Chính Sách Mở Rộng Cạnh Tranh Của Chính Phủ Mỹ Đã Phá Bỏ Các Rào Kiểm Soát Cần Thiết Của Thị Trường Tài Chính

hành dùng để cho vay thế chấp mua nhà thì giờ đây, nguồn vốn này dường như không bao giờ cạn kiệt.

Các ngân hàng đầu tư quốc tế đã thi nhau bơm vốn cho các công ty tài chính chuyên làm nhiệm vụ cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn hoặc thành lập các công ty cho vay của riêng mình. Hàng loạt chủ thể tham giao vào quy trình cho vay và chứng khoán hóa như ngân hàng đầu tư, công ty tài chính, môi giới cho vay, công ty định mức tín nhiệm, công ty quản lý quỹ, đều thu được những khoản thu nhập kếch sù. Và ngân hàng đầu tư là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất. Cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn có lợi suất rất cao vì ngân hàng đầu tư vừa thu lãi từ cung cấp vốn cho công ty tài chính, vừa thu lãi từ nghiệp vụ chứng khoán hóa. Lãi cao sẽ giúp việc hình thành các gói chứng khoán càng trở nên dễ dàng, và đây là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư lao vào thị trường mua các gói trái phiếu chứng khoán hóa đầy rủi ro này.

Lợi nhuận cao kết hợp với lòng tham đã dẫn đến lạm dụng việc cho vay nợ dưới chuẩn. Các thủ tục thẩm định thực hiện bởi các đại lý cho vay diễn ra hết sức lỏng lẻo và việc tiếp cận vốn tín dụng mua nhà trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn bao giờ hết. Những người có thu nhập thấp, đặc biệt là dân định cư lần đầu tiên có cơ hội mua nhà. Cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn lan nhanh ra toàn nước Mỹ. Giá bất động sản tăng nhanh chóng.

Hình 1: Thế chấp mua nhà dưới chuẩn ở Mỹ qua các năm

(đơn vị: tỷ USD)


635

530

330

185

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

120

700

Khủng hoảng tài chính toàn cầu và ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 3


600


500


400


300


200


100


0

2001 2002 2003 2004 2005 N¨m


(Nguồn: Financial Times, 2008)

Từ hình 1 ta thấy nếu như cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn mới bắt đầu hình thành từ những năm đầu 90 và phát triển rất chậm thì trong 5 năm gần đây con số này gia tăng một cách kỷ lục. Năm 2002, doanh số cho vay dưới chuẩn cung cấp cho thị trường khoảng 185 tỷ USD, năm 2003 là 330 tỷ, năm 2004 là 530 tỷ, năm 2005-2006 con số này đạt gần 700 tỷ USD hàng năm, chiếm khoảng 25% thị phần cho vay thế chấp mua nhà toàn nước Mỹ.

1.2. Chính sách mở rộng cạnh tranh của chính phủ Mỹ đã phá bỏ các rào kiểm soát cần thiết của thị trường tài chính

Nước Mỹ hơn 20 năm qua, từ thời Tổng thống Reagan, là nước cổ vũ mạnh mẽ cho việc xoá bỏ các luật lệ và cơ quan kiểm sát nhà nước đối với sản xuất và thương mại trong nước Mỹ, và dùng mọi biện pháp áp đặt các nước khác mở cửa tự do cho tư bản Mỹ. Để hiểu rõ những chính sách mở rộng cạnh tranh có tác động như thế nào đến hoạt động của nền tài chính Mỹ trong suốt những năm qua cũng như những nguy cơ tiềm ẩn hình thành nên cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay chúng ta sẽ đi sâu phân tích những chính sách đó cũng như cơ chế ảnh hưởng của nó đến nền tài chính.

1.2.1. Chính sách cho phép ngân hàng thương mại hoạt động đa năng và rộng khắp cả nước

Thay vì hạn chế mỗi ngân hàng ở một bang, ngân hàng được phép hoạt động trên khắp liên bang. Trước đó ngân hàng thương mại chỉ hoạt động thu nhận tiền ký gửi rồi cho vay. Sau thay đổi, ngân hàng thương mại cũng được hoạt động như một công ty đầu tư tài chính (investment banking), loại công ty này chỉ được làm dịch vụ tạo vốn đầu tư, tức là phát hành và buôn bán cổ phiếu công ty (tức là giúp tạo nguồn vốn tự có-equity), trái phiếu (nợ công ty). Loại hoạt động nhận tiền ký gửi và cho vay chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước như Cục Dự trữ Liên bang (FED), còn loại hoạt động liên quan đến chứng khoán sau đó không hề bị một rào cản nào, trừ việc tuân thủ các quy định buôn bán chứng khoán trên thị trường và nội dung các hợp đồng đã ký kết. Sau đại khủng hoảng năm 1929, Quốc hội đã ra luật Glass-Steagall 1933-35 phân biệt hai loại công ty hoạt động, và không cho phép ngân hàng làm dịch vụ phát hành và buôn bán cổ phiếu và trái phiếu, và bảo hiểm. Sự phá sản của các công ty đầu tư tài chính như Bear Sterns và Lehman, sự sáp nhập của Merrill Lynch vào ngân hàng thương mại, và việc xin phép chuyển hính thức hoạt động thành ngân hàng thương mại của hai tập đoàn còn lại là Goldman Sachs, Morgan Stanley trong kỳ khủng hoảng này coi như đã xoá sổ sự khác biệt giữa hai loại công ty trên nước Mỹ.


1.2.2. Chính sách cho phép mọi loại công cụ tài chính mới xuất hiện một cách không kiểm soát

Có thể nói thị trường tài chính Mỹ luôn chào đón bất kỳ công cụ tài chính nào, miễn là nó có khả năng khuếch đại dòng vốn và mang lại lợi nhuận cho các tập đoàn tài chính lớn trên thị trường. Các công cụ tài chính mới xuất hiện một cách không kiểm soát thậm chí ngay cả việc thu thập chính thức các

thông tin thống kê về chúng để theo dõi cũng không được quan tâm đúng mực. Mục đích chính của các loại công cụ này là tạo cơ hội cho các hoạt động đầu tư rủi ro, hay nói một cách dễ hiểu là cho phép các nhà đầu tư sử dụng mọi lỗ hổng, tạo ra sự tin tưởng mù quáng của đám đông để làm giàu. Thí dụ là chính sách cho công ty bảo hiểm bảo hiểm cả những gì không thể bảo hiểm được. Hoạt động bảo hiểm bình thường như y tế, tai nạn là dựa vào xác xuất thông kê các hiện tượng xảy ra ngẫu nhiên nhưng có thể tiên đoán trước được như tuổi thọ trung bình, tỷ lệ loại bệnh tật, tai nạn cháy nhà, xe cộ. Nhưng bảo hiểm giá trị chứng khoán (nợ hay cổ phiếu), nhất là chứng khoán không có bảo chứng thì hoàn toàn chỉ dựa vào niềm tin là thị trường (nhìn một cách tổng thể) không bao giờ xuống dốc. Khi thị trường xuống dốc toàn diện, các công ty bảo hiểm loại này bắt buộc phải phá sản, vì không thể lấy số thu của người thắng trả cho người thua, do ai cũng thua cả. Một ví dụ đáng kể nữa và là nguyên nhân trực tiếp gây ra khủng hoảng hiện nay là các chứng khoán lấy nợ mua nhà làm bảo chứng. Các công ty đầu tư, hoặc tập trung tiền của các nhà đầu tư, hoặc mượn tiền ngắn hạn rồi cho vay (mua nhà hoặc mua các tài sản khác kể cả tài sản tài chính) hoặc mua lại các giấy nợ, sau đó gộp chung các giấy nợ lại, chia làm các chứng khoán nhỏ đem bán cho các nhà đầu tư. Vì lòng tham, họ khuyến khích cho vay cả những người không có bảo chứng về tài sản hoặc thu nhập, lại nhử bằng lãi suất ban đầu rất thấp, đây là loại lãi suất biến thiên, sau 3 hoặc 5 năm là phình bong bóng theo lãi suất thị trường. Khi lãi suất tăng, bắt đầu từ năm 2004, rất nhiều người vay mất khả năng chi trả.

1.2.3. Chính sách cho phép các hoạt động hoàn toàn mang tính đầu cơ

Đây là một vấn đề khá phức tạp về mặt kỹ thuật nên trong khuôn khổ của khóa luận này không thể đề cập một cách chi tiết. Nhưng ví dụ sau cũng cho thấy sự nguy hại của các hành động cho đến mới đây được coi là hợp pháp này. Việc bán khống không cần vay các loại chứng khoán (naked

shorting) có thể coi là một trong những ví dụ điển hình nhất. Đây là hành động mà giới tài chính có thể sử dụng để đẩy giá một loại chứng khoán nào đó xuống để kiếm lợi nhuận. Họ bán chứng khoán ra hàng loạt (dù không có chứng khoán trong tay do không vay chứng khoán của nguời khác hoặc không chắc chắn sẽ vay được) tức là bán được giá cao và hệ quả của cung cầu trên thị trường là giá chứng khoán bị đẩy xuống, khi đó họ sẽ mua lại với giá thấp. Chính việc cho phép hành vi đầu cơ này cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng của thị trường chứng khoán Mỹ, làm cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu càng trở nên tồi tề hơn. Vì tình hình cấp bách hiện nay, ủy ban chứng khoán (SEC) đã phải ra lệnh cấm cả việc bán khống bình thường (tức là phải vay chứng khoán của ai đó thì mới có quyền bán) đối với một loạt các cổ phiếu công ty, như cổ phiếu GM chẳng hạn.

Có thể kết luận cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay là kết quả của một cuộc chạy đua kiếm tiền một cách cực kỳ tham lam của chế độ tư bản coi mọi định chế kiểm soát là kềm kẹp kiểu xã hội chủ nghĩa và cần phải loại bỏ. Nó bắt nguồn từ sự quản lý lỏng lẻo trong cho vay tín dụng dưới chuẩn và từ lòng tham của thị trường. Chứng khoán hóa là một công cụ tài chính thông minh song đã bị lợi dụng vào việc xấu gây nên hậu quả khôn lường. Các nhà đầu tư cần thấu hiểu các rủi ro trước khi mua các sản phẩm tài chính phức tạp nhằm tránh những tổn thất nặng nề. Đây cũng là bài học không thừa cho bất cứ quốc gia nào trong quá trình hội nhập và phát triển.‌

2. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

Trong phần trên chúng ta đã tìm hiểu và có những cái nhìn tương đối rõ ràng về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về những diễn biến chính của cuộc khủng hoảng này.

2.1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ

Do lo lắng về diễn biến lạm phát, Cục Dự trữ liên bang bắt đầu tăng dần lãi suất, dẫn đến việc thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu chững lại vào

đầu năm 2006. Trong khi vào giữa năm 2003 lãi suất căn bản của Fed chỉ có 1% thì vào giữa năm 2006 nó đã tăng lên đến 5,25%, bắt buộc các ngân hàng thương mại phải đẩy lãi suất cho vay tiền mua nhà lên cao hơn nhiều nữa. Tình hình lãi suất cao đã khiến số lượng người vay để mua nhà giảm đi. Giá nhà bắt đầu trượt dốc vì cung vượt cầu. Nhiều người mua nhà giá cao trước đây bắt đầu thấy giá thị trường của căn nhà đang sở hữu thấp hơn khoản nợ mà mình đang vay. Bên cạnh đó, rất nhiều người trong nhóm vay tiền với lãi suất dưới chuẩn bắt đầu mất khả năng trả nợ khi lãi suất của họ bị điều chỉnh trở lại theo lãi suất mới hiện hành khá cao. Họ muốn bán nhà để trả nợ cũng không được vì giá nhà thấp hơn khoản nợ do thị trường tụt dốc. Hệ quả là họ phải chấp nhận bỏ nhà cho ngân hàng trưng thu lại.

Việc ngày càng nhiều người không có khả năng trả nợ ngân hàng mỗi tháng dẫn đến việc trị giá của các MBS bị tụt dốc. Như đã nói lúc đầu, có rất nhiều nhà đầu tư ở Phố Wall đã mua MBS. Do đó, khi MBS mất giá thì việc tài sản của họ cũng bị mất theo. Điều dẫn đến việc thiếu hụt vốn trầm trọng. Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm MBS, chẳng hạn như AIG, cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi phải đứng ra bảo lãnh ngày càng nhiều các khoản nợ xấu. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại hoặc các công ty cho vay thế chấp còn giữ lại phần lớn các khoản vay cho mình (thay vì bán lại cho Fannie Mae chẳng hạn) cũng ở trong tình trạng dòng vốn và tín dụng bị cạn kiệt khi phải đương đầu với tỷ lệ mất khả năng trả nợ ngày càng cao của người vay thuộc nhóm dưới chuẩn.

Tóm lại, bởi vì có nhiều mối liên hệ chằng chịt giữa người vay và nhiều thành phần cho vay trực tiếp cũng như gián tiếp, việc tụt dốc của thị trường BĐS đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính nói chung. Mức độ lan tỏa và nghiêm trọng của vấn đề là do sự mua đi bán lại các công cụ tài chính phái sinh (các MBS và CDS) đã kéo quá nhiều các thành phần đầu tư, trong cũng như ngoài nước, vào cuộc chơi trong khi luật lệ của sân chơi thì vẫn

thiếu sót hoặc không rõ ràng. Và khi nền kinh tế hoạt động không hiệu quả, lãi suất tăng tạo nên gánh nặng trả nợ với những người thu nhập thấp, thất nghiệp gia tăng thì rủi ro cho vay nợ dưới chuẩn bị ảnh hưởng nhanh nhất.

Tháng 6/2007, sự kiện đánh dấu sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đó là sự kiện hai quỹ phòng hộ (hedge fund - một loại quỹ có tính đại chúng thấp và không bị quản chế quá chặt) của Bear Stearns (ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ) đã sụp đổ sau khi đầu tư quá mạo hiểm vào các chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ. Theo tính toán thì sự sụp đổ này đã khiến các nhà đầu tư vào hai quỹ chịu lỗ tổng số tiền 1,5 tỷ USD. Trong năm 2007, tổng số lỗ liên quan đến tín dụng dưới chuẩn của Bear Stearns là 1,9 tỷ USD, còn cổ phiếu của tập đoàn này thì thì mất giá hơn 50%.

Ngày 16-17/3/2008 Bear Stearns đã được bán cho Ngân hàng Đầu tư Mỹ JP Morgan Chase với giá 2 đôla một cổ phiếu. Vào tháng 1/2007, Bear Stearns đã đầy tự tin trước phố Wall và toàn thế giới khi cổ phiếu của ngân hàng này được giao dịch trên mức 172 USD/cổ phiếu. Song hơn một năm sau, vào tháng 3/2008, thị trường nhà đất của Mỹ bị sa lầy, ngân hàng đầu tư gần 100 năm tuổi này bắt đầu lâm vào tình thế cực kỳ khó khăn, thua lỗ đậm, giảm vốn lớn và không một ai muốn cho ngân hàng này vay mượn nữa. Cuối cùng, chính phủ phải vào cuộc bằng cách sắp xếp để JP Morgan mua lại Bear Stearns với một cái giá không ngờ.

Ngày 29/07/2008, tập đoàn dịch vụ vốn và môi giới đầu tư hàng đầu thế giới Merrill Lynch & Co., có trụ sở tại thành phố New York, thông báo bị thiệt hại tới 5,7 tỷ USD do các khoản nợ xấu trong quý III vừa kết thúc (theo tài khóa riêng). Thông báo này được đưa ra chưa đầy hai tuần sau khi Merrill Lynch công bố khoản thua lỗ 4,9 tỷ USD trong quý trước đó. Thua lỗ nặng đã đẩy giá cổ phiếu của Merrill Lynch trong ngày 29/7 giảm 11,6%, xuống 24,35 USD/cổ phiếu, chỉ bằng 1/3 giá trị cách đây một năm. Năm 2007, Merrill

Lynch bị thua lỗ tổng cộng 19,2 tỷ USD và có tới hơn 40 tỷ USD bị tác động bởi các khoản nợ xấu và tín dụng thế chấp.

Ngày 7/9 Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đoạt quyền kiểm soát hai tập đoàn chuyên cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac nhằm hỗ trợ thị trường nhà đất Mỹ.

Ngày 15/9 là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại sau vụ khủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào Tháng 9 năm 2001. Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm với mức giá cổ phiếu của Merrill Lynch trong thương vụ này là 29USD/cổ phiếu, thấp hơn 70% so với giá cổ phiếu của Merrill Lynch vào tháng 1/2006; American International Group - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố.

Ngày 16/9 Ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã đổ hàng tỉ USD vào các thị trường tiền tệ với nỗ lực hạ nhiệt tình trạng căng thẳng và ngăn chặn sự đóng băng của hệ thống tài chính toàn cầu. Cổ phiếu AIG giảm gần một nửa. FED công bố kế hoạch bơm 85 tỷ USD vào AIG và nắm giữ 80% cổ phần. Ngân hàng Barclays của Anh mua lại một phần tài sản tại Bắc Mỹ của Lehman với trị giá 1,75 tỷ USD.

Sau sự kiện Merrill Lynch bị Bank of America mua lại thì con con số năm tập đoàn tài chính lớn trên phố Wall nay chỉ còn lại hai đó là Goldman Sachs và Morgan Stanley. Tuy thiệt hại không trầm trọng như các tập đoàn kia nhưng hai tập đoàn này cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định từ cuộc khủng hoảng. Ngày 17/09 cổ phiếu của Morgan Stanley giảm mạnh. Ngày 20-21/9 chính phủ Mỹ đã công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD. Hai ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành tập đoàn ngân hàng đa năng, đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại Phố Wall.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022