Bảng Phân Loại Trí Tuệ Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An


tác động ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến kết quả công việc cũng như quá trình giao tiếp của họ để bổ sung, làm rõ thông tin định tính và định lượng thu được từ các phương pháp nghiên cứu khác; tăng độ tin cậy, tính trung thực của kết quả nghiên cứu.

Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn sâu còn được sử dụng nhằm kiểm định những tiêu chí đánh giá biểu hiện của trí tuệ cảm xúc trong hoạt động điều tra của điều tra viên qua ý kiến của các điều tra viên được đánh giá là điều tra viên đạt những thành tựu xuất sắc trong hoạt động điều tra; nhằm làm rõ hơn những biểu hiện trí tuệ cảm xúc, vai trò của trí tuệ cảm xúc đến hoạt động điều tra của các điều tra viên được lựa chọn nghiên cứu chân dung tâm lý điển hình.

* Khách thể phỏng vấn: 01 lãnh đạo Cục, 02 lãnh đạo phòng và 03 cán bộ của Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an, thuộc trong phạm vi nghiên cứu của luận án.

* Nội dung phỏng vấn: Những đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của điều tra viên, những biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên trong hoạt động điều tra cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an hiện nay.

Với cán bộ quản lý, trao đổi về những biểu biện cụ thể trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra trong hoạt động điều tra; các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra.

Với điều tra viên, đề nghị họ chia sẻ những mặt mạnh, hạn chế về các mặt biểu hiện trí tuệ cảm xúc trong hoạt động điều tra viên; những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động điều tra; trao đổi về những yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra.

* Cách thực thực hiện

Xây dựng kế hoạch (nội dung, đối tượng, thời gian, địa điểm...); liên hệ với các tổ chức, cá nhân có liên quan; lựa chọn thời điểm, địa điểm và tiến hành phỏng vấn với các đối tượng theo kế hoạch đã xác định; ghi chép biên bản quá trình phỏng vấn.

Xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn. Chọn mẫu phỏng vấn gồm 06 điều tra viên.


Thực hiện phỏng vấn theo nội dung câu hỏi đã chuẩn bị trước kết hợp với phỏng vấn sâu từng đối tượng.

Tuy nhiên, trình tự, nội dung cần phỏng vấn không bị cố định theo trình tự đã chuẩn bị sẵn theo mẫu, mà có thể được linh hoạt, mềm dẻo tuỳ theo diễn biến của câu chuyện, vấn đề của từng khách thể được phỏng vấn. Nội dung chi tiết của mỗi cuộc phỏng vấn sâu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh của cuộc phỏng vấn. Kết quả phỏng vấn được ghi chép tổng hợp theo các mặt biểu hiện trí tuệ cảm xúc và các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra, đồng thời kết hợp với các phương pháp khác để làm rõ nội dung nghiên cứu của luận án.

3.2.3. Phương pháp trắc nghiệm

* Mục đích của phương pháp trắc nghiệm: Phương pháp trắc nghiệm được sử dụng với tư cách là phương pháp nghiên cứu chính của luận án, nhằm xác định mức độ EI của nghiệm thể ở các bước nghiên cứu khác nhau, làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích, rút ra kết luận khoa học.

* Nội dung tiến hành: Sử dụng bộ trắc nghiệm MSCEIT đã được chuẩn hoá để làm rõ những biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên cũng như thấy được các yếu tố có ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an.

MSCEIT là một bộ test đo lường EI của J.Mayer, P.Salovey, D.Caruso, được nâng cấp từ bộ test đo EI đa nhân tố (MSEIS), soạn thảo vào năm 1999 và hoàn thiện vào tháng 2/2000. Năm 2000, MSCEIT được các nhà tâm lý học trong đề tài KX 05-06 lựa chọn và tiến hành Việt hoá. MSCEIT được thiết kế để đánh giá EI theo mô hình thuần năng lực của J.Mayer và P.Salovey (xem phụ lục 2.1a). Mô hình EI97 đưa ra cấu trúc EI gồm 4 năng lực với 16 biểu hiện. Cho đến nay, MSCEIT được sử dụng là công cụ chính ở Việt Nam để đo lường trí tuệ cảm xúc bởi độ tin cậy cao. (Xem phụ lục 1)

Phương pháp tính chỉ số EQ

Kết quả điểm tổng EI đo bằng MSCEIT được quy đổi thành chỉ số EQ theo công thức tính chỉ số trí tuệ của Wechsler vì:


- Mô hình EI97 đề xuất nghiên cứu khái niệm EI với tư cách là một loại trí tuệ và đáp ứng được các tiêu chí để xếp nó vào cấu trúc trí tuệ. (Mayer và cộng sự, 1997, 1999, 2000, 2001)

- Trí tuệ cảm xúc là một loại trí tuệ vì tương quan < 0.50 với trí thông minh truyền thống: Kết quả đo lường trí tuệ cảm xúc theo EI97 được báo cáo đều có tương quan thuận và thấp với trí tuệ nhận thức. Như theo báo cáo của J.Mayer, EI có tương quan bằng 0 với Trí thông minh lỏng (Fluid Intelligience) và tương quan bằng 0.36 với Trí thông minh dùng lời (Verbal IQ) [84, tr.109]. Báo cáo của Law và những người khác (2004) cũng cho thấy EI97 tương quan thấp với các năng lực nhận thức [88, tr.103].

Nói chung, EI có tương quan thuận nhưng thấp (<0.50) với trí tuệ nhận thức. Điều đó nghĩa là EI là một loại trí tuệ mới, khác và độc lập với trí tuệ nhận thức, và loại trí tuệ mới này cũng có thể được lượng hoá như cách lượng hoá trí tuệ nhận thức.

Điểm tổng EI được quy đổi thành EQ theo công thức của Wechsler: EQ-i = 100 + Xi - X/SD x15

Các giá trị EQ của từng nghiệm thể xác định được coi là giá trị lượng hoá về EI của các nghiệm thể nghiên cứu và được phân loại như sau:

Phân loại EQ của điều tra viên


Mức độ

Rất thấp

Thấp

Trung bình

Trên T.B

Cao

Rất cao

EQ

≤70

71-89

90-109

110-119

120-129

≥130

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an - 14

Bảng 3.2: Bảng phân loại trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an

Phương pháp đánh giá MSCEIT

Như đã phân tích kỹ ở mục 1.6, luận án lựa chọn cách tính điểm của MSCEIT theo tiêu chuẩn đồng ý, tức là điểm của từng item bằng tỉ lệ % của số khách thể lựa chọn phương án đó trên tổng số khách thể tham gia nghiên cứu. Điểm từng câu, từng tiểu test và điểm tổng là kết quả cộng điểm của tất cả item, các câu, các tiểu test.


Phương pháp phân tích kết quả đo EI theo MSCEIT của luận án

MSCEIT là công cụ đo lường EI được xây dựng trên mô hình EI, vì vậy luận án cần tiến hành phân tích MSCEIT theo mô hình EI97. Kết quả phân tích cho thấy: (1) Số lượng câu, số lượng Item trong một tiểu test được thiết kế không bằng nhau; (2) Tiểu test B và C được thiết kế gồm 2 nhóm tình hình khác nhau để đo 2 năng lực thành phần EI khác nhau (Xem phụ lục 1).

Vì vậy để mô tả chính xác hơn bức tranh về thực trạng các năng lực trí tuệ cảm xúc của điều tra viên, cũng như có cơ sở thực tiễn để thiết kế các biện pháp tác động, luận án đề ra hai nguyên tắc phân tích kết quả đo EI bằng MSCEIT:

- So sánh điểm trung bình của từng Item của các tiểu test.

- Tiến hành so sánh 10 điểm số năng lực thành phần gồm: A,B123, B45, C1-11, C12-20, D, E, F, G, H, trên cơ sở chia tiểu test B thành hai nội dung B123 và B45; tiểu test C thành hai nội dung C1-11 và C12-20.

EI

Sau đây là sơ đồ phân tích kết quả đo EI của điều tra viên theo MSCEIT:



EI theo kinh nghiệm


EI có chiến lược


Nhận biết


Vận dụng


Thấu hiểu



Điều khiển cảm xúc


Giải quyết vấn đề cụ thể

B1,2,3


Xem xét vấn đề đa chiều

B4,5


Xét đoán sự tiến triển

C1-11


Hiểu nguyên nhân


C12-20

Khuôn mặt

A


Tranh


E


Tạo đ.kiện

B


Cảm giác

F


Thay đổi

C


X.cảm h hợp

G


Đ.khiển XC

D


Đ.khiển XH

H

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phân tích kết quả đo EI của điều tra viên trên MSCEIT


Hệ thống bài tập đo lường sự biểu hiện năng lực EI cơ bản của điều tra viên trong các mối quan hệ nghiệp vụ điển hình

Như phân tích ở chương 1, trí tuệ cảm xúc bao giờ cũng biểu hiện cụ thể và phát triển trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định. Vì vậy, cần nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của điều tra viên phải nghiên cứu trong các tình huống cụ thể, trong môi trường làm việc với mối quan hệ nghề nghiệp - xã hội điển hình của điều tra viên.

Để đánh giá thực trạng EI của điều tra viên, ngoài việc sử dụng công cụ đã được chuẩn hoá, luận án xây dựng một hệ thống bài tập gồm 28 tình huống thường xảy ra trong hoạt động điều tra, mỗi tình huống có 4 phương án đề điều tra viên lựa chọn. 28 tình huống này được thiết kế nhằm đo 4 năng lực cơ bản trong 4 mối quan hệ nghiệp vụ điển hình của điều tra viên, gồm quan hệ với bản thân, với đối tượng, với đồng nghiệp và với các lực lượng có liên quan.

Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia để thẩm định các tình huống và phương án trả lời. Vì mô hình EI97 có cấu trúc gồm 4 năng lực trí tuệ cảm xúc cơ bản với mức độ phức hợp tăng dần nên các phương án trả lời được đánh giá theo các mức độ thể hiện các năng lực trí tuệ cảm xúc cơ bản, cụ thể:

0 điểm: Hoàn toàn không thể hiện được cả 4 năng lực trí tuệ cảm xúc cơ bản, với biểu hiện là không nhận ra và xử lý được các thông tin cảm xúc.

5 điểm: Nhận ra thông tin cảm xúc, với biểu hiện có năng lực trí tuệ cảm xúc cơ bản đơn giản nhất.

20 điểm: Thể hiện được cả 4 năng lực trí tuệ cảm xúc cơ bản, với biểu hiện nhận ra và xử lý được các thông tin cảm xúc.

Điểm tổng là điểm của 28 câu cộng lại.

Đánh giá độ hiệu lực và độ tin cậy của hệ thống bài tập đo nghiệm

Để đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ trong nghiên cứu này, luận án sử dụng mô hình tương quan Alpha Cronbach (Cronbach’s Coeficient Alpha). Mô hình này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của


từng item trong từng thang đo, toàn bộ cho phép thang đo và tính tương quan điểm của từng item với điểm của các item còn lại trên từng thang đo và của cả phép đo. Độ tin cậy của từng tiểu thang đo được coi là thấp nếu hệ số α < 0.4. Độ tin cậy của cả thang đo được coi là thấp nếu hệ số α < 0.6.

Bảng 3.3: Độ tin cậy của hệ thống bài tập đo biểu hiện EI của điều tra viên trong các mối quan hệ nghiệp vụ điển hình

Các tiểu thang đo/ thang đo

Hệ số tin cậy Alpha

Mẫu điều tra viên (N=50)

Nhận biết cảm xúc

0.67

Thấu hiểu cảm xúc

0.73

Vận dụng cảm xúc

0.78

Điểu khiển cảm xúc

0.81

Toàn bộ thang đo

0.80

Với hệ số α của các tiểu thang đo và cả thang đo đều > 0.6 cho thấy từng item của phép đo có tính đồng nhất và đều đóng góp độ tin cậy của toàn bộ hệ thống bài tập đo nghiệm này.

Để đánh giá độ hiệu lực, luận án dùng phương pháp phân tích yếu tố (factor analysis). Kết quả phân tích yếu tố cho thấy hệ thống bài tập đo nghiệm này có độ hiệu lực khá tốt. Các item trong từng tiểu thang đo có tính đồng hướng (cùng thuộc về một factor) - tức là cùng đo một thành tố. Điểm số các tiểu thang đo có tương quan thuận khá chặt (xem bảng 3.4). Điều này phù hợp với thực tế và phản ánh đúng các quan hệ mong muốn, được giả thiết trong cấu trúc của phép đo.

Bảng 3.4: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo/ thang đo Biểu hiện EI của điều tra viên trong các quan hệ nghiệp vụ điển hình

Các tiểu thang đo/thang đo

1

2

3

4

Nhận biết cảm xúc (1)





Thấu hiểu cảm xúc(2)

0.51**




Vận dụng cảm xúc (3)

0.43**

0.60**



Điều khiển cảm xúc (4)

0.49**

0.55**

0.38**


Toàn bộ thang đo

0.67**

0.69**

0.72**

0.65**

**P<.0001


Kết quả phân tích trên đây cho thấy, các tiểu thang đo trong toàn bộ bài tập đo nghiệm mà luận án sử dụng để đo biểu hiện của EI ở điều tra viên trong các mối quan hệ nghiệp vụ điển hình về cơ bản đảm bảo các đặc tính thiết kế và các đặc tính đo lường. Hầu hết các item đều đảm bảo có đủ độ tin cậy và hiệu lực.

* Cách thức tiến hành: Vào tháng 6/2021, luận án sử dụng bộ Test đã được chuẩn hoá là MSCEIT (xem mô tả phụ lục 1) vừa để xác định thực trạng mức độ trí tuệ cảm xúc của 255 điều tra viên công tác ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an và xác định kết quả đo EI của điều tra viên.

3.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

* Mục đích của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cũng được sử dụng làm phương pháp nghiên cứu chính của luận án. Phương pháp này nhằm thu thập thông tin để xác định những biểu hiện EI của điều tra viên.

* Đối tượng: Khảo sát các biểu hiện của trí tuệ cảm xúc của điều tra viên: 55 cán bộ quản lý của Cục điều tra; 255 điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an.

* Nội dung nghiên cứu: Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để làm rõ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên trong hoạt động điều tra của chính bản thân; trong mối quan hệ nghề nghiệp điển hình với đồng nghiệp, đối tượng hay các lực lượng có liên quan trong hoạt động điều tra. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra - Bộ Công an; điều tra về một số yếu tố như tuổi đời, tuổi nghề, môi trường làm việc, đối tượng tiếp xúc, các thuộc tính tâm lý của nhân cách, thể chất, giáo dục nhằm xác định mối quan hệ giữa các yếu tố này và trí tuệ cảm xúc của điều tra viên, từ đó xác lập cơ sở thực tiễn của luận án để xây dựng biện pháp tác động nhằm nâng cao trí tuệ cảm xúc (xem phụ lục 2.1).

* Cách thức tiến hành: Luận án xây dựng 04 bảng hỏi cho 02 đối tượng khảo sát với hệ thống câu hỏi khác nhau dưới hình thức câu hỏi đóng và câu hỏi mở phù hợp với từng mục đích thu thập thông tin khác nhau của luận án.


* Quy ước thang điểm đánh giá các nội dung trong bảng hỏi:

Thang điểm đánh giá: Để đánh giá thực trạng biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an và các yếu tố ảnh hưởng luận án sử dụng thang đo likert 3 mức độ (Cao, Trung bình, Thấp) và gán điểm như sau:

3 điểm, với các câu trả lời: cần thiết/ cao/tốt/mạnh 2 điểm, với các câu trả lời: bình thường/trung bình

1 điểm, với các câu trả lời: không cần thiết, yếu


Sử dụng công thức tính khoảng điểm: L =


Trong đó: Max: giá trị gán điểm cao nhất Min: giá trị gán điểm thấp nhất

max min

n

n là số các khoảng điểm, ta có L = 0,66.

Thang đo 3 mức độ chuyển định lượng tương ứng từ 3 đến 1. Với cách tính điểm như trên, điểm tối đa của thang đo là 3 và điểm tối thiểu là 1. Do vậy, X của các mức sẽ nằm trong khoảng: 1 X 3. Do vậy, kết quả sẽ được tính như sau:

Mức 1 (Mức độ thấp): 1 ĐTB 1,66

Mức 2 (Mức độ trung bình): 1,66 ĐTB 2,33 Mức 3 (Mức độ cao): 2,33ĐTB 3

Căn cứ số điểm và số lượng người trả lời, sử dụng phần mềm SPSS tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn và các chỉ số khác phục vụ cho nghiên cứu, đánh giá thực trạng.

Phiếu này được sử dụng sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu để tìm hiểu biểu hiện và các mức độ biểu hiện năng lực trí tuệ cảm xúc của điều tra viên trong hoạt động điều tra hàng ngày của họ.

Đánh giá độ hiệu lực và độ tin cậy của hệ thống câu hỏi

Sử dụng mô hình tương quan Alpha của Cronbach (Cronbach’s Coefficient Alpha) để đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ này, với hệ số tương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/10/2022