Trí Tuệ Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An


“cơ hội chính trị”, những tên có quan điểm lập trường chống đối sâu sắc... Tuy nhiên, đây cũng còn là hoạt động nghiệp vụ của cơ quan điều tra. Các biện pháp tố tụng trong điều tra không đơn thuần là những quy định pháp luật cứng nhắc. Nó luôn được các điều tra viên linh hoạt sử dụng với nhiều chiến thuật nghiệp vụ tuỳ thuộc điều kiện, hoàn cảnh cũng như diễn biến của mỗi vụ án. Trong hoạt động điều tra, điều tra viên luôn có ý thức phục vụ công tác trinh sát, tính toán, mở rộng đánh địch lâu dài. Điều tra viên còn phải đảm bảo bí mật các biện pháp nghiệp vụ đã áp dụng trong các chuyên án trinh sát cũng như trong hoạt động điều tra.

Mặt khác, trong quá trình điều tra vụ án, để nhanh chóng khám phá, làm sáng tỏ sự thật về sự việc phạm tội, về hành động phạm tội của đối tượng... cơ quan điều tra còn phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, như: nhận dạng bí mật, sử dụng đặc tình trại tạm giam, tiến hành trinh sát kỹ thuật buồng giam... Vì vậy, ngoài các biện pháp được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác, hoạt động điều tra còn có những phương pháp, chiến thuật nghiệp vụ riêng.

Đặc điểm trên đòi hỏi mỗi điều tra viên không chỉ là những người am hiểu pháp luật mà còn là những cán bộ nghiệp vụ sắc sảo, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ điều tra. Đối với họ, trình độ nghiệp vụ điều tra, kỹ năng, kỹ xảo sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, các thao tác trong nghiệp vụ điều tra cụ thể luôn phải được bồi dưỡng, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra.

- Hoạt động điều tra có tính chất phức tạp và hệ trọng

Tính chất phức tạp của hoạt động điều tra được quy định bởi sự đa dạng của các nội dung điều tra, của các tình tiết đan xen trong diễn biến của sự việc phạm tội. Tội phạm thường rất tinh vi, xảo quyệt, có nhiều thủ đoạn phạm tội, che giấu và trốn tránh pháp luật. Hoạt động điều tra luôn phải phân biệt thật, giả; đúng, sai... Bởi vậy, nó luôn đòi hỏi điều tra viên phải nâng cao trình độ mọi mặt, tích luỹ kinh nghiệm, nhạy bén và linh hoạt trong quá trình điều tra vụ án.


Tính hệ trọng của hoạt động điều tra thể hiện ở việc áp dụng các biện pháp điều tra và xử lý vụ án. Quá trình điều tra, xử lý vụ án, nhất là các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia cần đảm bảo quyền lợi của công dân, tránh oan, sai và cũng không được làm ảnh hưởng đến quan hệ, uy tín của quốc gia.

Tính phức tạp, hệ trọng của hoạt động điều tra dễ làm xuất hiện ở điều tra viên trạng thái căng thẳng cũng như nhiều nét tâm lý tiêu cực khác. Cùng với áp lực căng thẳng, sự đòi hỏi khẩn trương phải nhanh chóng điều tra, khám phá vụ án, tính chất phức tạp, hệ trọng của hoạt động điều tra dễ tạo ra sức ép về tâm lý, gây ra ở điều tra viên sự bão hoà cảm xúc, bão hoà nhận thức... Trong hoạt động điều tra, điều tra viên dễ chai lỳ trước sự bào chữa, chứng minh sự vô tội hay phản ứng của đối tượng; không còn nhạy bén, sáng suốt nhìn nhận, đánh giá các sự kiện... Điều này khiến điều tra viên có nhiều khó khăn trong quá trình điều tra, khám phá, nhận thức, làm sáng tỏ sự việc phạm tội.

- Hoạt động điều tra là một hình thức đặc biệt của hoạt động giao tiếp - giao tiếp tố tụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Hoạt động điều tra nhằm hướng tới việc tìm ra chân lý của sự việc phạm tội, luôn đề phòng, khắc phục mọi biểu hiện chống đối, lừa dối cũng như những động cơ sai lệch của các đối tượng có quan hệ trong quá trình điều tra. Điều tra viên thường xuyên phải thực hiện tác động tâm lý đối với những người có liên quan đến quá trình điều tra vụ án. Đối tượng tiếp xúc, điều tra của điều tra viên là bị can, người làm chứng, người bị hại... Trong quá trình điều tra vụ án, không phải lúc nào họ cũng có thái độ tích cực hợp tác với điều tra viên hoặc luôn sẵn sàng giúp đỡ cơ quan điều tra, trái lại, sự chống đối, thái độ gian dối hay thờ ơ, né tránh luôn cản trở đến quá trình điều tra vụ án. Các đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia ngoài bản chất ngoan cố, quyết liệt chống đối, còn là những người được đào tạo kỹ lưỡng, có kinh nghiệm che giấu, đối phó với hoạt động của điều tra viên... Bởi vậy, để những người này khai báo đúng đắn, thành khẩn, rất cần thiết phải có sự tác động, hỗ trợ của điều tra viên. Thái độ khai báo thành khẩn, sự hợp tác tích cực của những người tham gia tố tụng không chỉ phụ thuộc vào quan hệ của họ đối với sự


Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an - 7

việc phạm tội hay những đặc điểm tâm lý đã hình thành ở họ như thế nào, mà vấn đề quan trọng là tuỳ thuộc vào khả năng giao tiếp, tác động tâm lý của điều tra viên đối với họ có phù hợp, hiệu quả hay không?

Do thường xuyên phải sử dụng tác động tâm lý trong hoạt động điều tra nên điều tra viên phải là người hiểu biết tâm lý các đối tượng điều tra; nắm vững quy trình và các phương pháp tác động tâm lý. Trước khi tiến hành tác động, điều tra viên phải nghiên cứu, phát hiện đặc điểm tâm lý của từng đối tượng, đặc biệt là tư tưởng, tâm trạng, tính tình, để vận dụng các phương pháp tác động phù hợp. Vì vậy, họ là người phải hiểu và hoàn toàn có thể hiểu được tâm lý của những người có quan hệ đến quá trình điều tra vụ án.

Hoạt động điều tra quy định ở điều tra viên những phẩm chất tâm lý đặc trưng, phù hợp với tính chất đặc thù của nó. Một mặt, do tính chất hoạt động điều tra, đòi hỏi điều tra viên phải rèn luyện, hình thành cho mình những phẩm chất tâm lý phù hợp, đáp ứng với yêu cầu cao của hoạt động điều tra. Mặt khác, cũng chính hoạt động điều tra làm nảy sinh, hình thành và phát triển ở điều tra viên những phẩm chất tâm lý đặc trưng, phù hợp với nghề nghiệp của họ. Việc phân tích đặc điểm của hoạt động điều tra cũng cho phép chúng ta có căn cứ để xác định cấu trúc nhân cách của điều tra viên.

2.2. Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an

2.2.1. Trí tuệ

Trí tuệ là nội dung thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả và có sự giao thoa ở nhiều ngành khoa học như: triết học, xã hội học, phật giáo, tâm lý học, v.v… Tuy nhiên, để xác định tường minh về trí tuệ lại là vấn đề không hề đơn giản đối với mọi nhà nghiên cứu. Trong tâm lý học cũng có nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh khái niệm trí tuệ, có thể kể đến các tác giả tiêu biểu dưới đây:

Theo Vũ Dũng (2013), Từ điển Tâm lý học [9]: Trí tuệ là mức độ phát triển nhất định của hoạt động tư duy của nhân cách, đảm bảo khả năng đạt được các tri thức mới và sử dụng chúng hiệu quả trong các hoạt động sống, là khả năng thực hiện quá trình nhận thức và giải quyết vấn đề có hiệu quả [9, tr.604].


Nguyễn Huy Tú (2001), “Chỉ số trí tuệ cảm xúc cao - một tiền đề thành công của nhà doanh nghiệp, nhà quản lý” [81] đã đưa ra quan niệm của W.Stern (1912) đã định nghĩa: “Trí tuệ là năng lực khởi động tư duy về những yêu cầu mới hay là năng lực thích ứng tinh thần với các nhiệm vụ mới, điều kiện sống mới để có thể vượt qua những khó khăn trong hoàn cảnh mới” [Dẫn theo 81, tr.65].

Nguyễn Công Khanh (2005), Cơ sở phương pháp nghiên cứu trí tuệ cảm xúc [38] đã đưa ra quan niệm của D.Wechsler (1958) cho rằng: Trí tuệ như là “năng lực tổng thể hoặc năng lực chung của cá nhân để hành động có mục đích, để suy nghĩ hợp lý và để ứng phó có hiệu quả với môi trường của mình” [Dẫn theo 38, tr.91].

Nguyễn Quang Uẩn (1996), Sự phát triển tâm lý của các thao tác [89] trong tuyển tập Tâm lý học J.Piaget đã đưa ra quan niệm của J.Piaget: “Bất cứ một quá trình trí tuệ nào cũng là sự thích ứng. Bản chất của trí tuệ bộc lộ trong việc cấu tạo những mối quan hệ giữa cá thể và môi trường” [Dẫn theo 89, tr.65].

Nguyễn Anh Tuyết (2001), Phương pháp nghiên cứu trẻ em [87] đã chỉ ra nghiên cứu của V.M Blaykhe và L.Ph Burolachuc (1978) về trí tuệ:

Trí tuệ - đó là một cấu trúc động, tương đối độc lập của những thuộc tính nhận thức của nhân cách được hình thành và biểu hiện trong hoạt động, chịu sự chế ước của các điều kiện văn hoá - lịch sử và có chức năng chủ yếu là đảm bảo cho sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có mục đích của hiện thực ấy [Dẫn theo 87, tr.65].

Schulze Ralf, Roberts D.Richard (EDS) (2005), Trí tuệ cảm xúc [102] quan niệm trí tuệ là kết quả tương tác của con người với môi trường sống đồng thời là tiền đề cho sự tương tác ấy, theo ông: “Trí tuệ là sự thích ứng có mục đích, sự lựa chọn và định hướng với môi trường thực tiễn liên quan đến cuộc sống của một cá nhân” [Dẫn theo 102, tr.7]. H.Gardner (1999) đưa ra quan điểm khi coi trí tuệ phải được định nghĩa như là “tiềm năng tâm sinh lý để xử lý thông tin và những tiềm năng được kích hoạt trong môi trường văn hoá nhằm giải quyết vấn đề hoặc tạo ra những sản phẩm có giá trị cho một nền văn hoá” [Dẫn theo 102, tr.8].


Có thể dễ dàng nhận thấy, các quan niệm về trí tuệ trong tâm lý học rất đa dạng, phong phú. Song đa phần các phát biểu đã có sự thống nhất ở các nội dung chủ yếu sau:

(1) Trí tuệ của nhân cách là một cấu trúc động, có sự vận động, phát triển tuỳ thuộc vào tình huống, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà cá nhân tham gia.

(2). Trí tuệ có nguồn gốc từ hoạt động, hình thành, biểu hiện qua hoạt động của cá nhân và mang bản chất xã hội.

(3) Trí tuệ là năng lực tổng thể gồm: năng lực học tập; năng lực tư duy trừu tượng; năng lực thích ứng, v.v… và phản ánh trình độ phát triển của nhân cách.

Từ sự phân tích và kế thừa các kết quả nghiên cứu, luận án quan niệm:

“Trí tuệ là một dạng năng lực tổng hợp được hình thành và biểu hiện trong hoạt động, đảm bảo cho hoạt động của cá nhân đạt được các tri thức mới, thích ứng và ứng phó có hiệu quả trong các hoạt động sống.

Trí tuệ là năng lực tổng hợp bao gồm: năng lực học tập; năng lực tư duy trừu tượng; năng lực thích ứng..., phản ánh trình độ phát triển của nhân cách. Bản chất của trí tuệ đó chính là năng lực con người giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả, sáng tạo trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

Trí tuệ của cá nhân được hình thành và phát triển thông qua hoạt động. Khi cá nhân tham gia vào hoạt động, trình độ hiểu biết cũng như năng lực của cá nhân được bộc lộ. Tuy nhiên, tiêu chí đánh giá trí tuệ của cá nhân có sự biến đổi, phát triển theo sự phát triển của thời đại, của điều kiện xã hội lịch sử để phù hợp và đáp ứng các yêu cầu của xã hội.

Ngày nay, trí tuệ được hiểu theo nghĩa rộng hơn trí thông minh/ trí tuệ nhận thức (intelligence), nó bao gồm trí thông minh, trí sáng tạo (creative intelligence) và trí tuệ xã hội (social intelligence) mà EI (trí tuệ cảm xúc) được coi là thành tố trung tâm.

2.2.2. Cảm xúc

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về cảm xúc (Emotion):

Theo Vũ Dũng (2013), Từ điển Tâm lý học [9] cho rằng: “Cảm xúc - sự phản ánh tâm lý về mặt ý nghĩa, sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh,


tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể, dưới hình thức những rung động trực tiếp” [9, tr.50].

Carroll.E.Izard (1992), Những cảm xúc của con người [37] đã dẫn ra nghiên cứu của Duffy (1962), Carroll.E.Izard (1992), Tomkins (1963), X.L Rubinstein (1962). Những nghiên cứu này đưa giả định rằng, trong phạm vi các khoa học về hành vi, nói chung không cần có khái niệm cảm xúc; không có hoạt động và các hành vi nếu không có các xúc động mạnh và nhấn mạnh mặt biểu hiện của cảm xúc khi cho rằng “cảm xúc - về cơ bản là những phản ứng đáp lại bằng vẻ mặt [Dẫn theo 37, tr.13]. X.L.Rubinstein cho rằng: “Về mặt nội dung, các cảm xúc được xác định bởi các mối quan hệ xã hội của con người, bởi tập quán và thói quen trong từng hoàn cảnh xã hội, tư tưởng của nó” [Dẫn theo 37, tr.42]. Qua việc phân tích nguồn gốc, sự nảy sinh và biểu hiện dưới góc độ lý thuyết hoạt động, ông khẳng định: cảm xúc của người, xét về nguồn gốc, chức năng hay sự biểu hiện luôn mang tính xã hội.

Nguyễn Huy Tú (1975), Cảm xúc và tình cảm [76] với định hướng làm rõ cơ chế nảy sinh cảm xúc, định nghĩa:

Cảm xúc của con người là những rung động khác nhau của chúng ta nảy sinh do sự thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay không phù hợp của các biến cố, hoàn cảnh cũng như trạng thái bên trong cơ thể với những mong muốn, hứng thú, khuynh hướng, niềm tin và thói quen của chúng ta [76, tr.49].

Trần Trọng Thuỷ (1998), Tâm lý học [74] quan niệm: “Cảm xúc là một quá trình tâm lý, biểu thị thái độ của con người hay con vật với sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu của cá thể đó, gắn liền với phản xạ không điều kiện, với bản năng” [74, tr.80].

Carroll E.Izard (1992), Những cảm xúc của con người [37] không nêu một định nghĩa cụ thể của cảm xúc, mà cho rằng những cảm xúc tạo nên hệ thống động cơ chính của con người, với ba yếu tố đặc trưng gồm: (1) Cảm giác được thể nghiệm hay là được ý thức về cảm xúc; (2) Các quá trình


diễn ra trong các hệ thần kinh, hệ nội tiết, hô hấp, tiêu hoá và các hệ khác của cơ thể; (3) Các phức hợp biểu cảm cảm xúc được quan sát, đặc biệt là những phức hợp phản ánh trên bộ mặt [37, tr.17]. Nếu xét về nguồn gốc cảm xúc thì: “Các cảm xúc nảy sinh như là kết quả của những biến đổi trong hệ thần kinh và những biến đổi này có thể được qui định bởi các sự kiện bên trong cũng như bên ngoài” [37, tr.34].

Daniel Goleman (2002), Trí tuệ cảm xúc: Làm thế nào để những cảm xúc của mình thành trí tuệ [13] cho rằng khi đánh giá cảm xúc phải gắn với hành vi, đã định nghĩa: “cảm xúc vừa là một tình cảm và các ý nghĩa, các trạng thái tâm lý và sinh học đặc biệt, vừa là thang của các xu hướng hành động do nó gây ra” [13, tr.622].

Peter Salovey & David J.Sluyter (1997), Phát triển trí tuệ và trí tuệ cảm xúc [95] nghiên cứu cảm xúc trong mối quan hệ với các thành tố khác của nhân cách, cho rằng: “Cảm xúc là một hệ thống đáp lại của cơ thể giúp điều phối những thay đổi về sinh lý, tri giác, kinh nghiệm, nhận thức và các thay đổi khác thành những trải nghiệm mạch lạc về tâm trạng và tình cảm, chẳng hạn như hạnh phúc, tức giận, buồn chán, ngạc nhiên,...” [95, tr.9].

Như vậy, quan niệm về cảm xúc trong tâm lý học rất đa dạng, phong phú, song tựu trung lại, có thể khái quát những quan điểm của các tác giả nêu trên về cảm xúc ở những khía cạnh sau:

(1). Cảm xúc là một quá trình tâm lý, diễn ra trong khoảng thời gian nhất định, có khởi đầu, diễn biến và kết thúc.

(2). Cảm xúc thể hiện thái độ của chủ thể, có thể coi là bước khởi đầu về quan điểm, tình cảm của cá nhân đối với các sự kiện, hiện tượng tác động đến bản thân.

(3). Cảm xúc của cá nhân là một dạng phản ứng diễn ra với cường độ thấp hoặc vừa phải, nhịp độ nhẹ nhàng.

Từ sự phân tích trên, kết hợp với việc kế thừa quan điểm của các nhà tâm lý học, có thể phát biểu:


Cảm xúc là những rung động, rung cảm của cá nhân trước sự tác động của hiện thực khách quan, có liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của cá nhân.

Trước sự tác động của hiện thực khách quan đến cá nhân, cá nhân không chỉ nhận thức sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan ấy mà sẽ có phản ứng nhất định như yêu, thích, ghét, chán, vui, buồn,v.v... Những phản ứng của nhân trước sự tác động đó gọi là những rung động, rung cảm. Tuy nhiên, không phải bất kỳ sự tác động nào của thế giới khách quan tác động đến cá nhân, cá nhân cũng có rung động, rung cảm. Cá nhân chỉ bộc lộ những phản ứng như: vui, buồn, yêu, thích,... khi sự tác động đó có liên quan đến mong muốn cá nhân. Hay nói cách khác, dù xúc cảm diễn ra trong thời gian ngắn nhưng nó chính là những phản ứng dựa trên việc thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu của cá nhân tại thời điểm đó. Do vậy, xúc cảm được chia làm xúc cảm dương tính và xúc cảm âm tính. Tuy nhiên, dù là xúc cảm loại nào thì nó cũng là một trong những nguyên liệu để hình thành nên tình cảm. Bởi vậy, để điều tra viên có trí tuệ cảm xúc cần chú ý đến xây dựng những xúc cảm dương tính.

2.2.3. Trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ là năng lực tổng hợp thể hiện mức độ kiểm soát và điều khiển hành vi của cá nhân. Trí tuệ giúp cá nhân điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh (tạo ra khả năng thích ứng). Đây chính là mặt năng động của trí tuệ. Nhờ có trí tuệ, cá nhân có thể linh hoạt, mềm dẻo trong hành động, lựa chọn các phương tiện, phương pháp hành động, trong việc huy động các kiến thức, kinh nghiệm đã có vào việc xử lý tình huống cụ thể. Điều này khi chuyển vào trí tuệ cảm xúc sẽ giúp cá nhân kiểm soát và điều chỉnh được cảm xúc của mình; giúp cá nhân lựa chọn được các cách thức, phương tiện biểu đạt cảm xúc của mình để mang lại lợi ích cho bản thân trong ứng xử.

Phần tổng quan nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc trên thế giới cho thấy đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến nay, 3 mô hình lý thuyết tiêu biểu về trí tuệ cảm xúc đã đưa ra một cách rõ ràng khái niệm,

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 14/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí