã hội. Bên cạnh đó, nhận biết cảm xúc ở điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an còn thể hiện ở việc hiểu rõ sự ảnh hưởng cảm xúc của bản thân và của người khác đến hiệu quả công việc như thế nào trong quá trình làm việc. Đồng thời, điều này cũng nói lên phần nào khả năng tự đánh giá của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an về những ưu, hạn chế trong cảm xúc để phát huy cảm xúc có lợi và hạn chế cảm xúc gây cản trở, khó khăn trong hợp tác.

2.3.1.2. Năng lực thấu hiểu cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an

Năng lực thấu hiểu cảm xúc của điều tra viên là khả năng điều tra viên nắm bắt được tâm tư tình cảm của bản thân cũng như đặt mình vào vị trí của người khác, hiểu được những gì người khác suy nghĩ và đồng cảm với cảm xúc của họ.


Trong hoạt động điều tra, việc điều tra viên thấu hiểu cảm xúc có vai trò vô cùng quan trọng. Điều này sẽ thu ngắn khoảng cách giữa điều tra viên và đối tượng cũng như các lực lượng có liên quan bởi sự đồng cảm cũng như nắm bắt được tâm tư, tình cảm của nhau. Chính vậy mà hoạt động điều tra sẽ có hiệu quả cao hơn.

Năng lực thấu hiểu cảm xúc của điều tra viên thể hiện ở chỗ hiểu được những loại cảm xúc nào là tương tự, là đối nghịch hay sự pha trộn giữa các loại cảm xúc. Hiểu biết cảm xúc của điều tra viên liên quan đến khả năng thấu hiểu các ngôn ngữ cảm xúc, hiểu rõ mối quan hệ phức tạp giữa các cảm xúc. Thành phần này liên quan đến khả năng hiểu, thấu hiểu, tôn trọng, thúc đẩy và truyền cảm xúc để khích lệ, an ủi những người xung quanh. Hiểu biết cảm xúc thể hiện ở chỗ điều tra viên hiểu cảm xúc, tình cảm của bản thân, nhưng nhấn mạnh ở việc điều tra viên hiểu biết cảm xúc và tình cảm của đối tượng, bị can, người làm chứng; để tâm và lắng nghe những mối quan tâm, cảm xúc của họ, hiểu được nhu cầu, mong muốn được phát triển của đối tượng và nâng đỡ các khả năng phát triển đó. Theo

D. Goleman (2007), Trí tuệ cảm xúc, ứng dụng trong công việc [14]: “Không hiểu được những cảm xúc của chính bản thân mình hay không ngăn cản được việc chúng làm ngập tràn lòng ta thì chúng ta sẽ rơi vào tình trạng hoàn toàn không hiểu được tâm trạng của người khác” [14, tr.230].

Trong quan hệ với đối tượng, điều tra viên có hiểu biết cảm xúc cao thường có khả năng phán đoán, nhận ra và đáp ứng ở chừng mực tốt nhất những nhu cầu và mong muốn của họ. Ngoài ra, cá nhân điều tra viên còn biết nuôi dưỡng các cơ hội thông qua các mối quan hệ của bản thân với các đối tác trong chừng mực nhất định, khía cạnh này thể hiện ở khả năng nhận ra và hiểu được các dòng cảm xúc của đối tượng, đối tác để có hành vi ứng xử phù hợp. Biểu hiện năng lực thấu hiểu cảm xúc của điều tra viên Cục An ninh điều tra Bộ Công an:

- Hiểu rõ cảm xúc của bản thân trong tình huống điều tra;

- Hiểu rõ cảm xúc nào đang “xâm chiếm” đối tượng trong tình huống điều tra;


- Hiểu rõ diễn biến cảm xúc của đối tượng trong tình huống điều tra;

- Hiểu rõ tâm trạng phức hợp của đối tượng trong tình huống điều tra;

- Đưa mình vào cảm xúc tích cực để nhìn nhận tình huống xảy ra dưới nhiều góc độ.

Tóm lại, để điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an có thể cảm nhận, thấu cảm, đồng cảm với những cảm xúc của bản thân, đối tượng, đối tác,…trước hết điều tra viên cần có khả năng tự nhận thức, “đọc” được cảm xúc và phân biệt được các dấu hiệu bản chất của bản thân và đối tượng, bị can, người làm chứng hay những lực lượng có liên quan. Hiểu được cảm xúc còn đòi hỏi điều tra viên phải gạt sang một bên những cảm xúc riêng của bản thân để có thể tiếp nhận và phân biệt một cách rõ ràng những tín hiệu cảm xúc của người khác để đưa ra những hành vi, ứng xử và quyết định khéo léo, thông minh. Từ đó, điều tra viên có thể đạt được những kết quả tốt trong hoạt động nghề nghiệp.

2.3.1.3. Năng lực vận dụng cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an

Năng lực vận dụng cảm xúc của điều tra viên là khả năng điều tra viên linh hoạt sử dụng những cảm xúc của mình trong quá trình tiếp xúc với đối tượng nhằm đạt được hiệu quả của hoạt động điều tra.

Việc vận dụng cảm xúc sẽ giúp cho điều tra viên luôn có cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Không chỉ vậy, điều này giúp cho điều tra viên luôn làm chủ mọi tình huống, tránh bị rơi vào thế bị động; hạn chế những thất bại không đáng có trong hoạt động điều tra.

Năng lực vận dụng cảm xúc của điều tra viên thể hiện rõ trong việc sử dụng cảm xúc trong suy nghĩ cũng như giải quyết các vấn đề, tình huống phát sinh trong công việc. Nói một cách cụ thể hơn, năng lực này thể hiện ở việc cảm xúc hỗ trợ tư duy, hành động một cách có hiệu quả và giúp cho óc phán đoán, trí nhớ của điều tra viên hoạt động hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu của nhà thần kinh học Antonio Damasio chỉ ra rằng


những cảm xúc là nền tảng của việc đưa ra những quyết định đúng đắn. Theo ông, cảm xúc hoạt động như là những hướng dẫn bên trong và giúp chúng ta kết nối với những dấu hiệu khác mà dấu hiệu này cũng có thể hướng dẫn những cảm xúc. Điều tra viên có trí tuệ cảm xúc có thể sử dụng tối đa năng lực cảm xúc trong việc đưa ra những quyết định đúng đắn. Năng lực này ở điều tra viên còn thể hiện ở việc cân nhắc để phân biệt cảm xúc với ý nghĩ và làm cho cảm xúc định hướng có chủ ý.

Các cảm xúc có thể hạn chế hoặc tăng thêm năng lực suy nghĩ và hoạch định của điều tra viên để đạt tới mục đích lâu dài, giải quyết các vấn đề… Điều tra viên biết sử dụng cảm xúc của bản thân một cách có ý thức có thể làm tăng năng lực tư duy uyển chuyển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết các ý tưởng, cho phép khám phá ra những mối liên hệ, dự đoán được hệ quả các quyết định… Vì thế, năng lực giải quyết vấn đề của họ sẽ dễ dàng hơn dù là những vấn đề lý thuyết hay vấn đề trong công việc. Điều tra viên có năng lực “cảm xúc hoá” tư duy nhận thức được rằng một sự thay đổi trong trạng thái cảm xúc có thể làm nảy sinh các loại năng lực giải quyết vấn đề khác nhau. Sự thay đổi cảm xúc có thể làm ảnh hưởng đến trí nhớ, óc phán đoán và cách giải quyết vấn đề của điều tra viên. Biểu hiện năng lực vận dụng cảm xúc của điều tra viên Cục An ninh điều tra Bộ Công an:

- Vận dụng kinh nghiệm đã có tìm ra cách giải quyết hiệu quả cho tình huống hiện tại;

- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục hiệu quả khiến đối tượng sẵn sàng chia sẻ, khai báo thành khẩn;

- Có cách thức tác động hiệu quả đến người thân của đối tượng tạo thuận lợi cho điều tra;

- Biết huy động cảm xúc có lợi để bản thân suy nghĩ tích cực;

- Biết huy động cảm xúc có lợi để nhìn nhận sự việc một cách đa chiều;

- Biết huy động cảm xúc có lợi để tìm ra biện pháp giải quyết mâu thuẫn hiệu quả;


- Biết tìm ra phương tiện để giải toả cảm xúc tiêu cực của bản thân.

Tóm lại, năng lực vận dụng cảm xúc của điều tra viên là năng lực vận dụng tốt các trạng thái cảm xúc bên trong của bản thân, giúp cho họ chịu trách nhiệm về các hành vi của mình, linh hoạt trong việc giải quyết các vấn đề, nhất là các vấn đề nảy sinh trong điều kiện hoàn cảnh thay đổi.

2.1.3.4. Năng lực điều khiển cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an

Năng lực điều khiển cảm xúc của điều tra viên là việc điều tra viên chủ động sử dụng cảm xúc của mình trong các mối quan hệ hay các tình huống điều tra xảy ra.

Trong mối quan hệ với đối tượng, hay những người có liên quan đến hoạt động điều tra,... điều tra viên không chỉ có hành vi, ứng xử hợp lý, đúng mực với đối tượng, hoàn cảnh mục đích mà những biểu hiện đó phải hài hoà, phù hợp với những biểu lộ của cảm xúc. Điều này phản ánh sự tham gia của ý thức trong việc điều khiển cảm xúc của điều tra viên. Năng lực này thể hiện tính chủ động, chủ định của cá nhân trong kiểm soát cảm xúc, do đó nó rất quan trọng và có ích nếu cá nhân biết sử dụng đúng lúc và phù hợp. Theo J. Mayer và P. Salovey: “Sự kiểm soát các cảm xúc - tức là có thể trì hoãn sự thoả mãn ham muốn của mình và đè nén xung lực - là cơ sở của mọi sự hoàn thiện”. Theo D. Goleman (2002), Trí tuệ cảm xúc: Làm thế nào để những cảm xúc của mình thành trí tuệ [13] cho rằng thực chất điều khiển cảm xúc là bao hàm các kỹ năng xã hội, trong đó có những kỹ năng được đề cao như: “lắng nghe một cách cởi mở, biết chia sẻ, đồng cảm, khuyến khích động viên người khác, hợp tác và làm việc với những con người đến từ các nền văn hoá khác nhau để cùng học tập và chia sẻ lợi ích” [13, tr.83].

Điều khiển cảm xúc không chỉ ở bản thân điều tra viên mà còn phải điều chỉnh cảm xúc của người khác như an ủi, động viên, xoa dịu, làm giảm các trạng thái tiêu cực hay giúp những người có liên quan đến hoạt động điều tra… thoát khỏi trạng thái bất ổn, bốc đồng, nhất thời như biết cách kích thích các cảm xúc

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 14/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí