Tình Cảm Tha Thiết Đối Với Các Giá Trị Cổ Truyền Của Dân Tộc, Sự Thương Cảm Sâu Sắc Với Các Số Phận Éo Le Trong Xã Hội.


Để Nguyễn Trãi không chỉ hy sinh tính mạng mình cùng người thiếp yêu của mình, mà còn chủ động hy sinh cả tương lai của dòng giống, gia tộc mình vì tương lai của cả một dân tộc, Nguyễn Cát Ngạc đã xây dựng được một cách trọn vẹn, toàn bích hình tượng nhân vật anh hùng Nguyễn Trãi với tất cả sự hùng tráng và bi tráng của số phận. Đó cũng là một nét cống hiến của nhà văn Nguyễn Cát Ngạc đối với hình tượng Nguyễn Trãi trong văn học hiện đại.

Một cống hiến cần ghi nhận của Nguyễn Cát Ngạc đối với văn học sử là ông đã chiêu tuyết cho Nguyễn Thị Lộ, người thiếp yêu của Nguyễn Trãi, người vốn được lưu truyền trong lịch sử với tai tiếng là kẻ báo oán, thậm chí theo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi ( tập IV, truyện thứ 158), bà còn bị gán cho giai thoại kỳ bí về con rắn trắng báo thù. Vì ông nội Nguyễn Trãi là cụ đồ Nhị Khê đã giết ổ rắn con, nên rắn mẹ nhỏ ba giọt máu trên sách cụ đồ, rồi về sau biến thành Nguyễn Thị Lộ để trả thù, gây ra mối oan nghiệt cho tam tộc Nguyễn Trãi. Xin nói thêm: Nhân kỷ niệm 560 năm Ngày mất Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, năm 2002, tại thôn Khuyến Lương, Thanh Trì, Hà Nội, nơi có đền, miếu của Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp với một số tổ chức khác mở hội thảo khoa học đầu tiên về Nguyễn Thị Lộ. Tại Hội thảo này, giáo sư Vũ Khiêu đã khẳng định: "Ít nhất, bà cũng là người tài hoa trong văn học, sắc sảo trong chính trị, chu đáo trong ứng xử và thủy chung trong tình nghĩa", "Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ đã dâng trọn cuộc đời phục vụ cho sự bền vững của Vương triều Lê và sự phồn vinh của non sông Ðại Việt". Giáo sư Đinh Xuân Lâm đề nghị: “Cần có sự công khai chiêu tuyết cho bà. Chế độ phong kiến cũ đã không làm được việc đó thì ngày nay chúng ta phải làm được việc đó thông qua việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử dân tộc một cách trung thực và khoa học.”. Nhưng cách đây hơn năm mươi năm, bằng ngòi bút văn chương của mình, Nguyễn Cát Ngạc đã chiêu tuyết cho bà. Ngay trong lời dẫn chuyện, ông khẳng định: “Trong lịch sử nước ta, không thể tìm được


một hình ảnh thoa quần thuỳ mị hơn và khả ái hơn nàng Thị Lộ. …Nàng đã có công không nhỏ là cứu được một đấng minh quân vào bậc nhất của dân tộc Việt, đức Lê Thánh Tôn”. Khép lại truyện, ông viết: “Tiếc rằng, khi phục hồi địa vị lịch sử cho ông Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tôn đã không phục hồi luôn địa vị cho nàng Thị Lộ, là người đã cứu ngài ra khỏi chốn hiểm nghèo, và như thế, đã có công to với dân tộc, khiến cho tới bây giờ, nàng Thị Lộ khả ái kia vẫn mang tiếng là một con yêu rắn đáng tởm đã hiện thành người để làm hại cả một bực công thần nhà Lê, chứ triều đình nhà Lê chả có tội gì cả.”

Lòng tự hào đối với tinh thần đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm còn được thể hiện trong truyện Giao Lương Sơn. Từ điểm nhìn hiện tại, người kể chuyện thứ nhất kể lại một câu chuyện của ba nhân vật từ thời nhà Đường đô hộ nước ta. Ba nhân vật, gồm Tiết Tháo, Lương Sử, Bạch Văn Thảo đều là nạn nhân của sự áp bức bóc lột của ngoại bang, không phân biệt dân tộc, cùng chiêu tập binh mã vùng Lao Kay chống lại kẻ thù. Về sau, họ bị Cao Biền dùng phép thuật triệt long mạch nên thất bại. Kể lại một câu chuyện bi tráng trong lịch sử bằng một giọng trần thuật mang sắc thái khách quan, nhưng đến câu kết truyện, tác giả biểu hiện thái độ trân trọng của mình đối với tinh thần đoàn kết đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm của tiền nhân: “Người Thổ kể đến thì trời đã về chiều. Tôi cùng bọn công nhân Thổ đứng dậy ra về, hình như theo sau bởi các bóng hiên ngang của ba anh em Bạch, Lương, Tiết” (Giao Lương Sơn)

Không chỉ tập trung cho chủ đề yêu nước, trong các truyện ngắn về đề tài lịch sử của mình, Nguyễn Cát Ngạc còn thể hiện sự trân trọng đối với tình cha con sâu nặng, tình vợ chồng chung thuỷ, tình bạn bè cao cả theo tinh thần Nho giáo và truyền thống đạo đức dân tộc. Với hai truyện Hoàng Trừu Lưu Bình - Dương Lễ, thuộc về đề tài thế sự, nhà văn đã “văn xuôi hoá” hai tích truyện thơ Nôm cùng tên để thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình. Tuy nhiên, sự thể hiện ấy chưa thực sự sáng tạo so với nguyên bản.


Có thể nói, thông qua việc khai thác một cách hợp lý và sáng tạo các sự kiện, các nhân vật anh hùng trong lịch sử dân tộc, các truyện ngắn về đề tài lịch sử của Nguyễn Cát Ngạc đã đạt được giá trị cao về mặt nội dung tư tưởng, đó là lòng yêu nước, niềm tự hào với truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đó là nét nổi bật nhất trong truyện ngắn về đề tài lịch sử của Nguyễn Cát Ngạc nói riêng, văn xuôi của ông nói chung. Đó cũng là tư tưởng nền tảng, quán triệt và chi phối cái nhìn nghệ thuật của ông, gắn liền với sự nghiệp cách mạng mà ông theo đuổi đến hơi thở cuối cùng. Qua đó, chúng ta hiểu hơn về nhân cách của nhà văn - chiến sĩ, hiểu hơn về động lực sâu xa đã khiến ông cống hiến cả cuộc đời mình cho cách mạng và dân tộc.

3.2.2 Tình cảm tha thiết đối với các giá trị cổ truyền của dân tộc, sự thương cảm sâu sắc với các số phận éo le trong xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

3.2.2.1. Lòng yêu tha thiết đối với quê hương xứ sở, sự trân trọng những tình cảm đạo lý tốt đẹp của dân tộc.

Như một biểu hiện đẹp đẽ khác của lòng yêu nước và tinh thần cách mạng, truyện ngắn Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc bộc lộ cái nhìn trìu mến về quê hương xứ sở một cách kín đáo nhưng sâu sắc. Mặc dù Nguyễn Cát Ngạc khá kiệm lời, truyện của ông thiên về khai thác sự kiện, hành động, nhưng khi đọc truyện ngắn của ông, đôi lúc người đọc lại bắt gặp những dòng, những đoạn văn giàu rất cảm xúc, nhất là khi nhân vật bộc lộ những tình cảm thân thương về quê hương, xứ sở. Như nhân vật Cang trong Tình quê ở đoạn trích dưới đây:

Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của nam xương - nguyễn cát ngạc (ở hai thể loại: kịch bản văn học và truyện ngắn) - 7

“Bỏ đê, Cang rẽ xuống một bãi cát lớn. Qua bãi cát mới đến bến đò. Trời đã đạm về chiều. Màu vàng nhạt của chiều đang biến ra màu tím. Càng đi gần tới bến đò, làng càng gần nhỡn tuyến, Cang càng hồi hộp.

Nhìn sang bên kia sông, Cang nhận được từng nhà, từng người. Kìa nhà bà Chắt Phấn mà mấy đứa cháu đang loăng quăng chạy dưới vệ sông. Kìa nhà ông


Sổ Biều chênh vênh trên mỏm đất sắp lở. Kìa nhà ông Nhiêu Nhật mà tiếng hát véo von của mấy cô con gái xinh tươi đương được gió đưa đến tai chàng. Lại kìa nữa là nhà chàng, một chiếc nhà gianh lụp sụp ba gian một trái, trong cái trái đó, mẹ chàng sáu mươi tuổi. đã lập một cửa hàng xén nhỏ, bán nước mắm, dầu tây, kẹo, lạc, kim chỉ, giấy bút, đủ thứ lặt vặt cần thiết hàng ngày. ”

Hay như nhân vật “tôi” trong Giao Lương Sơn, dừng chân giữa một cuộc hành trình, khoan khoái ngắm nhìn phong cảnh núi rừng Lao Cai hùng vĩ :

“Ngồi trên một chiếc mộ xây, tôi rất khoái trá nhìn phong cảnh. Núi nhu bát úp, chắp nối thành một con rồng vĩ đại mà tôi ngự trên trán. Tôi tưởng tượng con rồng đang vùng vẫy, đưa tôi đi trên lưng chừng mây, để tôi ngắm cho đã mắt cái mảnh đất mông mênh và kỳ thú này ”.

Tình yêu quê hương xứ sở bao giờ cũng gắn với lòng yêu thương con người. Đó là cái gốc vững bền, là mạch nguồn trong trẻo nuôi dưỡng ý chí và tâm hồn nhà văn - chiến sĩ. Không thể có lòng yêu nước chung chung, tự hào chung chung, nếu không có sự tin yêu con người, trân trọng những giá trị tốt đẹp của con người, nhất là những người đồng bào của mình, sự trân trọng những tình cảm đạo lý tốt đẹp của dân tộc như tình cảm gia đình, tình hàng xóm láng giềng, tình thầy trò... Với Nguyễn Cát Ngạc, sự tin yêu và trân trọng ấy được gửi vào những nhân vật rất bình dị của ông. Đó là bà mẹ trong Tình trong biên giới, về gia đình anh Kiêm trong Một tấm lòng vàng, là cậu bé Lộc lam lũ nhọc nhằn nhưng ham học và những cô giáo, thầy giáo tốt bụng, nâng đỡ tài năng học trò trong Có chí thì nên…

Bà mẹ trong Tình trong biên giới, một người phụ nữ Việt Nam bị bán sang Tàu từ khi mới 12 tuổi, phải làm vợ “một tên khách già năm chục tuổi”, phải sống trong sự tủi nhục vì bị ngược đãi, khinh rẻ. Bơ vơ không còn tên tuổi, lai lịch, chỉ được người ta biết đến với cái tên miệt thị “Ố Nàm chảy” (con An Nam), nhưng người phụ nữ Việt ấy đã ý thức được tương lai của con mình nơi đất khách: “Nếu Ích lớn lên trong cái xã hội đó, thì suốt đời nó sẽ bị

77


khinh rẻ, dè bỉu là “Ố Nàm chảy” như khi mẹ mới sang Tàu. Nó lại thành người Tàu, không còn ích lợi gì cho đất nước của mẹ, không thể làm thoả mãn được tấm tình ái quốc mà không hiẻu sao mẹ thấy rất linh hoạt trong lòng mẹ, từ khi sang tới đất người ” .Đó là lý do để người đàn bà rất bình dân, thậm chí đã thành vô danh ấy ôm con tìm đường về nước. Đó cũng là tình yêu quê hương, xứ sở, yêu đồng loại mà nhà văn gửi vào nhân vật của ông.

Sự trân trọng những giá trị tốt đẹp của đồng bào mình biểu hiện sâu sắc ở truyện ngắn Một tấm lòng vàng. Truyện về hai gia đình hàng xóm, một nhà giàu có, quyền thế bởi ông chồng làm Tham tá đầu toà, nhà kia nghèo hèn bởi là dân thường. Nhưng cô con gái nhà giàu lại đem lòng yêu thương cậu học trò nhà nghèo con trai anh Kiêm hàng xóm. Điều đó là một sự sỉ nhục với vợ chồng ông tham. Ông nọc cô con gái yêu ra đánh. Bà nội xót cháu ra can, nhưng lại bị con trai xúc phạm “tôi không hiểu làm sao một bà cụ cố, mẹ quan Tham đầu toà, lại đi kết bạn với một con mẹ thợ cày”, nên bà đã xách túi đi khỏi nhà. Bà cụ bị cảm nặng, nhưng lại được gia đình anh Kiêm hết lòng cứu chữa. Kết thúc truyện, gia đình ông Tham đã nhận ra tấm lòng vàng của gia đình anh Kiêm, và hai nhà kết thông gia với nhau. Đây là một trong không nhiều những truyện ngắn có kết thúc như cổ tích vậy, bởi nó hàm chứa một thông điệp - đó là lòng tốt của người dân bình thường, “làm ơn mà không biết mình làm ơn, làm ơn một cách tự nhiên, như ta hít thở không khí, cũng không lèo lá để tâng cái ơn đó lên” và chính việc làm đó đã cảm hoá được lòng ích kỷ, sự thành kiến và thái độ khinh bạc của tầng lớp trên.

Nguyễn Cát Ngạc luôn dành sự yêu quý của mình cho những người nghèo khổ nhưng có ý chí vượt lên, ví dụ như nhân vật cậu bé Lộc (Có chí thì nên). Một cậu bé 12 tuổi, phải đi ở cho chủ nợ, “suốt từ năm giờ sáng đến mười hai giờ đêm, lúc nào nó cũng đầu tắt mặt tối”, “ngoài công việc ra lại còn bị mắng, bị đánh hàng ngày”. Nhưng cậu rất ham học, và có giọng hát rất hay, được thầy giáo động viên nên vừa làm thuê vừa tranh thủ học lỏm các cô


chủ cậu chủ về âm nhạc. Sau này nhờ sự giới thiệu của thầy, cậu được ông bàu gánh ca kịch chuộc khỏi chủ nợ để đưa về Sài Gòn hát trên đài phát thanh, và trở thành ca sĩ trẻ nổi tiếng. Qua câu chuyện giản dị, mang tính báo chí nhiều hơn văn chương, nhà văn bày tỏ thiện cảm của mình với một nhân vật bé nhỏ, đồng thời thể hiện sự trân trọng đối với những người trí thức mới, giàu lòng vị tha như cô giáo, thầy giáo dạy lớp quốc ngữ, những người đã thay đổi số phận cho một em bé nghèo.

3.2.2.2 Sự thương cảm sâu sắc đối với các số phận éo le, đặc biệt là số phận những người phụ nữ trong xã hội đương thời.

Trong một xã hội có nhiều biến động, những hủ tục phong kiến tồn tại song song với “lối sống Tây” mới du nhập, các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp như đang bị lấn át bởi những quan niệm theo chuẩn mực phương Tây sinh ra những biến thái về đạo đức và lối sống, thì những con người bình thường dễ dàng trở thành nạn nhân của những thói đời xấu xa, bỉ tiện. Nguyễn Cát Ngạc dành nhiều tâm sức hướng ngòi bút của mình tới những số phận éo le, bị xô đẩy trong xã hội rối ren, và thông qua họ, ông bày tỏ thái độ của mình với xã hội đương thời.

Đó là sự cảm thông, đau xót với bà mẹ già khốn khổ bị chính con trai mình chôn sống trong Ngôi đất công khanh. Nhà văn đã phải thốt lên: “Thử tưởng tượng bà cụ khốn nạn phải đau đớn rẫy rụa thế nào khi gần bị tắc thở trong áo quan, ai chả động lòng thương xót và giận thằng bát hiếu đã tàn nhẫn đến cùng cực”.

Đó là sự xót xa cho số phận cô Síu trong Tình quê, đã yêu và được yêu say đắm chàng học trò Cang, những tưởng được sống một cuộc sống hạnh phúc, nhưng rồi cô không thể vượt qua được luật tục phong kiến, với những ràng buộc nặng nề “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong chuyện hôn nhân. Dẫu nhìn trước được cuộc đời vất vả vì phải làm dâu nhà trọc phú “suốt ngày dưới nắng chang chang, em phải chân lấm tay bùn cày cấy cho ông Lý, suốt


đêm dưới ánh giăng mờ em phải giã khoai đâm bèo nuôi lợn cho ông Lý, quẩy hàng đi chợ hay hỏi công hỏi nợ cho bà Lý. Trong cuộc đời nô lệ đó, em lại không được một câu an ủi của anh chồng vô học câu lơ”, nhưng cô không thể thoát ra được. Và trong cuộc đương đầu với “số phận”, cô đã thua cuộc, để rồi kiệt sức vì lao động quần quật như con ở trong nhà, đến mức ngã gục và chết thảm trong cối gạo.

Ở truyện ngắn Kiếp bình bồng, Kim Liên là một cô đào hát “vừa có thanh, vừa có sắc, lại vừa có học”, được anh sinh viên trường thuốc tên Lãng đem lòng yêu thương. Hai người sống với nhau hạnh phúc như vợ chồng. Nhưng gia đình Lãng ngăn cấm, lập mưu bắt anh về Nam Bộ, không cho lấy người trong giới “xướng ca vô loài”. Kết cục, Kim Liên chết trong nỗi đau đớn, còn Lãng suốt đời cô độc. Điều đáng trân trọng ở đây là tác giả Nguyễn Cát Ngạc không chỉ bày tỏ sự cảm thông với cuộc đời chìm nổi của cô kỹ nữ Kim Liên chung tình, hy sinh đến cả tính mạng vì người mình yêu, mà còn chia sẻ với những người phụ nữ theo nghề ca hát. Vì thế, ngay ở phần mở đầu truyện, ông đã viết:

“Có đi sâu vào từng lớp xã hội, ta mới hay có lắm hạng người đáng thương. Ví dụ: hạng đào hát bội. Đó là các cô đào của những gánh tuồng, chéo hay cải lương, nhiều khi theo gánh hát đi lang thang nay đây mai đó.

Cũng như các chị em chốn hồng lâu, họ đeo tên là cô đào hay ả đào. Nhưng không giống các đồng nghiệp này, họ không có thì giờ tô lục chuốt hồng, họ không có quyền quyến anh rủ én, vì thế họ không có tiền ném qua của sổ… Đã không có tiền ăn tiêu phung phí, họ còn túng thiếu lo âu, lúc nào cũng bị ma đói và thần ho lao đe doạ, uể oải sống một cuộc đời vô định, không một chút dảm bảo về tương lai.

Thảng hoặc, may mắn họ gặp được hạnh phúc trong một trường hợp đặc biệt hãn hữu, thì cả xã hội tai ác hình như hùa nhau công phá, kỳ cho hạnh


phúc đó tan, để hoặc họ phải quay về đời phiêu bạt, hoặc họ phải hai tay buông xuôi mà từ giã cõi đời, cái đời quá gian truân mà họ không chịu nổi”.

Nhân vật Thanh Mai (Bụi phồn hoa) cũng là một người phụ nữ đáng thương. Cô sống trong nhung lụa, chỉ lo chăm sóc sắc đẹp và đi dự tiệc với chồng ở những nơi sang trọng, quyền quý. Nhưng khi phát hiện a chồng mình làm giàu bằng cách bán rẻ số phận của đồng loại, cô đã vô cùng đau khổ. Cuối cùng, cô quyết định dứt bỏ chốn phồn hoa, bởi không thể chấp nhận sự nhơ bẩn của nó.

Một nạn nhân khốn khổ khác trong cái xã hội mà luân thường đạo lý đã bị đảo lộn, là cô sinh viên Hân trong Vô liêm sỉ. Cô gái trẻ du học ở Pa ri luôn bị người tình dằn vặt vì có người mẹ còn xuân sắc và rất tân thời của mình bắt nhân tình với Tây, thuê nhà chung sống với nhau, khiến cô rất khổ sở. Nhưng một ngày, cô đã phải tìm đến cái chết khi chứng kiến mẹ mình chung chạ với chính người tình của mình. Sự vô liêm sỉ của một người đã đẩy tới sự tuyệt vọng của một người khác, nhìn rộng ra, đó còn là lời giải về những nghịch lý xã hội mà nếu không được cảnh báo, sẽ trở nên phổ biến và hết sức nguy hiểm trong bất cứ xã hội nào, khi đạo lý bị suy đồi.

Thái độ quyết liệt của nhà văn trong việc “ủng hộ” nhân vật thức tỉnh về những gì trái với luân thường đạo lý, thể hiện ở sự chấp nhận cái chết của nhân vật Tâm (Một nạn nhân), bởi cho dù tội phản bội chồng của cô được coi “chỉ là tội lỗi của thời đại”, thì cô vẫn nói với 2 người - người chồng cũ mà cô đã phản bội, và người chồng mới – là muốn “dứt bỏ cuộc đời vô luân thường này đi, để hai anh lập một cuộc đời khác vẻ vang hơn và đáng làm gương mẫu cho lũ trẻ”.

Một điều đáng chú ý là những nạn nhân của xã hội rối ren, tranh tối tranh sáng trong thế giới truyện ngắn của Nguyễn Cát Ngạc hầu như đều là phụ nữ. Trong số 37 truyện ngắn của ông, có đến 12 nhân vật phụ nữ là nạn nhân của những thói đời đen bạc, của sự bất công trong xã hội. Nguyễn Cát Ngạc đã


chạm tới vấn đề mang tính nhân bản sâu sắc, đó là vấn đề phụ nữ. Ông sớm nhận ra rằng: những bi kịch của đời sống đều đổ lên đầu những người phụ nữ trong xã hội, vì mọi biến thiên của cuộc sống bao giờ cũng trước hết đặt lên vai người phụ nữ. Bởi họ là mẹ, là vợ, là người yêu quý nhất của mọi người, cuộc sống trút lên vai họ mọi điều đẹp - xấu của nó, và họ phải gánh chịu. Đặc biệt, trong buổi giao thời của hai chế độ, trong đó chế độ phong kiến luôn khinh rẻ, chà đạp lên mọi quyền sống của người phụ nữ, và chế độ thực dân chỉ tôn thờ đồng tiền, vì đồng tiền mà bóc lột con người đến tận cùng xương tuỷ, thì người phụ nữ là nạn nhân đau khổ nhất. Họ là những con người nhỏ bé, yếu ớt, đã bị vùi dập hàng ngàn năm trong chế độ phong kiến hà khắc, nay lại bị bóc lột tàn tệ bởi chế độ thực dân chỉ biết có lợi nhuận, mà vì nó, con người cũng đánh mất nhân tính. Bởi vậy, trong truyện ngắn Nguyễn Cát Ngạc, các số phận bi thảm nhất đều là phụ nữ, từ bà mẹ già, đến cô gái trẻ, từ người kỹ nữ đến nàng thiếu phụ khuê các. Và hầu hết cuộc đời của họ đều có kết cục bi thảm, đó là cái chết. Các nhân vật nữ của Nguyễn Cát Ngạc, ngoại trừ Thanh Mai (Bụi phồn hoa), còn lại đều không thể thoát ra khỏi cái chết. Nguyên nhân trực tiếp hay sâu xa của những cái chết ấy đều có thủ phạm là cái Ác trong xã hội đương thời, hậu quả của hủ tục phong kiến nặng nề, tồn tại chung với sự băng hoại về đạo đức, lối sống theo kiểu phương Tây… Tất cả đã đẩy những người lương thiện, đặc biệt là phụ nữ vào vòng xoáy cuộc đời và trở thành nạn nhân của chúng. Có lẽ đó là điều mà nhà văn muốn gửi gắm đến thời cuộc, qua các nhân vật nữ đáng thương của mình cùng với sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc dành cho họ.

Nguyễn Cát Ngạc đã nhìn ra được sự bất công khi xã hội tha hóa đã sinh ra những số phận tha hóa nhưng lại không biết chia sẻ với các số phận đó, mà hắt hủi, khinh rẻ. Với tác giả, ánh mắt cảm thương khi hướng tới sự cùng cực của kiếp người, phải là ánh mắt của lòng nhân ái. Không những thế, ông còn phát hiện ra ở những số phận ấy những phẩm chất đạo đức, những giá trị của


tình người mà chưa chắc những kẻ đã đẩy họ vào kiếp sống ấy lại có thể tương ứng về phẩm giá. Đó là nghịch lý, là điều không thể không phê phán, một khi nhà văn hướng về con người, muốn con người được thật sự là người với những phẩm chất cao quý mà xã hội cần trân trọng.

Có thể nói rằng, tình yêu quê hương xứ sở, sự cổ vũ cho những giá trị truyền thống và tấm lòng nhân ái giữa người với người là những nội dung quan trọng trong truyện ngắn Nguyễn Cát Ngạc. Những nội dung ấy đã góp phần làm nên giá trị tư tưởng trong mỗi tác phẩm của ông, như những biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước và tinh thần dân tộc trong văn chương Nguyễn Cát Ngạc nói chung, truyện ngắn của ông nói riêng.

3.2.3.Thái độ phê phán quyết liệt sự tha hoá của con người, đặc biệt là tầng lớp trí thức, quan chức bù nhìn trong xã hội đương thời.

Ý thức sâu sắc về đất nước và các giá trị truyền thống của dân tộc đã làm nên tinh thần phê phán không khoan nhượng của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc đối với cái xấu, sự vong bản khi viết Ông Tây An Nam. Tiếp nối mạch tư tưởng ấy, truyện ngắn của Nguyễn Cát Ngạc đã luôn mang nội dung nổi trội là phản ánh và phê phán những hiện tượng xấu xa, đồi bại , chế giễu bộ mặt bi hài với những trò lố bịch, thói đạo đức giả của lớp trí thức, quan chức trong xã hội đương thời. Điều này cũng dễ lý giải, bởi với nhân cách của một nhà văn - chiến sĩ, càng giàu lòng yêu nước và yêu dân tộc, ông càng căm phẫn đối với sự tha hoá, biến chất, sự lai căng, thói vô đạo của một bộ phận không nhỏ trong xã hội, bởi chúng tồn tại trong đời sống như một sự chà đạp vào những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà ông đang hy sinh tất cả để bảo vệ.

Ngòi bút hiện thực của Nguyễn Cát Ngạc tỏ ra có thế mạnh khi khai thác, phơi bày sự tha hoá của con người trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Toàn bộ tập truyện ngắn Bụi phồn hoa tập trung cho chủ đề này, như một ngọn roi quất vào chế độ đương thời. Ngoài ra, còn các truyện ngắn khác như


Vô sỉ, Vô liêm sỉ, Một tấm lòng vàng, đưa tổng số truyện về chủ đề này lên tới 10/37 truyện, chiếm 27%.

Một xã hội mà các giá trị truyền thống bị đảo lộn, đồng tiền và danh vọng lên ngôi, sẽ sinh ra những sản phẩm của nó, đó là những con người tha hoá. Xã hội ấy hiện lên trong truyện ngắn Nam Xương thông qua hệ thống nhân vật gắn liền với những câu chuyện của họ. Các nhân vật trong truyện ngắn của ông được xây dựng từ nhiều thành phần, giai cấp. Có trí thức (Tái hợp ), có quan lại thực dân, phong kiến (Vô liêm sỉ, Vàng, Ngôi đất công khanh), có địa chủ, cường hào (Chữ Quí)... Họ, vì tiền tài, danh lợi mà gây hại lẫn nhau, bán rẻ lương tâm, làm điều thất đức, bội bạc tình nghĩa, chà đạp lên đạo lý truyền thống của dân tộc.

Truyện ngắn Chữ Quí mô tả cuộc đấu đá giữa Chánh Bao và Bá Hiển, hai viên cường hào giàu có và hống hách. Hễ Chánh Bao gieo ngầm hoạ này cho Bá Hiển thì Bá Hiển lại gây vụng một nạn khác cho Chánh Bao, có khi hai anh kiện nhau ra mặt, đến nỗi cùng khánh kiệt gia tài. Kết cục là cả hai đều phải “bán sới” khỏi nơi chôn rau cắt rốn, đi lang bạt kỳ hồ, Chánh Bao còn chết thảm. Trong truyện ngắn Vàng, tác giả xây dựng một nhân vật quan lại khá độc đáo, được đẩy đến tận cùng cái ác, chỉ vì danh lợi. Nhờ lừa tình rồi lợi dụng tiền bạc của một cô ca kỹ để mua chức, y leo được đến chức tri phủ rồi phụ tình cô. Đỉnh cao của sự đê tiện là y kéo quân về để cưỡng đoạt đất đai của cô, khiến cô sau mười lăm năm mòn mỏi trong cảnh cô quả đã uất ức mà chết. Ỏ truyện ngắn Tái hợp, Nguyễn Cát Ngạc lại khai thác sự tha hoá của tầng lớp trí thức thành thị, trước những cám dỗ của vật chất và những thú ăn chơi phù phiếm. Nhân vật Thân vốn là kỹ sư nhà máy điện, đã bỏ vợ con để đi theo một cô nhân tình làm gái nhẩy, với những cuộc chơi đàng điếm. Trong Bụi phồn hoa, người vợ kinh hoàng nhận ra những đồng tiền chồng mình mang về cho mình chăm chút nhan sắc kiềm diễm, mua những chuỗi ngọc quý giá và sống trong nhung lụa, lại được lấy từ những cuộc chỉ điểm


(do một người bạn chồng vô tình cho biết: “Anh ấy đã tìm được mấy tay “phiến loạn” quan trọng nên được thưởng một món tiền to”). Bụi phồn hoa đã làm người chồng tha hoá, làm nhiều việc ác, và người vợ có lương tâm thấy ghê sợ, kinh tởm: “Thanh Mai đang thấy kéo qua trước mắt nàng những thanh niên anh tuấn da thịt tơi bời vì tra tấn, những cô nhi quả phụ nheo nhóc vì mất cha mất chồng, những chuỗi đầu lâu đang lăn lóc và những máu đào đang loang vì vì sự “buôn bán” ám muội của đức lang quân nàng.”

Ngòi bút Nguyễn Cát Ngạc còn quyết liệt hơn khi tố cáo tội ác tày đình, sự đại bất hiếu của một kẻ “làm thông phán đầu toà sứ thành Vinh” trong truyện ngắn Ngôi đất công khanh. Để leo một bước lên tới đầu thang danh vọng, hắn thuê thầy địa lý đi tìm đất phát, sau ba tháng một thầy địa lý chỉ cho hắn một ngôi đất phát công khanh, nhưng phải sinh táng mới phát được. Lòng hám danh đã khiến y quyết định chôn sống người mẹ già đang ốm quặt quẹo của mình, trong một đêm mưa to gió lớn. “Sau khi hỏi thăm qua quýt, hắn sai hai lực sỹ bế sốc bà cụ sang buồng bên, trong đó một cỗ quan tài đã bày sẵn, dưới đất giải một chiếc chiếu, trên chiếu, một chiếc vải liệm dày cồm cộp. Hai lực sĩ đặt bà cụ vào giữa vải liệm rồi chẳng nói chẳng rằng, gói chặt bà cụ lại. Bà cụ rãy rụa kêu inh ỏi. Hắn tự tay cầm nắm giẻ đút vào mồm bà cụ. Khi hai lực sĩ đã đặt bà vào trong quan tài và đậy nắp, hắn mới chợt nhớ cần phải đút vào miệng bà cụ một nắm gạo và chín đồng tiền. Hắn vạch đầu bà cụ rút giẻ trong miệng ra rồi thay vào đó tiền và gạo. Nhân dịp đó, bà cụ nghẹo đầu nghẹo cổ chửi bới hắn cho tới khi đậy nắp áo quan.

Ngay đêm hôm đó, sợ bà cụ chết ngạt trong áo quan thì phí của, hắn sai đem áo quan đi chôn tại ngôi đất mà thày khách trỏ, mặc dầu sấm sét ầm ầm”.

Làm một việc táng tận lương tâm đến mức “trời không dung, đất không tha” vậy mà sau đó, hắn vẫn oán trách bà mẹ già “không chịu khó nằm yên mà chết”, nên hắn bị cách chức; và vẫn hy vọng “hòn đất sẽ giậy để hắn làm tới công khanh”. Có thể khẳng định Ngôi đất công khanh là một trong những

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí