Có Một Số Đồng Nghiệp Thường Lo Lắng Khi Không Giải Quyết Được Công Việc Được Giao. Theo Đồng Chí, Tại Sao Họ Lại Lo Lắng Quá Như Vậy?


PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dùng cho điều tra viên)

Mẫu số 02

Để giúp việc tìm hiểu thực tế hoạt động của điều tra viên của Cục An ninh điểu tra, xin đồng chí vui lòng cho chúng tôi biết cách ứng xử của đồng chí trong các tình huống dưới đây:


Câu 1. Theo đồng chí, điều tra viên cảm thấy như thế nào khi có những vật dụng hỗ trợ cho công tác điều tra của mình?

a. Thích thú b. Dửng dưng

c. Sung sướng d. Chán nản

Câu 2: Trong hoạt động thực tiễn của mình, đồng chí nhận thấy các đối tượng phạm tội mà điều tra viên thường phải tiếp xúc có thái độ như thế nào đối với điều tra viên?

a. Họ mong muốn thường xuyên được gặp điều tra viên

b. Họ thường thấy xấu hổ khi gặp điều tra viên

c. Họ thường ngại tiếp xúc với điều tra viên

d. Họ coi thường lời nói của điều tra viên

Câu 3. Đồng chí thử đoán xem đồng nghiệp của mình cảm thấy như thế nào khi có nhiều ý kiến cho rằng họ chưa hòa đồng với mọi người trong cơ quan?

a. Buồn rầu b. Dửng dưng

c. Lo lắng d. Phẫn nộ

Câu 4. Khi đồng chí được giao điều tra một vụ án nhưng không được kết quả như mong muốn, gặp phải những khó khăn thì đồng chí cảm thấy như thế nào?

a. Coi việc thất bại là chuyện bình thường, không ảnh hưởng đến công việc khác

b. Buồn chán và không tiếp tục làm được việc khác trong một thời gian

c. Hối tiếc và tìm cách để có được sự giúp đỡ của người có trách nhiệm

d. Buồn và có kế hoạch làm việc khác thật tốt

Câu 5. Giả sử trong phòng làm việc của đồng chí có hiện tượng đồng nghiệp khá giả, có điều kiện không chơi với những đồng nghiệp có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Theo đồng chí, tại sao những đồng nghiệp đó lại làm như vậy?

a. Do ảnh hưởng chưa đúng của gia đình, môi trường sống... nên nhận thức sai, coi thường đồng nghiệp khác

b. Do sợ đồng nghiệp trong nhóm gia đình khá giả chê cười

c. Do có sự khác nhau về sở thích

d. Do không tìm thấy ở nhóm đồng nghiệp kia lợi ích nào

6. Có một số đồng nghiệp thường lo lắng khi không giải quyết được công việc được giao. Theo đồng chí, tại sao họ lại lo lắng quá như vậy?

a. Do không hiểu đúng những yêu cầu của việc phải hoàn thành

b. Do họ cho rằng nếu không giải quyết được công việc sẽ ảnh hưởng đến danh dự của mọi người

c. Do họ lo lắng cho tương lai công việc của mình

d. Do họ chủ quan, đánh giá tính chất công việc dễ hơn và khả năng của bản thân cao hơn so với thực tế


7. Trên thực tế hiện nay có một số điều tra viên ở Cục ANĐT không thấy hài lòng với công việc hiện tại. Theo đồng chí nguyên nhân chính xuất hiện cảm xúc này ở họ là:

a. Họ cho rằng làm điều tra viên ở Cục ANĐT không có giá trị xã hội cao

b. Do làm điều tra viên ở Cục ANĐT lương thấp so với công sức họ bỏ ra

c. Do môi trường làm việc gò bó

d. Do điều kiện làm việc vất vả

8. Trong công việc, khi nào đồng chí rơi vào trạng thái quá lo lắng?

a. Khi được giao một công việc khó khăn

b. Khi đồng chí nhận thấy không có đủ năng lực hoàn thành công việc

c. Hầu như đồng chí không bị rơi vào tình trạng này

d. Công việc chưa đạt hiệu quả mà mình chưa tìm được cách giải quyết

9. Để giúp một đối tượng phạm tội đã hoàn lương “thoát” khỏi mặc cảm tự ti với các mọi người vì hành động phạm tội của mình, đồng chí có cách nào?

a. Yêu cầu các đối tượng khác không được chế giễu đối tượng đó

b. Nói chuyện riêng với đối tượng đó, rủ họ tham gia vào nhiều hoạt động để phát huy khả năng của họ, để họ có khả năng thể hiện mình

c. Đề nghị gia đình phối hợp giải quyết

d. Hướng dẫn các đối tượng có cách ứng xử đúng đắn với mình và người khác khi xảy ra biến cố trong cuộc sống, có thể lồng ghép trong những buổi sinh hoạt chung hay nội dung học tập có liên quan.

10. Có những trường hợp điều tra viên luôn cho rằng toàn bộ kết quả công việc của điều tra viên với đối tượng là do sự tác động từ gia đình, bạn bè của đối tượng chịu trách nhiệm. Đồng chí có cách gì để giúp họ hiểu được trách nhiệm của gia đình và người thân trong quá trình giải quyết công việc?

a. Gặp gỡ, trao đổi, phân tích để bản thân điều tra viên đó nhận thức đúng trách nhiệm của điều tra viên và lãnh đạo trong quá trình giải quyết công việc, từ đó yêu cầu họ phối hợp.

b. Gặp gỡ gia đình, bạn bè của đối tượng để giao nhiệm vụ cho họ và có sự kiểm tra

c. Để khi đối tượng gặp phải sự khó khăn rồi gặp đối tượng, gia đình và bạn bè của đối tượng phân tích cho họ thấy trách nhiệm của họ trong chuyện này

d. Trao đổi với gia đình để họ nhận thấy trách nhiệm, ý nghĩa của họ đối với đối tượng và yêu cầu họ tác động đến đối tượng

11. Nếu đồng nghiệp của đồng chí ít tham gia vào hoạt động chung của cơ quan, sống khép kín thì đồng chí nên làm gì để họ hòa đồng hơn với đồng nghiệp?

a. Tìm hiểu hoàn cảnh riêng để tìm ra nguyên nhân sâu xa của họ, từ đó tổ chức hoạt động tập thể phù hợp với họ

b. Đề nghị giao cho họ những công việc bắt buộc họ phải tham gia vào công việc chung của cơ quan

c. Cố gắng ngăn cản mọi người khi họ có ý định kéo đồng nghiệp này vào hoạt động chung

d. Tôn trọng lối sống riêng của họ


Câu 12. Đồng chí thường làm gì khi giải quyết không thành công một tình huống điều tra?

a. Bình tĩnh phân tích nguyên nhân thất bại và rút ra kinh nghiệm

b. Trao đổi với đồng nghiệp để rút kinh nghiệm

c. Tìm cách mau chóng thoát khỏi cảm xúc tiêu cực của bản thân để tiếp tục làm việc khác

d. Từ bỏ nhiệm vụ, bản thân cảm thấy vô cùng mệt mỏi

Câu 13. Nếu tất cả các điều tra viên trong tổ của đồng chí đang thất vọng do không đạt được kết quả cao trong một vụ án điều tra bởi các đồng chí rất hi vọng khả quan về vụ án này thì đồng chí sẽ làm gì?

a. An ủi động viên các điều tra viên khác trong tổ

b. Phân tích tìm nguyên nhân sự việc để rút kinh nghiệm, hướng các đồng chí đó tới những việc cần làm trong thời gian tới

c. Tìm điểm mạnh của cả đội để khen ngợi

d. Mắng các điều tra viên đó, tỏ ra tức giận khi cả đội không đạt kết quả như mong đợi

Câu 14. Nếu lãnh đạo phụ trách đội đồng chí tỏ ra thất vọng với một điều tra viên trong đội của đồng chí khi họ không giải quyết được công việc như ý muốn của lãnh đạo, đồng chí sẽ hành động như thế nào?

a. Tỏ ra đồng cảm, an ủi và hứa sẽ cố gắng giúp điều tra viên đó để làm việc tốt hơn trong thời gian tới

b. Phân tích để họ thấy được giữa mong muốn của lãnh đạo với điều kiện thực tế và năng lực của điều tra viên còn có khoảng cách nhất định.

c. Tỏ ra đồng cảm, cùng lãnh đạo nhìn nhận, đánh giá lại mong muốn của lãnh đạo và năng lực hiện tại của điều tra viên, tương lai giải quyết công việc của điều tra viên.

d. Tìm cách giúp điều tra viên đó đạt được kết quả công việc cao trong thời gian tới Câu 15. Giả sử đồng nghiệp hiểu chưa đúng về đồng chí và nói lại với những người khác. Khi nghe được tin đó, đồng chí sẽ hành động:

a. Gặp ngay đồng nghiệp đó để nói chuyện

b. Đánh giá tính cách của đồng nghiệp và mối quan hệ của mình với đồng nghiệp đó để tìm nguyên nhân và tìm cách trao đổi, thể hiện bằng hành động đối với đồng nghiệp và mọi người khi có cơ hội thuận lợi

c. Tìm hiểu để khẳng định tính chính xác của thông tin

d. Đưa việc này ra phê bình trong cuộc họp của đội, của phòng.

Câu 16. Nếu hơn một nửa đồng nghiệp của đồng chí muốn bầu một điều tra viên có năng lực chuyên môn giỏi nhưng lại có phẩm chất đạo đức không tốt vì không thích người lãnh đạo quá nghiêm khắc thì đồng chí sẽ hành động như thế nào?

a. Bực mình nhưng vẫn tôn trọng quyết định của các đồng nghiệp

b. Buộc các đồng nghiệp phải theo cơ cấu nhân sự ban đầu của Cục

c. Bình tĩnh và phân tích để đồng nghiệp có sự lựa chọn đúng đắn

d. Hoãn buổi bầu cử để tìm cách thuyết phục các đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các đồng chí!


PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dùng cho điều tra viên)

Mẫu số 03

Câu 1. Để giúp việc tìm hiểu hoạt động thực tế của điều tra viên, xin vui lòng cho tôi biết cách ứng xử của đồng chí trong các tình huống dưới đây:


TT

Tình huống

Câu trả lời

1

Khi đối tượng trong vụ án đồng chí đang thụ lý mắc lỗi vì “sự ngây thơ” của đối tượng thì

cảm xúc nào thường xuất hiện ở đồng chí?


2

Theo đồng chí tại sao đa số các vụ án điều tra phải tái hiện lại hiện trường diễn ra vụ

án?


3

Khi phẫn nộ vì sự vi phạm đạo đức của một đối tượng thì đồng chí thường bộc lộ cảm

xúc này trước đối tượng, đồng nghiệp hay không? Vì sao?


4

Khi đồng chí đang buồn rầu vì công việc không đạt được như mong muốn thì lại phải tiếp nhận một vụ án nữa. Lúc này đồng chí

hảnh động như thế nào?


5

Đồng chí lo lắng vì phải hoàn thành một nhiệm vụ chuyên môn khó khăn. Đồng chí

có cách nảo thoát khỏi lo lắng để hoàn thành nhiệm vụ?


6

Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp của mình,

theo đồng chí các đối tượng phạm tội thường có chung điểm gì?


7

Khi ý kiến của đồng chí và đồng nghiệp trái ngược nhau trong việc giải quyết một vụ án thì đồng chí nên tạo ra cảm xúc nào ở đồng nghiệp để họ cùng đứng về phía mình trong việc giải quyết vụ án nhằm hoàn thành công

việc được giao?


8

Đồng chí có cách nào để nhận biết đối tượng

nói dối và nói thật?


9

Đồng chí làm gì khi có đồng nghiệp rất sợ khi phải tiếp xúc, đặc biệt nói chuyện với đối

tượng phạm tội


10

Theo anh chị cảm xúc gì xuất hiện ở một người thực hiện hành động phạm tội và một người chứng kiến hành động phạm tội khi vụ án phạm tội diễn ra? Cảm xúc nào sẽ xuất

hiện tiếp theo ở những đối tượng này?


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an - 29


11

Trong cơ quan đồng chí có hiện tượng những đồng nghiệp trong gia đình khá giả không chơi với đồng nghiệp có hoàn cảnh khó khăn. Theo đồng chí những cảm xúc gì

xuất hiện ở hai nhóm này?


12

Đồng chí thường có cách gì để lấy lại sự tự

tin sau khi không giải quyết thành công một vụ án?


13

Một tình huống công việc xảy ra, đẩy đồng chí rơi vào tâm trạng tức giận, đồng chí có

cách nào để thoát khỏi cơn tức giận đó?


14

Mẹ của đối tượng phạm tội đang quá lo lắng vì hành động phạm tội của con mình. Đồng chí có cách nào để người mẹ nhận thức đúng

vấn đề?


15

Để giúp một đối tượng phạm tội đã hoàn lương thoát khỏi mặc cảm tự ti với mọi người vì hành động phạm tội của mình, đồng

chí có những cách nào?



Câu 2: Đồng chí hãy vui lòng hồi tưởng lại thời gian mình ở độ tuổi vị thành niên. Trong những tình huống sau đây, cha/mẹ/người nuôi dưỡng các đồng chí thường có cách ứng xử như thế nào? Hãy khoanh tròn vào phương án đúng nhất hoặc viết câu trả lời vào mục e nếu không tìm thấy phương án đúng với hoàn cảnh của mình:

1. Hồi nhỏ việc học bài của đồng chí ở nhà là do:

a. Tự học, không ai hướng dẫn

b. Tự học, khi gặp khó khăn thì hỏi cha, mẹ, anh, chị, người ngoài,...

c. Học dưới sự kiểm soát của cha mẹ, anh chị,...

d. Học dưới sự hướng dẫn của cha mẹ, anh chị, ...

e. Cách khác: .....................................

6. Khi trách phạt sai đồng chí vì không nắm rõ thông tin thì sau đó cha mẹ thường:

a. Quên luôn và không nói chuyện đó nữa

b. Giải thích và xin lỗi đồng chí

c. Giải thích nhưng không xin lỗi đồng chí

d. Giải thích và tìm cách chuộc lỗi với đồng chí

e. Cách khác: .....................................

2. Vào lúc nhỏ, khi đồng chí thích một cái gì đó thì:

a. Không nói với ai trong gia đình, tự giải quyết

b. Nói với cha mẹ, anh chị,... và thường được đáp ứng

c. Nói với cha mẹ, anh chị,... và chỉ được đáp ứng khi điều đó phù hợp với ý kiến

7. Lúc nhỏ, khi các đồng chí gặp thất bại trong cuộc sống (học tập, vui chơi,...) thì cha mẹ thường:

a. Không nhận thấy điều gì thay đổi ở đồng chí

b. Nhận thấy và khuyên đồng chí không nên lặp lại sai lầm như vậy nữa

d. Nhận thấy ngay, hỏi nguyên nhân


của cha mẹ

d. Chưa nói thì mọi người trong gia đình đã biết và đáp ứng

e.Cách khác: ...........................................

và cùng tìm cách giải quyết

e. Cách khác: ..............................

3. Hồi nhỏ, khi đồng chí đang chơi trò chơi/ xem chương trình yêu thích thì đến giờ học bài. Cha mẹ của các đồng chí thường:

a. Không để ý và đồng chí tự quyết định

b. Cho chơi/ xem xong thì đi học bài

c. Buộc đưng chơi/ ngừng xem/ tắt ti vi để học bài

d. Nhắc nhở và để đồng chí tự quyết định e. Cách khác: ........................................

8. Lúc đồng chí còn nhỏ, việc học hành, cha mẹ thường

a. Không quan tâm vì quá bận công việc

b. Đôi khi kiểm tra và nhắc nhở

c. Kiểm tra thường xuyên và buộc phải làm theo những quy định của cha mẹ

d. Kiểm tra thường xuyên, trao đổi, giúp đỡ khi đồng chí cần

e. Cách khác: ..................................

4. Hồi nhỏ, khi đồng chí chưa đạt được yêu cầu về học tập, lao động, hành vi ứng xử,... thì cha mẹ thường:

a. Không nói gì vì không kiểm tra

b. Nhắc nhở để đồng chí cố gắng hơn

c. Phê bình và buộc phải thực hiện được yêu cầu đề ra

d. Động viên, tạo điều kiện để đồng chí đạt yêu cầu

e.Cách khác: ...........................................

9. Lúc nhỏ, khi chứng kiến cảnh đồng chí xích mích với trẻ con hàng xóm thì cha mẹ thường:

a. Không quan tâm vì quá bận việc

b. Gọi đồng chí về và khuyên không xích mích nữa

c. Gọi đồng chí về, yêu cầu lần sau không chơi với đứa trẻ đó

d. Tìm nguyên nhân, trao đổi lại với đồng chí và hàng xóm

e. Cách khác: .........................

5. Vào lúc nhỏ, cha mẹ đồng chí thường hành động như thế nào khi đồng chí không thích làm một việc mà cha mẹ yêu cầu:

a. Không hành động vì không nhận thấy đồng chí muốn gì

b. Không bắt buộc đồng chí làm nữa

c. Giải thích và buộc đồng chí phải làm theo ý cha mẹ đã quyết

d. Giải thích và cho đồng chí quyền quyết định

e. Cách khác: ......................................

10. Khi đồng chí còn nhỏ, lúc gặp khó khăn trong việc thực hiện lời hứa với đồng chí, cha mẹ thường:

a. Không quan tâm vì quá bận công việc

b. Giải thích và hứa sẽ làm khi nào có điều kiện

c. Giải thích với đồng chí và thôi không thực hiện nữa

d. Giải thich và tìm cách khác thực hiện lời hứa với đồng chí

e. Cách khác: ......................


Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của đồng chí!


PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dùng cho cán bộ quản lý)

Mẫu 04

Đồng chí thân mến!

Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài trí tuệ cảm xúc của điều tra viên. Để nghiên cứu thành công, rất mong đồng chí cho biết ý kiến của mình về những nội dung sau bằng cách đánh dấu X vào dòng và cột tương ứng thể hiện phương án phù hợp nhất với ý kiến của đồng chí. Bảng hỏi hoàn toàn ẩn danh, mọi thông tin thu được chỉ sử dụng để nghiên cứu, ngoài ra không nhằm mục đích nào khác.

Cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của đồng chí!

Câu 1. Trong quá trình thực hành điều tra, đồng chí nhận thấy các điều tra viên có các biểu hiện sau ở mức nào?



STT


Các biểu hiện

Mức độ

Cao

(1)

Trung bình

(2)

Thấp

(3)

I.

Biểu hiện về mặt nhận thức cảm xúc trong

quá trình điều tra




1

Nhận biết được cảm xúc ưu trội của bản thân

khi đối mặt với tình huống xảy ra




2

Nhận biết mối quan hệ giữa ngôn ngữ và cảm

xúc của đối tượng




3

Nhận biết mối quan hệ giữa cảm xúc và hành

vi của đối tượng điều tra




4

Nhận biết được cảm xúc phức hợp của đối

tượng khi tham gia giao tiếp




5

Nhận biết được sự chuyển đổi cảm xúc của

đối tượng điều tra




6

Nhận thức được cảm xúc của bản thân trong một

tình huống điều tra




7

Đánh giá được trạng thái cảm xúc của đối tượng

qua hành vi, điệu bộ, cử chỉ




II

Biểu hiện về mặt thấu hiểu cảm xúc trong quá

trình điều tra




1

Hiểu rõ cảm xúc của bản thân trong tình

huống điều tra




2

Hiểu rõ cảm xúc nào đang “xâm chiếm” đối

tượng trong tình huống điều tra






Mức độ


STT

Các biểu hiện

Cao

(1)

Trung bình

(2)

Thấp

(3)

3

Hiểu rõ diễn biến cảm xúc của đối tượng trong

tình huống điều tra




4

Hiểu rõ tâm trạng phức hợp của đối tượng

trong tình huống điều tra




5

Hiểu rõ cần phải điều khiển bản thân vào cảm xúc tích cực để nhìn nhận tình huống xảy ra dưới nhiều góc độ (về phía đối tượng phạm tội, về phía người chứng kiến hành động phạm tội, về

phía người bị hại,...)




III

Biểu hiện về mặt vận dụng cảm xúc trong quá

trình điều tra




1

Vận dụng kinh nghiệm đã có tìm ra cách giải

quyết hiệu quả cho tình huống hiện tại




2

Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục hiệu quả

khiến đối tượng sẵn sàng chia sẻ, khai báo thành khẩn




3

Có cách thức tác động hiệu quả đến người

thân của đối tượng tạo thuận lợi cho điều tra




4

Biết huy động cảm xúc có lợi để bản thân suy

nghĩ tích cực




5

Biết huy động cảm xúc có lợi để nhìn nhận sự

việc một cách đa chiều




6

Biết huy động cảm xúc có lợi để tìm ra biện

pháp giải quyết mâu thuẫn hiệu quả




7

Biết tìm ra phương tiện để giải toả cảm xúc

tiêu cực của bản thân




IV

Biểu hiện về mặt điều khiển cảm xúc trong

quá trình điều tra




1

Điều khiển cảm xúc bản thân theo hướng tích

cực trong các tình huống điều tra




2

Biết cách lan truyền cảm xúc tích cực của bản

thân đến đối tượng điều tra




3

Giúp đỡ, hướng dẫn có hiệu quả đối tượng

điều tra thoát khỏi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực




..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/10/2022