Độ Tin Cậy Của Hệ Thống Câu Hỏi Đánh Giá Biểu Hiện Trí Tuệ Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An


quan α của các tiểu thang đo và cả thang đo đều >0.6 (xem bảng 3.4) cho thấy từng item của phép đo có tính đồng nhất và đều đóng góp độ tin cậy của toàn bộ hệ thống câu hỏi này.

Bảng 3.5. Độ tin cậy của hệ thống câu hỏi đánh giá biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an

Các tiểu thang đo/ thang đo

Hệ số tin cậy Alpha

Mẫu điều tra viên (N=50)

Nhận biết cảm xúc

0.70

Thấu hiểu cảm xúc

0.78

Vận dụng cảm xúc

0.76

Điều khiển cảm xúc

0.83

Toàn bộ thang đo

0.85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an - 15

Kết quả phân tích yếu tố cho thấy bảng hỏi này có độ hiệu lực khá tốt. Điểm số các tiểu thang đo tương có tương quan thuận khá chặt (> 0.3, xem bảng 3.5). Điều này phù hợp với thực tế và phản ánh đúng các quan hệ mong muốn, được giả thiết trong cấu trúc của phép đo.

Kết quả phân tích bảng 3.5 cho thấy, các tiểu thang đo trong hệ thống câu hỏi mà luận án sử dụng để đo những biểu hiện của EI ở điều tra viên trong hoạt động điều tra về cơ bản đảm bảo các đặc tính thiết kế và các đặc tính đo lường. Hầu hết các item đều đảm bảo có đủ độ tin cậy và độ hiệu lực.

Bảng 3.6. Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo/ thang đo đánh giá Biểu hiện EI của điều tra viên trong hoạt động điều tra

Các tiểu thang đo/thang đo

1

2

3

4

Nhận biết cảm xúc (1)





Thấu hiểu cảm xúc(2)

0.31**




Vận dụng cảm xúc (3)

0.67**

0.42**



Điều khiển cảm xúc (4)

0.49**

0.31**

0.42**


Toàn bộ thang đo

0.57**

0.61**

0.63**

0.58**

**P<.0001


Dựa trên 4 tiêu chí với 15 biểu hiện đã được xác định để đo trí tuệ cảm xúc của điều tra viên (xem phụ lục 3.4), luận án lựa chọn 28 tình huống xảy ra trong hoạt động điều tra để đo mức độ biểu hiện năng lực trí tuệ cảm xúc của điều tra viên. Các tình huống này đã được các chuyên gia thẩm định.

Luận án tiến hành lấy ý kiến đánh giá của các nhóm xã hội - nghề nghiệp, gồm các cán bộ lãnh đạo, đồng nghiệp và cá nhân điều tra viên đánh giá những biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên trong hoạt động điều tra. Luận án không sử dụng công cụ này để lấy ý kiến đánh giá của các đối tượng vì trong nhận thức của đối tượng đôi khi còn mang tính chủ quan, nhất là đánh giá điều tra viên.

3.2.5. Phương pháp quan sát

* Mục đích của phương pháp quan sát: Nhằm thu thập được những thông tin về những biểu hiện cụ thể của trí tuệ cảm xúc của điều tra viên trong hoạt động điều tra, trong công việc và trong giao tiếp.

* Đối tượng quan sát: Điều tra viên ở Cục An ninh điều tra đang có hoạt động thực tiễn trong các mối quan hệ đối với đối tượng, đồng nghiệp, và các lực lượng có liên quan đến hoạt động điều tra.

* Nguyên tắc quan sát: Đảm bảo tự nhiên, khách quan trong quá trình quan sát, đặc biệt không làm ảnh hưởng đến tâm lý của đối tượng quan sát.

* Nội dung quan sát:

Quan sát hoạt động điều tra, giao tiếp của điều tra viên trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, với đối tượng hay với các lực lượng có liên quan;

Quan sát những biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên;

* Cách thức tiến hành: Chúng tôi tiến hành quan sát tại mỗi phòng của đơn vị điều tra 01 ngày trong điều kiện đơn vị thực hiện nhiệm vụ bình thường. Kết quả quan sát được ghi lại bằng biên bản quan sát, sau khi xử lý sẽ được sử dụng bổ sung cho những kết quả nghiên cứu khác trong quá trình điều tra.

3.2.6. Phân tích chân dung tâm lý điển hình

* Mục đích của phân tích chân dung tâm lý điển hình: Nhằm bổ sung thêm những dữ liệu thông tin thu được từ các phương pháp điều tra bằng bảng


hỏi và phỏng vấn. Góp phần tăng thêm tính khoa học, tính logic khi nghiên cứu biểu hiện của trí tuệ cảm xúc và yếu tố ảnh hưởng trí tuệ cảm xúc thông qua các chân dung tâm lý điển hình trong các khách thể được khảo sát. Đó cũng là cơ sở để đề xuất các biện pháp nhằm phát triển trí tuệ cảm xúc cho điều tra viên.

* Khách thể phân tích: Chúng tôi lựa chọn 2 chân dung tâm lý là những điều tra viên đang công tác ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an để phân tích. Việc phân tích diễn ra đối với từng điều tra viên nhằm tìm hiểu biểu hiện trí tuệ cảm xúc của họ đối với hoạt động điều tra, từ đó phác thảo chân dung tâm lý của họ. Để đảm bảo an toàn và tính khách quan cho khách thể phân, chúng tôi đã đổi tên và thông tin cá nhân của họ.

* Nội dung thực hiện: Thu thập thông tin về bản thân, gia đình, quá trình công tác và những thành tựu mà cá nhân đạt được kể từ khi công tác. Những thông tin này sẽ góp phần lý giải những biểu hiện cảm xúc của điều tra viên cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của họ.

* Cách thức tiến hành: Tìm hiểu thông tin ban đầu thông qua trao đổi, phỏng vấn với các cơ quan, cán bộ lãnh đạo và đồng nghiệp; nghiên cứu hồ sơ của các điều tra viên nghiên cứu kết quả hoạt động. Từ đó, dự kiến chân dung tâm lý điển hình cần phân tích, làm rõ và tiến hành điều tra có chủ đích (theo phiếu điều tra, rút phiếu số 69 và phiếu số 126) đối với chân dung dung tâm lý điển hình nhằm làm rõ chân dung theo mục đích nghiên cứu đã xác định.

3.2.7. Phương pháp đánh giá nhóm

* Mục đích nghiên cứu: Phương pháp đánh giá nhóm được lựa chọn để nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của điều tra viên bởi đây là một loại trí tuệ xã hội, được thể hiện và phát triển trong hoạt động có tính chất cộng đồng, có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động có tính chất cộng đồng như hoạt động điều tra.

Phương pháp đánh giá nhóm được sử dụng làm phương pháp nghiên cứu chính của luận án nhằm tìm hiểu ý kiến đánh giá của nhóm xã hội - nghề nghiệp về mức độ biểu hiện năng lực trí tuệ cảm xúc và kết quả hoạt động điều tra của điều tra viên.


Nhằm tìm hiểu mức độ biểu hiện trí tuệ cảm trong hoạt động điều tra của điều tra viên, luận án sử dụng phiếu đánh giá mức độ biểu hiện năng lực trí tuệ cảm xúc trong hoạt động điều tra của điều tra viên để lấy ý kiến đánh giá của lãnh đạo, nhóm làm việc (đồng nghiệp), bản thân điều tra viên vào thời điểm đo trí tuệ cảm xúc tháng 6/2021 trên 255 điều tra viên.

* Nội dung nghiên cứu: Làm rõ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an.

* Cách thức tiến hành: Để xác định kết quả hoạt động điều tra của điều tra viên theo đánh giá của nhóm xã hội - nghề nghiệp, sử dụng Bảng đánh giá nhóm với những tiêu chí và biểu hiên cụ thể nhằm lấy ý kiến đánh giá của lãnh đạo, nhóm làm việc (đồng nghiệp), bản thân điều tra viên vào thời điểm đo trí tuệ cảm xúc tháng 6/2021 trên 255 điều tra viên.

Ngoài ra, để có cơ sở xác định chất lượng hoạt động điều tra của điều tra viên, luận án tiến hành đánh giá sản phẩm hoạt động điều tra, đó là một kỹ năng xã hội quan trọng của điều tra viên bằng phương pháp đánh giá nhóm. Phương pháp đánh giá nhóm nhằm xác định mức độ biểu hiện kỹ năng xã hội của 255 điều tra viên. Các lực lượng tham gia đánh giá bao gồm lãnh đạo, đồng nghiệp của điều tra viên tại thời điểm tháng 6/2021.

3.2.8. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

* Mục đích của phương pháp chuyên gia: Trong phạm vi luận án này, chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia để tranh thủ ý kiến và đánh giá của các chuyên gia tâm lý học và chuyên gia tham vấn tâm lý để từ đó có cái nhìn tổng thể về trong việc triển khai nghiên cứu và viết các nội dung của luận án. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia được sử dụng ở tất cả các giai đoạn nghiên cứu của luận án, nhằm xin ý kiến chuyên gia thẩm định những tiêu chí do các biểu hiện, mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên.

* Đối tượng của phương pháp chuyên gia: Chúng tôi tiến hành xin ý kiến của 10 nhà tâm lý học là giảng viên Khoa Tâm lý học Học viện An ninh


nhân dân và Học viện cảnh sát nhân dân; Khoa Tâm lý - giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội; Khoa Tâm lý học, 02 chuyên gia thực tiễn ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an.

* Nội dung nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành xin ý kiến các chuyên gia trong suốt quá trình thực hiện luận án về những vấn đề sau:

Hướng tiếp cận, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu;

Khái quát các đặc điểm hoạt động của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an;

Các biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an;

Các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an;

Các nội dung đánh giá thực trạng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an;

Các biện pháp phát triển trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an;

* Cách tiến tiến hành: Xin ý kiến của 15 chuyên gia về lĩnh vực tâm lý học, tâm lý học công an nhân dân, các chuyên gia về hoạt động điều tra trong thực tiễn ở Cục An ninh điều tra ở trong nước bằng phiếu xin ý kiến. Các ý kiến có tần suất từ 50% trở lên được chúng tôi lựa chọn làm cơ sở cho việc đưa ra các mệnh đề trong phiếu điều tra.

Sau khi phác thảo phiếu điều tra với các mệnh đề, chúng tôi tiếp tục xin ý kiến chuyên gia, những người có kinh nghiệm và hiểu biết về trí tuệ cảm xúc để hoàn thiện phiếu điều tra.

3.2.9. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

* Mục đích của phương pháp thống kê toán học: Các số liệu thu được sau điều tra được xử lý bằng chương trình thống kê SPSS cho Window phiên bản 20.0, nhằm thu được các số liệu định lượng tin cậy, chính xác phục vụ phân tích thực trạng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra. Tất cả các phép phân tích, đều chọn mức độ ý nghĩa ≥ 95%, hay p ≤ 0,05.


* Các phép toán thống kê được sử dụng trong luận án

- Phân tích sử dụng thống kê mô tả:

+ Điểm trung bình cộng (mean) được dùng trong việc tính điểm đạt được của từng nhóm mệnh đề.

+ Điểm trung vị (median) là trị số của trường hợp nằm giữa khi số liệu của biến nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự tăng dần (từ bé nhất đến lớn nhất), được dùng để mô tả điểm nằm giữa tổng một mẫu.

+ Độ lệch chuẩn (SD - standardizied deviation) được dùng để mô tả mức độ tập trung hay sự phân tán của các câu trả lời của mẫu.

Cụ thể, trong luận án, chúng tôi sử dụng tìm hiểu thực trạng mức độ trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở cục An ninh điều tra, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở cục An ninh điều tra.

- Phân tích sử dụng thống kê suy luận:

+ Phân tích tương quan nhị biến: Dùng kiểm định hệ số tương quan pearson (r), để phân tích tương quan giữa hai biến số định lượng nhằm tìm hiểu sự liên hệ tuyến tính giữa hai biến số định lượng, sự thay đổi ở biến này có làm thay đổi ở biến còn lại một cách có ý nghĩa hay không, sự thay đổi đó theo chiều thuận hay thay đổi theo chiều nghịch. Trong đó, chúng tôi quy định: r≤ 0,3: tương quan yếu; 0,3 <r< 0,7: tương quan tương đối mạnh; r≥ 0,7: tương quan rất mạnh.

Cụ thể, chúng tôi tìm hiểu tương quan giữa các nội dung thành phần và các mặt biểu hiện của trí tuệ cảm xúc của điều tra viên, mức độ biểu hiện của trí tuệ cảm xúc của điều tra viên, mối quan hệ giữa mức độ trí tuệ cảm xúc và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của điềtu tra viên, từng giữa các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên,…

+ Phân tích so sánh bằng T -test: Phân tích so sánh với phép so sánh giá trị trung bình giữa hai biến định danh, chúng tôi sử dụng các kiểm định:

Independent samples T-test (t): Nhằm so sánh giá trị trung bình của 2 nhóm để tìm sự khác biệt với biến định lượng. Trong nghiên luận án này,


chúng tôi sử dụng Independent sample T-test so sánh giữa đánh giá điều tra viên và lãnh đạo Cục An ninh điều tra về mức độ các mặt biểu hiện, tổng thể trí tuệ cảm xúc của điều tra viên, về mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của điều tra viên,...

+ One - way ANOVA (F): nhằm so sánh giá trị trung bình của từ ba nhóm trở lên. Sử dụng phép phân tích phương sai một yếu tố (One - way ANOVA, F), chúng tôi sẽ thu được thông tin cho biết các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về khía cạnh thống kê.

Phép phân tích phương sai một yếu tố, được dùng để tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhóm điều tra viên khác nhau (giới tính, tuổi tác và thâm niên công tác, trình độ học vấn) về các mặt biểu hiện và nội dung tổng thể của trí tuệ cảm xúc, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của điều tra viên. Mối quan hệ giữa tự đánh giá của điều tra viên và đánh giá của đồng nghiệp; lãnh đạo về mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của điều tra viên.

+ Univariate: Sử dụng kiểm định ANOVA hai yếu tố (F) nhằm so sánh hai giá trị trung bình cho từ ba nhóm trở lên (biến định danh).

Cụ thể, chúng tôi sử dụng kiểm định ANOVA hai yếu tố nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đến mức độ trí tuệ cảm xúc trong các nhóm điều tra viên có cấp bậc quân hàm khác nhau; thâm niên công tác khác nhau; tuổi tác khác nhau.


Kết luận chương 3

Quá trình tổ chức nghiên cứu được tiến hành bài bản, nghiêm túc, bảo đảm tính đại diện về mặt khách thể, về nhiệm vụ và địa bàn nghiên cứu. Ở các đơn vị và khách thể nghiên cứu được lựa chọn đều đặt ra yêu cầu khách quan, tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực đối với vấn đề nghiên cứu của luận án. Trong từng giai đoạn nghiên cứu đã xác định rõ mục đích, nội dung, cách thức thực hiện, làm cơ sở cho việc xác định và vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với thực tiễn hoạt động điều tra của điều tra viên.

Luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp chuyên gia; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp quan sát; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp phân tích chân dung tâm lý; phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Ở luận án cũng đã xác định mốc thời gian cụ thể cho từng giai đoạn nghiên cứu.

Các phương pháp nghiên cứu được triển khai theo đúng mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, phù hợp với điều kiện thực tiễn khi tiến hành thực hiện luận án; đảm bảo độ tin cậy trong quá trình đánh giá thực trạng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra. Các phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận, văn bản đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận cơ bản luận án; các phương pháp nghiên cứu thực tiễn được sử dụng nhằm phân tích thực trạng trí tuệ cảm xúc và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an. Kết quả thu được trong quá trình điều tra thực trạng, được xử lý bằng chương trình thống kê SPSS trong môi trường Window, phiên bản 20.0.

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 14/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí