CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHẠC CỤ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM
I. Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại Việt Nam:
1. Các cơ hội đối với doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại Việt Nam
1.1 Quy mô thị trường rộng lớn
Năm 2008, dân số Việt Nam đạt 85,195 triệu người, trong đó 23,343 triệu người sống ở thành thị. Với mô hình dân số trẻ, Việt Nam là một thị trường rộng lớn cho bất kì một ngành kinh doanh nào.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Hình Thức Kinh Doanh Trên Thị Trường Nhạc Cụ
- Hoàng Thanh Hiếu – Chủ Sở Hữu Giám Đốc Điều Hành
- Đồ Thị Dự Kiến Lợi Nhuận Tháng
- Vấn Đề Hàng Giả, Hàng Nhái, Hàng Đã Qua Sử Dụng
- Dự án khởi sự doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại thị trường Việt Nam - 12
- Dự án khởi sự doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại thị trường Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Như phân tích ở trên, hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ mới chỉ chủ yếu dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu của bộ phận hoạt động chuyên nghiệp, còn một bộ phận giới trẻ, các hộ gia đình sử dụng nhạc cụ không với mục đích chuyên nghiệp với số lượng lớn hơn nhiều lần so với số lượng của đối tượng chơi nhạc chuyên nghiệp, vẫn còn bị gần như bỏ ngỏ. Cùng với xu thế xã hội hoá âm nhạc, chơi nhạc cụ không chỉ dừng lại ở việc dành cho những người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp, mà bất kỳ ai cũng có thể chơi nhạc. Tại Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới, các lớp học chơi nhạc cụ phục vụ sở thích dành cho người lớn đã rất phát triển trong khi mô hình này chưa từng xuất hiện một cách chính thức tại Việt Nam. Năm 2008, Công ty Yamaha Nhật Bản nghiên cứu và phát triển mô hình lớp học nhạc cụ dành cho những người về hưu với quan điểm đối tượng khách hàng này là những người có thời gian và điều kiện kinh tế dành cho việc học đàn. Mô hình này mới bắt đầu được thí điểm tại các nước Châu Âu từ năm 2008. Tuy vậy,
mô hình giáo dục âm nhạc dành cho người lớn từ lâu đã không còn xa lạ với nhiều Quốc gia. Điều này cho thấy một tương lai không xa mô hình giáo dục âm nhạc này cũng sẽ xuất hiện tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu khai thác một mảng khách hàng mới.
1.2 Sự có mặt của hầu hết các nhà sản xuất lớn có uy tín trên thế giới
Mặc dù được đánh giá là có trình độ kỹ thuật âm nhạc chậm hơn nhiều so với các nước tiên tiến như Nhật Bản, Mỹ và các nước Châu Âu, thị trường Nhạc cụ Việt Nam đã sớm đón nhận sự gia nhập của các nhà sản xuất lớn và có uy tín trên thế giới là Yamaha, Kawaii, Casio, Roland, Mackie. Thị trường nhạc cụ đã xuất hiện từ những năm đầu của thập kỷ 90 và cho đến nay đã hình thành sự phân chia thị trường khá rõ nét giữa các nhà sản xuất. Mặc dù vào Việt Nam sau Casio nhưng Yamaha đã khẳng định vị trí đứng đầu thị trường của mình bằng chất lượng và chủng loại sản phẩm phong phú. Các sản phẩm và thương hiệu nhạc cụ với số lượng không nhiều cũng đã dần định vị được vị trí của mình trong quan điểm của người tiêu dùng, cụ thể:
- Yamaha: Chất lượng âm thanh tốt
- Casio: Giá rẻ, nhiều tính năng phụ trợ
- Roland: Thành công với các sản phẩm chuyên dụng
1.3 Các điều kiện chế độ chính sách thuận lợi
Môi trường chính sách có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của bất kỳ ngành hàng nào. Đối với ngành hàng nhập khẩu nhạc cụ, các chính sách ảnh hưởng bao gồm chính sách về xuất nhập khẩu hàng hoá, chính sách thương mại, quảng cáo, phân phối
Nói đến sự thuận lợi trong chính sách của nhà nước, nổi bật nhất là hàng rào thuế quan khi nhập khẩu. Mặt hàng nhạc cụ được hưởng thuế quan ưu đãi khi nhập khẩu là 3% - một trong các mức thuế thấp nhất và mức thuế này đã và đang được áp dụng từ nhiều năm nay. Trong khi các mặt hàng có liên quan như các thiết bị loa đài, thiết bị âm thanh đều bị đánh thuế ở mức 10
~ 20% thì mức thuế nhập khẩu 3% tạo điều kiện giúp nhạc cụ Việt Nam có mức giá được người tiêu dùng trong nước chấp nhận được.
Các chính sách khác của nhà nước trong việc điều phối hàng hoá, quảng cáo đối với mặt hàng nhạc cụ hoàn toàn bình thường và không có qui định gì đặc biệt.
1.4 Sự thay đổi trong quan điểm xã hội
- Nhu cầu giải trí ngày càng tăng:
Cùng với sự phát triển của xã hội và sự gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người là sự gia tăng các dịch vụ giải trí cả về chất lượng và số lượng. Khảo sát nhu cầu vui chơi của giới trẻ trong năm 2008 cho thấy rạp chiếu phim, các quán cafe, quán bar là nơi được nhiều bạn trẻ ưa thích đến chơi trong các dịp cuối tuần. Trong phần này đề cập đến sự phát triển của các quán Bar chơi nhạc sống. Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có khoảng 2000 quán Bar, tại Hà Nội số lượng có ít hơn nhưng cũng có xu hướng tăng trong một vài năm tới. Nhu cầu giải trí liên quan đến âm nhạc phát triển dẫn đến nhu cầu nhạc cụ gia tăng. Một số mặt hàng nhạc cụ có tiềm năng kinh doanh ăn theo sự thay đổi xu hướng giải trí này của người dân như đàn Piano trang bị cho các quán cafe sang trọng, đàn organ, guitar, violon trang bị cho các quán Bar chơi nhạc sống.
- Sự thay đối quan điểm xã hội đối với việc học nhạc:
Trước kia, học nhạc được quan điểm chủ yếu chỉ dành cho dân chơi nhạc chuyên nghiệp. Khá nhiều gia đình dè dặt trong việc cho con cái học chơi nhạc cụ thì ngày nay, quan điểm xã hội hóa âm nhạc đã dần chiếm ưu thế. Trẻ em có thể bắt đầu học đàn từ năm 4 tuổi với lớp học âm nhạc Yamaha và theo học cho đến lúc trưởng thành. Đồng thời học nhạc trở thành một trong các môn năng khiếu được các bậc phụ huynh nghĩ đến đầu tiên khi con cái họ bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là lực lượng khách hàng đông đảo cho các sản phẩm nhạc cụ đàn Organ, Guitar và không ngừng tăng qua các năm. Không những gia tăng về số lượng, nhu cầu học nhạc còn dần mở rộng về mặt thể loại, không chỉ dừng ở một số nhạc cụ quen thuộc như Organ, Ghita mà mở rộng ra các nhạc cụ khác như trống, nhạc khí hơi, nhạc khí dây.
- Vị thế và thu nhập của những người hoạt động âm nhạc trong xã hội ngày càng được nâng cao:
Trong nhiều năm, xã hội Việt Nam tồn tại quan điểm “xướng ca vô loài” đối với ca sĩ và cách nhìn của xã hội đối với những người học nhạc, chơi nhạc và nhạc công cũng khá khắt khe. Người học nhạc ra ở mức trung bình chỉ có thể chơi nhạc tại các quán Bar, trong các dàn nhạc giao hưởng, đoàn ca múa với mức lương thấp. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, sự tăng cầu các dịch vụ vui chơi giải trí, số lượng các chương trình văn hóa văn nghệ đồng thời với sự phát triển của ngành công nghiệp âm nhạc và showbiz, vị thế của người học và chơi nhạc dần được nâng cao với thu nhập được cải thiện hơn trước.
2. Các thách thức đối với doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại Việt Nam
2.1 Trình độ âm nhạc của Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới
Sự thua kém về trình độ âm nhạc của Việt Nam so với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu được thể hiện qua 2 khía cạnh:
- Sự thua kém trong trình độ kỹ thuật, thể hiện cả về mặt chất và lượng. Như đã phân tích ở trên, ngày nay trên thế giới nhạc cụ số hóa đã dần trở nên phổ biến thì tại Việt Nam loại nhạc cụ này vẫn còn khá mới mẻ và ít được sử dụng. Sau gần 20 năm xây dung thị trường và phát triển, thị trường nhạc cụ Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các mặt hàng Organ, Piano rất quen thuộc. Các loại nhạc cụ điện tử khác như Piano điện vẫn còn là mới mẻ. Các dòng nhạc cụ điện tử có hàm lượng công nghệ cao như các loại đàn chuyên dụng có số lượng tiêu thụ rất ít và không ổn định. Sự thua kém về mặt kỹ thuật còn thể hiện thông qua khả năng khai thác nhạc cụ còn hạn chế. Bên cạnh mặt chất, mặt lượng được thể hiện ở số lượng những người học và hiểu biết về nhạc cụ còn rất ít, chủ yếu là thông qua kinh nghiệm và tự tìm hiểu.
- Sự thua kém trong trình độ nghệ thuật do các điều kiện chủ quan và khách quan. Điều kiện khách quan được nói đến ở đây bao gồm sự hạn chế các cơ sở đào tạo, hạn chế về kinh phí, cơ sở vật chất cùng với mô hình giáo dục còn mang đậm tính qui phạm và thiếu sáng tạo. Điều kiện chủ quan là do sự nỗ lực của cá nhân những người học nghệ thuật còn chưa đủ mạnh, chủ yếu thành công là những cá nhân sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ
thuật, còn lại phần lớn rẽ ngang hoặc không theo con đường nghệ thuật chuyên nghiệp sau khi ra trường.
2.2 Vấn đề nhân lực
Thiếu nhân lực không chỉ là vấn đề của riêng các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu và đây là vấn đề chung của xã hội Việt Nam hiện nay. Sự thiếu nhân lực được thể hiện cụ thể đối với ngành hàng này thông qua các nội dung:
- Thừa lao động phổ thông, thiếu lao động chất lượng cao, đặc biệt là nhân viên kỹ thuật khai thác sản phẩm. Các nhân viên kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu hiện nay chủ yếu không được đào tạo chính qui về kỹ thuật điện tử đối với mặt hàng này. Họ chú yếu tự học và tự đào tạo thông qua kinh nghiệm. Sự thiếu cán bộ khai thác sản phẩm là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao chưa phổ biến tại thị trường Việt Nam, và nguời tiêu dùng không khai thác được hết các tính năng của sản phẩm.
- Thiếu nhân lực tại các đặc thù của ngành âm nhạc: Do tính chất đặc thù, làm của ngành công nghiệp âm nhạc có những công việc đòi hỏi tính chất chuyên môn cao như kỹ sư âm thanh, kỹ sư lên dây đàn. Đây là những công việc đặc trưng và rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nào. Tuy nhiên tại Việt Nam, những người có hiểu biết và làm nghề này vẫn còn rất hiếm. Tại Hà Nội hiện nay chỉ có khoảng 3 nghệ nhân lên dây đàn Piano. Cả 3 trong số họ đều xuất phát là những nhạc công tự học và tìm hiểu dựa trên kinh nghiệm đối với công việc lên dây đàn. Tại Việt Nam hiện nay không có trường lớp đào tạo chính quy kỹ thuật lên dây đàn Piano. Mặt khác với công việc kỹ sư âm thanh, khai thác sản phẩm, tại Nhạc Viện Hà
Nội, Nhạc Viện Thành Phố Hồ Chí Minh và một số trường nhạc khác đã hình thành khoa đào tạo nhưng số lượng sinh viên theo học rất ít, chưa đến 20 người/ khoá.
- Thiếu các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp: Hiện nay trên cả nước có khoảng 50 trường đào tạo âm nhạc từ chuyên nghiệp đến bán chuyên nghiệp, tuy nhiên số lượng các khoa vẫn còn rất hạn chế và cơ sở vật chất kém. Trừ Nhạc viện Hà Nội và Nhạc Viện Thành Phố Hồ Chí Minh là 2 trường có qui mô và được đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, các trường khác như các trường cao đẳng văn hoá nghệ thuật, cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn. Ngoài ra tại Việt Nam, số lượng các khoa đào tạo còn rất ít, một số loại nhạc cụ hầu như chưa phát triển hoặc có rất ít người theo học như đàn Electone, Kỹ sư âm thanh. Nội dung đào tạo vẫn chỉ tập trung vào các nhạc cụ cổ điển quen thuộc như Piano, Ghita, Violon
- Khoa Organ tuy có nhiều người theo học nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật không theo kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ đối với mặt hàng luôn luôn biến đổi này. Đối với đàn Electon là loại nhạc cụ khá thành công ở các nước phát triẻn, cho đến nay sau 7 năm xuất hiện ở Việt Nam mới chỉ có 1 khoá đào tạo tại Nhạc Viện Hà Nội với số sinh viên theo học là 5 người. Cho đến nay chỉ còn 3 người còn đang theo học loại nhạc cụ này.
- Sự hạn chế trong các kỹ năng bán hàng, vi tính và ngoại ngữ: Do yêu cầu nhân viên phải là những người có hiểu biết về nhạc cụ, nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu chủ yếu là sinh viên, nhạc công tại các trường nhạc nhưng không theo nghề mà chuyển hướng sang kinh doanh. ưu điểm của nhóm nhân lực này là sự nắm vững và ít nhiều có hiểu biết về sản phẩm. Tuy nhiên nhược điểm của nhóm nhân lực này là thiếu
các kỹ năng kinh doanh cần thiết, khả năng vi tính và ngoại ngữ không đáp ứng được yêu cầu công việc.
2.3 Sự thiếu chuyên nghiệp trong công tác quản lý và hệ thống phân phối
- Các doanh nghiệp được thành lập từ lâu đời, chủ yếu là từ mô hình công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty gia đình
- Nhạc cụ là mặt hàng có giá trị nghệ thuật và công nghệ cao, đồng thời giá trị kinh tế có thể đạt đến rất lớn. Trị giá của một nhạc cụ có thể từ 100.000VND (Ví dụ các loại sáo) cho đến hàng trăm triệu đồng (đàn piano). Chính vì các lý do trên cùng với yêu cầu vốn lớn và hiểu biết về sản phẩm, đây là một ngành hàng ít có sự ra nhập thị trường của các doanh nghiệp. Từ năm 1998 đến nay trên thị trường tồn tại 3 doanh nghiệp chủ đạo hoạt động trong lĩnh vực này. Sự gia nhập thị trường chỉ diễn ra đối với các đại lý phân phối của các doanh nghiệp này hoặc với một số cửa hàng nhỏ nhập khẩu nhạc cụ đã qua sử dụng. Do được thành lập từ lâu đời nên các doanh nghiệp hiện nay vẫn duy trì mô hình quản lý kiểu cũ,thiếu chuyên nghiệp. Cả 3 doanh nghiệp đều là công ty Trách nhiệm hữu hạn theo mô hình công ty gia đình. Đây cũng là mô hình công ty khá phổ biến đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
- Hệ thống phân phối còn lỏng lẻo.
Sự lỏng lẻo trong hệ thống phân phối được thể hiện qua 3 khâu: Lỏng lẻo trong quan hệ giữa nhà nhập khẩu với đại lý, giữa đại lý và khách hàng và giữa nhà nhập khẩu với khách hàng.
Sơ đồ hệ thống phân phối đang được áp dụng hiện nay tại các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu: