Vai Trò Của Xăng Dầu Đối Với Các Quốc Gia Đang Phát Triển

OECD cũng tăng đáng kể. Con số này đạt gần 48 triệu thùng/ngày năm 2002, và đạt 49,1 triệu thùng năm 2007, luôn chiếm hơn ½ tổng lượng dầu tiêu thụ toàn thế giới. Cũng theo số liệu từ EIA trong giai đoạn 2002-2007, Mỹ luôn là nước tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất thế giới: 19,8 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2002, liên tục gia tăng trong những năm tíêp theo và đạt gần 20,8 triệu thùng vào năm 2007. Trung bình Mỹ tiêu thụ gần 21 triệu thùng mỗi năm trong giai đoạn này. Trong giai đoạn 2002-2007 này, khu vực tiêu thụ lượng dầu lớn nhất là Bắc Mỹ, trung bình mỗi ngày tiêu thụ 24-25 triệu thùng. Tiếp đó là khu vực châu Á và châu Đại Dương, kể từ năm 2002 đến nay lượng dầu tiêu thụ ở khu vực này liên tục gia tăng đặc biệt phải kể đến Trung Quốc và Ấn Độ là những nước tiêu thụ dầu lớn trên thế giới.

2.2. Vai trò của xăng dầu đối với các quốc gia đang phát triển

Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam chiếm tới hơn 80% dân số thế giới. Với những đặc trưng cơ bản như nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và có trình độ khoa học công nghệ thấp. Thực trạng này đòi hỏi các quốc gia này phải nỗ lực rất nhiều trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền kinh tế. Rất nhiều nền kinh tế đang phát triển vốn là những nước giàu tài nguyên thiên nhiên, trong đó có dầu mỏ nhưng lại là những nước nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ. Theo xu hướng phát triển chung của thế giới nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của các nước đang phát triển cũng không ngừng gia tăng. Tuy sản lượng tiêu thụ dầu mỏ nói chung và xăng dầu nói riêng ở các nước đang và kém phát triển thấp hơn các nước phát triển nhưng xăng dầu cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triền kinh tế ở những nước này khi mà hiện nay không có ngành công nghiệp nào là không cần đến sự đóng góp của xăng dầu. Vai trò của xăng dầu lại càng quan trọng hơn khi các nước đang phát triển đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nên nhu cầu sử dụng dầu mỏ gia tăng là tất yếu. Theo số liệu tổng hợp của EIA, sản lượng tiêu thụ dầu của từng khu vực trên thế giới giai đoạn 2002- 2007 được thể hiện trong bảng sau (đơn vị tính: nghìn thùng/ ngày).

Bảng 1.2: Sản lượng tiêu thụ dầu của từng khu vực trên thế giới


Năm

Khu vực

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Bắc Mỹ

23,806.76

24,207.13

25,045.96

25,220.97

25,070.75

25,174.10

Trung và Nam Mỹ

5,237.88

5,195.68

5,347.07

5,481.75

5,691.71

5,979.86

Châu Âu

16,056.03

16,187.11

16,259.80

16,422.86

16,443.08

16,076.87

Âu á

3,828.45

3,910.22

4,040.80

4,158.81

4,197.50

4,200.20

Trung Đông

5,107.25

5,286.23

5,539.41

5,808.18

6,065.30

6,352.00

Châu Phi

2,667.73

2,715.09

2,819.46

2,972.25

2,984.93

3,078.89

Châu Á và Châu

Đại Dương

21,385.30

22,158.91

23,353.17

23,940.05

24,526.12

25,035.59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Nguồn: Bảng do người viết xây dựng trên số liệu từ Trang Thông tin Năng lượng EIA7

Từ số liệu ở bảng trên ta có thể thấy sản lượng tiêu thụ dầu mỏ ở các nước đang phát triển tăng đáng kể trong giai đoạn 2002-2007. Khu vực Trung và Nam Mỹ có sản lượng dầu tiêu thụ trong giai đoạn này tăng trung bình 2,69%/năm, khu vực Trung Đông tăng 3,51%/năm, châu Phi tăng 2,91%, châu Á và châu Đại Dương tăng 3,194%. Sở dĩ lượng dầu mỏ tiêu thụ trong giai đoạn này tại các nước đang phát triển lại tăng đáng kể như vậy là do các nước này đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn này các quốc gia này phải đầu tư phát triển rất nhiều ngành công nghiệp mới như công nghiệp ô tô, khai khoáng.... Mà những ngành công nghiệp mới này lại yêu cầu sử dụng một lượng dầu lớn trong quá trình vận hành và phát triển. Hơn nữa, do mức sống của người dân ở các quốc gia này đang được cải thiện nhiều nên nhu cầu đi lại và dịch vụ, giải trí cũng


7 http://www.eia.doe.gov/emeu/international/oilconsumption.htm, tra cứu ngày ngày 03/02/2009

tăng cao nên cũng cần một lượng dầu lớn cho lưu thông và các dịch vụ khác trong cuộc sống.

Cùng trong xu thế của khu vực và thế giới, lượng tiêu thụ dầu mỏ nói riêng cũng như xăng dầu nói chung cũng liên tục gia tăng. Việt Nam là nước đang phát triển và vừa mới gia nhập WTO, nên nhu cầu về năng lượng đặc biệt là xăng dầu để phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước và hội nhập kinh tế thế giới ngày càng cao. Năm 2002, sản lượng tiêu thụ dầu mỏ trung bình ở Việt Nam là gần 193 nghìn thùng/ngày, năm 2007 là 270 nghìn thùng/ ngày. Trung bình trong giai đoạn này, sản lượng tiêu thụ dầu mỏ ở nước ta tăng gần 7,1%/năm8. Với đà phát triển như hiện nay, cũng như dự báo trong những năm tiếp theo, khu vực châu Á đặc biệt là Đông Nam Á trong đó có Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi cần nhiều và nhiều nhiên liệu hơn nữa để phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này cũng đòi hỏi về nhu cầu đối với các loại năng lượng hàng đầu như xăng dầu cũng tăng trưởng mạnh.

Như vậy, không thể phủ nhận mối tương quan giữa trình độ phát triển kinh tế với nhu cầu tiêu dùng xã hội, đặc biệt là nhu cầu về năng lượng. Nhìn chung, các quốc gia có lượng tiêu thụ xăng dầu lớn trên thế giới đều thuộc nền kinh tế phát triển. Nguyên nhân do kinh tế càng phát triển, các lĩnh vực sản xuất, vận tải, công nghiệp… càng cần tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Hơn nữa, mức sống của người dân được nâng cao làm tăng nhu cầu sử dụng các trang thiết bị hiện đại sử dụng năng lượng, hoặc các phương tiện giao thông để phục vụ cho hoạt động đi lại, du lịch… Ngược lại, đối với các nước đang phát triển và kém phát triển thì nhu cầu năng lượng thấp hơn tuy nhiên các nước này nên cần đẩy nhanh


8 Số liệu tổng hợp từ trang Thông tin năng lượng EIA http://www.eia.doe.gov/emeu/international/oilconsumption.htmtra cứu ngày 03/02/2009

nhu cầu sử dụng năng lượng để hỗ trợ các nghành công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại… phát triển. Cho tới nay, xăng dầu vẫn là nguồn năng lượng chính cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới.‌

II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI

1. Nhu cầu

Kể từ khi dầu mỏ được tìm thấy và con người thấy được vai trò của dầu mỏ trong cuộc sống cũng như trong phát triển kinh tế thì nhu cầu dầu mỏ liên tục gia tăng ở tất cả các nước trên thế giới. Theo tổng hợp số liệu từ EIA, sự gia tăng nhu cầu sử dụng dầu mỏ của thế giới được thể hiện trong sơ đồ sau: (đơn vị: nghìn thùng/ngày).

Biều đồ 1.1: Sản lượng dầu tiêu thụ từ năm 1997-2007


Nguồn Biểu đồ được người viết xây dựng dựa trên tổng hợp số liệu 1

Nguồn: Biểu đồ được người viết xây dựng dựa trên tổng hợp số liệu từ trang Thông tin năng lượng EIA9

Trong vòng 10 năm từ 1997-2007 sản lượng dầu tiêu thụ của thế giới tăng 17% từ 73,4 triệu thùng/ngày năm 1997 đến 85,9 triệu thùng/ngày năm 2007. Trong đó nhu cầu dầu mỏ đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2003- 2007, năm 2003 sản lượng tiêu thụ ở mức gần 78,1 triệu thùng/ngày và năm


9 Website Trang thông tin năng lượng: http://www.eia.doe.gov/emeu/international/oilconsumption.htm

2007 con số này đã đạt 85,6 triệu thùng/ngày, tăng gần 8% trong vòng 4 năm. Sở dĩ nhu cầu dầu mỏ tăng nhanh vì trong quá trình phát triển ở các nước đòi hỏi một lượng dầu lớn trong sản xuất và phát triển các ngành công nghiệp. Hơn nữa cuộc sống phát triển các nhu cầu cuộc sống càng được cải thiện đặc biệt nhu cầu đi lại và nhu cầu thương mại giữa các quốc gia yêu cầu lượng dầu lớn để phát triển các dịch vụ vận tải. Đặc biệt ở Mỹ, nơi có lượng người dân đi lại bằng xe hơi nhiều nhất thế giới, cứ 1 người đi làm bằng xe đạp thì

có 5 người đi bộ, 9 người đi phương tiện công cộng và 154 người đi làm bằng xe hơi riêng thì cần lượng dầu lớn để đáp ứng nhu cầu đi lại10. Hiện nay Mỹ sử dụng ¼ lượng dầu mỏ mà thế giới sản xuất ra, một nửa trong số đó là cho nhu cầu đi lại, khiến cho Mỹ ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu từ nước ngoài. Trong lượng tiêu thụ dầu của thế giới thì nhu cầu dầu mỏ ở các

nước phát triển thuộc OECD chiếm tỉ lệ lớn, trung bình chiếm hơn 61% lượng dầu tiêu thụ toàn thế giới. Trong 10 năm từ 1997-2007 sản lượng dầu mỏ tiêu thụ ở các quốc gia phát triển thuộc OECD tăng hơn 5%, mức tiêu thụ hơn 46 triệu thùng/ngày vào năm 1997 và đến năm 2007 các nước này đã tiêu thụ hơn 49 triệu thùng/ngày chiếm hơn 57% sản lượng tiêu thụ toàn thế giới. Đây là những nước công nghiệp phát triển, thu nhập cũng như đời sống cao nên nhu cầu năng lượng đặc biệt là dầu dùng trong sinh hoạt cũng như trong các nghành công nghiệp luôn chiếm tỉ trọng lớn của thế giới. Dù chiếm chưa đến 20% dân số thế giới, nhưng các nước công nghiệp chiếm tới hơn 80% lượng ô tô trên thế giới. Với lượng ô tô sử dụng nhiều như vậy thì lượng tiêu thụ dầu mỏ lớn là điều tất yếu. Trong đó phải kể đến Mỹ là nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới. Năm 2007 quốc gia này tiêu thụ 20,7 triệu thùng dầu mỗi ngày chiếm hơn 50% tổng lượng tiêu thụ của các nước phát triển thuộc OECD và



10 Website: http://www.dautudung.com/content/view/4018/55/

chiếm hơn ¼ tổng lượng dầu tiêu thụ của toàn thế giới. Theo số liệu tổng hợp của cơ quan thông tin năng lượng thế giới EIA các nước tiêu thụ dầu mỏ nhiều nhất năm 2007 lần lượt là: Mỹ 20,68 triệu thùng/ngày gấp gần 3 lần nước thứ 2 là Trung Quốc 7,6 triệu; tiếp đó đến Nhật Bản 5 triệu; Nga 2,82 triệu; Ấn Độ 2,8 triệu; Đức 2,45 triệu; Canada 2,36 triệu thùng/ngày.11

Do sự phát triển công nghiệp và mức sống cao nên lượng dầu mỏ tiêu thụ ở các nước công nghiệp phát triển lớn hơn nhiều so với các nước đang và kém phát triển. Tuy nhiên tỉ trọng tiêu thụ dầu mỏ của các nước ngoài OECD không ngừng tăng lên trong giai đoạn 1997-2007, năm 1997 lượng dầu mỏ tiêu thụ ở các nước này chỉ chiếm 36% trong tổng lượng dầu mỏ tiêu thụ toàn thế giới và năm 2007 tỉ trọng tiêu thụ dầu mỏ ở các nước này đã đạt gần 43%. Châu Á đang phát triển có nhu cầu lớn về dầu, sản xuất chừng 11% số dầu thô thế giới, nhưng lại tiêu thụ tới hơn 20%. Sự thiếu hụt này đang ngày càng lớn hơn khi hai nền kinh tế lớn của khu vực là Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng nhu cầu về dầu. Năm 2003, 44,7% lượng dầu tiêu thụ trong khu vực phải nhập khẩu so với khoảng 10% vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đang diễn ra nhanh chóng ở nước ta và GDP luôn ở mức cao đạt mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001- 2008 là 7,46% thì nhu cầu dầu mỏ cũng liên tục gia tăng. Trong giai đoạn 2001-2007 sản lượng tiêu thụ dầu mỏ của Việt Nam tăng hơn 50% đạt mức 178,5 nghìn thùng/ngày năm 2001 và 270 nghìn thùng/năm vào 2007. Nước ta là nước xuất khẩu dầu thô nhưng lại nhập khẩu gần như 100% xăng dầu nên với sự gia tăng nhu cầu về dầu mỏ và giá dầu biến động liên tục như hiện nay thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế trong nước và ngân sách quốc gia. Chính vì vậy cần có những biện pháp để giảm bớt sự ảnh hưởng của giá dầu thế giới đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.

11 Cơ quan Thông tin năng lượng EIA http://tonto.eia.doe.gov/country/index.cfm

2. Nguồn cung

2.1. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)

2.1.1. Nguồn gốc ra đời của OPEC

Vào cuối thập niên 50, việc khai thác dầu mỏ trên thế giới do những công ty lớn đảm nhiệm, giá dầu và sản lượng khai thác do từng công ty kiểm soát đã dẫn đến tình trạng dầu liên tục bị mất giá do các công ty đua nhau bán phá giá. Trước tình hình đó, các nước xuất khẩu dầu trên thế giới nhận thấy cần có một tổ chức chung để điều hành và thống nhất giá và sản lượng khai thác dầu trên thế giới, bảo vệ lợi ích của từng quốc gia. Họ đã ngồi lại cùng bàn và ngày 14/09/1960, tổ chức OPEC ra đời. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa trong tiếng Anh viết tắt là OPEC-Organization of the Petroleum Exporting Countries. OPEC là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela trong hội nghị tại Bagdad (từ 10 tháng 09 đến 14 tháng 09 năm 1960). Các thành viên Qata (1961), Indonesia (1962), Libia (1962), các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (1967), Algerie (1969), và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Trong số các nước thành viên, có hai nước gia nhập sau, nhưng sau đó lại rút khỏi OPEC là : Ecuador (gia nhập năm 1973, rút khỏi năm 1992), Gabon (gia nhập năm 1975, rút khỏi năm 1995). Trong năm năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Genève, Thụy Sĩ , sau đó chuyển về Wien, Áo từ tháng 09 năm

1965.12

Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới.13 Sự phát triển của từng thành viên OPEC cũng không đồng đều, các nước vùng Vịnh như Kuwait, Qatar, Saudi Arabia, và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất có trữ lượng và sản lượng khai thác cao hơn, tạo nên sự thịnh vượng cho đất nước


12 Website: http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/vandecuachungta/2005/09/489309/, tra cứu ngày 04/02/2009

13 Website: http://vietbao.vn/The-gioi/OPEC-trum-dau-mo-the-gioi/45152052/162

và cũng luôn biết dùng giá dầu như một công cụ chính trị quan trọng chi phối thế giới, nhất là các nước phương Tây. Mọi động thái của OPEC đều có thể gây ảnh hưởng lớn đến giá dầu thế giới trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là trong những biến động về giá dầu trong những năm gần đây.

OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu14. Hội nghị các bộ trưởng phụ trách năng lượng và dầu mỏ thuộc tổ chức OPEC được tổ chức mỗi năm hai lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đề ra các biện pháp phù hợp để bảo đảm việc cung cấp dầu. Bộ trưởng các nước thành viên thay nhau theo nguyên tắc xoay vòng làm chủ tịch của tổ chức hai năm một nhiệm kỳ.

2.1.2. Vai trò của OPEC trên thị trường dầu mỏ thế giới

Do tầm quan trọng của dầu, một trong những nỗi quan ngại lớn nhất đối với các nước tiêu thụ dầu là an ninh nguồn cung dầu từ các nước sản xuất dầu chính (OPEC). Dưới các điều kiện thích hợp, những nước này có thể đáp ứng được nhu cầu tăng cao về dầu trên thế giới. Hiện tại các nước OPEC có thể đáp ứng được 40% cầu của thế giới và cũng có thể mở rộng sản lượng để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên trong tương lai. Mặc dù giếng dầu có thể tìm được ở nhiều nơi trên thế giới, một phần lớn nhất tập trung ở Trung Đông. Theo số liệu của BP, năm 2005 trữ lượng dầu trên thế giới khoảng 1200 tỉ thùng. Cũng trong cùng năm trữ lượng dầu của OPEC được tính toán chiếm 743 tỉ thùng

hay 62% tổng trữ lượng thế giới. Khu vực này còn được tận hưởng chi phí sản xuất thấp nhất trên thế giới, ở Iraq chỉ khoảng 1-2 đôla/thùng.15Kể từ khi ra đời, OPEC luôn có vai trò to lớn trong việc cung cấp một lượng dầu lớn cho thế giới và vì thế tổ chức này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự biến động giá cả trên thị trường dầu mỏ thế giới.


14 Tổng hợp từ các webste www.vietnamnet.vn và www.vi.wikipediaa.org , tra cứu ngày 04/02/2009

15 Website: http://www.saga.vn/Publics/PrintView.aspx?id=11906, tra cứu ngày 04/02/2009

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022