Các Thuộc Tính Tâm Lý Nhân Cách Của Điều Tra Viên


2.4.1.2. Các thuộc tính tâm lý nhân cách của điều tra viên

Yếu tố chủ thể, trong đó tính tích cực hoạt động của chính cá nhân là yếu tố quyết định trực tiếp sự phát triển trí tuệ cảm xúc của cá nhân đó. Những tiềm năng trí tuệ của cá nhân có được phát huy hay không là tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động, khai thác của cá nhân đó. Trí tuệ cảm xúc cao hay thấp chủ yếu do hoạt động và giao lưu của cá nhân với môi trường xã hội. Cụ thể:

Khí chất là đặc điểm chung nhất của mỗi con người, là đặc điểm cơ bản của hệ thần kinh, tạo ra các diện mạo nhất định của toàn bộ hoạt động ở mỗi cá thể. Dựa trên cơ sở phân loại của hệ thần kinh, các dạng thần kinh này có bốn loại khí chất tương ứng: sôi nổi, linh hoạt, ưu tư và điềm tĩnh.

Dưới góc độ chung nhất thì sự hoà nhập của các quá trình thần kinh và khí chất tạo nên những nét cơ bản của những đặc điểm riêng của cá tính và hành vi con người. Trí tuệ cảm xúc sẽ chịu chi phối bởi những khí chất ở những cá nhân khác nhau. Đơn cử như một cá nhân có khí chất linh hoạt thì phản ứng hành vi của họ sẽ nhanh hơn, đôi lúc “sự nhanh” ấy lại thiếu thận trọng và để lại một vài thiếu sót trong ứng xử, giải quyết vấn đề hơn so với cá nhân có khí chất điềm tĩnh. Hoặc cá nhân ưu tư thì ở họ sự nhạy cảm lại cao, từ đó khó kiềm chế được những cảm xúc, dễ dàng bộc lộ chúng. Điều này cũng có thể ảnh hưởng không tích cực đối với công việc, nhất là khi tiếp xúc với các đối tượng.

Đối với điều tra viên, không có kiểu khí chất nào là tối ưu cho nghề nghiệp hay sự thành công trong nghề nghiệp. Sự hoà trộn giữa các khí chất với các ưu điểm là một lợi thế để họ biết cách sử dụng cảm xúc của mình một cách hiệu quả nhất trong công việc. Việc mỗi điều tra viên nhận biết được bản thân mình có khí chất nào để biết cách điều chỉnh những hạn chế và phát huy thế mạnh trong khí chất để có những ứng xử phù hợp trong công việc là điều cần thiết trong việc phát triển trí tuệ cảm xúc cho họ.

Tính cách của điều tra viên cũng có những ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của họ. Hệ thống thái độ tích cực đối với xã hội nói chung và đối với con người nói riêng sẽ giúp cho chính bản thân điều tra viên thích ứng với những thay đổi biến động của công việc, của xã hội và đồng thời giúp họ cân bằng cuộc sống.


Bên cạnh năng lực trí tuệ cảm xúc, trí tuệ cảm xúc cần có những năng lực nghề nghiệp và những năng lực khác như giải quyết vấn đề, ra quyết định, thuyết trình. Chính những năng lực này cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao trí tuệ cảm xúc cho bản thân. Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong những lĩnh vực nhất định của xã hội như năng lực lãnh đạo, năng lực tổ chức quản lý, năng lực kiến trúc, hội hoạ... Trong lĩnh vực điều tra, năng lực chuyên môn là năng lực chuyên sâu vào từng hoạt động như: năng lực xác minh, năng lực khám nghiệm hiện trường, năng lực hỏi cung bị can, năng lực lấy lời khai người bị hại, người làm chứng... Năng lực chuyên môn bao gồm hệ thống các thuộc tính, các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo... giúp cá nhân hoàn thành tốt công việc chuyên môn của mình. Đối với các điều tra viên, năng lực chuyên môn của họ chính là khả năng xây dựng kế hoạch điều tra; khả năng xác minh sự việc phạm tội, xác minh quan hệ trong hoạt động điều tra; sự thành thạo trong các hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị hại, người làm chứng; sự linh hoạt xử lý các tình huống điều tra... Năng lực chuyên môn hoạt động điều tra được cấu thành từ hệ thống kiến thức cơ bản, sự am hiểu luật pháp, kiến thức chính trị, khả năng quan sát, hệ thống kỹ năng giao tiếp cũng như sự thành thạo các thao tác nghiệp vụ điều tra. Các thuộc tính tâm lý trên đây được điều tra viên lĩnh hội, tiếp thu qua quá trình học tập, đào tạo; được tích luỹ, phát triển trong hoạt động thực tiễn của mình.

Năng lực chung và năng lực riêng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực chung là cơ sở của năng lực riêng, năng lực chung phát triển càng cao thì càng tạo ra những tiền đề to lớn cho sự phát triển năng lực chuyên môn. Ngược lại sự phát triển của năng lực chuyên môn, trong những điều kiện nhất định có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển năng lực chung, đến sự phát triển trí tuệ của cá nhân. Hơn nữa trong thực tế cuộc sống, mỗi hoạt động đều đề ra những yêu cầu nhất định đối với cá nhân cả về năng lực chung và năng lực chuyên môn. Bởi vậy, không nên chỉ bồi dưỡng con người và phát triển năng lực cá nhân bó hẹp trong một mặt, trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Chỉ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.


có sự phát triển toàn diện của cá nhân mới đảm bảo phát hiện và bồi dưỡng những năng lực chung và năng lực chuyên môn trong thể thống nhất, hoàn chỉnh, mới đảm bảo cho cá nhân đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây cũng là vấn đề đặt ra cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm xác định các biện pháp hình thành và phát triển năng lực của điều tra viên. Để phát triển năng lực điều tra rất cần thiết phải tạo ra nền tảng chung về trí tuệ cho điều tra viên; bồi dưỡng kiến thức mọi mặt, tích luỹ kinh nghiệm hoạt động thực tế... Do đó điều tra viên cần phải học tập, bồi dưỡng những kiến thức khác có liên quan đến việc hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc như: các kỹ năng như kỹ năng quan sát nét mặt, hành vi người khác, kỹ năng lắng nghe người khác, kỹ năng làm chủ bản thân, kiềm chế hành vi bột phát hoặc kỹ năng giải toả các cảm xúc tiêu cực... Đây là những kỹ năng xuất hiện thường xuyên trong quá trình giao tiếp có có ảnh hưởng khá mạnh đến năng lực trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an.

Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an - 11

Đối với việc phát triển năng lực trí tuệ cảm xúc, thái độ, động cơ của cá nhân có ảnh hưởng rất quan trọng. Chính Caruso và Salovey khẳng định rằng trí tuệ cảm xúc khác với động cơ, thái độ nhưng nó chịu ảnh hưởng nhiều bởi động cơ, thái độ. Việc đào tạo nâng cao năng lực trí tuệ cảm xúc sẽ không hiệu quả, lãng phí nếu người học không có mong muốn cải thiện năng lực trí tuệ cảm của bản thân. Qua trao đổi với các điều tra viên, chúng tôi nhận thấy điều tra viên thường nhận định rằng những thái độ, động cơ của họ có ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ cảm xúc trong giao tiếp nghiệp vụ, đó là khi cá nhân có thái độ quan tâm, thương yêu con người, thái độ cầu thị, tích cực học hỏi người khác để nâng cao năng lực trí tuệ cảm xúc của bản thân, có động cơ nâng cao năng lực để hoàn thiện bản thân, hay mong muốn nâng cao uy tín của bản thân trước tập thể, trước nhân dân. Điều này cho thấy nếu cá nhân có thái độ, động cơ đúng đắn thì trí tuệ cảm xúc của cá nhân cũng sẽ hoàn thiện hơn và trong quá trình giao tiếp với cá nhân khác cũng sẽ được đánh giá cao hơn.


2.4.1.3. Giới tính, tuổi tác và thâm niên công tác của điều tra viên

Giới tính cũng phần nào chi phối đến trí tuệ cảm xúc của cá nhân. Phụ nữ nhạy cảm và tinh tế hơn so với nam giới trong ứng xử nhưng lại dễ xúc động. Nam giới khá bộc trực, thẳng thắn và giải quyết vấn đề theo phản ứng nhanh hơn. Nữ giới sống tình cảm, nam giới lại thiên về lý trí hơn. Những đặc điểm cơ bản này, phần nào cho thấy đặc điểm tâm lý giới tính có thể chi phối đến trí tuệ cảm xúc của cá nhân.

Điều tra viên ngày nay không chỉ có nam giới mà tỉ lệ nữ giới làm điều tra viên ngày càng được mở rộng và ở họ thể hiện những thành công nhất định. Mỗi giới tính cũng có những ưu điểm khác nhau, ở nữ giới sống thiên về cảm xúc do đó sự ứng xử của họ cũng mềm dẻo, tình cảm hơn. Ở khía cạnh tích cực, đây là những lợi thế để phát triển trí tuệ cảm xúc. Ngược lại nam giới, họ có óc phán đoán nhanh nhạy hơn nên dễ nắm bắt tâm lý đối tượng cũng như sẽ cứng rắn hơn trong quá trình xử lý tình huống.

Như đã phân tích, đối với sự hình thành và phát triển của trí tuệ cảm xúc, những kinh nghiệm là một yếu tố không thể thiếu. Những kinh nghiệm trong việc nhận biết cảm xúc, hiểu biết cảm xúc, sử dụng cảm xúc và quản lý, điều khiển cảm xúc được tích luỹ qua nhiều con đường khác nhau như giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và sự học hỏi của cá nhân. Trong đó, có thể nhấn mạnh, sự tự trải nghiệm, tự học hỏi của cá nhân đóng vai trò quan trọng. Tuổi đời càng cao thì họ đã có nhiều cơ hội trải nghiệm, học hỏi hơn. Đặc biệt, đối với điều tra viên, việc công tác càng lâu giúp họ có nhiều cơ hội thu thập và tích luỹ nhiều bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng, quản lý cảm xúc để có những ứng xử tốt hơn trong mối quan hệ với đồng nghiệp, đối tác. Thực tiễn cuộc sống luôn cung cấp cho cá nhân những bài học sống động mà trường lớp, sách vở khó thay thế. Chính vì vậy, tuổi đời hay thâm niên công tác có ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của cá nhân nói chung và điều tra viên nói riêng.

Mỗi một năng lực tâm lý ở cá nhân đều không tự nhiên sinh ra đã có mà phải là kết quả của sự tích luỹ kinh nghiệm xã hội - lịch sử. Vì vậy, vốn kinh


nghiệm sống (trải nghiệm cuộc sống) là một trong những yếu tố chủ quan có ảnh hưởng đến mọi năng lực tâm lý nói chung, đến năng lực trí tuệ cảm xúc nói riêng.

Bên cạnh đó, mỗi lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp lại có những kinh nghiệm nghề nghiệp mà cá nhân phải tham gia vào hoạt động nghề nghiệp mới thu thập, tích luỹ được những kinh nghiệm riêng - là “vốn tri thức ẩn” mà mỗi cá nhân có được qua trải nghiệm công việc. Những điều tra viên có vốn kinh nghiệm phong phú, khi nhìn nhận, nắm bắt vấn đề thường nhanh hơn cũng như cách giải quyết tình huống mà họ gặp phải cũng chín chắn hơn những người chưa có hoặc vốn kinh nghiệm còn hạn chế. Với những người vốn kinh nghiệm chưa có hay còn hạn chế, khi bắt gặp tình huống cần phải giải quyết nhanh óc phán đoán của họ sẽ không thể nhanh nhạy, quyết đoán. Thậm chí một số trường hợp, khi đưa ra quyết định còn chưa chắc chắn với quyết định đó của mình. Do đó, trong quá trình hành xử của những người có vốn kinh nghiệm cũng sẽ thể hiện sự khéo léo và tế nhị, thuần thục hơn những người hạn chế về điều này. Chính vì vậy vốn kinh nghiệm công tác, hoạt động xã hội là một trong những yếu tố chủ quan sẽ có ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an.

2.4.2. Yếu tố khách quan

2.4.2.1. Môi trường làm việc của điều tra viên

Trong các nghiên cứu của L.X. Vưgotxki và cộng sự đã chỉ rõ môi trường xã hội là nguồn gốc của sự phát triển tư duy xã hội của cá nhân. Các khái niệm như “trí tuệ” chỉ có thể được lý giải trong phạm vi các quan hệ qua lại giữa cá nhân và môi trường. Môi trường gia đình có những giá trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ cảm xúc của cá nhân.

Khi hoà nhập, kết nối với nhiều thành viên khác nhau như ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột, vợ chồng, con cái… cá nhân sẽ bộc lộ rõ cảm xúc, những cách cư xử trong khung cảnh riêng biệt này. Chính mối quan hệ giữa cá nhân với các thành viên trong gia đình đặc biệt là bầu không khí gia đình sẽ làm cho khả năng trí tuệ cảm xúc được hình thành và phát triển rất hiệu


quả. Nếu một điều tra viên có cuộc sống không thoải mái, đầy căng thẳng tại gia đình hoàn toàn có thể bị mất kiểm soát về mặt cảm xúc tại nơi làm việc.

Môi trường xã hội và môi trường làm việc cũng được xem là những yếu tố có sức ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên. Thực tế cho thấy tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động, nhiều điều tra viên phải thực sự bản lĩnh để đối mặt với những bất ổn, thay đổi với nhiều tình huống với tình hình chính trị bất ổn, tình hình tội phạm gia tăng. Sự vững tin về tâm lý, sự quyết liệt trong xử lý tình huống, sự “kiên định” nhưng “mềm mại” trong quá trình làm việc và việc thực hiện các kỹ năng như: đàm phán, thương lượng, xử lý xung đột, xử lý khủng hoảng đòi hỏi điều tra viên phải có trí tuệ cảm xúc tốt. Bên cạnh đó, môi trường làm việc đặc thù của điều tra viên với những áp lực công việc, áp lực từ phía nhà quản lý, áp lực “ở thế giữa” hay những tình huống “ở thế găng” đều là những thách thức buộc điều tra viên luôn phải biết quản lý cảm xúc của mình, điều tiết cảm xúc của mình và của người khác để đạt được mục tiêu giải quyết được các tình huống nghiệp vụ mà điều tra viên đang phải xử lý.

Hoạt động điều tra diễn ra trong các hoàn cảnh khác nhau, trong sự tác động của nhiều yếu tố chính trị, xã hội phức tạp. Môi trường tiếp xúc, hoạt động của điều tra viên rất đa dạng và phức tạp. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành và phát triển tâm lý của các điều tra viên. Trong hoạt động điều tra, điều tra viên phải tiếp xúc, xử lý nhiều mối quan hệ phức tạp, cả quan hệ điều tra và các quan hệ xã hội khác. Điều tra viên thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại người khác nhau, với đủ loại thành phần, nghề nghiệp, có vị trí xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Trong số đó, nhiều người bị kích động, mua chuộc, dụ dỗ hoặc do thấp kém về nhận thức, bị mù quáng.v.v… mà có hành vi chống đối, vi phạm pháp luật. Cũng có người vì động cơ vật chất, hám lợi mà sa ngã hoặc bị khống chế trong các hoàn cảnh khác nhau mà dẫn tới phạm tội... điều tra viên cũng thường xuyên phải tiếp xúc với những người làm chứng, người bị hại với những động cơ và thái độ khai báo không trung thực. Tất cả đều tạo nên sự phức tạp trong quá trình điều tra, xử lý vụ án của điều tra viên.


Môi trường hoạt động của điều tra viên còn là những yếu tố, những quan hệ khác không phù hợp xuất hiện trong hoạt động điều tra. Sự tấn công mua chuộc của các loại đối tượng; sự cám dỗ của lối sống vật chất, hưởng thụ... Đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị trường, tâm lý thực dụng, sự ham muốn làm giàu nhanh chóng, bất chính... luôn hàng ngày, hàng giờ tác động ảnh hưởng đến mỗi người, trong đó có các điều tra viên. Sự tác động của những quan hệ tiêu cực, của mặt trái cơ chế thị trường luôn tiêm nhiễm, ảnh hưởng đến lối sống, phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp của các điều tra viên. Những tác động từ môi trường, từ hoàn cảnh phức tạp của cuộc đấu tranh và những đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp luôn để lại dấu ấn trong đời sống tâm lý của mỗi điều tra viên. Trong điều kiện cuộc sống còn nhiều khó khăn, nếu không có ý thức quyết tâm phấn đấu vươn lên, không có ý thức tự rèn luyện bản thân, điều tra viên sẽ dễ bị sa ngã, biến chất, dễ chấp nhận hoặc bị khuất phục trước tác động tiêu cực của môi trường.

Ảnh hưởng của môi trường hoạt động, sự tác động của các quan hệ tiêu cực từ môi trường phức tạp của hoạt động điều tra... sẽ làm xuất hiện ở điều tra viên các nét tâm lý tiêu cực, không phù hợp như: thiếu ý thức rèn luyện phấn đấu vươn lên; lối sống không lành mạnh; tính tham lam, ích kỷ... dẫn đến sự thiếu khách quan, thiếu công tâm trong điều tra vụ án...

Môi trường hoạt động điều tra phức tạp, đan xen tốt, xấu... cũng là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành, phát triển các đặc trưng tâm lý ở điều tra viên. Điều tra viên phải xác định tư tưởng, không ngừng rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, có lập trường tư tưởng vững vàng, có các phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng. Trong hoạt động điều tra, các phẩm chất nghề nghiệp như: sự nhanh nhạy, xử lý linh hoạt, kịp thời trong các tình huống điều tra, tác phong khách quan, thận trọng... cũng được hình thành, phát triển. Đặc biệt là, năng lực tổ chức thực hiện điều tra, các kỹ năng, kỹ xảo hoạt động điều tra cụ thể thích ứng đối với từng loại đối tượng sẽ được hình thành đáp ứng yêu cầu của quá trình điều tra vụ án.


Cuộc đấu tranh chống tội phạm của lực lượng An ninh trong tình hình mới, nhất là đối với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia ngày càng trở lên phức tạp. Trong điều kiện công tác có nhiều khó khăn, môi trường hoạt động phức tạp, phải chịu nhiều tác động, tấn công mua chuộc, sự đe doạ, gây sức ép của các thế lực thù địch và các đối tượng phạm tội, đòi hỏi mỗi điều tra viên phải có bản lĩnh vững vàng, có quyết tâm cao, có ý thức phấn đấu và có tinh thần cảnh giác cao độ.

Tính chất phức tạp của hoạt động điều tra; nhiệm vụ, chức năng, trách nhiệm của Điều tra viên; thái độ thù địch, thách đố, sự ngoan cố, lỳ lợm, các quan điểm chống đối, các thủ đoạn đối phó, trốn tránh pháp luật của đối tượng... là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự hình thành các đặc điểm tâm lý đặc trưng ở điều tra viên. Điều tra viên sẽ có những đặc điểm thể hiện bản chất của người cán bộ điều tra như: trung thực, liêm khiết, khách quan, công tâm; có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng; có trình độ năng lực nghiệp vụ cần thiết... Bên cạnh đó, chính các yếu tố trên đây cũng ảnh hưởng làm xuất hiện ở điều tra viên nhiều nét tâm lý tiêu cực, không phù hợp với đạo đức nghề nghiệp điều tra. Trong hoạt động điều tra, do các hành vi phạm tội, ý thức chống đối, sự ngoan cố, các thủ đoạn xảo quyệt trốn tránh pháp luật, thái độ xấc láo, thách đố hay do các đặc điểm xấu trong nhân cách của đối tượng... nên có thể gây ra ở điều tra viên xu hướng nhận thức, đánh giá và chứng minh tội phạm theo các định kiến, ấn tượng chủ quan ban đầu. Tâm lý tiêu cực này thường không có lợi, nhất là trong việc xây dựng và thiết lập mối quan hệ tâm lý tích cực giữa điều tra viên với các đối tượng điều tra. Do có ấn tượng, định kiến xấu về đối tượng điều tra, điều tra viên dễ có khuynh hướng áp đặt, truy chụp, không tích cực hướng dẫn nhận thức cho đối tượng, dễ bỏ qua cơ hội sử dụng các phương pháp tác động tích cực. Điều tra viên cũng dễ có thái độ coi thường, khinh bỉ, đánh giá thấp các giá trị của đối tượng điều tra.

Cũng do tính chất căng thẳng, phức tạp của hoạt động điều tra mà điều tra viên dễ rơi vào các trạng thái tâm lý căng thẳng, có sự bão hoà các phản

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 14/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí