Tình Hình Biến Động Giá Cả Trên Thị Trường Xăng Dầu Việt Nam Trong Giai Đoạn 2004-2008

giá dầu đã leo lên tột đỉnh gần 150 USD/thùng và lúc đó vào tháng 08-2008 khi xảy ra cuộc chiến tranh 5 ngày giữa Nga với Georgia27. Việc giá dầu tăng chóng mặt từ mức 96 USD cuối năm 2007 lên tới mức đỉnh vào giữa tháng 07/2008 được cho là do sự lo lắng về nguồn cung cả ngắn và trung hạn, những bất ổn về chính trị và khả năng khai thác giảm sút tại các nước xuất khẩu dầu mỏ ngoài OPEC. Ngoài ra, hoạt động mua đầu cơ coi dầu như là mặt hàng chiến lược của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong lúc đồng USD mất giá và lạm phát lên cao cũng là nguyên nhân đẩy giá dầu tăng. Thêm vào đó, giới đầu tư lúc đó cũng coi thị trường nguyên liệu là nơi lý tưởng để bảo toàn nguồn vốn khi thị trường cổ phiếu và trái phiếu suy yếu.

Tuy nhiên, việc đồng USD lên giá kể từ tháng 08/2008 được coi như thời điểm đánh dấu sự biến động ngược chiều của giá dầu, dù thị trường tài chính khủng hoảng cũng là một nhân tố khác khiến giá dầu suy giảm. Sang đến tháng 10 thì rõ ràng là cuộc khủng hoảng tài chính đã làm kinh tế toàn cầu chậm lại và tác động tiêu cực đến thị trường dầu mỏ. Khi giá dầu ở mức cao100 USD/thùng, OPEC đã nhóm họp và cho rằng, nạn đầu cơ, căng thẳng chính trị là những nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao nửa đầu năm 2008, đồng thời cảnh báo nguồn cung dầu đã cao hơn nhu cầu. Tuy nhiên, kể từ tháng 07/2008 dầu mỏ đã mất giá hơn 70% từ 147,7 USD vào tháng 07/2008 xuống còn dưới 35 USD/thùng vào cuối tháng 12/2008 - mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua, cùng những số liệu thống kê xấu hơn dự báo về công ăn việc làm tại Mỹ đã làm gia tăng viễn cảnh sụt giảm nghiêm trọng trong nhu cầu dầu mỏ tại quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới này. Giá dầu thô giảm mạnh đã khiến OPEC và nhiều quốc gia ngoài OPEC quyết định cắt giảm sản lượng


27http://vietnamtradelinks.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1286&Itemid=32

khai thác. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC - hiện chiếm khoảng 40% sản lượng dầu mỏ thế giới - đã và đang cố gắng ngăn chặn đà xuống giá dầu mỏ nhằm bảo vệ nguồn thu nhập quan trọng này. Chỉ trong vòng 3 tháng 9, 10 và 12 năm 2008, OPEC đã nhóm họp cùng nhau cắt giảm sản lượng lần lượt 500 triệu thùng, 1,5 triệu thùng và 2 triệu thùng xuống còn 28,8 triệu thùng/ ngày nhằm ngăn chặn sự mất giá của dầu28. Như vậy trong năm 2008,

OPEC đã cắt giảm tổng số 4,2 triệu thùng/ngày để ngăn chặn giá dầu xuống giá hơn nữa.

Cùng với cắt giảm sản lượng khai thác, nhiều dự án đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí trị giá hàng chục tỷ USD đang bị gác lại. Chỉ trong một thời gian ngắn vừa qua, hàng loạt các công ty dầu mỏ hàng đầu thế giới như Conoco Phillips, Royal Dutch Sell PLC, Petrobras, BP - cung cấp hơn 80% sản lượng dầu khí của thế giới - đã phải tuyên bố cắt giảm sản lượng hoặc hoãn lại các dự án đầu tư. Nhưng động thái này đã không thể ngăn sự đi xuống của giá dầu trong bối cảnh nhu cầu yếu như thời điểm này.


28 Tổng hợp từ các website: http://www.tinthuongmai.vn và http://vietnamnet.vn/kinhtetra cứu ngày 16/02/2009

CHƯƠNG II‌‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2004-2008


I. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2004-2008

1. Một số đặc điểm của thị trường xăng dầu Vịêt Nam

Dầu mỏ du nhập vào thị trường Việt Nam khoảng cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta. Trong gần một thế kỷ thực dân Pháp đô hộ, nguồn cung xăng dầu chủ yếu do công ty tư bản Pháp đảm nhận, trong đó Shell chiếm 75% tổng mức tiêu thụ xăng dầu trong nước29. Sau giải phóng và bước vào công cuộc

xây dựng đổi mới đất nước, thị trường xăng dầu trong nước đã có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, cho tới trước ngày nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động vào tháng 02/2009 xăng dầu nước ta vẫn phải nhập khẩu toàn bộ. Các chủ thể tham gia nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu phong phú và quy mô lớn hơn trước. Về cơ bản, thị trường xăng dầu nước ta có những đặc điểm chính như sau:

1.1. Thị trường xăng dầu Việt Nam là thị trường nhập khẩu

Với sản lượng dầu thô hơn 400000 thùng/ngày, Việt Nam hiện là nước sản xuất dầu lớn thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Malaysia và Indonesia. Trong những năm gần đây dầu thô luôn nằm trong nhóm các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Tuy vậy, cho đến trước khi xây dựng hoàn chỉnh nhà máy lọc dầu Dung Quất nước ta vẫn là nước nhập khẩu 100% xăng dầu. Điều này dẫn đến tình trạng bị động của chúng ta khi giá xăng dầu


29 Nguyễn Cao Vãng, Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trưòng, NXB Chính trị Quốc gia.

trên thế giới tăng lên. Đây cũng đang là một thách thức cho Việt Nam và chúng ta cần nỗ lực nhằm tìm ra giải pháp cho thực trạng này tránh tình trạng lãng phí nguồn dầu thô trong nước và đây là nguồn tài nguyên không thể tái tạo và vô cùng quý giá. Nhìn chung, Việt Nam xuất khẩu dầu thô nhiều hơn nhập khẩu xăng dầu khoảng 1,7 lần. Chúng ta có thể quan sát đồ thị 2.1 dưới đây (đơn vị: nghìn tấn).

Biểu đồ 2.1: So sánh lượng xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu ở nước ta giai đoạn 2004 – 2008

Nguồn Biểu đồ được người viết xây dựng dựa trên tổng hợp số liệu 1

Nguồn: Biểu đồ được người viết xây dựng dựa trên tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê30

Theo tính toán, từ trước tới nay, kim ngạch xuất khẩu dầu thô luôn cao hơn kim ngạch nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhiên, trong kim ngạch xuất khẩu dầu thô, trừ phần phải trả cho đối tác liên doanh nước ngoài, phần thực sự chênh lệch giữa kim ngạch xuất và nhập dầu còn lại trước đây được dùng để bù lỗ cho giá xăng dầu nhập khẩu ngày càng tăng cao. Như vậy, phần chênh lệch giữa xuất và nhập phần lớn dùng dể bù lỗ cho việc giữ giá xăng dầu ở mức thấp hơn so với mức giá trung bình của thế giới.


30 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=393&idmid=3&ItemID=7632

Dầu thô là mặt hàng có kim ngạch liên tục đứng đầu, chiếm tới 22,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam31; tốc độ tăng bình quân trong 5 năm 2001-2005 đạt 16,1%, trong đó do giá tăng 12,6%, do lượng tăng 3,1% nhưng chủ yếu là từ 2001- 2004, còn từ năm 2005 đến nay có xu hướng giảm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động thì xuất nhập khẩu dầu thô mới thôi giữ vị trí đứng đầu. Tính đến hết tháng 12/2008 sản lượng xuất khẩu dầu thô là 14,66 triệu tấn, giảm 8,7% so với năm 2007. Mặc dù lượng giảm nhưng do giá bình quân tăng 33,6% nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô cả năm 2008 đạt 10,36 triệu USD, tăng 22% so với năm 2007.

Trong năm 2008, tổng lượng xăng dầu nhập vào Việt Nam là 12,96 triệu tấn, tăng nhẹ 0,9% so với năm 2007 và lượng nhập khẩu chỉ đạt 89,4% mức kế hoạch năm. Xăng dầu được xem là nhóm mặt hàng có nhiều biến động về giá nhất trong năm. Giá nhập khẩu nhóm hàng này tăng liên tục trong hai quý đầu năm và đạt đỉnh vào hồi tháng 07/2008, sau đó liên tiếp giảm mạnh và giá nhập khẩu bình quân vào tháng 12 chưa bằng 30% giá của tháng

07. Tuy nhiên, do những tháng đầu năm khi giá cao, chúng ta nhập khẩu nhiều nên giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này cả năm tăng 41%, trị giá lên tới 10,97 tỷ USD, tăng 42,2% so với năm 2007.

Xăng dầu nhập vào Việt Nam trong năm 2008 chủ yếu từ Singapore với hơn 6,12 triệu tấn, chiếm 47% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Đài Loan: 2,6 triệu tấn, Trung Quốc: 516 nghìn tấn,…

Theo các chuyên gia dầu mỏ quốc tế, việc khai thác chế biến sử dụng dầu mỏ tại chỗ sẽ tiết kiệm 15-30% so với việc nhập khẩu xăng dầu. Với tiềm năng dầu thô lớn như ở nước ta, việc xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu là hợp lý, vừa tiết kiệm dầu thô khai thác, vừa đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường nội địa. Tuy vốn đầu tư cho các nhà máy lọc hóa dầu tương đối lớn

31 Website: http://www.vietnamgateway.org/business/vn_index.php?id=0504&cid=060529142031

nhưng sau khi đưa vào hoạt động sẽ mang lại những lợi ích lâu dài. Do đó, những năm gần đây, Việt Nam cũng đã và đang chú trọng đầu tư xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu lớn, từng bước giảm bớt lượng xăng dầu nhập khẩu như hiện nay.

1.2. Các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường xăng dầu Việt Nam

Cùng với quá trình đổi mới và phát triển của đất nước, thị trường xăng dầu Việt Nam liên tục đổi thay, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xăng dầu trên cả nước không ngừng tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, thị trường xăng dầu nước ta đang ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu và hàng nghìn doanh nghiệp quốc doanh, tư nhân lớn nhỏ cụ thể:

- Đứng đầu trên thị trường xăng dầu nước ta là tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex, thành lập năm 1956, cũng là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu ở nước ta. Chiếm 60% thị trường xăng dầu trong cả nước, Petrolimex là tổ chức kinh doanh thương mại xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Petrolimex hiện có 43 công ty thành viên, 25 chi nhánh và 09 xí nghiệp trực thuộc các công ty thành viên 100% vốn nhà nước. Có 20 công ty cổ phần có vốn góp chi phối của tổng công ty, 03 công ty liên doanh với nước ngoài.

Ngoài ra Petrolimex có 01 chi nhánh tại Singapore32.

- Các công ty TNHH dầu khí TP HCM - Sài gòn Petro: một trong những đầu mối xuất nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu lớn của cả nước. Sản lượng kinh doanh phân phối của Saigon Petro khoảng 1 triệu tấn xăng dầu hàng năm, doanh số đạt trên 4000 tỷ đồng.


32 http://www.petrolimex.com.vn/Desktop.aspx/gioithieu/Petrolimex/gioi-thieu-Petrolimex/, tra cứu ngày 02/03/09

- Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư PETEC, nguyên là công ty PETECHIM, là một công ty nhà nước, thành lập năm 1981, với chức năng kinh doanh cho ngành dầu khí Việt Nam.

- Công ty xăng dầu hàng không: thành lập năm 1993, là nhà cung cấp nhiên liệu hàng không duy nhất cho các hãng hàng không nội địa và quốc tế tại các sân bay dân dụng Việt Nam và cung ứng các sản phẩm hóa dầu trên thị trường xăng dầu Việt Nam.

- Công ty xăng dầu quân đội: là doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. Doanh thu hàng năm trung bình 1500 tỷ đồng.

- Công ty Thương mại xăng dầu đường biển.

- Công ty Chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ.

- Thương mại dầu khí Đồng tháp.

- Petechim.

- Liên doanh dầu khí Mekong.

- Công ty vật tư tổng hợp Phú Yên.

Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp, đại lý bán lẻ do tư nhân đảm nhiệm v.v…

Do trên thị trường xăng dầu số doanh nghiệp tham gia kinh doanh ngày càng nhiều nên so với trước kia, thị trường có tính cạnh tranh hơn trước. Càng nhiều doanh nghiệp tham gia thì lượng cung dầu được phân bố đồng đều hơn. Tuy vậy, vẫn không thể tránh khỏi lượng cung dầu tập trung phần lớn tại một vài đầu mối kinh doanh chủ lực, chiếm đa số thị phần (như Petrolimex: 60% thị phần). Những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn, nguồn vốn lớn, có cơ sở vật chất được đầu tư nhiều hơn, hiện đại và có độ an toàn cao dễ có cơ hội chiếm lĩnh thị trường. Chiến lược kinh doanh của những doanh nghiệp này sẽ có tác động không nhỏ tới tình hình chung của thị trường xăng dầu Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,

trong tương lai không xa thị trường xăng dầu nước ta sẽ trở nên cạnh tranh hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cùng phát triển.

2. Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008

Trong giai đoạn 2004 - 2008, giá xăng dầu ở thị trường Việt Nam biến động mạnh mặc dù vẫn được quản lý trực tiếp bởi Nhà nước. Từ thời điểm 01/01/2004, Nhà nước bãi bỏ giá trần xăng dầu, thay bằng giá định hướng, chấm dứt bù lỗ; thuế nhập khẩu xăng dầu được công bố ổn định hàng năm và chỉ thay đổi khi có biến động lớn (thay cho cơ chế điều tiết, bù lỗ giá qua thuế trước đây)33. Bằng cách áp dụng các biện pháp về giá như trợ giá hàng nhập khẩu, linh hoạt tăng giảm thuế, Nhà nước đã điều chỉnh tăng giảm giá ở mức hợp lý nhất, giảm thiểu những tác động với thị trường chung. Mặc dù như vậy, giá cả xăng dầu vẫn biến đổi không ngừng và ngày càng có khuynh hướng tăng nhanh. Từ tháng 05/2007, Nhà nước tuyên bố trao quyền định giá cho doanh nghiệp song trên thực tế là giá xăng dầu đến nay vẫn có sự quản lý chứ chưa hoàn toàn “thả nổi”.

Sau năm 2003 có thể coi là năm giá xăng dầu trên thị trường trong nước tương đối ổn định và hợp lý với duy nhất một lần điều chỉnh giá xăng dầu như sau: Xăng 95: 5.900đ/lít, xăng 92: 5.600đ/lít, xăng 90: 5.400đ/lít, diesel: 4.400đ/lít, dầu hoả : 4.300đ/lít, sang năm 2004 mở ra một giai đoạn đầy sóng gió đối với thị trường xăng dầu nội địa. Mặc dù mức thuế nhập khẩu xăng dầu đã giảm tới mức thấp nhất từ trước tới nay: 5% (tháng 01) và cho tới tháng 05 chỉ còn 0% song giá xăng dầu bán lẻ không ngừng tăng. Trong năm, Nhà nước đã 3 lần có quyết định tăng giá bán lẻ, mỗi lần tăng từ 500-



33 Website: http://www1.laodong.com.vntra cứu ngày 02/03/09

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022