Chương 2
LÝ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA ĐIỀU TRA VIÊN Ở CỤC AN NINH ĐIỀU TRA THUỘC BỘ CÔNG AN
2.1. Điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
2.1.1. Điều tra viên
Trong hoạt động điều tra hình sự, người có thẩm quyền tiến hành điều tra các vụ án hình sự được pháp luật quy định gồm có: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên, cán bộ điều tra (Điều 34, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015). Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành điều tra vụ án hình sự, điều tra viên là người có vai trò chủ yếu, là người trực tiếp thực hiện các biện pháp điều tra. Điều tra viên là chức danh tư pháp hình sự dùng để chỉ cán bộ có thẩm quyền và được giao nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự. Đây là bước phát triển nhận thức rất quan trọng đối với hoạt động điều tra nói chung và những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ điều tra nói riêng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Điều tra viên là người có thẩm quyền và trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật. Để giúp điều tra viên thực hiện tốt trách nhiệm của mình, Nhà nước đã cho phép họ được quyền áp dụng các biện pháp điều tra thông qua các điều khoản được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Bộ Công an cũng đã ban hành các văn bản về chế độ công tác, hướng dẫn việc thực hiện chức năng và quyền hạn trong hoạt động của điều tra viên, như: Chế độ công tác xét hỏi bị can; Chế độ công tác bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét người, đồ vật, nhà ở, thư tín của người phạm pháp...
Tuỳ từng hoạt động điều tra cụ thể và căn cứ vào yêu cầu cần thực hiện đối với mỗi đối tượng, cơ quan điều tra có thể bố trí một hay một nhóm điều tra viên cùng tham gia thực hiện kế hoạch điều tra. Bởi vậy, trong hoạt động điều tra, điều tra viên là chủ thể, là người đại diện cho cơ quan pháp luật, với
trọng trách làm sáng tỏ sự thật của vụ án, có quyền sử dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ điều tra, với mục đích tiếp cận những thông tin đầy đủ, chính xác về vụ án, về hoạt động của bản thân các đối tượng điều tra.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Trí Tuệ Cảm Xúc
- Hướng Nghiên Cứu Về Biện Pháp Phát Triển Trí Tuệ Cảm Xúc
- Giá Trị Của Các Công Trình Khoa Học Đã Tổng Quan Và Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Trí Tuệ Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
- Trí Tuệ Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
- Mô Hình Trí Tuệ Cảm Xúc Ei97 Của J.mayer Và P.salovey
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
Điều tra viên là chức danh của Nhà nước được bổ nhiệm theo Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015, để làm nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự. Điều 45, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, quy định: Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ điều tra hình sự.
Để trở thành điều tra viên, người được bổ nhiệm phải có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn chung được quy định tại Điều 46, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015. Theo đó, người là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên; có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định; đã được đào tạo về nghiệp vụ điều tra... có thể được bổ nhiệm làm điều tra viên. Ngoài ra, những cán bộ được tuyển chọn vào cơ quan điều tra của lực lượng An ninh nhân dân còn phải đủ các điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an. Đây là những quy định cụ thể về tiêu chuẩn chính trị; về phẩm chất đạo đức, tư cách; về trình độ văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật; về tuổi đời, thể lực và các tiêu chuẩn cần thiết về năng khiếu công an...
Cũng tại Điều 45, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, quy định điều tra viên có 3 ngạch: cao cấp, trung cấp và sơ cấp. Ngoài tiêu chuẩn chung như trên, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, cũng quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với từng ngạch điều tra viên:
Trong quá trình điều tra, Thủ trưởng và các Phó thủ trưởng cơ quan điều tra là người chỉ đạo quá trình điều tra vụ án, chịu trách nhiệm và tổ chức điều hành mọi hoạt động của các điều tra viên. Thủ trưởng cơ quan điều tra ra
quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi hay huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn... Tuy nhiên, trước hết họ phải là những điều tra viên có kinh nghiệm, có khả năng tổ chức và chỉ đạo hoạt động điều tra. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra được quy định tại Điều 34, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
2.1.2. Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
Cục An ninh điều tra
Theo quy định tại điều 92, 93 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì hệ thống cơ quan điều tra của lực lượng Công an nhân dân bao gồm: cơ quan điều tra của lực lượng An ninh nhân dân và cơ quan điều tra của lực lượng Cảnh sát nhân dân.
Cơ quan điều tra của lực lượng Cảnh sát (gọi là cơ quan Cảnh sát điều tra) được chia thành ba cấp: cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh, thành phố và cơ quan Cảnh sát điều tra công an quận, huyện, thị xã.
Cơ quan điều tra của lực lượng An ninh (gọi là cơ quan an ninh điều tra) được chia thành hai cấp: cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an và cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh, thành phố.
Về thẩm quyền của cơ quan an ninh điều tra
Thẩm quyền của cơ quan an ninh điều tra được quy định tại điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự. Cụ thể là:
Cơ quan an ninh điều tra cấp tỉnh điều tra các tội xâm phạm An ninh quốc gia, các tội phạm mà người thực hiện là cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân và các tội phạm khác khi được Bộ trưởng Bộ Công an giao.
Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an điều tra các tội xâm phạm An ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người; tội phạm chiến tranh; các tội phạm quy định tại chường XXIV của Bộ luật hình sự 2015 và những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh nêu trên nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Các cơ quan an ninh điều tra cùng với các điều tra viên được Bộ luật tố tụng hình sự quy định là chủ thể tiến hành hoạt động điều tra vụ án. Vì vậy, việc bố trí, sắp xếp đội ngũ điều tra viên, tổ chức phân công công việc hợp lý cho từng người có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của công tác điều tra. Phạm vi địa bàn mà cơ quan an ninh điều tra phải tiến hành theo thẩm quyền rất rộng, trên phạm vi cả nước. Các vụ án do cơ quan an ninh điều tra thụ lý thường rất phức tạp, đối tượng thường là các chủ thể đặc biệt, có kinh nghiệm hoạt động, trốn tránh pháp luật. Hơn nữa, chức năng trực tiếp thụ lý điều tra các vụ án là do các phòng điều tra đảm nhiệm. Do vậy, việc tăng cường lực lượng điều tra viên có nhiều kinh nghiệm và khả năng nghiệp vụ ở các phòng điều tra là một trong những hướng bố trí cán bộ cần được chú trọng, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra.
2.1.3. Nhiệm vụ, chức trách và đặc điểm hoạt động của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
2.1.3.1. Nhiệm vụ, chức trách của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
Trong hoạt động điều tra, các điều tra viên có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch điều tra làm sáng tỏ vụ án, đề xuất các biện pháp xử lý đúng người, đúng tội, góp phần vào thắng lợi chung của công tác đấu tranh chống tội phạm, giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Về nhiệm vụ:
Trong điều tra vụ án hình sự, điều tra viên có nhiệm vụ điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh có tội phạm xảy ra hay không, ai là người thực hiện tội phạm và những tình tiết khác của vụ án. Khi được phân công tiến hành điều tra vụ án phải đảm bảo việc áp dụng các biện pháp điều tra theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện, điều tra, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Bộ luật tố tụng hình sự (2015), Báo cáo tổng kết giai đoạn 2015 - 2020 của Cục An ninh điều tra về kết quả thực hiện công tác điều tra [4], tại điều 35, khoản 1, có quy định cụ thể nhiệm vụ của điều tra viên như sau:
Điều tra viên có nhiệm vụ tiến hành lập hồ sơ vụ án hình sự; triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng; thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản; tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra; tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan điều tra [4].
Như vậy, theo sự phân công của thủ trưởng cơ quan điều tra, trong trường hợp được giao nhiệm vụ xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, điều tra viên có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch điều tra, tiến hành các biện pháp nhằm thu thập tin tức, tài liệu để đề xuất với thủ trưởng cơ quan điều tra việc xử lý tin theo đúng trình tự luật định. Nếu được giao điều tra toàn bộ vụ án hay một phần vụ án hình sự thì điều tra viên được quyền chủ động xây dự kế hoạch điều tra và tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Kết quả điều tra của điều tra viên là cơ sở để thủ trưởng cơ quan điều tra ra các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn... Vì vậy, các hành vi tố tụng của điều tra viên mang ý nghĩa độc lập nhất định và họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả những hành vi tố tụng của mình.
Về quyền hạn:
Điều tra viên có quyền áp dụng các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ về vụ án; có quyền đề xuất với lãnh đạo cơ quan điều tra về kế hoạch điều tra và tổ chức việc thực hiện kế hoạch điều tra theo sự phân công. Khi được phân công điều tra một phần hoặc toàn bộ vụ án, điều tra viên có quyền tiến hành các biện pháp điều tra do Bộ luật tố tụng hình sự quy định và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra của mình. Điều tra viên là người trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật. Để giúp điều tra viên thực hiện tốt trách nhiệm của mình, Nhà nước đã cho phép họ được quyền
áp dụng các biện pháp điều tra thông qua các điều khoản được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự.
Điều tra viên có quyền đề xuất áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn để thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra quyết định. Theo quy trình của việc giải quyết vụ án hình sự, sau khi nhận được các tin tức về tội phạm và người phạm tội từ các nguồn khác nhau, Điều tra viên có nhiệm vụ xác minh tin tức đó nhằm xác định có hay không có dấu hiệu phạm tội để làm cơ sở cho việc đưa ra đề xuất với Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra ra một trong hai quyết định: Quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự, làm căn cứ cho việc thực hiện các biện pháp tố tụng tiếp theo. Điều tra viên cũng được quyền áp dụng mọi phương pháp, thủ đoạn và mưu trí trong hoạt động điều tra, đề xuất với lãnh đạo cho áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác hỗ trợ cho hoạt động điều tra đạt kết quả tốt và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra của mình. Điều tra viên chủ động nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch điều tra; được quyền lập và ký các văn bản pháp lý; được quyền triệu tập và tiếp xúc với các cơ quan, cá nhân cũng như yêu cầu họ cung cấp tài liệu, tin tức về vụ án đang điều tra... Trong trường hợp cần thiết để ngăn chặn hành động phạm tội, đuổi bắt người phạm tội, cấp cứu người bị nạn, điều tra viên có quyền được sử dụng các phương tiện giao thông, thông tin liên liên lạc của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và tư nhân.
Về trách nhiệm:
Cùng với nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, điều tra viên công an nhân dân có những trách nhiệm nhất định khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động điều tra tiến hành trong quá trình điều tra vụ án khi được phân công. Điều 35, khoản 2, Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước thủ trưởng cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.”
Phải hoàn toàn vô tư trong khi tiến hành nhiệm vụ điều tra. Phải tự mình từ chối tiến hành tố tụng khi thấy rằng mình không vô tư trong giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Phải giữ bí mật về quá trình điều tra vụ án khi được phân công. Trong trường hợp tiết lộ bí mật về hoạt động điều tra thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều 263, 264, 287, 328 Bộ luật hình sự.
Trong quá trình điều tra vụ án, nếu điều tra viên gây nên những thiệt hại cho những người tham gia tố tụng thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại điều 620 Bộ luật dân sự.
2.1.3.2. Đặc điểm hoạt động của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
Hoạt động công an nói chung và hoạt động điều tra nói riêng là một dạng hoạt động đặc biệt mang tính chiến đấu, có quy trình nhất định nhưng không có khuôn mẫu chung; cường độ hoạt động khẩn trương và căng thẳng thường xuyên nên phải huy động và hao phí lớn về sức lực, thần kinh. Tuy không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhưng hoạt động điều tra nói riêng và hoạt động công an nói chung có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn. Đặc biệt, hoạt động điều tra gắn bó chặt chẽ với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, luôn lấy pháp luật làm phương tiện để thực hiện nhiệm vụ... Dưới góc độ tâm lý, hoạt động điều tra không khác biệt với hoạt động của các bộ phận chiến đấu khác trong lực lượng Công an nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tính chất và những yêu cầu cơ bản. Tuy nhiên, do đối tượng, nhiệm vụ, chức năng của hoạt động điều tra... nên hoạt động điều tra có các đặc điểm đặc trưng là:
- Hoạt động điều tra mang tính chất tố tụng hình sự
Tính chất này thể hiện trước hết ở việc tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc pháp luật trong quá trình điều tra vụ án. Điều tra viên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về trình tự, thủ tục và các nguyên tắc tố tụng đã được pháp luật hình sự quy định. Vì đây là hoạt động điều tra tố tụng hình sự, điều tra vụ án công khai theo quy định của luật pháp; mọi kết quả của hoạt động điều tra đều có tính pháp lý, do đó hoạt động điều tra luôn xuất phát từ pháp luật, căn
cứ vào pháp luật. Sự tuân thủ các nguyên tắc tố tụng và sử dụng linh hoạt các quy định pháp luật trong điều tra là yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với mỗi điều tra viên. Phải nghiêm chỉnh tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không được tuỳ tiện, lạm dụng dẫn tới vi phạm pháp luật như: bức, mớm, dụ cung, nhục hình dưới mọi hình thức... Mọi biện pháp được sử dụng trong quá trình điều tra vụ án phải phù hợp với vị trí tố tụng và đảm bảo quyền của những người có quan hệ trong quá trình điều tra vụ án.
Đặc điểm này quy định ở điều tra viên thái độ nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, tính nghiêm túc, khách quan, thái độ công tâm khi thực hiện các biện pháp điều tra. Nó cũng đòi hỏi ở điều tra viên khả năng hiểu biết pháp luật, linh hoạt và sáng tạo vận dụng các quy định của pháp luật trong hoạt động điều tra. Điều tra viên phải là những người có trình độ pháp luật vững vàng, biết sử dụng pháp luật như một công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động điều tra. Trong điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, việc tuân thủ các nguyên tắc tố tụng còn đảm bảo không để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc hay can thiệp gây khó khăn cho quá trình xử lý vụ án.
- Hoạt động điều tra vừa có tính chất công khai, trực diện vừa có tính chất nghiệp vụ
Khác hẳn với hoạt động trinh sát, hoạt động điều tra chủ yếu được tiến hành công khai theo quy định của pháp luật. Trong hoạt động, điều tra viên phải đối diện trực tiếp với đối tượng. Đối tượng biết điều tra viên đang tìm hiểu làm rõ sự thật của vụ án, và ngược lại điều tra viên nghiên cứu nắm được các động cơ che giấu hành động phạm tội, trốn tránh pháp luật của đối tượng. Trong hoạt động điều tra, điều tra viên và những người tham gia hoạt động điều tra trực tiếp đối mặt, đối thoại với nhau. Tính chất công khai, trực diện đòi hỏi điều tra viên phải là người có bản lĩnh, có sự linh hoạt và độc lập cao, nhất là các điều tra viên trong lực lượng An ninh vì đối tượng mà họ phải trực diện đấu tranh là những tên gián điệp, phản động, các đối tượng