ứng trí tuệ và cảm xúc trong quá trình điều tra vụ án. Sự căng thẳng còn là hậu quả trực tiếp của việc huy động sự nỗ lực ý chí lớn, với tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình thực hiện nhiều hoạt động tố tụng khác nhau của điều tra viên; do phải xử lý nhiều kênh thông tin trái ngược về sự việc phạm tội, về đối tượng điều tra; do những tác động tiêu cực từ phía các đối tượng như: thái độ lì lợm, khiêu khích hay thách đố của bị can; sự thờ ơ, né tránh, vô trách nhiệm của người làm chứng...
Khi cảm xúc bị bão hoà, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động nhận thức ở điều tra viên. Bão hoà cảm xúc làm nảy sinh những thiếu sót chủ quan ở điều tra viên trong quá trình tìm kiếm và xác lập sự thật về vụ án. Điều tra viên dễ có tâm lý vội vàng, thái độ nôn nóng, dẫn tới dồn ép hay có những biểu hiện thô bạo với đối tượng điều tra, làm nảy sinh các xung đột không đáng có giữa điều tra viên với đối tượng điều tra.
2.4.2.2. Yếu tố giáo dục của điều tra viên
Giáo dục là yếu tố đóng vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc của con người chung, điều tra viên ở Cục An ninh điều tra nói riêng. Nếu sự giáo dục đúng hướng, sâu sắc về cảm xúc, tạo điều kiện để trải nghiệm cuộc sống thì những biểu hiện của trí tuệ cảm xúc sẽ có cơ hội phát triển cao.
Yếu tố giáo dục ở đây được phân tích dựa trên các tác động giáo dục có chủ đích trong đó tập trung nhiều vào cách thức, biện pháp giáo dục và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục. Ở trường học, tác động của giáo viên đến cá nhân mang một ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển trí tuệ cảm xúc. Chính cách thức và các biện pháp tổ chức của người giáo viên sẽ tạo ra những cơ hội đích thực khơi gợi các phẩm chất trí tuệ cảm xúc để rồi từ đó, trí tuệ cảm xúc của cá nhân có sự biến đổi thực sự về chất.
Trong gia đình, quan hệ và sự tác động của cha mẹ với cá nhân cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Chính cung cách đối xử vừa phải, hợp lý và sự đầu tư toàn diện cũng như quan hệ thân thiện, thoải mái sẽ góp phần giúp cho
các phẩm chất trí tuệ được hình thành và phát triển. Đặc biệt hơn, với sự phát triển trí tuệ cảm xúc thì đây là một yếu tố có sức ảnh hưởng đặc biệt quan trọng. Nếu sự giáo dục sâu sắc về cảm xúc, tạo điều kiện để trải nghiệm cuộc sống thì những biểu hiện của trí tuệ cảm xúc sẽ có cơ hội phát triển cao. Giáo dục là con đường hữu hiệu để hình thành những trí tuệ cảm xúc.
Điều tra viên xử lý tình huống thành công có thể đã được thụ hưởng sự giáo dục trước đó. Có thể là sự giáo dục tự phát theo kiểu thích nghi hoặc do giáo dục gia đình. Hoặc cũng có thể do được đào tạo chính qui. Hoặc do tự rèn luyện. Con đường giáo dục là con đường hiệu quả nhất trong việc hình thành trí tuệ cảm xúc nhưng đáng tiếc là cho đến ngày nay vẫn còn rất ít nơi có một chương trình huấn luyện trí tuệ cảm xúc một cách bài bản. Thách thức này cần được quan tâm và giải quyết trong thực tiễn hôm nay.
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Trí Tuệ Cảm Xúc Ei97 Của J.mayer Và P.salovey
- Mức Độ Trí Tuệ Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
- Các Thuộc Tính Tâm Lý Nhân Cách Của Điều Tra Viên
- Giai Đoạn 1: Xây Dựng Cơ Sở Luận Án Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Bảng Phân Loại Trí Tuệ Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
- Độ Tin Cậy Của Hệ Thống Câu Hỏi Đánh Giá Biểu Hiện Trí Tuệ Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
2.4.2.3 Hoạt động và giao tiếp trong thực tiễn hoạt động điều tra của điều tra viên
Con người có khả năng thích ứng cao. Vì thế khi được tham gia vào những hoạt động nghề nghiệp một cách thường xuyên, họ sẽ có những năng lực cảm xúc trong lĩnh vực ấy. Tuy nhiên khả năng ấy có được gọi là trí tuệ cảm xúc hay không lại tuỳ thuộc vào vấn đề giáo dục cũng như tự ý thức của cá nhân.
Đối với điều tra viên có thể đề cập đến những trải nghiệm, những kinh nghiệm sống sẽ góp phần phát triển trí tuệ cảm xúc cho bản thân họ. Theo Lim và Daft (2004): nhiều kỹ năng và phẩm chất vốn có của lãnh đạo là điều không thể hoàn toàn học hỏi từ sách vở, mà nó được xây dựng từ những kinh nghiệm và sự thực hành thường xuyên [Dẫn theo 14, tr.56]. Chính vì vậy, cá nhân có tuổi đời cao thì trí tuệ cảm xúc của họ cũng có xu hướng cao hơn so với cá nhân trẻ tuổi.
Thêm vào đó, mỗi nghề nghiệp lại có những đặc trưng, những yêu cầu riêng về công việc. Những yếu tố đặc trưng của nghề nghiệp cũng chi phối đến sự phát triển của trí tuệ cảm xúc. Những yêu cầu về phẩm chất trong công việc, bầu không khí làm việc, môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc. Đây đều là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ
cảm xúc của mỗi cá nhân. Điều tra viên đảm nhận vai trò công việc với tâm thế khác với những người chịu trách nhiệm công việc với tâm thế khác mà không phải điều tra viên. Họ thường có các biểu lộ cảm xúc thoải mái hơn những điều tra viên đang phải chịu trách nhiệm chính trong từng tình huống. Chính vị thế này cũng ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của họ trong công việc.
Bên cạnh các yếu tố trên, không thể bỏ qua tính tích cực hoạt động của cá nhân là yếu tố quyết định trực tiếp sự phát triển trí tuệ cảm xúc của cá nhân đó. Những tiềm năng trí tuệ của cá nhân có được phát huy hay không là tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động của cá nhân đó. Trí tuệ cảm xúc cao hay thấp chịu ảnh hưởng của hoạt động và giao lưu của cá nhân với môi trường xã hội. Chính sự tích cực của cá nhân tham gia vào các mối quan hệ xã hội khác nhau, tích cực học tập, tích cực nhận thức, chiêm nghiệm cuộc sống để rèn luyện trí tuệ cảm xúc là điều quan trọng. Hoạt động cá nhân và tính chủ thể đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với sự phát triển trí tuệ nói chung và trí tuệ cảm xúc nói riêng. Trong luận án này, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an được thực hiện tập trung vào các yếu tố cơ bản và mang tính cụ thể. Đặc biệt là phân tích ảnh hưởng của công việc, các mối quan hệ, thói quen trong hoạt động cá nhân điều tra viên.
2.4.2.4. Đối tượng tiếp xúc điều tra của điều tra viên
Đối tượng tiếp xúc, đấu tranh của điều tra viên trong hoạt động điều tra rất phong phú, đa dạng. Đó là những người thuộc các các tầng lớp, địa vị, lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo... khác nhau. Theo quy định của pháp luật, đây là những người có liên quan đến vụ án hay những người tham gia hoạt động điều tra, bao gồm: người bị tạm giữ, bị can, người làm chứng, người bị hại, người nhận dạng, người tham gia đối chất... Do vị trí tố tụng của mỗi người khác nhau nên tâm lý của họ thường không giống nhau. Tuy nhiên, tất cả đều có tác động ảnh hưởng đến điều tra viên, đặc biệt là những đối tượng điều tra. Khác với khi còn đang tiến hành các hoạt động phạm tội ở bên ngoài, những đối tượng này đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, đã bị khởi tố hình sự.
Trong quá trình điều tra vụ án, nhất là các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, người cán bộ điều tra phải tiếp xúc và trực diện đấu tranh với các đối tượng rất nguy hiểm, xảo quyệt. Đó là những tên trùm buôn lậu, chỉ huy các tổ chức tội phạm, những đối tượng tham nhũng... Do bản chất tham lam, hám lợi, lại có nhiều thủ đoạn trốn tránh pháp luật, mua chuộc, tác động thậm chí dựa thế, cậy quyền... các đối tượng này thường ngoan cố, có nhiều thủ đoạn tác động, gây sức ép với điều tra viên trong quá trình điều tra. Đối tượng điều tra trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia là những tên cầm đầu các đảng phái phản động, các lực lượng chính trị đối lập, kể cả lưu vong ở nước ngoài. Những tên nguỵ quân, nguỵ quyền cũ có quá trình cộng tác làm tay sai cho địch. Những người đã từng làm gián điệp cho các thế lực thù địch trước đây. Các phần tử “cơ hội chính trị”, có khuynh hướng tư tưởng xã hội dân chủ, có quan điểm, tư tưởng đối lập với Đảng. Những người vốn là cán bộ, đảng viên, văn nghệ sĩ, trí thức từ bất mãn vì lợi ích cá nhân dẫn đến hoạt động chống đối Nhà nước, chống đối chế độ. Những đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo, nhất là những người có chức sắc trong các tôn giáo. Những đối tượng phản động trong các dân tộc thiểu số... Đặc điểm nổi bật ở những đối tượng trên đây là có quan điểm, tư tưởng thù địch sâu sắc với cách mạng, có ý thức thâm thù giai cấp. Nhiều người trong số họ được đào tạo cơ bản, có trình độ lý luận cao, thậm chí đã từng giữ các chức vụ cao trong Đảng hay trong các cơ quan của Nhà nước. Hoạt động chống đối của các đối tượng này có hệ thống, có bản lĩnh, rất quyết liệt và thường được sự tiếp tay, hậu thuẫn của các cá nhân, tổ chức hay các thế lực thù địch bên ngoài. Trong quá trình hoạt động và cả khi đã bị bắt, những đối tượng này thường chứng tỏ "bản lĩnh" của mình, rất ngoan cố, có nhiều kinh nghiệm và thủ đoạn trốn tránh sự phát hiện, điều tra, xử lý của ta... Nhiều đối tượng trong số họ luôn tìm cách tác động trở lại đối với điều tra viên như: phản ứng gay gắt, thách đố, tranh luận, coi thường, hoặc tìm cách tác động, mua chuộc...
Khi còn hoạt động ở bên ngoài, các đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia luôn tìm cách lợi dụng tình hình bên quốc tế và trong nước có lợi cho chúng để đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động chống đối cách mạng nhằm đi đến xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các hoạt động này thường được gắn liền với vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”; hoặc tìm cách tác động vào những vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm để đổi trắng thay đen, trốn tránh pháp luật, tác động can thiệp gây khó khăn cho hoạt động điều tra, xử lý của ta. Khi bị bắt, bị tạm giam để điều tra, xử lý thì chống đối quyết liệt, tỏ rõ thái độ thù địch hay ngoan cố, lỳ lợm không chịu khai báo. Bằng các thủ đoạn đối phó tinh vi hòng che giấu hành động phạm tội, trốn tránh pháp luật, tìm mọi cách để được can thiệp, thả ra... các đối tượng luôn gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý của ta. Trong điều kiện như vậy, hoạt động điều tra, khám phá vụ án của cơ quan an ninh điều tra là hết sức phức tạp, gặp nhiều khó khăn. Đặc điểm trên đây cũng cho thấy tính chất gay gắt, quyết liệt của công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình hiện nay. Nó cũng đòi hỏi mỗi điều tra viên trong lực lượng An ninh nhân dân phải không ngừng học tập nâng cao trình độ mọi mặt, rèn luyện bản lĩnh vững vàng trong tiếp xúc và đấu tranh với đối tượng mới có thể đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động điều tra. Đồng thời điều tra viên phải có trí tuệ cảm xúc tích cực mới đem lại hiệu quả cho công việc.
Như vậy, trí tuệ cảm xúc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó được chia làm hai nhóm yếu tố: nhóm các yếu tố chủ quan và nhóm các yếu tố khách quan. Mỗi yếu tố có những ảnh hưởng nhất định đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an đòi hỏi họ biết phát huy vai trò các yếu tố trong những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của các yếu tố đó.
Kết luận chương 2
Dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học ở Việt Nam và trên thế giới; kết hợp với ý kiến nhận định của các chuyên gia; những văn bản pháp quy của Bộ Công an về điều tra viên và hoạt động điều tra, trong lý luận về trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an đã xây dựng và phân tích làm rõ các khái niệm như: trí tuệ, cảm xúc, trí tuệ cảm xúc và đưa ra quan niệm cho rằng: Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên là một dạng năng lực tổng hợp gồm năng lực nhận biết, hiểu rõ cảm xúc của bản thân, của những người có liên quan đến hoạt động điều tra; năng lực vận dụng cảm xúc vào suy nghĩ, điều khiển cảm xúc của bản thân và những người có liên quan nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Căn cứ nhiệm vụ, chức trách cũng như đặc điểm hoạt động điều tra của điều tra viên ở cục ANĐT, cùng hệ thống phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học. Luận án chỉ ra biểu hiện của trí tuệ cảm xúc của điều tra viên bao gồm 4 mặt biểu hiện gồm: (1) Năng lực nhận biết cảm xúc - khả năng phát hiện giải mã các cảm xúc trên gương mặt, tranh ảnh, giọng nói; (2) Năng lực thấu hiểu cảm xúc - khả năng thấu hiểu, hiểu rõ các mối quan hệ phức tạp giữa các cảm xúc và khả năng nhận biết và mô tả các cảm xúc thay đổi theo thời gian; Năng lực vận dụng cảm xúc; Năng lực điều khiển cảm xúc của bản thân và của người khác. Đây cũng là các tiêu chí để đánh giá thực trạng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở luận án.
Tiếp cận trí tuệ cảm xúc của điều tra viên là tổng hợp các năng lực thành phần, được hình thành và phát triển trong thực tiễn hoạt động điều tra của điều tra viên sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Trong phạm vị nghiên cứu của luận án đã xác định và làm rõ 3 yếu tố chủ quan và 4 yếu tố khách quan có ảnh hưởng mạnh nhất đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên hiện nay.
Chương 3
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổ chức nghiên cứu
3.1.1. Đơn vị nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu, khảo sát ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an được chia ra thành 2 cơ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian qua, lực lượng ANĐT luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về việc kiện toàn bộ máy từ cấp Bộ đến công an các đơn vị, địa phương. Cơ cấu tổ chức của cơ quan ANĐT từ năm 2004 đến năm 2018 tương đối ổn định, thể hiện tính khoa học, đúng đắn trong tổ chức và hoạt động của lực lượng ANĐT, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của lực lượng An ninh. Hiện nay, căn cứ quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Nghị định 01/2018/NĐ-CP ngày 06/8/2018 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Quyết định số 9072/QĐ-BCA ngày 26/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tổ chức bộ máy của Cục ANĐT; Thông tư số 113/2020/TT-BCA, ngày 26/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục ANĐT; Quyết định số 2405/QĐ-BCA, ngày 09/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của phòng ANĐT thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì cơ cấu tổ chức cơ quan ANĐT có một số thay đổi. Tuy nhiên, cơ quan ANĐT vẫn được bố trí ở 2 cấp: cấp Bộ và cấp tỉnh.
Ở cấp Bộ có Cục ANĐT, số hiệu A09, trực thuộc Bộ trưởng Bộ Công an. Cơ cấu tổ chức gồm có: Văn phòng cơ quan ANĐT, Phòng tham mưu; Phòng chính trị, hậu cần; Phòng hướng dẫn điều tra; Phòng điều tra các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; Phòng điều tra tổng hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh; Phòng điều tra các tội phạm khác và 02 Trại tạm giam (B14, B34) phục vụ công tác điều tra. Thủ trưởng cơ quan ANĐT Bộ Công an là 01 đồng chí Thứ trưởng, phó thủ trưởng thường trực cơ quan ANĐT Bộ Công an là đồng chí cục trưởng Cục ANĐT; phó Thủ trưởng cơ quan ANĐT là các đồng chí phó Cục trưởng Cục ANĐT.
Ở cấp tỉnh có các phòng ANĐT, số hiệu PA09 thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ cấu tổ chức gồm có: Đội hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật và giải quyết đơn, thư khiếu tố; Đội điều tra Công an thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập 02 Đội điều tra. Thủ trưởng cơ quan ANĐT cấp tỉnh là đồng chí phó Giám đốc Công an cấp tỉnh phụ trách công tác an ninh; phó Thủ trưởng thường trực là đồng chí trưởng phòng ANĐT; các phó thủ trưởng là các đồng chí phó trưởng phòng An ninh điều tra.
Số lượng điều tra viên ở cơ quan ANĐT Bộ Công an có 255 điều tra viên (điều tra viên cao cấp là 122 đồng chí, chiếm tỷ lệ 47.8%; điều tra viên trung cấp là 58 đồng chí, chiếm tỷ lệ 22.7%; điều tra viên sơ cấp là 75 người, chiếm tỷ lệ 29.4%), Cán bộ điều tra là 46 đồng chí; về trình độ học vấn: trình độ tiến sĩ: 27 đồng chí; trình độ thạc sĩ: 73 đồng chí; trình độ đại học: 155 đồng chí. Ở Công an cấp tỉnh có 576 điều tra viên (điều tra viên cao cấp là 105 đồng chí, chiếm tỷ lệ 18,2%; điều tra viên trung cấp là 224 đồng chí, chiếm tỷ lệ 38,9%; điều tra viên sơ cấp là 227 đồng chí, chiếm tỷ lệ 39,4%; có 390 cán bộ làm công tác điều tra nhưng chưa được bổ nhiệm điều tra viên. Số cán bộ, chiến sĩ tuyển dụng từ đại học ngành ngoài (ngành luật, tài chính, ngân hàng, ngoại thương) là 96 đồng chí (chiếm tỉ lệ 8,6%).
Qua số liệu trên cho thấy số lượng điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp của cơ quan ANĐT chiếm tỉ lệ lớn, số lượng điều tra viên sơ cấp cần được đào tạo, bồi dưỡng để phát triển. Các điều tra viên cao cấp hầu hết đều có thời gian công tác lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong công tác điều tra hình sự thường được giao thụ lý chính trong các vụ án. Phân tích số liệu cũng cho thấy cán bộ điều tra được đào tạo từ các trường Công an nhân dân phần lớn am hiểu pháp luật, nghiệp vụ điều tra, có năng lực chuyên môn, có bản lĩnh vững vàng và khả năng nhanh nhạy, sắc bén trong hoạt động điều tra, có khả năng chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo trong quá trình tiến hành các hoạt động điều tra nhưng kiến thức về kinh tế (đặc biệt là kiến thức về tài chính, ngân hàng) còn hạn chế. Số cán bộ điều tra được