Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 - 2

mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đọan 2004-2008” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát chung về thị trường dầu mỏ thế giới.

- Tìm hiểu những nét khái quát chung về mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng dầu Việt nam để có cái nhìn tổng quan nhất.

- Phân tích nghiên cứu biến động của giá cả mặt hàng xăng dầu trên thị trường Việt Nam và đặc biệt đi sâu tìm hiểu những tác động của nó tới nền kinh tế nói riêng và toàn bộ đời sống xã hội nói chung trong giai đoạn 2004- 2008. Từ đó chúng ta có cái nhìn tổng quát nhất nhằm đưa ra được những nguyên nhân chính gây nên tình trạng giá cả tăng giảm thất thường nêu trên.

- Tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của biến động giá xăng dầu đối với nền kinh tế, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm điều tiết giá cả trong thời gian tới.

3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của khoá luận chủ yếu là phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hoá tài liệu, phương pháp so sánh… Các số liệu được sử dụng trong khoá luận được thống kê từ nhiều nguồn tài liệu: các loại văn bản của Bộ Tài Chính, trang web, các phương tiện thông tin đại chúng … Ngoài ra những số liệu còn có sẵn tác giả tự tổng hợp thành các bản thống kê, biểu đồ so sánh, hệ thống nhằm cụ thể hóa nội dung cần phân tích.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng dầu nội địa; diễn biến giá cả xăng dầu trên thị trường; các chính sách của nhà nước có liên quan tới quản lý giá cả xăng dầu. Ngoài ra đề tài cũng đi vào phân tích khái quát diễn biến giá cả dầu thô thế giới, tình hình giá cả các loại hàng hoá nói

chung nhằm làm nổi bật nội dung vấn đề nghiên cứu.

- Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận đi sâu nghiên cứu diễn biến giá cả của mặt hàng xăng dầu và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2004-2008.

5. Kết cấu khoá luận

Ngoài lời mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo… khóa luận gồm có 3 chương:

Chương I: Một số vấn đề cơ bản về mặt hàng xăng dầu và thị trường dầu mỏ thế giới.

Chương II: Tình hình biến động giá cả trên thị trường xăng dầu Việt Nam trong những năm gần đây và tác động của nó đối với nền kinh tế trong nước giai đoạn 2004-2008.

Chương III: Một số giải pháp nhằm điều tiết giá xăng dầu trong nước trong thời gian tới.

Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên khoá luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy cô chỉ bảo để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.

Qua đây, em xin chân thành cảm ơn ThS.Lý Hoàng Phú đã hướng dẫn trong quá trình hoàn thiện khoá luận này. Em cũng xin cảm ơn thư viện Quốc gia-Hà Nội, thư viện trường đại học Ngoại thương cùng một số người thân làm ở Cục quản lí giá-Bộ tài chính đã cung cấp nhiều số liệu và tài liệu quan trọng được sử dụng trong đề tài.

CHƯƠNG I‌‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẶT HÀNG XĂNG DẦU VÀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI


I. VAI TRÒ CỦA XĂNG DẦU TRONG NỀN KINH TẾ.

1. Nguồn gốc và các đặc tính cơ bản của mặt hàng xăng dầu

1.1. Nguồn gốc và phân loại xăng dầu

Do nhẹ hơn nước nên dầu xuất hiện lộ thiên ở nhiều nơi và vì thế loài người đã tìm thấy dầu mỏ hàng ngàn năm trước Công nguyên.Tuy nhiên ở thời kỳ này dầu mỏ mới chỉ được khai thác bằng phương pháp sơ khai và thường được sử dụng trong chiến tranh. Còn rất nhiều dấu tích của việc khai thác dầu mỏ được tìm thấy ở Trung Quốc khi cư dân bản địa khai thác dầu mỏ để sử dụng trong việc sản xuất muối ăn như các ống dẫn dầu bằng tre được tìm thấy có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 4. Khi đó người ta sử dụng dầu mỏ để đốt làm bay hơi nước biển trong các ruộng muối.

Mãi đến thế kỷ 19 người ta mới bắt đầu khai thác dầu theo mô hình công nghiệp, xuất phát từ việc tìm kiếm một chất đốt cho đèn vì dầu cá voi quá đắt tiền chỉ những người giàu mới có khả năng dùng trong khi nến làm bằng mỡ thì lại có mùi khó ngửi. Vì thế giữa thế kỷ 19 một số nhà khoa học đã phát triển nhiều phương pháp để khai thác dầu một cách thương mại. Năm 1852 một nhà bác sĩ và điạ chất người Canada tên là Abraham Gessner đã đăng kí một bằng sáng chế sản xuất một chất đốt rẻ tiền và đốt tương đối sạch. Năm 1855 nhà hoá học người Mỹ Beijamin Siliman đề nghị dùng axit sunfuric làm sạch dầu mỏ dùng để làm chất đốt. Người ta cũng bắt đầu đi tìm những mỏ dầu lớn. Những cuộc khoan dầu đầu tiên được tiến hành trong thời gian từ 1857 đến 1859. Nhà địa chất Hoa Kì Edwin L.Drake phát hiện ra mỏ dầu lớn đầu tiên tại Pennylvania vào ngày 27 tháng 8 năm 1859. Drake khoan

dầu theo lời yêu cầu của nhà công nghiệp người Mỹ Geogre H.Bissel và đã tìm thấy mỏ dầu lớn đầu tiên chỉ ở độ sâu 21,2m. Phát hiện của Edwin.L Drake đã đánh dấu một bước ngoặt cho nghành năng lượng toàn cầu và kể từ đó dầu mỏ trở thành nguồn năng lượng không thể thiếu đối với con người.

Các thành phần hoá học của dầu thô được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân đoạn. Khi chưng cất dầu thô các sản phẩm thu được từ việc lọc dầu có thể kể đến là dầu hoả, benzen, xăng, parafin, nhựa đường.... Xăng dầu là chỉ các sản của quá trình lọc dầu mỏ, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: xăng động cơ, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, nhiên liệu máy bay; các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hóa lỏng.1 Các sản phẩm lọc dầu thô dưới các điều kiện nhiệt độ khác nhau sẽ tạo ra các sản phẩm xăng dầu khác nhau. Mỗi loại sản phẩm đó lại có các chức năng khác nhau và được dùng trong rất nhiều các lĩnh vực của đời sống sinh hoạt và sản xuất. Việc định giá loại xăng dầu nào sẽ phụ thuộc vào sự thiết yếu của sản phẩm, tính phức tạp trong quy trình lọc hóa dầu để tạo ra được sản phẩm đó. Do đó, để hiểu rõ tầm quan trọng của các sản phẩm xăng dầu trước hết cần tìm hiểu các chủng loại, đặc tính từng loại và ứng dụng thực tiễn của chúng.

Sản phẩm xăng dầu bắt nguồn từ dầu mỏ hay còn gọi là dầu thô, còn được ví như “vàng đen”, là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu thô tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái đất. Hiện nay, dầu thô chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen, và xăng nhiên liệu. Ngoài ra dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường… Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất năng lượng, 12% còn lại


1 Nghị định 55/ NĐ- CP ban hành 06/04/2007 , chương 1, điều 3, mục 1.

dùng cho hóa dầu2. Do dầu thô là nguồn năng lượng không thể tái tạo nên nhiều người lo ngại về khả năng cạn kiệt của dầu mỏ trong tương lai không xa. Các thành phần hóa học của dầu thô được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân đoạn sẽ tạo ra các sản phẩm dầu mỏ. Khi chưng cất dầu thô ở các nhiệt độ khác nhau sẽ thu được các sản phẩm khác nhau như sau:

- Xăng ête: (40-70°C) là một nhóm hiđrôcacbon lỏng dễ cháy và dễ bay hơi, được sử dụng chủ yếu để làm dung môi. Xăng ête thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ như là sản phẩm trung gian giữa xăng naphta nhẹ hơn và dầu hoả nặng hơn. Nó có khối lượng riêng khoảng 0,7 đến 0,8 khối lượng riêng của nước tuỳ thuộc vào thành phần cụ thể của nó.

- Xăng nhẹ: (60-100°C) hay còn gọi là et-xăng, là một loại dung dịch nhẹ chứa hiđrôcacbon, dễ bay hơi, dễ bốc cháy, cất từ dầu mỏ. Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ xăng. Xăng được dùng trong các loại máy móc chạy bằng xăng như: xe máy, ô tô, máy bay, máy phát điện. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản là các quốc gia tiêu thụ xăng lớn nhất trên thế giới.

- Xăng nặng: (100-150°C) dùng làm nhiên liệu cho máy bay, ô tô, xe

máy.

Ngoài các loại xăng, dầu thô còn được thành sản phẩm dầu các loại, cụ thể:

- Dầu hoả nhẹ: (120-150°C) dùng làm dung môi, chất làm sạch bề mặt và các sản phẩm làm khô nhanh khác.

- Dầu hoả: (150-300°C) thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ ở nhiệt độ 150°C đến 275°C. Dầu hoả được sử dụng như là nhiên liệu cho các bếp ăn ở các nước chậm phát triển, thông thường ở đó dầu hoả không đựơc làm tinh khiết và còn nhiều tạp chất. Nhiên liệu máy bay phản lực là dầu hoả nặng với các thông số nghiêm ngặt hơn.


2 Bách khoa toàn thư mở: http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A7u_th%C3%B4, tra cứu ngày 02/02/2009

- Dầu diesel: (250-350°C) là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất nằm giữa dầu hoả và dầu bôi trơn. Chúng thường có nhiệt độ bốc hơi từ 175 đến 370°C. Các nhiên liệu diesel nặng hơn, với nhiệt độ bốc hơi từ 315 đến 425°C còn gọi là dầu Mazut. Dầu diesel có thể được dùng trong loại động cơ diesel.

- Dầu bôi trơn: (>300°C) được chia thành nhiều loại, mỗi loại được chia thành nhiều nhóm thường là dựa trên độ nhớt trong đó dầu bôi trơn động cơ (còn gọi là dầu nhờn, dầu nhớt) chiếm khoảng 40% dầu bôi trơn ở các nước công nghiệp.3

Ngoài các sản phẩm chính là xăng, dầu như trên còn có một số sản phẩm khác có thể thu được từ quá trình chưng cất dầu mỏ như: hắc ín, nhựa đường và các nhiên liệu khác.4

Qua đó, có thể thấy dầu mỏ là một loại hàng hóa đa tính năng. Các sản phẩm thu được từ dầu mỏ rất phong phú về chủng loại và đa dạng về công dụng, mỗi loại chuyên dùng cho một loại máy móc khác nhau. Thông qua chức năng và phạm vi sử dụng của các sản phẩm này, chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết của chúng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.

1.2. Các đặc tính cơ bản của mặt hàng xăng dầu

- Đặc tính lý hoá: Xăng dầu là dạng hóa chất ở thể lỏng, dễ bốc hơi, nhạy cảm với nhiệt độ môi trường. Do đó, việc bảo quản, chuyên chở, và sử dụng xăng dầu cũng cần có những yêu cầu khác hẳn với các mặt hàng khác như: phương tiện, thiết bị chuyên dùng, công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy. Hơn nữa, xăng dầu là sản phẩm dễ bị hao mòn hữu hình thông qua quá trình vận chuyển như: bay hơi, dễ làm giảm hoặc mất phẩm chất. Vì vậy, yêu cầu về bảo quản để bảo đảm chất lượng xăng dầu là tương đối cao và phải được chú trọng, nếu không giá trị của xăng dầu sẽ giảm.

3 Bách khoa toàn thư mở: http://vi.wikipedia.org/wiki/X%C4%83ng_%C3%AAte, tra cứu ngày 02/02/2009 4 Tổng hợ từ các website: http://en.wikipedia.orgvà http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A7u_th%C3%B4

Bảng 1.1: Mức độ hao hụt xăng dầu trong quá trình vận chuyển


Hình thức vận chuyển

Mức hao hụt của xăng(%)

Mức hao hụt của dầu(%)

Đường thủy

0,025

0,015

Đường sắt

0,06

0,022

Đường ống

0,5

0,25

Đường ô tô

0,08

0,004

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 - 2

Nguồn: Nguyễn Cao Vãng, Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, NXB Chính trị Quốc gia năm 1995

- Đặc tính “chuyển hoá hoàn toàn”: nghĩa là thông qua quá trình chuyển hoá về lượng và chất tạo ra công năng mới. Nói cách khác, quá trình tiêu dùng xăng dầu là quá trình gián tiếp tham gia vào giá trị của các sản phẩm, hàng hóa khác. Đặc tính của xăng dầu có tính đặc biệt như trên nên việc sử dụng xăng dầu trong đời sống và sản xuất không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Việc tiết kiệm xăng dầu trong quá trình sử dụng còn phải xem xét dựa trên nhiều yếu tố, xét trên toàn bộ quá trình hoạt động, sản xuất xem có phù hợp hay không, để không ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của xã hội. Với những đặc tính như trên, có thể thấy những yếu tố khách quan như điều kiện môi trường, khí hậu, quá trình vận chuyển và bảo quản… cũng là các nhân tố có ảnh hưởng tới việc sử dụng hiệu quả mặt hàng này.

2. Vai trò của xăng dầu trong phát triển kinh tế tại các quốc gia trên thế giới

2.1. Vị trí của xăng dầu trong nền kinh tế hiện đại

Trước đây, các sản phẩm của xăng dầu chủ yếu để làm chất đốt, chất tẩy các vết bẩn trên quần áo… Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế-xã hội và khoa học kĩ thuật, xăng dầu đã xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như vận tải, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp v.v… Ngày nay, trong bất kì một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào cũng chứa một

lượng chi phí xăng dầu nhất định. Một trong những ngành tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất là ngành giao thông vận tải. Tất cả các phương tiện giao thông hiện đại như xe máy, ô tô, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ… hiện nay đều phải sử dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu để vận hành, các loại dầu bôi trơn để bảo dưỡng máy móc. Trên thực tế, cho tới nay vẫn chưa có một loại nhiên liệu nào dùng cho động cơ có thể thay thế tốt hơn và hiệu quả hơn nhiên liệu xăng dầu. Do đó, trong giá thành sản phẩm ngành vận tải, chi phí xăng dầu chiếm xấp xỉ 40% tổng giá thành, trong ngành sản xuất nhiệt điện, chi phí xăng dầu chiếm 22-25% tổng giá thành, đối với các ngành sản xuất công nghiệp, chi phí xăng dầu khoảng 5-17%, ngành nông nghiệp chi phí xăng dầu chiếm ít

hơn, khoảng 3-15%. Riêng đối với ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, chi phí cho ngành này chiếm từ 70-80% tổng phí của một chuyến đi biển5. Có thể thấy chi phí xăng dầu là một bộ phận chi phí quan trọng trong giá thành sản phẩm. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng giá thành, đồng thời chính là một bộ phận trong cấu thành giá trị sản phẩm.

Để đánh giá tầm quan trọng của dầu mỏ đối với các quốc gia người ta có thể căn cứ vào lượng dầu tiêu thụ của các quốc gia đó. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở các nền kinh tế phát triển liên tục gia tăng trong những năm gần đây. Theo tổng hợp số liệu từ EIA, lượng tiêu thụ xăng dầu của thế giới trong năm 2006 đạt gần 85 triệu thùng dầu mỗi ngày trong đó thị trường Bắc Mỹ tiêu thụ nhiều nhất với hơn 25 triệu thùng mỗi ngày. Riêng Mỹ là nước tiêu thụ xăng dầu hàng đầu thế giới với gần 21 triệu thùng mỗi ngày năm 2006 và cũng trong năm này tổng lượng dầu tiêu thụ của các nước thuộc OECD đạt gần 50 triệu thùng mỗi ngày chiếm hơn 50% tổng lượng dầu tiêu thụ toàn thế

giới6. Trong giai đoạn 2002-2007 tổng lượng dầu tiêu thụ tại các nước thuộc


5 Nguyễn Đình Cát, Bí mật thế giới dầu mỏ, báo Nhân dân (2006)

6 Energy Information Administration( EIA), Office of Energy markets and End Use, International Energy Statistics team.

http://www.eia.doe.gov/emeu/international/oilconsumption.htmtra cứu ngày 03/02/2009

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí