Tác Động Của Eu Mở Rộng Đối Với Hoạt Động Xuất Khẩu Một Số Mặt Hàng Chính Của Việt Nam Sang Thị Trường Này

đồng Tương trợ kinh tế trước đây. Sau khi EU mở rộng lần thứ năm, các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam tiếp tục được hưởng thuế ưu đãi GSP không phải ở 15 nước mà ở 25 nước.

Những thành viên mới thực hiện biểu thuế nhập khẩu chung của EU, nhìn chung thấp hơn mức thuế cũ. Trước đây, thuế nhập khẩu hàng công nghiệp vào các nước Trung và Đông Âu (CEEC) là từ 0 đến 42%, mức trung bình là khoảng 10 - 12% trong khi thuế nhập khẩu của EU15 là từ 0 đến 36,6%, với mức trung bình đối với hàng công nghiệp là 4,1%. Tuy nhiên, một số sản phẩm nông nghiệp vào EU lại có mức thuế quan cao hơn vào CEEC. Song, những mặt hàng có mức thuế vào EU cao hơn vào CEEC thì Việt Nam lại chưa có điều kiện xuất khẩu như sữa và sản phẩm sữa, trứng và thịt gia cầm. Hoặc một số sản phẩm EU áp dụng hạn ngạch như đường, chuối,... thì những mặt hàng này Việt Nam chưa có đủ khả năng xuất khẩu.

Ngoài ra, khi luật lệ EU mở rộng ổn định hơn, thống nhất hơn, các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch kinh doanh, đầu tư, hợp tác kinh tế thuận lợi hơn, nhất là việc thanh toán các hợp đồng ngoại thương với khu vực Đông Âu sẽ bảo đảm hơn theo thông lệ quốc tế. Đồng thời, sẽ có thể dùng một đồng tiền được tính toán và thanh toán trong toàn khu vực là đồng EURO. Điều này tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng, giảm chi phí, giấy tờ hải quan do khi hàng hóa đã thông quan ở bất kỳ cảng nào thuộc khu vực sẽ được di chuyển khắp lãnh thổ cộng đồng theo hình thức vận tải nội địa.

Một EU mở rộng có tầng lớp giàu nghèo đa dạng hơn nên nhu cầu tiêu dùng phong phú hơn. Khi gia nhập EU, 10 nước thành viên mới sẽ được các nước thành viên cũ hỗ trợ nhiều hơn. Giai đoạn từ 2002 đến 2006, EU chi khoảng 70 tỷ EURO, trong đó 29 tỷ hỗ trợ cho những chương trình trước khi hội nhập và 41 tỷ cho những chương trình sau khi

56

hội nhập. Việc đổi mới cơ cấu kinh tế sẽ giúp họ phát triển nhanh hơn, đa dạng hơn sẽ tạo ra nhu cầu mới lớn hơn, phong phú hơn không những về vốn, công nghệ và các nhu cầu phát triển kinh tế.

Quan hệ bạn hàng trước đây của Việt Nam với các nước thành viên EU mới sẽ có điều kiện được khôi phục và phát triển trở lại khi tình hình kinh tế của các nước này được cải thiện.

Việt Nam có thể sử dụng những thị trường của các thành viên mới như là thị trường kết nối để tiếp cận và mở rộng sang thị trường EU15, nhất là vào các kênh phân phối và hệ thống bán lẻ trong cộng đồng. Ngoài ra, EU mở rộng cũng tạo ra tiềm năng phát triển đầu tư, thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ như du lịch, lao động của các doanh nghiệp Việt Nam sang EU, trước mắt là sang các nước Trung và Đông Âu, tạo thành thị trường trung chuyển và là bàn đạp để kết nối với thị trường nội địa rộng lớn của EU nhờ quan hệ bạn hàng khá tốt của nhiều doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác ở khu vực này. Hơn nữa, các doanh nghiệp người Việt Nam tại Đông Âu cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc tăng cường hợp tác, quảng bá và tiếp thị những hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trên lãnh thổ cộng đồng.

Với cơ cấu kinh tế có khả năng bổ sung cho nhau, môi trường quốc tế thuận lợi, xu hướng tự do hóa thương mại, khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế và những nỗ lực của cả hai phía, hoạt động thương mại của Việt Nam với khu vực thị trường EU mở rộng này sẽ nhộn nhịp hơn, sẽ có bước chuyển biến và phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Tuy nhiên, song song với những ảnh hưởng thuận lợi nêu trên, việc mở rộng EU sang phía Trung và Đông Âu có thể sẽ đặt ra nhiều thách thức cho quá trình phát triển và mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với khu vực thị trường rộng lớn này. Bởi lẽ, chương trình mở rộng giao lưu hàng hóa của EU, với nội dung là đẩy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

57

mạnh tự do hóa thương mại thông qua việc giảm dần thuế quan, tăng cường sử dụng các công cụ phi thuế hợp lệ như rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh, bảo vệ môi trường,... trong quản lý nhập khẩu, tăng dần các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), tiến dần tới việc bãi bỏ ưu đãi GSP để các sản phẩm từ mọi xuất xứ được cạnh tranh bình đẳng trong cùng điều kiện của thương mại quốc tế có thể sẽ gây khó khăn cho hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU - được xem là một chiến trường cạnh tranh cao về hàng hóa cũng như dịch vụ. Nhiều mặt hàng, nhất là hàng dệt may của các nước thành viên WTO, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn hàng hóa Việt Nam. Hiệp định ATC kết thúc vào 31-12-2004 dỡ bỏ hạn ngạch dệt may giữa các nước thành viên WTO trong khi Việt Nam vẫn có thể còn bị áp dụng hạn ngạch do chưa là thành viên của tổ chức này.

EU mở rộng – tác động và các giải pháp đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 8

Hàng hóa và dịch vụ từ Việt Nam vào Đông Âu trước đây không bị đòi hỏi quá cao về chất lượng, không bị những loại hàng rào phi thuế nghiêm ngặt, như tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn đối với người sử dụng, hoặc phải bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn lao động,... Nhưng, sau ngày 1-5-2004, những loại rào cản như vậy được thống nhất áp dụng trong toàn khối EU mở rộng. Hơn nữa, một số loại nông sản, nhất là nông sản chế biến, sẽ vấp phải hàng rào bảo hộ của EU cao hơn vào các nước CEEC, tức là mức thuế quan không giảm như đối với hàng công nghiệp, có loại còn cao hơn như đối với sản phẩm sữa, thịt gia súc, gia cầm,... Một số loại hàng hóa của Việt Nam vào Đông Âu trước đây không bị hạn ngạch thì nay bị áp dụng hạn ngạch như hàng dệt may, hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan cao như gạo, đường... Trong một cơ chế thị trường mở, áp lực cạnh tranh khốc liệt hơn, đòi hỏi chất lượng hàng hóa và giá cả phải có tính cạnh tranh cao hơn.

58

Việt Nam sẽ kém lợi thế hơn trong việc thu hút vốn ODA và vốn FDI từ EU do các nhà đầu tư EU sẽ tập trung đầu tư hơn vào các nước Thành viên EU mới, vừa gần về khoảng cách địa lý vừa có hệ thống luật lệ và cơ chế kinh tế ổn định thống nhất. Trong những năm 1995 - 1999 và nhất là sau năm 2000, các nước Trung và Đông Âu đã trở thành những nước có tỷ lệ FDI trên GDP là cao nhất trong số các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi (bằng khoảng 4 - 6% GDP, trung bình là 5,5% GDP).

Sức ép đàm phán và sức ép cạnh tranh của EU25 về lĩnh vực dịch vụ trong khuôn khổ WTO có thể sẽ lớn hơn EU15, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này còn non yếu. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì EU là một trong hai thực thể lớn nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất trong WTO. Hiện ủy ban châu Âu rất quan tâm và yêu cầu Việt Nam mở rộng cửa thị trường các dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, hàng không, vận tải biển cho các doanh nghiệp EU tiếp cận, kinh doanh bình đẳng.

2.Tác động của EU mở rộng đối với hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam sang thị trường này

2.1. Hàng giày dép

Đây là mặt hàng hiện có kim ngạch lớn nhất và liên minh Châu âu hiện chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Trước đây khi xuất mặt hàng này sang EU các nhà xuất khẩu Việt Nam phải xin phép những giấy tờ sau khi ký hiệp định hợp tác(17-7-1995) thì nhóm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU. Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh từ mức 481,3triệu USD năm 1995 rồi năm 1996 đã tăng vọt 1,03t ỷ USD năm 2000, 1,6 tỷ USD vào năm 2001, 1,9 tỷ USD vào năm 2002 và 2,3 tỷ vào năm 2003( theo thống kê của bộ công nghiệp). Để có thể theo dõi chính xác tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào EU,

59

tháng 8-1999 hai bên đã ký tắt biên bản ghi nhớ về chống gian lận trong buôn bán các sản phẩm giày dép áp dụng từ ngày1-1-2000. Việc ký biên bản này tránh được khả năng EU áp đặt hạn ngạch đối với mặt hàng giày dép của Việt Nam. Biện pháp áp dụng đã không gây ảnh hưởng xấu đối với hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU. Kể từ ngày 1- 1-2000 hàng giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này phải có giấy chứng nhận xuất khẩu(E/C) và giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A do bộ thương mại Việt Nam cấp (C/O formA).

Mặc dù số liệu có thể khác nhau giữa thống kê của Việt Nam và của EU nhưng nói chung Việt Nam được ghi nhận là một trong 5 nước có số lượng giày dép (chủ yếu là giày thể thao) được tiêu thu nhiều nhất ở EU do giá rẻ, chất lượng và mẫu mã chấp nhận được. Năm 1996, EU đã chính thức thông báo Việt Nam đứng thứ 3( sau Trung Quốc và Indonexia) trong số các nước xuất khẩu nhiều nhất vào EU, với số lượng 92 triệu đôi. Năm 1997 Việt Nam xuất sang EU 120 triệu đôi, năm 1998 lên tới 156 triệu đôi hiện nay Việt Nam đang đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu giầy dép vào EU, chỉ đứng sau Trung Quốc số liệu thống kê mới nhất của hiệp hội da giày Việt Nam cho thấy Trung Quốc hiện chiếm 7,8% và Việt Nam chiếm 7,2% thị phần tại thị trường này. Đây là sự chênh lệch không lớn và Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng để cạnh tranh với mặt hàng Trung Quốc tại thị trường này với điều kiện là doanh nghiệp biết tìm hiểu lựa chọn để sản xuất những sản phản và chủng loại giầy dép phù hợp với thị hiếu của từng nước thành viên.

Trong kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU vẫn tăng trưởng liên tục, nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia thương mại tốc độ tăng trưởng đạt vẫn chưa phản ánh được thực chất năng lực sản xuất của các doanh nghiệp giày dép Việt Nam. Chỉ nói riêng trong năm 2003 trong khi các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng bằng trị giá tới 2-21 tỷ

60

USD thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này trong thực tế chỉ đạt ở mức gần 1,6 tỷ USD. Và có lẽ nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong công tác xúc tiến thương mại.

Giày dép của Việt Nam xuất sang thị trường CEEC trong thời gian qua không đáng kể mặc dù không bị khống chế bởi bất kỳ một rào cản nào. Kim ngạch xuất khẩu vào các khu vực Đông âu này hàng năm chỉ khoảng 5-10 triệu USD, lớn nhất là năm 2004( 14 triệu) thị trường chính ở khu vực Đông âu là Ba Lan, Hungary, và Séc. Nhu cầu giầy dép ở cả EU15 và CEEC10 là rất lớn, có khả năng tăng xuất khẩu trong thời gian tới. Vậy các nhà xuất khẩu Việt Nam nên tìm kiếm đầu mối xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu các hãng buôn nhỏ tại thị trường 10 nước thành viên mới của EU. Qua đầu mối này doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận được những đơn đặt hàng cố định và tiếp đến là đi sâu vào tìm hiểu kỹ hơn những về từng đối tượng tiêu dùng. Đồng thời doanh nghiệp da giày Việt Nam nên chú trọng sản xuất các sản phẩm có giá trị cao thay vì nâng số lượng xuất khẩu.

Cần thấy rằng việc xuất khẩu mặt hàng giầy dép của Việt Nam sang thị trường EU cho đến nay chủ yếu vẫn là hình thức gia công (chiếm 70%-80% kim ngạch) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ (chiếm 25%- 30% tổng doanh thu xuất khẩu). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự phát triển yếu kém của ngành da và các ngành sản xuất nguyên phụ liệu làm cho ngành giày dép phải sử dụng nguyên liệu ngoại nhập : sự yếu kém của bản thân ngành giày dép làm cho nó gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng nước ngoài về kỹ thuật, công nghệ thiết kế mẫu và tiếp thị: quan hệ mua bán theo kiểu gia công dễ dàng lại đạt tốc độ tăng trưởng cao làm cho các cơ sở không quan tâm đến việc đa dạng hoá mặt hàng cải tiến nâng cao chất lượng nên sản phẩm xuất khẩu đơn điệu về mẫu mã và chất lượng chưa cao. Nếu tình trạng này không sớm

61

được khắc phục thì các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ lâm vào vị trí hoàn toàn bất lợi trong cạnh tranh trên thị trường EU khi chế độ GSP bị xoá bỏ. Lúc đó các sản phẩm giày dép Việt Nam sẽ thất bại trong cạnh tranh trước các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc và các nước ASEAN khác. Vì thế các nhà sản xuất Việt Nam nên chú trọng vào nhãn hiệu của người tiêu dùng Châu âu, nhất là giới trẻ. Các chu kỳ thời trang ngày càng trở nên ngắn hơn và thị trường của lớp trẻ đòi hỏi thời trang phải thể hiện được phong cách cá nhân. Do đó, các nhà sản xuất của Việt Nam cần xây dựng thương hiệu thông qua từng sản phẩm xuất khẩu.

2.2. Hàng dệt may

Dệt may là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ 2 của Việt Nam sang EU. Hiện nay EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Từ năm1980, hàng dệt may được xuất khẩu sang một số nước thành viên như Đức, Pháp, Anh … nhưng đặc biệt phát triển mạnh và là xuất khẩu sang thị trường EU sau khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may được hai bên ký kết.

Trên thị trường hàng dệt may EU bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Đức, chiếm 46,9% kim ngạch, bỏ xa các nước Pháp (10,8%), Hà Lan (10,39%), Anh(9,4%) Bỉ (6,1), Tây Ban Nha(5,1%), I-ta-li-a(4,4%), Đan

Mạch(2%), Thụy Điển(1,9%), Áo(1,5%), Phần Lan (0,6%), Ai Len(0,4%), Luxampua(0,3%), Hy Lạp (0,2%), và Bồ Đào Nha (0,1%).

Mặc dù hiện nay EU đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch tăng khá nhanh nhưng các nhà sản xuất khẩu Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Trước hết là việc không tiếp cận được hạn hàng tiêu thụ trực tiếp và số lượng hàng hoá EU dành cho Việt Nam còn quá thấp so với nhiều nước và khu vực trong khi số hạn ngạch lại bị phân chia thành nhiều nhóm hàng với những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp và chất lượng cao mà Việt Nam chưa

62

sản xuất được. Sản phẩm xuất khẩu chỉ tập chung vào một số sản phẩm truyền thống, quen làm lợi nhuận cao như Jacket, áo sơ mi và quần âu. Các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp chất lượng cao thì các doanh nghiệp Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản phẩm với tỷ lệ quá thấp. Nhiều chủng loại hàng thiếu hạn ngạch trong khi không ít chủng loại khác không sử dụng hết hạn ngạch.

Cũng giống như mặt hàng giày dép, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu theo hình thức gia công (chiếm tỷ trọng trên 80%)nên hiệu quả thực tế nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là (1) sự yếu kém của ngành dệt làm cho nó chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu, phụ liệu cho ngành dệt may: (2) phương thức gia công với thuộc tính dễ dãi, ít rủi rolàm cho ngành may tuy phát triển rất nhanh nhưng vẫn là một khu vực sản xuất thiếu khả năng cạnh tranh: (3) cách thức phân bố hạn ngạch chưa hợp lý đã kìm hãm tính năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp may: (4) sự tồn tại những rào cản trong thương mại dệt may trên thị trường EU. Nếu không tìm cách khắc phục những nguyên nhân ngày càng được các nhà xuất khẩu và quản lý nhận ra này thì trong thời gian tới không những không thể đẩy mạnh được xuất khẩu mà còn không thể đứng vững trong cạnh tranh với Trung Quốc và các nước ASEAN khác.

Dệt may Việt Nam xuất khẩu sang 10 nước thành viên ( khoảng 150triệu USD) không bị khống chế theo hạn ngạch. Nhưng khi 10 nước này thành viên chính thức của EU, thì hàng dệt may Việt Nam sang EU không còn được tự do nữa. Trước mắt, EU vẫn ứng dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam và mức hạn ngạch bao nhiêu còn phụ thuộc vào đàm phán mở cửa thị trường giữa hai bên. Trong thông báo của EU tháng3/2004 cho thấy, về nguyên tắc hạn ngạch dệt may của nước thứ 3 vào eu15 không thay đỏi mà thực hiện theo các hiệp định song phương

63

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí