Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

---------***----------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004 -2008


Họ và tên sinh viên : Trần Phương Lan

Lớp : Anh 4

Khoá 44

Giáo viên hướng dẫn : Ths. Lý Hoàng Phú


Hà Nội, tháng 5 năm 2009

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẶT HÀNG XĂNG DẦU VÀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI 4

I. VAI TRÒ CỦA XĂNG DẦU TRONG NỀN KINH TẾ 4

1. Nguồn gốc và các đặc tính cơ bản của mặt hàng xăng dầu 4

1.1. Nguồn gốc và phân loại xăng dầu 4

1.2. Các đặc tính cơ bản của mặt hàng xăng dầu 7

2. Vai trò của xăng dầu trong phát triển kinh tế tại các quốc gia trên thế giới 8

2.1. Vị trí của xăng dầu trong nền kinh tế hiện đại 8

2.2. Vai trò của xăng dầu đối với các quốc gia đang phát triển 10

II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI. 13

1. Nhu cầu 13

2. Nguồn cung 16

2.1. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) 16

2.2. Các nước xuất khẩu dầu mỏ không thuộc OPEC 22

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2004-2008. 28

I. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2004- 2008 28

1. Một số đặc điểm của thị trường xăng dầu Vịêt Nam 28

1.1. Thị trường xăng dầu Việt Nam là thị trường nhập khẩu 28

1.2. Các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường xăng dầu Việt Nam

...................................................................................................................31

2. Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2004-2008 33

II. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2008 40

1. Biến động giá xăng dầu tạo ra sức ép đối với đời sống kinh tế - xã hội

.............................................................................................................. 40

2. Giảm nguồn thu từ ngân sách Nhà nước 45

3. Xuất hiện tình trạng đầu cơ và buôn lậu xăng dầu 48

4. Nguy cơ lạm phát 50

III. NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN GÂY NÊN BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ XĂNG DẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2008 52

1. Nguyên nhân: 52

1.1. Tác động của biến động giá xăng dầu trên thế giới trong thời gian qua

...................................................................................................................52

1.2. Nhu cầu về xăng dầu ngày càng gia tăng của xã hội 54

1.3. Chính sách quản lý của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu 57

2. Sự cần thiết phải điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trường 59

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU TIẾT GIÁ XĂNG DẦU TRONG NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI 62

I. DỰ BÁO CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ TRONG THỜI GIAN TỚI 62

1. Nguồn cung 62

2. Nhu cầu 65

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU TIẾT GIÁ XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN TỚI 67

1. Sự cần thiết và định hướng của việc bình ổn giá xăng dầu trong nước

............................................................................................................. .67

2. Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước 68

2.1. Xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu, giảm bớt nhập khẩu xăng dầu ..68

2.2. Mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước 71

2.3. Sử dụng tiết kiệm lượng xăng dầu hiện có 76

2.4. Bảo đảm nguồn dự trữ xăng dầu trong nước 79

2.5. Tìm kiếm những nguồn năng lượng thay thế 81

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á

API : Viện dầu mỏ Mỹ

BP : Tập đoàn dầu khí Anh

CPI : Chỉ số giá tiêu dùng

DN : Doanh nghiệp

EIA : Cơ quan thông tin năng lượng

IEA : Cơ quan Năng lượng thế giới

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

IMF : Quỹ tiền tệ Thế giới

KD : Kinh doanh

NK : Nhập khẩu

NMLD : Nhà máy lọc dầu

NSNN : Ngân sách Nhà nước

OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

OPEC : Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Mức độ hao hụt xăng dầu trong quá trình vận chuyển

8

Bảng 1.2

Sản lượng tiêu thụ dầu của từng khu vực trên thế giới

11

Bảng 1.3

Sản lượng và thị phần trung bình của các nước xuất

khẩu dầu mỏ ngoài OPEC

23

Bảng 2.1

Các lần điều chỉnh giá xăng dầu năm 2008

37

Bảng 2.2

Tổng hợp lượng xăng dầu nhập khẩu 2004-2008

55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 - 1

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ


STT

Tên biểu

Trang

Biểu đồ 1.1

Sản lượng dầu tiêu thụ từ năm 1997-2007

13

Biểu đồ 1.2

So sánh nguồn cung dầu mỏ thế giới và của OPEC

18

Biểu đồ 1.3

Tỉ trọng nguồn cung dầu mỏ của OPEC

19

Biểu đồ 1.4

Các nước có tổng sản lượng dầu lớn nhất thế giới

năm 2007

24

Biểu đồ 2.1

So sánh lượng xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008

29


1. Sự cần thiết của đề tài

LỜI NÓI ĐẦU

Kể từ khi dầu mỏ được tìm thấy trên trái đất, một kỷ nguyên mới cho ngành năng lượng đã thực sự bắt đầu. Dầu mỏ, cùng với các sản phẩm dầu mỏ-trong đó có xăng dầu trở thành năng lượng không thể thiếu đối với loài người. Thị trường dầu mỏ thế giới liên tục biến động và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả các sản phẩm dầu mỏ. Nhu cầu dầu mỏ liên tục gia tăng ở các quốc gia trong khi nguồn cung dầu mỏ có hạn đã làm cho thị trường dầu mỏ liên tục căng thẳng trong những năm gần đây.

Một trong những sản phẩm dầu mỏ thiết yếu đối với đời sống là xăng dầu. Xăng dầu là nhiên liệu cần thiết cho tất cả các loại phương tiện hiện đại, giúp con người thuận tiện trong lưu thông, đi lại. Chúng cũng là nhiên liệu dùng cho máy móc trong sản xuất, gián tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Vì vậy, xăng dầu có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống dân sinh, sản xuất và thương mại.

Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế không ngừng, nhu cầu sử dụng năng lượng của con người tăng mạnh. Những tác động của cung-cầu và một số nhân tố khách quan khác khiến giá dầu thô trên thế giới liên tục tăng mạnh, kéo giá xăng dầu thế giới tăng cao. Trong khi đó, cho đến khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động vào tháng 02/2009, Việt Nam nhập khẩu 100% xăng dầu nên trực tiếp chịu ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu thế giới. Trong những năm gần đây đặc biệt là giai đoạn 2004-2008, giá cả xăng dầu trong nước luôn trong tình trạng bất ổn và khó dự đoán, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và tiêu dùng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, vấn đề đặt ra là cần tìm ra những nguyên nhân gây biến động giá từ đó rút ra các giải pháp cần thiết nhằm ổn định thị trường xăng dầu nội địa. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, em chọn vấn đề: “Tổng quan về thị trường dầu

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí