Giai Đoạn 1: Xây Dựng Cơ Sở Luận Án Và Phương Pháp Nghiên Cứu


tuyển dụng từ ngành ngoài có trình độ nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, pháp luật nhưng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ Công an chưa nắm vững, kinh nghiệm trong công tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng còn lúng túng dẫn đến hiệu quả công tác nghiệp vụ chưa cao.

3.1.2. Khách thể nghiên cứu

Gồm 310 người: 255 điều tra viên và 55 lãnh đạo các phòng và lãnh đạo Cục An ninh điều tra - Bộ Công an trong phạm vi nghiên cứu của luận án. Phân bổ các nhóm khách thể được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Phân bố khách thể nghiên cứu


TT

Các nhóm khách thể

Các biến độc lập

Số lượng

Tỉ lệ %

1

Nhóm khách thể

Điều tra viên

255

82,25

Lãnh đạo các phòng

52

16,77

Lãnh đạo Cục ANĐT

3

0,97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an - 13

3.1.3. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về trí tuệ cảm xúc nói chung và trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an nói riêng dưới góc độ tâm lý học.

Khảo sát, đánh giá thực trạng trí tuệ cảm xúc và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên, tiến hành phân tích chân dung về trí tuệ cảm xúc của điều tra viên Cục An ninh điều tra - Bộ Công an.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phát triển trí tuệ cảm xúc cho điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an.

3.1.4. Các giai đoạn nghiên cứu

Luận án được tổ chức nghiên cứu theo ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu trí tuệ cảm xúc và hoạt động nghiệp vụ của điều tra viên Cục An ninh điều tra.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực trạng, đặc điểm của trí tuệ cảm xúc và hoạt động nghiệp vụ của điều tra viên Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an cũng như mối quan hệ của chúng.


Giai đoạn 3: Tiến hành phân tích chân dung tâm lý điển hình; đề xuất các biện pháp phát triển trí tuệ cảm xúc của điều tra viên Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an cũng như cải thiện chất lượng hoạt động nghiệp vụ của họ.

Các giai đoạn nghiên cứu trên đây về cơ bản diễn ra kế tiếp nhau, nhưng có lúc chúng lồng ghép vào nhau. Theo mục đích và nhiệm vụ của mình, mỗi giai đoạn nghiên cứu sử dụng những phương pháp, kỹ thuật đặc thù, nhưng cũng có khi chỉ một vài phương pháp cụ thể nào đó được sử dụng trong hai hoặc cả ba giai đoạn nghiên cứu. Chương này trình bày lần lượt từng giai đoạn nghiên cứu mà luận án đã thực hiện với những phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu tương ứng đã được sử dụng.

3.1.4.1. Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở luận án và phương pháp nghiên cứu

Giai đoạn 1 được thực hiện trong suốt quá trình giải quyết những vấn đề của luận án, nhưng tập trung nhất được tiến hành vào khoảng thời gian từ tháng 12/2017 đến tháng 5/2018.

* Mục đích nghiên cứu của giai đoạn 1

Mục đích của giai đoạn nghiên cứu đầu tiên này nhằm xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận cho toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận án:

Xác định mô hình lý thuyết EI97 và công cụ đo lường MSCEIT.

Tổng hợp lý luận về hoạt động điều tra của điều tra viên (quan niệm, cấu thành, cách thức đánh giá).

Lựa chọn và soạn thảo công cụ đo lường mới phục vụ việc đánh giá, nắm bắt sự biểu hiện và đặc điểm của trí tuệ cảm xúc cũng như chất lượng hoạt động điều tra của điều tra viên.

Kết quả nghiên cứu của giai đoạn này là cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tổ chức điều tra thực trạng về trí tuệ cảm xúc và chất lượng của hoạt động điều tra của điều tra viên và mối quan hệ giữa chúng, tổ chức thực nghiệm tâm lý - xã hội làm tăng cao trí tuệ cảm xúc và cải thiện chất lượng hoạt động điều tra của họ: đưa ra giả thuyết điều tra; chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm, soạn thảo các bài tập tình huống điều tra; lựa chọn và xây dựng hệ thống biện pháp, con đường tác động tâm lý; đánh giá, phân tích và trình bày kết quả.


* Nội dung nghiên cứu của giai đoạn 1

Nội dung nghiên cứu của giai đoạn này bao gồm:

Thứ nhất, hệ thống hoá những vấn đề lý luận về trí tuệ cảm xúc của tâm lý học thế giới và Việt Nam cho đến nay. Làm rõ ba khuynh hướng nghiên cứu trí tuệ cảm xúc hiện nay: nghiên cứu lý thuyết hàn lâm về trí tuệ cảm xúc (mô hình lý thuyết, phương pháp đo lường, chức năng và vai trò hành động của trí tuệ cảm xúc); nghiên cứu phổ biến những thành tựu lý thuyết về trí tuệ cảm xúc cho quảng đại quần chúng; nghiên cứu ứng dụng tri thức lý thuyết về trí tuệ cảm xúc vào cuộc sống, lao động sản xuất, tổ chức - quản lý xã hội, giáo dục - đào tạo và phát triển chất lượng con người nói chung.

Thứ hai, phân tích những vấn đề lý luận cũng như những yêu cầu thực tiễn hiện nay về hoạt động nghiệp vụ của điều tra viên dưới lý thuyết trí tuệ cảm xúc, với tư cách là một loại trí tuệ người; khẳng định lại rằng, luận án được nghiên cứu theo khuynh hướng ứng dụng mô hình lý thuyết EI97 của J.Mayer và P.Salovey vào công tác nghiệp vụ, phát triển năng lực điều tra viên. Điều tra viên là những người thực hiện công việc điều tra, có trách nhiệm đối với kết luận điều tra cũng như chịu trách nhiệm với việc định tội một cá nhân nào đó. Vì vậy, muốn đo lường, đánh giá trí tuệ cảm xúc của điều tra viên cần phải thông qua chất lượng hoạt động nghiệp vụ của điều tra viên.

Thứ ba, hình thành nguyên tắc cơ bản chung cho việc lựa chọn trắc nghiệm, soạn thảo mới các bài tập đo nghiệm, phiếu điều tra, biên bản quan sát cũng như hệ thống tiêu chí và thang đo đánh giá cho từng loại hiện tượng được quan tâm trong các giai đoạn nghiên cứu khác nhau.

Thứ tư, xây dựng biện pháp và con đường tác động tâm lý cũng như các bài tập trắc nghiệm cụ thể nhằm phát triển trí tuệ cảm xúc của điều tra viên và nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ của họ.

Thứ năm, thử nghiệm những bộ công cụ chính trên 50 điều tra viên nhằm đánh giá, chính xác hoá bộ phương pháp đo lường chính của luận án. Đồng thời việc thử nghiệm công cụ này cũng giúp hình thành cái nhìn đầu tiên về đối tượng nghiên cứu, từ đó làm cơ sở cho việc nêu giả thuyết, chọn nghiệm thể để đi sâu phân tích chân dung tâm lý điển hình.


* Phương pháp nghiên cứu và công cụ đo lường được sử dụng trong giai đoạn 1

Các phương pháp nghiên cứu ở giai đoạn 1

Phương pháp nghiên cứu văn bản nhằm tổng hợp, hệ thống hoá những tri thức lý thuyết và thực tiễn về trí tuệ cảm xúc, về lý luận hoạt động điều tra của điều tra viên, những yêu cầu hiện nay của Bộ Công an cũng như sự phát triển kinh tế xã hội đối với hoạt động điều tra dưới góc nhìn của lý thuyết trí tuệ cảm xúc.

Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu nhận những thông tin bổ trợ cho việc lựa chọn phương pháp, kỹ thuật đánh giá, đo lường những hiện tượng tâm lý đang được nghiên cứu và các biện pháp, con đường tác động thực nghiệm cũng như các bài tập thực nghiệm cụ thể.

Phương pháp trắc nghiệm nhằm thử nghiệm các bộ trắc nghiệm, bài tập đo nghiệm trí tuệ cảm xúc của điều tra viên.

Phương pháp thống kê toán học phục vụ xử lý các số liệu thống kê từ các thử nghiệm sử dụng các bộ trắc nghiệm trên lượng nhỏ các nghiệm thể.

Các công cụ đo lường chính được sử dụng và soạn thảo giai đoạn 1

Bộ test trí tuệ cảm xúc MSCEIT của J.Mayer, P.Salovey và D.Causo. Phiếu đánh giá nhóm về chất lượng hoạt động điều tra của điều tra viên.

Biên bản quan sát hoạt động điều tra của điều tra viên tại một phòng của Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an.

Bản thống kê kết quả hoạt động điều tra của điều tra viên.

Các công cụ đo lường, đánh giá trên đây sẽ được trình bày đầy đủ, chi tiết trong mục 3.2 về các phương pháp nghiên cứu của luận án.

3.1.4.2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực trạng trí tuệ cảm xúc và trí tuệ cảm xúc của điều tra viên trong hoạt động điều tra

Giai đoạn này được tiến hành vào khoảng thời gian từ tháng 6/2021 đến tháng 9/2021 trên 255 điều tra viên thuộc Cục An ninh điều tra, rồi thu gọn lại ở 2 điều tra viên thuộc 2 phòng của Cục An ninh điều tra, với tư cách là 2 trường hợp để nghiên cứu, phân tích chân dung tâm lý điển hình.


* Mục đích nghiên cứu của giai đoạn 2

Xác định thực trạng mức độ trí tuệ cảm xúc với những đặc điểm, sự biểu hiện của chúng và mức độ chất lượng hoạt động điều tra trên 1điều tra viên tham gia nghiên cứu cũng như mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc với chất lượng hoạt động điều tra của họ. Trên cơ sở đó, thiết lập các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng phục vụ cho việc nghiên cứu thực nghiệm tác động tâm lý nâng cao trí tuệ cảm xúc và cải thiện chất lượng hoạt động điều tra của các nghiệm thể nhóm thực nghiệm.

* Nội dung nghiên cứu của giai đoạn 2

Một là, chọn nghiệm thể nghiên cứu thực trạng là 310 người thuộc Cục An ninh điều tra (điều tra viên 255; Lãnh đạo phòng 52; Lãnh đạo cục 03) .

Hai là, đo lường mức độ trí tuệ cảm xúc và chất lượng hoạt động điều tra của toàn mẫu nghiên cứu; đo lường mở rộng và khơi sâu hơn những khía cạnh khác nhau của trí tuệ cảm xúc và hoạt động điều tra của 255 điều tra viên thuộc mẫu nói trên.

Ba là, nghiên cứu những đặc điểm trí tuệ cảm xúc và biểu hiện của nó trong hoạt động điều tra của điều tra viên.

Bốn là, nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ trí tuệ cảm xúc và chất lượng hoạt động điều tra của điều tra viên.

Năm là, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ trí tuệ cảm xúc của các điều tra viên được nghiên cứu.

Sáu là, phân tách số điều tra viên được nghiên cứu sâu thực trạng thành hai nhóm: nhóm có chỉ số trí tuệ cảm xúc trí tuệ cao và có chỉ số trí tuệ cảm xúc thấp, trên cơ sở các số liệu đo lường về EI, chất lượng hoạt động điều tra và các số liệu về các thuộc tính có liên quan.

* Phương pháp và công cụ đo lường tâm lý được sử dụng ở giai đoạn 2

Những công cụ đo lường ở giai đoạn 2

Bộ test đo lường trí tuệ cảm xúc MSCEIT

Phiếu điều tra mức độ biểu hiện năng lực EI trong hoạt động điều tra của điều tra viên qua đánh giá của điều tra viên, đồng nghiệp cùng khối chuyên môn và lãnh đạo quản lý trên 4 mặt biểu hiện của trí tuệ cảm xúc:


- Năng lực nhận biết cảm xúc

- Năng lực thấu hiểu cảm xúc

- Năng lực vận dụng cảm xúc

- Năng lực điều khiển cảm xúc

Phiếu điều tra một số yếu tố ảnh hưởng khác tới EI của điều tra viên.

Phiếu đánh giá về một số biện pháp phát triển trí tuệ cảm xúc cho điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an.

Bảng đánh giá nhóm (cán bộ quản lý, đồng nghiệp cùng ngành) và chất lượng hoạt động điều tra của điều tra viên.

Bảng đánh giá nhóm (cán bộ quản lý, đồng nghiệp cùng ngành) về hoạt động điều tra viên của điều tra viên.

Bản thống kê kết quả Danh mục thi đua đã đạt được trong hoạt động điều tra của điều tra viên.

Biên bản quan sát về hoạt động điều tra của điều tra viên.

Biên bản phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo quản lý về một số biểu hiện về trí tuệ cảm xúc của điều tra viên.

Những phương pháp nghiên cứu ở giai đoạn 2

Phương pháp trắc nghiệm tâm lý nhằm đo lường khách quan, chính xác về mức độ EI của điều tra viên.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập thông tin để xác định những biểu hiện của các năng lực EI trong hoạt động điều tra của điều tra viên và một loạt các yếu tố ảnh hưởng tới EI của họ.

Phương pháp điều tra thực tế nhằm thống kê sự đánh giá của lãnh đạo Cục về hoạt động điều tra của điều tra viên.

Phương pháp đánh giá nhóm nhằm thu thập thông tin đánh giá của cán bộ quản lý (lãnh đạo Cục, lãnh đạo phòng), nhóm làm việc (đồng nghiệp cùng khối), bản thân điều tra viên về chất lượng hoạt động điều tra được nghiên cứu. Phương pháp này còn được sử dụng để thu thập thông tin về mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên qua đánh giá của lãnh đạo.


Phương pháp quan sát nhằm thu nhận thông tin trực tiếp về biểu hiện EI trong hoạt động điều tra cũng như biểu hiện EI cụ thể, sinh động trong hành vi ứng xử hàng ngày ở nơi làm việc.

Phương pháp phỏng vấn nhằm thu thập thông tin từ Cục trưởng, các trưởng phòng, đồng nghiệp của điều tra viên để nghiên cứu về những biểu hiện của EI và chất lượng hoạt động điều tra của điều tra viên.

Phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý điển hình nhằm làm rõ hơn nữa biểu hiện, đặc điểm của EI của điều tra viên, vai trò trí tuệ này đối với hoạt động điều tra cũng như sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên.

Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý các kết quả đo lường để tìm ra quy luật trong sự phát triển EI và mối quan hệ giữa EI với những hiện tượng tâm lý - xã hội khác, mối quan hệ giữa EI với mức độ chất lượng hoạt động điều tra của điều tra viên cũng như những yếu tố có liên quan đến EI để thiết lập các nhóm thực nghiệm và đối chứng, phục vụ cho nghiên cứu thực nghiệm tác động tâm lý - xã hội của luận án.

* Kết quả và ý nghĩa của giai đoạn 2 đối với việc nghiên cứu của luận án

Những thông tin, tri thức do giai đoạn 2 xác định giúp hình thành cái nhìn chung và cụ thể, rõ ràng về thực trạng EI và chất lượng hoạt động điều tra của các nghiệm thể được điều tra và mối tương quan giữa chúng. Đồng thời, làm hình thành nên ý tưởng, biện pháp phát triển EI và nâng cao chất lượng hoạt động điều tra của điều tra viên. 255 điều tra viên đã được đo lường về nhiều mặt tâm lý, được phân thành hai nhóm tương đồng nhau về chỉ số trí tuệ cảm xúc, kết quả hoạt động điều tra với đối tượng. Sau đó chúng tôi chọn ra 02 điều tra viên ở Cục An ninh điều tra; đại diện cho các mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc khác nhau để đi sâu phân tích chân dung tâm lý điển hình.

3.1.4.3. Giai đoạn 3: Tiến hành phân tích chân dung tâm lý điển hình và đề xuất biện pháp phát triển trí tuệ cảm xúc cho điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an

Lựa chọn 2 điều tra viên ở Cục An ninh điều tra; đại diện cho các mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc khác nhau để đi sâu phân tích chân dung tâm lý điển hình.


Việc lựa chọn này dựa trên kết quả điều tra đã có được ở trong giai đoạn

2. Mặt khác chúng tôi sẽ tiến hành phân tích chân dung tâm lý dựa trên các tiêu chí đánh giá biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên về: nhận biết cảm xúc; thấu hiểu cảm xúc, vận dụng cảm xúc và điểu khiển cảm xúc.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

Mục đích: Nhằm giải quyết các vấn đề lý luận về trí tuệ cảm xúc, trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước; xây dựng giả thuyết khoa học và hệ thống khái niệm công cụ của luận án.

Cách thức tiến hành:

Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề lý luận về trí tuệ cảm xúc từ các nguồn trong và ngoài nước; các văn bản chỉ thị, nghị quyết; báo cáo sơ, tổng kết của Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an về công tác điều tra và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ điều tra; công tác đào tạo, bồi dưỡng điều tra viên.

Khái quát các kết quả nghiên cứu trí tuệ cảm xúc, trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra; trình bày quan điểm cá nhân trong tiếp thu, phê phán, hướng tiếp cận nhằm giải quyết mục đích, nội dung nghiên cứu của luận án.

Nghiên cứu, các văn bản, tài liệu liên quan đến hoạt động điều tra của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an; phân tích kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân và đơn vị.

Xây dựng giả thuyết khoa học, hệ thống khái niệm công cụ, xác định các biểu hiện và mức độ trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn.

3.2.2. Phương pháp phỏng vấn

* Mục đích của phương pháp phỏng vấn: Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm thu thập những ý kiến của lãnh đạo Cục, lãnh đạo phòng, đồng nghiệp về một số biểu hiện trí tuệ cảm xúc và kết quả hoạt động điều tra của điều tra viên được nghiên cứu; thu thập những ý kiến về

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 14/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí