Khái Niệm Thủ Tục Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Tại Tòa Án Nhân Dân

thực thi QSHTT… Tuy nhiên, trong Luật SHTT, bên cạnh việc quy định về "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ" tại các Phần thứ nhất, Phần thứ hai, Phần thứ ba và Phần thứ tư, thì tại Phần thứ năm của Luật SHTT còn quy định về "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ", qua nội dung của các phần như nêu trên cho thấy: về mặt quản lý nhà nước về SHTT thì Luật SHTT dùng thuật ngữ "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ", về mặt thực thi QSHTT thì Luật SHTT dùng thuật ngữ "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ".

Trong thời gian gần đây, thuật ngữ "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ" bên cạnh thuật ngữ "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ" đã bắt đầu xuất hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật khác. Nghiên cứu Dự thảo Hiệp định giữa chính phủ Liên bang Nga và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam "về hợp tác trong lĩnh vực bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ", cho thấy trong bản dự thảo của hiệp định này đó có sự phân biệt giữa "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ" và "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ". Trong khi đó, qua thực tiễn nghiên cứu nhiều hiệp định, điều ước quốc tế liên quan đến QSHTT, chúng ta không thấy có hiệp định nào phân biệt rạch ròi hai nội dung "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ" và "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ" như tại bản dự thảo này. Qua phân tích hai khái niệm trên, có thể thấy rằng giữa "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ" và "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ" có những ý nghĩa riêng, đây là một sự phân biệt đáng quan tâm, lưu ý trong bối cảnh hiện nay. Sự xuất hiện của hai thuật ngữ này cho thấy pháp luật đã có sự phân định cụ thể, khi nào thì sử dụng thuật ngữ "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ", khi nào thì sử dụng thuật ngữ "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ". Mục đích của sự phân biệt hai thuật ngữ này là để hiểu và sử dụng đúng với chức năng của chúng. Theo quy định của Luật SHTT, thì khi chủ thể QSHTT bị vi phạm quyền có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ như: áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm QSHTT; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi phạm QSHTT phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm; khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài để yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Điều 198). Như vậy, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đối với Toà án, sử dụng thuật ngữ "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ" như trong Luật SHTT là phù hợp và chính xác.

1.1.3. Khái niệm thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân

Theo nghĩa thông thường, "thủ tục là những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định, để tiến hành một công việc có tính chất chính thức" [77, tr. 960]. Xuất phát từ việc phân biệt bảo hộ QSHTT và bảo vệ QSHTT được nghiên cứu tại tiểu mục 1.1.2, cũng cần phân biệt hai khái niệm "thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ" và "thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ". Về mặt quản lý nhà nước, thủ tục bảo hộ QSHTT được hiểu là việc nhà nước ban hành các quy định pháp luật về SHTT nhằm xác lập quyền cho các chủ sở hữu QSHTT, bảo vệ và thực thi quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu QSHTT. Như vậy, dưới góc độ quản lý nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT có hai chức năng, đó là: chức năng bảo hộ và chức năng bảo vệ. Còn thủ tục bảo vệ QSHTT với cách hiểu là việc các cơ quan quản lý nhà nước, thông qua hệ thống chính sách và pháp luật đó, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu QSHTT để chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của phía thứ ba bằng một phương thức, trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định (thường gọi luật hình thức). Dưới góc độ thủ tục tố tụng, "thủ tục" được định nghĩa như sau: "Thủ tục là một tiến trình được thực hiện theo tuần tự, bao gồm tất cả các hành vi và sự kiện xảy ra trong khoảng từ thời điểm bắt đầu các hành vi tố tụng cho đến khi bản án, quyết định của Tòa án được ban hành" [87, tr. 1221]. Về cơ bản tác giả đồng ý với quan điểm trên, nhưng cần phải làm rừ hơn,"thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tũa án" được hiểu là trình tự, thủ tục để cá nhân, tổ chức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp chống lại sự vi phạm đối với tài sản SHTT của phía thứ ba và trình tự, thủ tục do Tòa án tiến hành giải quyết yêu cầu đó từ thời điểm bắt đầu thụ lý đơn yêu cầu cho đến khi kết thúc bằng một bản án hoặc quyết định theo quy định của pháp luật tố tụng.


1.2. Nội dung của pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ


QSHTT là quyền sở hữu mang tính chất tư, song nó có tác động rất lớn đến lợi ích chung của toàn xã hội và có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với kinh tế - thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Trong xu hướng toàn cầu hóa, QSHTT là phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây việc bảo hộ SHTT đã trở thành nội dung quan trọng trong thương mại quốc tế. Những hành vi xâm phạm QSHTT đối với các chủ sở hữu các tài sản trí tuệ, những tranh chấp và

mâu thuẫn thương mại về QSHTT có yếu tố nước ngoài, mang tính đa quốc gia đã đặt ra yêu cầu cấp bách về bảo hộ QSHTT. Tuy nhiên, các hệ thống luật pháp về QSHTT của các nước rất khác nhau, tùy thuộc vào các chính sách văn hóa, công nghiệp và các yếu tố khác... Do vậy, để tìm ra một giải pháp giải quyết các tranh chấp về QSHTT mang tính quốc tế, các mạng lưới và các quy tắc khác nhau đã được thiết lập [66, tr. 64]. Xét ở bình diện quốc tế, bảo hộ QSHTT được nhìn nhận thông qua việc ban hành pháp luật điều chỉnh về QSHTT bằng sự thỏa thuận bởi các điều ước về SHTT. Có thể bắt đầu từ việc các quốc gia tham gia Hiệp định tổng quát về thương mại và thuế quan (GATT) với sự tham gia của 117 nước thành viên, các nước thành viên đã đạt được thỏa thuận với 10 nội dung cơ bản, được gọi là Thoả thuận về các khía cạnh liên quan tới thương mại của QSHTT (gọi tắt là Hiệp định TRIPs). TRIPs được ký kết vào ngày 15-4-1994, có hiệu lực từ ngày 01-01-1995, đây cũng là ngày đánh dấu sự ra đời của WTO. Ngày 01-01-1996, Hội đồng TRIPs đã ký với WIPO một thỏa thuận mang mục tiêu là thúc đẩy việc bảo hộ và thực thi QSHTT. TRIPs là hiệp định đa phương, toàn diện nhất về SHTT. Mục tiêu của TRIPs là sự thừa nhận sự cần thiết phải thúc đẩy bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả các đối tượng SHTT. Các quy định của TRIPs là một khung pháp lý ổn định, có giá trị cao làm cơ sở vững chắc để bảo hộ QSHTT trên phạm vi của tất cả các nước thành viên của WTO. Bảo hộ QSHTT theo các yêu cầu của TRIPs đã trở thành một điều kiện bắt buộc đối với các quốc gia là thành viên của WTO. TRIPs quy định các tiêu chuẩn tối thiểu về bảo hộ SHTT mà bất kỳ thành viên nào tham gia cũng phải đạt được (bao gồm các điều khoản về patent, nhãn hiệu, tên thương mại, bản quyền…). TRIPs đòi hỏi các thành viên phải tuân thủ các nguyên tắc của việc bảo hộ các tác phẩm văn học và khoa học (Công ước BERNE), bảo hộ các tổ chức phát thanh (Công ước ROME) và bảo hộ SHCN (Công ước PARIS)... Đây là lần đầu tiên việc bảo hộ SHTT trở thành điều kiện bắt buộc đối với các quốc gia muốn tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, đây cũng là các tiêu chuẩn đầu tiên và tối thiểu về bảo hộ SHTT mà bất kỳ thành viên nào muốn tham gia WTO cũng phải đáp ứng được. Sự ra đời của TRIPs đã mang lại những thay đổi căn bản pháp luật về SHTT của các nước thành viên WTO, ngoài việc đồng nhất hóa về pháp luật, TRIPs còn tiến tới loại bỏ các quy định về thủ tục hành chính và các kỹ thuật bất lợi cho hoạt động SHTT quốc tế.

Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, sự hợp tác có thể cả phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế ngày càng sâu sắc hơn; sự phân công công việc trên bình diện quốc tế được coi là mục tiêu quan trọng trong hợp tác quốc tế, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa là sẽ có những tranh chấp về kinh tế quốc tế phát sinh. Về nguyên tắc, tất cả các hiệp định thương mại đa phương được ký kết trong khuôn khổ của WTO đều được xác định là những văn bản luật về kinh doanh - thương mại có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các quốc gia là thành viên của WTO. Trong trường hợp có bất cứ một sự khác biệt nào giữa các quy định trong các hiệp định đó với luật lệ của các quốc gia thành viên, thì các quy định trong các hiệp định đó sẽ được ưu tiên áp dụng. Do đó, các quốc gia cần phải có các khung pháp lý nhất định đề ra các nguyên tắc pháp lý nhằm bảo đảm phù hợp với "luật chung" của nền kinh tế thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hóa [51, tr. 42].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

ở Việt Nam, bảo hộ QSHTT được Hiến pháp năm 1992 quy định và được thể hiện trong các nghị quyết của Bộ Chính trị. Chính sách bảo hộ SHTT là một bộ phận quan trọng của hệ thống chính sách pháp luật. Trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã nhận định: "Hoàn thiện pháp luật về khoa học công nghệ... thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ" [30] là một nhiệm vụ trọng tâm (mục 3 phần II của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị).

- Về hình thức: Chính sách bảo hộ SHTT thể hiện được quan điểm, đường lối do Đảng và Nhà nước đề ra để phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. ở mỗi giai đoạn khác nhau, chính sách bảo hộ SHTT được hoạch định bằng những giải pháp cụ thể khác nhau, nhưng đều nhằm thực hiện nhiệm vụ ổn định chính trị và phát triển nền kinh tế đất nước. Vì vậy, trên thực tế, trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi điều kiện của nền kinh tế, thì chính sách bảo hộ QSHTT được quy định khác nhau, như: đối với một số hành vi xâm phạm QSHTT nhưng không bị coi là tội phạm, vì không được quy định ở BLHS năm 1985, nhưng đã được quy định bổ sung trong BLHS năm 1999 (như tội xâm phạm QSHCN); Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 không quy định thẩm quyền của TAND giải quyết các khiếu kiện đối với các quyết định hành chính (QĐHC), hành vi

Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay - 3

hành chính (HVHC) vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước về SHTT, nhưng thẩm quyền này đã được bổ sung trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006. Trong quá trình hơn 10 năm phấn đấu để gia nhập WTO, hệ thống pháp luật bảo hộ SHTT của Việt Nam đã được xây dựng, phát triển và hoàn thiện nhằm đáp ứng các yêu cầu của WTO. Các quy phạm pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT do Nhà nước ban hành được thể hiện dưới những hình thức văn bản quy phạm pháp luật cụ thể trong các bộ luật, các luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư…, điều đó đã phản ánh trực tiếp chính sách bảo hộ QSHTT.

- Về nội dung: Để bảo vệ QSHTT, các văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT nói chung và thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND nói riêng được quy định bằng các biện pháp khác nhau. Pháp luật bảo hộ QSHTT quy định các biện phỏp xử lý hành vi xõm phạm QSHTT như sau: Tổ chức, cỏ nhõn cú hành vi xõm phạm QSHTT của tổ chức, cỏ nhõn khỏc thỡ tuỳ theo tớnh chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chớnh hoặc hỡnh sự. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT), biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, chủ thể QSHTT có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cú thẩm quyền xử lý hành vi xõm phạm QSHTT theo quy định của pháp luật; khởi kiện ra Tũa ỏn hoặc Trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỡnh. Tuy nhiên, ở đây cần lưu ý phân biệt biện pháp hành chính quy định tại Luật SHTT với biện pháp hành chính mà tác giả nêu trong luận văn (về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính tại TAND theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính). Theo tinh thần quy định tại điểm c khoản 1 Điều 198, các điều 200, 211, 214 và Điều 215 của Luật SHTT, biện pháp hành chính được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm QSHTT sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lưý vi phạm hành chính, các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhõn dõn cỏc cấp cú thẩm quyền xử lý cỏc hành vi xõm phạm QSHTT đó. Đối với TAND, Luật SHTT chỉ quy định: "Việc ỏp dụng biện phỏp dõn sự, hỡnh sự thuộc thẩm quyền của Toà ỏn" (khoản 2 Điều 200) [64], nhưng căn cứ theo

thẩm quyền của TAND được quy định trong Luật tổ chức TAND, Luật khiếu nại tố cáo, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác, thì TAND có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện của cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức đối với các QĐHC, HVHC trái pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước ban hành trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về SHTT, về thẩm quyền, thủ tục giải quyết các khiếu nại QĐHC, HVHC đó được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Như vậy, trong phạm vi của luận văn, tác giả đề cập đến thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND bằng biện pháp hành chính dưới góc độ thẩm quyền, thủ tục bảo vệ QSHTT theo quy định của Luật tổ chức TAND, Luật khiếu nại tố cáo, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác (nội dung này được trình bày ở tiểu mục 1.2.1.2. chương 1 và tiểu mục 2.1.1.1 chương 2 của luận văn). Căn cứ vào tính chất của việc bảo vệ QSHTT và cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ QSHTT, có thể phân chia các biện pháp bảo vệ QSHTT thành: bảo vệ QSHTT tại các cơ quan quản lý nhà nước và bảo vệ QSHTT tại Tòa án.

1.2.1. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý nhà nước


Chức năng bảo vệ QSHTT của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua biện pháp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến SHTT... Phạm vi bảo vệ QSHTT của các cơ quan quản lý nhà nước là rất rộng, trong luận văn này tác giả chỉ xem xét bảo vệ QSHTT dưới góc độ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến SHTT bằng biện pháp xử lý hành chính.

Với ý nghĩa để xử lý xâm phạm và ngăn chặn hành vi xâm phạm QSHTT, biện pháp xử lý hành chớnh là biện phỏp thực thi khỏ đặc thù tại Việt Nam. Theo quy định tại Điều 211 của Luật SHTT, các hành vi xâm phạm QSHTT bị XPHC bao gồm: thực hiện hành vi xâm phạm QSHTT gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xó hội; không chấm dứt hành vi xâm phạm QSHTT mặc dù đó được chủ thể QSHTT thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó; sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về SHTT hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; sản xuất,

nhập khẩu, vận chuyển, buụn bỏn vật mang nhón hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhón hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh khụng lành mạnh về SHTT thỡ bị xử phạt vi phạm hành chớnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm QSHTT. Theo đó, các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Cơ quan Hải quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT.

1.2.2. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân


Theo quy định của pháp luật bảo hộ QSHTT, TAND có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu, khiếu nại về hành vi xâm phạm QSHTT theo thủ tục tố tụng hành chính; phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử các tội xâm phạm QSHTT theo thủ tục tố tụng hình sự và giải quyết các tranh chấp về QSHTT theo thủ tục tố tụng dân sự.

1.2.2.1. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục tố tụng hành chính


Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, một nền tư pháp kiểu mới - nền tư pháp nhân dân - đã từng bước được thành lập. Trong giai đoạn đầu, hệ thống Tòa án còn rất đơn giản, chưa có Tòa án hành chính, chưa có các văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Trải qua các thời kỳ lịch sử, cùng với sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước, trước yêu cầu khách quan đặt ra là phải cải cách bộ máy nhà nước, song song với việc cải cách bộ máy nhà nước thì việc cải cách tư pháp được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta phải thực hiện. Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung tâm là cải cách hành chính" đã chỉ rõ:

Về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trên cơ sở kiện toàn tổ

chức và cán bộ, nghiên cứu tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện, theo hướng việc xét xử sơ thẩm được thực hiện chủ yếu ở Tòa án cấp này. Tòa án cấp tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm. Tòa án nhân dân tối cao chủ yếu xét xử giám đốc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn các Tòa án địa phương thực hiện xét xử thống nhất theo pháp luật. Hạn chế việc xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm. Nghiên cứu thành lập các Tòa chuyên môn... [26].

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: "Xúc tiến thành lập Tòa hành chính trong Tòa án nhân dân, bổ sung thể chế làm căn cứ cho việc xét xử" [27, tr. 243].

Ngày 28-10-1995, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức TAND. Theo quy định của luật này, kể từ ngày 01-7-1996 TAND các cấp được giao nhiệm vụ xét xử những vụ án hành chính. Từ đó, trong cơ cấu tổ chức của TANDTC và TAND cấp tỉnh có thêm Toà hành chính; ở TAND cấp huyện không thành lập Toà hành chính mà việc xét xử các vụ án hành chính theo thẩm quyền do các thẩm phán của TAND cấp huyện đảm nhiệm.

Để bảo đảm việc giải quyết các vụ án hành chính được kịp thời, đúng pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, ngày 21-5-1996, ủy ban thường vụ Quốc hội khóa IX thông qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7- 1996 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh năm 1996). Ngay từ khi Pháp lệnh được công bố thi hành đã được dư luận xã hội quan tâm, coi đây là một bước phát triển của cải cách tư pháp. TAND các cấp đã có nhiều cố gắng để giải quyết có hiệu quả, đúng pháp luật các vụ án hành chính thuộc thẩm quyền. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hơn hai năm thi hành, Pháp lệnh năm 1996 đã được ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá X thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 25-12-1998 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh năm 1998). Việc sửa đổi bổ sung Pháp lệnh này cho thấy sự quyết tâm thực hiện cải cách hành chính và cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí