Sản Lượng Và Thị Phần Trung Bình Của Các Nước Xuất Khẩu Dầu Mỏ Ngoài Opec

Chúng ta có thể thấy rõ vai trò của OPEC đối với nguồn cung dầu mỏ thế giới qua các biểu đồ sau:

Biểu đồ1.2: So sánh nguồn cung dầu mỏ thế giới và của OPEC


Nguồn Trang thông tin năng lượng thế giới 16 Qua biểu đồ trên ta thấy sản 1

Nguồn: Trang thông tin năng lượng thế giới16

Qua biểu đồ trên ta thấy sản lượng dầu mỏ OPEC cung cấp tăng đều trong giai đoạn 1960-1970, đạt hơn 10 triệu thùng/ngày vào năm 1960 và đến năm 1972 sản lượng đã đạt gần gấp 3 lần năm 1960 đạt gần 30 triệu thùng/ ngày. Sau đó trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần đầu tiên 1973-1975 nguồn cung dầu mỏ của thế giới cũng như của OPEC đều giảm nhẹ. Và cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ 2 vào những năm 1980 làm nguồn cung dầu mỏ trên toàn thế giới suy giảm nặng nề. Và nguồn cung dầu mỏ của OPEC cũng như trên toàn thế giới liên tục giảm trong những năm tiếp theo từ 1982-1986. 17Vào năm 1986, sản lượng dầu mỏ OPEC cung cấp chỉ đạt được 18,8 triệu thùng/ ngày và của thế giới đạt 56,2 triệu thùng/ngày. Qua giai đoạn khủng hoảng này nguồn cung dầu mỏ thế giới tương đối ổn định, có biến động tăng


16 Biểu đồ được trang thông tin năng lượng thế giới tổng hợp http://www.eia.doe.gov/aer/pdf/pages/sec11_10.pdf

17 Phân tích từ số liệu của EIA http://usasearch.gov/search?affiliate=eia.doe.gov&v%3Aproject=firstgov&query=world+oil+supply+1970-2007&search.x=28&search.y=15tra cứu ngày 06/02/2009

giảm như thể hiện trên biểu đồ nhưng mức độ giao động nhỏ. Năm 2007, OPEC cung cấp hơn 32 triệu thùng dầu/ngày chiếm gần 44% sản lượng dầu cung cấp của toàn thế giới.

Có thể thấy rõ hơn tỉ trọng nguồn cung dầu mỏ từ OPEC so với thế giới qua biểu đồ sau:

Biểu đồ1.3: Tỉ trọng nguồn cung dầu mỏ của OPEC


Nguồn Trang thông tin năng lượng thế giới EIA 18 Có thể nói nguồn dầu mỏ 2

Nguồn : Trang thông tin năng lượng thế giới EIA18

Có thể nói nguồn dầu mỏ được cung cấp từ OPEC luôn chiếm một tỉ trọng lớn đối với nguồn cung dầu mỏ thế giới. OPEC cung cấp gần 50% sản lượng dầu mỏ vào năm 1960 và con số này đạt kỉ lục vào năm 1973 chiếm 56% nguồn cung dầu mỏ toàn thế giới. Tỉ trọng dầu mỏ của OPEC giảm trong giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ lần thứ 2 vào những năm 1980 và sau đó duy trì ổn định. Năm 2007 sản lượng dầu mỏ OPEC cung cấp đạt 44% nguồn cung dầu của thế giới. Vì tầm quan trọng kinh tế dầu mỏ cũng là lí do cho những mâu thuẫn chính trị. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đã sử dụng dầu mỏ như vũ khí trong cuộc xung đột Trung Đông và tạo ra các cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973 và 1979.

18 Biểu đồ được EIA tổng hợp http://www.eia.doe.gov/aer/pdf/pages/sec11_10.pdftra cứu ngày 06/02/2009

Khủng hoảng dầu mỏ 1973 bắt đầu diễn ra từ ngày 17 tháng 10 năm 1973. Nguyên nhân do cuộc cấm vận dầu mỏ của các nước A-rập trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh A-rập và Israel đã làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu mỏ và làm rối loạn việc mua bán mặt hàng này trên thị trường dầu mỏ thế giới. Các nước trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) giành hoàn toàn quyền đặt giá dầu mỏ từ các công ty đa quốc gia phương Tây khi xảy ra khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên và giá dầu mỏ tăng gấp 4 lần khoảng từ 2,50 USD/thùng tháng 01-1973 lên 11,50 USD/thùng vào năm 1974. Trong giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất này OPEC khai thác 55% lượng dầu của thế giới và thu được khoản lợi nhuận khổng lồ. Trong khi đó các nền

kinh tế công nghiệp phát triển chủ yếu chịu ảnh hưởng xấu và các nước chậm phát triển bị ảnh hưởng nặng nề nhất.19

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ 2 diễn ra vào năm 1979. Nguyên nhân do cách mạng ở I-ran, nước lúc đó là thành viên OPEC xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai sau A-rập Xê-út, đã gây ra khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai. Năm 1980, bùng nổ cuộc chiến tranh giữa I-rắc và I-ran.20 Cuối năm đó, giá dầu thô Biển Bắc lên mức cao mới 40 USD/thùng, một mức cao chưa từng có trong mười năm. Trong những năm 1970 và 1980 của thế kỷ trước, giá dầu mỏ lên cao khiến các nước phương Tây tự khai thác nguồn dầu mỏ của mình từ các khu vực như Biển Bắc. Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần này, năm 1981 lượng tiêu thụ dầu giảm do cuộc suy thoái toàn cầu đặc biệt là ở các nước công nghiệp và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất do giá dầu cao, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu đầu tư vào các nguồn năng lượng khác. Lượng tiêu thụ dầu thế giới giảm 11% trong giai đoạn 1979-1983 và thị

phần dầu của OPEC trên thế giới giảm còn 40%. 21


19 Tạp chí cộng sản điện tử số 22 năm 2008

20 Báo nhân dân , tra cứu ngày 08/02/2009 http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=60&article=135694

21 Tổng hợp từ các website: http://vi.wikipedia.orgvà http://www.tapchicongsan.org.vn

Các biện pháp can thiệp vào thị trường của OPEC theo thứ tự thời gian22

• 14 tháng 09 năm 1960: Thành lập tổ chức theo đề xuất của Venezuela tại Baghdad.

• 1965: Dời trụ sở về Wien. Các thành viên thống nhất một chính sách khai thác chung để bảo vệ giá.

• 1970: Nâng giá dầu lên 30%, nâng thuế tối thiểu áp dụng cho các công ty khai thác dầu lên 55% của lợi nhuận.

• 1971: Nâng giá dầu sau khi thương lượng với các tập đoàn khai thác. Tiến tới đạt tỷ lệ quốc gia hóa 50% các tập đoàn.

• 1973: Tăng giá dầu tăng từ 2,89 USD một thùng lên 11,65 USD. Thời gian này được gọi là cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, OPEC khai thác 55% lượng dầu của thế giới.

• 1974 đến1978: Tăng giá dầu 5-10% hầu như mỗi nửa năm một lần để chống lại việc USD bị lạm phát.

• 1979: Khủng hoảng dầu lần thứ hai. Sau cuộc cách mạng hồi giáo giá dầu từ 15,5 USD một thùng được nâng lên 24 USD. Libya, Algérie và Iraq thậm chí đòi đến 30 USD cho một thùng.

• 1980 : Đỉnh điểm chính sách cao giá của OPEC. Lybia đòi 41 USD, Ả Rập Saudi 32 USD và các nước thành viên còn lại 36 USD cho một thùng dầu.

• 1981: Lượng tiêu thụ dầu giảm do các nước công nghiệp lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, do giá dầu cao, nhiều nước trên thế giới đầu tư vào các nguồn năng lượng khác. Lượng tiêu thụ dầu thế giới giảm 11% trong thời gian từ 1979 đến 1983, thị phần dầu của OPEC trên thị trường thế giới giảm xuống còn 40%.

• 1982: Quyết định giảm lượng sản xuất tuy được thông qua nhưng lại không được các thành viên giữ đúng. Thị phần của OPEC giảm xuống còn 33% và

22http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_c%C3%A1c_n%C6%B0%E1%BB%9Bc

_xu%E1%BA%A5t_kh%E1%BA%A9u_d%E1%BA%A7u_l%E1%BB%ADa

vào năm 1985 còn 30% trên tổng số lượng khai thác dầu trên thế giới. Lượng khai thác dầu giảm xuống đến mức thấp kỷ lục là 17,34 triệu thùng một ngày.

• 1983: Giảm giá dầu từ 34 USD xuống 29 USD một thùng. Giảm hạn ngạch khai thác từ 18,5 triệu xuống 16 triệu thùng một ngày.

• 1986: Giá dầu rơi xuống đến dưới 10 USD một thùng do sản xuất thừa và do một số nước trong OPEC giảm giá dầu.

• 1990: Giá dầu được nâng lên trong tầm từ 18 đến 21USD một thùng. Nhờ vào chiến tranh vùng Vịnh giá dầu đạt đến mức đề ra.

• 2000: Giá dầu đã dao động mạnh, vượt qua cả hai mức thấp và cao nhất trong lịch sử. Nếu trong quý I, chỉ với 9 USD người ta cũng có thể mua được một thùng dầu thì trong quý IV giá đã vượt trên 37 USD một thùng. Các thành viên của OPEC đồng ý giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng.

• 2005: OPEC quyết định giữ nguyên lượng khai thác 27 triệu thùng. Các thành viên đã nhất trí "tạm ngưng" không giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng.

Sau một thời gian dài từ năm 2007, giá dầu mỏ liên tục tăng, có thời điểm đạt mức xấp xỉ 150 USD/thùng, tháng 08/2008 giá dầu đang đứng ở mức trên dưới 110 USD/thùng và hiện nay tháng 02/2009 giá dầu lại rớt xuống mức 42,36 USD/thùng. Tuy nhiên, giới quan sát thị trường cho rằng, quyết định cắt giảm của OPEC sẽ có tác động trong vài tháng tới và nếu kinh tế thế giới được cải thiện thì giá dầu sẽ phục hồi nhanh chóng.

2.2. Các nước xuất khẩu dầu mỏ không thuộc OPEC

Với khả năng cung cấp khoảng 60% lượng dầu mỏ cho toàn thế giới, vai trò của các nước xuất khẩu dầu mỏ ngoài OPEC cũng không nhỏ trong việc đảm bảo ổn định nguồn cung dầu mỏ. Lượng dầu mỏ các nước này cung cấp đạt 25,2 triệu thùng/ngày vào năm 1970 chiếm 51% của thế giới. Và con số này tăng gấp đôi sau hơn 30 năm, vào năm 2007 các quốc gia này cung cấp

hơn 49 triệu thùng dầu/ ngày chiếm 56% của toàn thế giới. Sản lượng khai thác

dầu mỏ của các quốc gia này liên tục gia tăng thể hiện khả năng cung cấp dầu mỏ tương đối ổn định. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 1.3 : Sản lượng và thị phần trung bình của các nước xuất khẩu dầu mỏ ngoài OPEC

Giai đoạn

Sản lượng trung bình

( triệu thùng/ ngày)

Thị phần (%)

Từ 1970 - 1974

26,94

49,3

Từ 1975 - 1979

31,98

51,15

Từ 1980 - 1984

38,21

63,75

Từ 1985 -1989

41,79

66,9

Từ 1990 -1994

40,44

60,34

Từ 1995 -1999

42,94

58,38

Từ 2000 - 2004

46,76

59,17

Từ 2005 - 2007

48,7

57,64

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của cơ quan thông tin năng lượng thế giới EIA23

Thông qua số liệu ở bảng trên ta thấy sản lượng dầu do các nước xuất khẩu dầu mỏ ngoài OPEC cung cấp tăng dần qua từng giai đoạn trong đó tăng mạnh nhất vào khoảng những năm 80. Đặc biệt vào năm 1981-1982, do OPEC cắt giảm sản lượng nhưng không được các nước thành viên giữ đúng, thị phần của OPEC giảm xuống chỉ còn hơn 30% năm 1985 thị phần của OPEC chỉ chiếm còn 30%, các nước ngoài OPEC khai thác đến gần 70% sản lượng dầu của thế giới. Trong số các nước xuất khẩu dầu mỏ ngoài OPEC phải kể đến những nhà cung cấp hàng đầu trong số các nước này gồm có: Nga, Mỹ, Trung Quốc, Canada, Mexico...


23 Tổng hợp từ số liệu cuả EIA http://usasearch.gov/search?affiliate=eia.doe.gov&v%3Aproject=firstgov&query=world+oil+supply+1970-2007&search.x=28&search.y=15tra cứu ngày 10/02/2009

Theo số liệu tổng hợp của EIA, những nước cung cấp dầu mỏ hàng đầu thế giới năm 2007 được thể hiện trong biểu đồ dưới đây: (đơn vị: nghìn thùng/ngày).

Biểu đồ1.4: Các nước có tổng sản lượng dầu lớn nhất thế giới 2007


Nguồn Biểu đồ được người viết xây dựng dựa vào số liệu tổng hợp từ 3

Nguồn: Biểu đồ được người viết xây dựng dựa vào số liệu tổng hợp từ Trang thông tin năng lượng EIA24

Trong số 14 nước có sản lượng dầu mỏ khai thác nhiều nhất năm 2007 có 7 nước không thuộc OPEC gồm: Nga, Mỹ, Trung Quốc, Mexico, Canada, Norway và Brazil. Trong khi mục đích rõ ràng của OPEC là điều chỉnh nguồn cung để giữ giá tăng cao, thì các quốc gia không thuộc khối này lại là những thương nhân tự do trên thị trường thế giới, với mục đích sản xuất càng nhiều dầu vào thời điểm giá tăng cao. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như chi phí khoan tăng mạnh và chính sách quốc gia hạn chế đầu tư nước ngoài, nên những quốc gia này cảm thấy khó khăn hơn, nếu không muốn nói là không thể tăng sản lượng đầu ra. Sản xuất dầu mỏ của các nước này dường như bị giới hạn ở mức khoảng 50 triệu thùng dầu/ngày, tức chiếm 60% sản lượng dầu cung cấp trên thế giới, và không có mấy hy vọng tăng trưởng. Khi các mỏ dầu mới được phát hiện ở Alaska, biển Bắc hoặc Tây Phi, các quốc gia không là thành viên của OPEC trở thành động lực chính cho sự tăng

24 Website Trang Thông tin Năng lượng : http://tonto.eia.doe.gov/country/index.cfmtra cứu ngày 12/02/2009

trưởng sản xuất dầu mỏ trong vòng 30 năm trở lại đây. Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, nhiều cơ hội mới mở ra ở Nga và vùng biển Caspi.

Nhận thấy tầm quan trọng của dầu mỏ và lợi nhuận khổng lồ do dầu mỏ mang lại rất nhiều các quốc gia trên thế giới đã nỗ lực khai thác và Việt Nam cũng vậy. Việt Nam bắt đầu khai thác dầu vào năm 1986 với sản lượng cả năm chỉ đạt gần 41,8 nghìn tấn (trung bình 0,8 nghìn thùng/ngày) và ngay sau đó năm 1987 sản lượng của nước ta đã tăng gần 7 lần đạt 5 nghìn thùng/ngày, đạt gần 230 nghìn tấn. Sản lượng dầu khai thác của nước ta liên tục gia tăng mạnh những năm sau đó và năm 2007 chúng ta đã sản xuất được gần 351 nghìn thùng/ngày đạt gần 18,4 triệu tấn/năm. Trong những năm gần đây lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam luôn đạt những kết quả khả quan, sản lượng khai thác liên tục gia tăng, kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao, tổng lượng dầu thô xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 đạt 90 triệu tấn, trị giá đạt 23,2 tỷ USD và năm 2008 nước ta đã xuất khẩu được 14,66 triệu tấn dầu thô đem lại doanh thu gần 280 nghìn tỷ đồng25. Kim ngạch xuất khẩu dầu đã đóng góp phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu hàng hoá nói chung. Trong khoảng chục năm, dầu thô nhanh chóng trở thành một trong những mặt

hàng xuất khẩu lớn và giữ vị trí chiến lược trên thị trường xuất khẩu của Việt Nam.26 Bước sang năm 2008, nhiều biến động của nền kinh tế toàn cầu cũng khiến cho thị trường dầu mỏ thế giới gặp nhiều sóng gió. Nhìn lại giá dầu của thế giới cuối năm 2007 và gần cả năm 2008 chúng ta mới thấy những dao động khủng khiếp của nó. Từ chỗ giá dầu chỉ hơn 40 USD/thùng, sau đó tăng

dần lên 60, 80 rồi 90 và bất ngờ vượt qua ngưỡng 100 USD/thùng. Nhiều nhà kinh doanh, chính phủ các nước và người tiêu dùng cứ nghĩ là giá dầu không thể tăng cao lên nữa vì nó làm cho nhiều nền kinh tế quá sức chịu đựng, đời sống của người dân gặp không ít khó khăn. Nhưng rồi không như dự đoán,

25 Đông Hiếu, “Xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm tỉ trọng lớn” http://vietnamnet.vn/kinhte/kinhdoanh/2005/12/526024 , tra cứu ngày 14/02/2009 26 http://vietnamnet.vn/tet/baoxuan/2006/01/536431, tra cứu ngày 14/02/2009

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022