tiêu cực. Biết cách an ủi, nâng đỡ tinh thần cho họ trong quá trình điều tra vụ án là một kỹ năng rất cần thiết và hữu ích mà một điều tra viên cần có.
Năng lực điều khiển cảm xúc của điều tra viên còn được biểu hiện khi điều tra viên sử dụng cách thức tác động tâm lý nhằm tăng cường cảm xúc của bị can, của những người tham gia hoạt động điều tra có thái độ khai báo gian dối,... nhằm giúp cơ quan điều tra thu thập được chứng cứ, tài liệu có giá trị về vụ án. Biểu hiện năng lực điều khiển cảm xúc của điều tra viên Cục An ninh điều tra Bộ Công an:
- Điều khiển cảm xúc bản thân theo hướng tích cực trong các tình huống điều tra;
- Biết cách lan truyền cảm xúc tích cực của bản thân đến đối tượng điều tra;
- Giúp đỡ, hướng dẫn có hiệu quả đối tượng điều tra thoát khỏi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực;
- Trong các tình huống điều tra có thể chủ động thể hiện cảm xúc;
- Có thể gạt bỏ cảm xúc bất lợi của cá nhân trong hoạt động điều tra;
- Nhanh chóng tìm ra cách thoát khỏi tâm trạng tiêu cực của bản thân;
- Bình tĩnh, chủ động trước bất kỳ tình huống điều tra xảy ra.
Có thể bạn quan tâm!
- Trí Tuệ Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
- Trí Tuệ Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
- Mô Hình Trí Tuệ Cảm Xúc Ei97 Của J.mayer Và P.salovey
- Các Thuộc Tính Tâm Lý Nhân Cách Của Điều Tra Viên
- Hoạt Động Và Giao Tiếp Trong Thực Tiễn Hoạt Động Điều Tra Của Điều Tra Viên
- Giai Đoạn 1: Xây Dựng Cơ Sở Luận Án Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
Tóm lại, biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên bao gồm năng lực nhận biết cảm xúc của điều tra viên, năng lực thấu hiểu cảm xúc của điều tra viên, năng lực vận dụng cảm xúc của điều tra viên và năng lực điều khiển cảm xúc của điều tra viên thể hiện trong công việc của chính họ, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của điều tra viên trong hoạt động nghề nghiệp.
Các biểu hiện trong cấu trúc trí tuệ cảm xúc của điều tra viên phát triển từ thấp đến cao, mức độ cao nhất của trí tuệ cảm xúc là năng lực điều khiển cảm xúc, bao gồm năng lực điều chỉnh cảm xúc của chính bản thân điều tra viên và của người khác. Các năng lực trí tuệ cảm xúc có mối quan hệ biện chứng, đan xen và hoà quyện vào nhau, chúng là nền tảng của nhau. Một điều tra viên thật sự có trí tuệ cảm xúc ít nhất phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt giữa các năng lực đó. Tuy nhiên, cần lưu ý là mỗi điều tra viên có những biểu hiện ở các năng lực trí tuệ cảm xúc khác nhau. Đơn cử như một
điều tra viên có năng lực nhận biết cảm xúc nhạy bén nhưng không có năng lực điều chỉnh, kiểm soát cảm xúc của bản thân. Mức độ biểu hiện các nội dung cụ thể trong từng năng lực trí tuệ cảm xúc cũng khác nhau, cụ thể như một số điều tra viên có thể chế ngự sự lo lắng của bản thân nhưng không biết làm dịu những lo lắng của người khác.
Trong luận án chúng tôi căn cứ vào các biểu hiện nêu trên làm tiêu chí để xác định biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an.
Các biểu hiện này được nhìn nhận và đánh giá trong hoạt động nghề nghiệp của họ. Những công việc hàng ngày, những trách nhiệm cụ thể, những quyền hạn được thực thi hay những chiến lược xử lý công việc của cá nhân điều tra viên sẽ là những cơ hội hay những hoàn cảnh trí tuệ cảm xúc của điều tra viên được bộc lộ và thể hiện rõ. Dựa trên việc đánh giá từng thành phần này của trí tuệ cảm xúc ở điều tra viên sẽ có thể đo lường được mức độ trí tuệ cảm xúc của họ hay chỉ số EQ của họ. Lẽ đương nhiên, việc đánh giá này cần được thực hiện dựa trên những công cụ đo mang tính khách quan và hữu dụng. Mức độ trí tuệ cảm xúc của điều tra viên tốt hay không phụ thuộc vào các năng lực cụ thể đã đề cập trên xét ở bình diện khái quát cũng như cụ thể. Đó chính là việc xem xét chỉ số EQ đo được tổng thể cũng như con số tìm được ở từng năng lực thành phần của trí tuệ cảm xúc ở điều tra viên đã được xác lập như chỉ báo nghiên cứu.
Hiện nay có nhiều trắc nghiệm được dùng để đo trí tuệ cảm xúc. Xuất phát từ mô hình trí tuệ cảm xúc theo kiểu thuần năng lực hay hỗn hợp mà các trắc nghiệm trí tuệ cảm xúc được thiết kế tương ứng. Trong đó, trắc nghiệm MSCEIT của John Mayer, Peter Salovey và David Caruso, version 2.0, 2002, dành cho người lớn từ 16 tuổi trở lên. MSCEIT là một loại trắc nghiệm được thiết kế để đo bốn nhánh EI theo mô hình thuần năng lực của Mayer và Salovey (1997) bao gồm: nhận biết cảm xúc, cảm xúc hoá tư duy, hiểu biết cảm xúc và điều khiển, kiểm soát cảm xúc. MSCEIT là thang đo nhằm đo lường cách thức nào con người thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải quyết các
vấn đề cảm xúc. Mặt quan trọng nhất của các bài kiểm tra như MSCEIT là nó không yêu cầu người ta báo cáo trình độ của mình. Chúng tôi chọn MSCEIT làm thang đo lường trí tuệ cảm xúc trong đề tài này. Bên cạnh đó, việc khảo sát trí tuệ cảm xúc của điều tra viên nên được thực hiện bằng những công cụ đo gắn liền với nghề nghiệp nên hướng nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của điều tra viên bằng một công cụ đặc thù cũng được triển khai.
2.3.2. Mức độ trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
Dựa trên các biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an, đồng thời trên cơ sở phân bố điểm chuẩn và độ lệch chuẩn về mức độ trí tuệ cảm xúc, chúng tôi đánh giá mức độ trí tuệ cảm xúc dựa trên các mức độ từ thấp đến cao. Trong đó mức thấp nhất là 1, mức cao nhất là 3. Cụ thể quy ước đánh giá trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an bao gồm có 3 mức độ sau: mức 1 - thấp; mức 2 - trung bình; mức 3 - cao. Việc xác định mức độ dựa trên các tiêu chí tuân theo nguyên tắc tích hợp của 4 năng lực thành phần biểu hiện như sau:
- Nếu trong trí tuệ cảm xúc có cả 4 năng lực thành phần cùng ở một mức nào đó thì trí tuệ cảm xúc chung được đánh giá ở mức đó.
- Nếu trí tuệ cảm xúc có 3 năng lực thành phần biểu hiện cùng ở một mức nào đó và mặt còn lại ở mức liền kề hoặc không liền kề thì trí tuệ cảm xúc chung được đánh giá ở mức của 3 năng lực thành phần có cùng mức độ.
- Nếu trí tuệ cảm xúc có 2 năng lực thành phần biểu hiện ở mức nào đó và 2 năng lực còn lại ở mức liền kề hoặc ở 2 mức khác nhau, thì trí tuệ cảm xúc chung được đánh giá bằng mức độ của điểm trung bình chung.
- Nếu trí tuệ cảm xúc có 4 năng lực thành phần biểu hiện ở các mức độ khác nhau thì trí tuệ cảm xúc chung được đánh giá bằng điểm mức độ của trung bình chung của toàn thang đo.
Cụ thể biểu hiện của trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an ở từng mức như sau:
Mức 1 (Thấp)
Năng lực nhận biết cảm xúc: Việc nhận biết cảm xúc của bản thân và đối tượng trong hoạt động điều tra còn hạn chế. Cụ thể, khó khăn trong nhận biết được cảm xúc ưu trội của bản thân khi đối mặt với tình huống; nhận biết không rõ ràng mối quan hệ giữa cảm xúc và hành vi của đối tượng điều tra; còn có sai sót trong nhận biết sự chuyển đổi cảm xúc của đối tượng điều tra; không hiểu rõ cảm xúc nào đang “xâm chiếm” bản thân trong tình huống điều tra; chưa thường xuyên đánh giá được trạng thái cảm xúc của đối tượng qua hành vi, điệu bộ, cử chỉ. Mặt khác, trong sinh hoạt, học tập công tác hàng ngày việc sử dụng ngôn ngữ có lúc không phù hợp, thiếu chặt chẽ, tỏ ra thiếu tự tin trong một số hoạt động giao tiếp và điều tra.
Năng lực thấu hiểu cảm xúc: năng lực hiểu rõ cảm xúc của bản thân và đối tượng trong tình huống điều tra còn hạn chế; chưa hiểu rõ diễn biến cảm xúc của đối tượng trong tình huống điều tra; nhận định tâm trạng phức hợp của đối tượng trong tình huống điều tra còn sai sót; đôi khi chưa chủ động đưa mình vào cảm xúc tích cực để nhìn nhận tình huống xảy ra dưới nhiều góc độ.
Năng lực vận dụng cảm xúc: đó là những điều tra viên còn hạn chế trong vận dụng kinh nghiệm đã có để tìm ra cách giải quyết hiệu quả cho tình huống hiện tại; kỹ năng giao tiếp, thuyết phục chưa hiệu quả hiệu quả khiến đối tượng không sẵn sàng chia sẻ, khai báo thành khẩn; cách thức tác động đến người thân của đối tượng còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa tạo thuận lợi cho điều tra; chưa huy động có hiệu quả cảm xúc có lợi để bản thân suy nghĩ tích cực hoặc để nhìn nhận sự việc một cách đa chiều, tìm ra biện pháp giải quyết mâu thuẫn hiệu quả; việc tìm ra phương tiện để giải toả cảm xúc tiêu cực của bản thân còn hạn chế.
Năng lực điều khiển cảm xúc: những điều tra viên này thường lúng túng trong xử lý những tình huống mới trong hoạt động điều tra. Khó khăn trong điều khiển cảm xúc bản thân theo hướng tích cực trong các tình huống điều tra; chưa biết cách lan truyền cảm xúc tích cực của bản thân đến đối tượng điều tra;
giúp đỡ, hướng dẫn ít hiệu quả đối tượng điều tra thoát khỏi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực; trong các tình huống điều tra chưa chủ động thể hiện cảm xúc và gạt bỏ cảm xúc bất lợi của cá nhân; chậm tìm ra cách thoát khỏi tâm trạng tiêu cực của bản thân; thường không giữ được thái độ bình tĩnh, chủ động trước diễn biến phức tạp, bất ngờ của tình huống điều tra.
Quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao ở đơn vị, các điều tra viên này thường hoàn thành ở mức thấp.
Điểm tương ứng cho mức độ này trong khoảng 1 ≤ ĐTB ≤ 1,66
Mức 2 (Trung bình)
Năng lực nhận biết cảm xúc: Việc nhận biết cảm xúc của bản thân và đối tượng trong hoạt động điều tra ở mức trung bình. Cụ thể, đôi khi gặp khó khăn trong nhận biết được cảm xúc ưu trội của bản thân khi đối mặt với tình huống điều tra; nhận biết chưa thật rõ ràng mối quan hệ giữa cảm xúc và hành vi của đối tượng điều tra; thỉnh thoảng còn có sai sót trong nhận biết sự chuyển đổi cảm xúc của đối tượng điều tra; thường không hiểu rõ cảm xúc nào đang “xâm chiếm” bản thân trong tình huống điều tra; đôi khi chưa đánh giá chính xác được trạng thái cảm xúc của đối tượng qua hành vi, điệu bộ, cử chỉ. Mặt khác, trong sinh hoạt, học tập công tác hàng ngày việc sử dụng ngôn ngữ có lúc thiếu chặt chẽ, đôi khi tỏ ra thiếu tự tin trong hoạt động giao tiếp và điều tra.
Năng lực thấu hiểu cảm xúc: năng lực hiểu rõ cảm xúc của bản thân và đối tượng trong tình huống điều tra còn một số hạn chế; đôi khi chưa hiểu rõ diễn biến cảm xúc của đối tượng trong tình huống điều tra; nhận định tâm trạng phức hợp của đối tượng trong tình huống điều tra chưa thật rõ ràng; thỉnh thoảng gặp khó khăn trong việc chủ động đưa mình vào cảm xúc tích cực để nhìn nhận tình huống xảy ra dưới nhiều góc độ.
Năng lực vận dụng cảm xúc: vận dụng kinh nghiệm đã có để tìm ra cách giải quyết hiệu quả cho tình huống hiện tại chưa thật tốt; kỹ năng giao tiếp, thuyết phục có lúc chưa hiệu quả hiệu quả khiến đối tượng không sẵn sàng chia sẻ, khai báo thành khẩn; cách thức tác động đến người thân của đối
tượng còn đơn giản, chưa thật sự tạo thuận lợi cho điều tra; bước đầu huy động có hiệu quả cảm xúc có lợi để bản thân suy nghĩ tích cực hoặc để nhìn nhận sự việc một cách đa chiều, tìm ra biện pháp giải quyết mâu thuẫn; việc tìm ra phương tiện để giải toả cảm xúc tiêu cực của bản thân chưa tối ưu.
Năng lực điều khiển cảm xúc: những điều tra viên này đôi khi lúng túng trong xử lý những tình huống mới trong hoạt động điều tra. Còn gặp khó khăn nhất định trong điều khiển cảm xúc bản thân theo hướng tích cực; bước đầu biết cách lan truyền cảm xúc tích cực của bản thân đến đối tượng điều tra và giúp đỡ, hướng dẫn đối tượng điều tra thoát khỏi suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực; trong các tình huống điều tra bước đầu chủ động thể hiện cảm xúc và gạt bỏ cảm xúc bất lợi của cá nhân. Tuy nhiên, vẫn còn chậm tìm ra cách thoát khỏi tâm trạng tiêu cực của bản thân và đôi khi không giữ được thái độ bình tĩnh, chủ động trước diễn biến phức tạp, bất ngờ của tình huống điều tra.
Quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao ở đơn vị, các điều tra viên này thường hoàn thành ở mức trung bình.
Điểm tương ứng cho mức độ này trong khoảng 1,66 ≤ ĐTB ≤ 2,33
Mức 3 (Cao)
Năng lực nhận biết cảm xúc: Việc nhận biết cảm xúc của bản thân và đối tượng trong hoạt động điều tra ở mức tốt. Cụ thể, dễ dàng nhận biết được cảm xúc ưu trội của bản thân khi đối mặt với tình huống điều tra; nhận biết rõ ràng mối quan hệ giữa cảm xúc và hành vi của đối tượng điều tra; thường xuyên nhận biết chính xác sự chuyển đổi cảm xúc của đối tượng điều tra; hiểu rõ cảm xúc nào đang “xâm chiếm” bản thân trong tình huống điều tra; đánh giá chính xác được trạng thái cảm xúc của đối tượng qua hành vi, điệu bộ, cử chỉ. Mặt khác, trong sinh hoạt, học tập công tác hàng ngày việc sử dụng ngôn ngữ chặt chẽ, tỏ ra thiếu tự tin trong hoạt động giao tiếp và điều tra.
Năng lực thấu hiểu cảm xúc: năng lực hiểu rõ cảm xúc của bản thân và đối tượng trong tình huống điều tra tốt; luôn hiểu rõ diễn biến cảm xúc
của đối tượng trong tình huống điều tra; nhận định tâm trạng phức hợp của đối tượng trong tình huống điều tra rõ ràng; không gặp khó khăn trong việc chủ động đưa mình vào cảm xúc tích cực để nhìn nhận tình huống xảy ra dưới nhiều góc độ.
Năng lực vận dụng cảm xúc: vận dụng kinh nghiệm đã có để tìm ra cách giải quyết hiệu quả cho tình huống hiện tại tốt; kỹ năng giao tiếp, thuyết phục hiệu quả hiệu quả khiến đối tượng sẵn sàng chia sẻ, khai báo thành khẩn; cách thức tác động đến người thân của đối tượng còn đa dạng, linh hoạt, mềm dẻo, hiệu quả tạo thuận lợi cho điều tra; huy động có hiệu quả cảm xúc có lợi để bản thân suy nghĩ tích cực hoặc để nhìn nhận sự việc một cách đa chiều, tìm ra biện pháp giải quyết mâu thuẫn; việc tìm ra phương tiện để giải toả cảm xúc tiêu cực của bản thân tối ưu.
Năng lực điều khiển cảm xúc: những điều tra viên này dễ dàng xử lý những tình huống mới trong hoạt động điều tra. Không gặp khó khăn trong điều khiển cảm xúc bản thân theo hướng tích cực; biết cách lan truyền cảm xúc tích cực của bản thân đến đối tượng điều tra và giúp đỡ, hướng dẫn đối tượng điều tra thoát khỏi suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực; trong các tình huống điều tra chủ động thể hiện cảm xúc và gạt bỏ cảm xúc bất lợi của cá nhân; nhanh chóng tìm ra cách thoát khỏi tâm trạng tiêu cực của bản thân và luôn giữ được thái độ bình tĩnh, chủ động trước diễn biến phức tạp, bất ngờ của tình huống điều tra.
Quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao ở đơn vị, các điều tra viên này thường hoàn thành ở mức tốt.
Điểm tương ứng cho mức độ này trong khoảng 2,33 ≤ ĐTB ≤ 3,0
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
Về lý luận, trí tuệ cảm xúc chính là một thành tố tạo nên nhân cách. Vì thế sự hình thành và phát triển khả năng cảm xúc của cá nhân cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố như bẩm sinh di truyền, tư chất, các hoạt động và giáo dục.
Chúng tôi cho rằng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên không đến một cách tự nhiên và chịu sự ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:
2.4.1. Nhóm các yếu tố chủ quan
2.4.1.1. Yếu tố thể chất của điều tra viên
Di truyền không quyết định trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc. Yếu tố di truyền là tiền đề, nền tảng vật chất, là điều kiện cần cho sự hình thành, phát triển của trí tuệ cảm xúc. Nếu có được những đặc điểm di truyền ưu việt về hệ thần kinh, não bộ sẽ thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ sau này. Những đặc điểm di truyền ưu việt về hệ thần kinh, não bộ, các giác quan,… thì sẽ có nhiều thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ sau này và đặt ra trước chủ thể nhiều tiềm năng khác nhau. Việc khai thác những tiềm năng đó như thế nào còn tuỳ thuộc vào chủ thể và hoạt động của chủ thể.
Nghiên cứu các nhà khoa học đã chỉ ra rằng hai bộ phận của não là hạnh nhân (amygdala) và cá ngựa (hippocampus) không chỉ là nơi hình thành mà còn là nơi lưu giữ phản ứng cảm xúc. Chính vì vậy yếu tố thể chất sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻ tinh thần, cảm xúc của cá nhân.
Với các tố thể chất thể lực phát triển hài hoà, toàn diện cá nhân sẽ tham gia một cách tích cực trong các mối quan hệ giúp khả năng trí tuệ phát triển. Nếu cá nhân không có sự phát triển bình thường về mặt thể chất hoặc là phát triển quá nhanh, hoặc là quá chậm sẽ dễ dẫn đến sự mặc cảm, xấu hổ, mệt mỏi và trí tuệ cảm xúc cũng bị ảnh hưởng.
Điều tra viên là những người đã được tuyển chọn trong một quá trình khắt khe, yêu cầu cao về thể chất. Đó là những người phải đảm bảo về mặt cân nặng, chiều cao và phải có sức khoẻ tốt mới được tuyển chọn vào lực lượng. Do đó, điều tra viên phải là những người có thể chất tốt góp phần đảm bảo cho trí tuệ cảm xúc của điều tra viên được phát triển, thậm chí sẽ được phát triển một cách tích cực, toàn diện. Ngược lại, nếu không đảm bảo điều kiện về thể chất sẽ tạo ra những khó khăn cho phát triển trí tuệ cảm xúc của điều tra viên.