2. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu xử phạt là năm năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
3. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, quá thời hiệu xử lý hành chính, người trốn thuế không bị xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về thuế. Nhưng họ vẫn phải nộp số tiền thuế thiếu, trốn thuế (truy thu số tiền trốn thuế cho ngân sách nhà nước).
Trong khi đó theo quy định tại Điều 161 BLHS thì người phạm tội trốn thuế có thể phải chịu hình phạt nhất định về hành vi trốn thuế mà không quy định truy thu số tiền trốn thuế của người phạm tội.
Thuế là nghĩa vụ mà người phạm tội phải nộp vào ngân sách Nhà nước, nên trước tiên khi phát hiện hành vi trốn thuế phải thu lại số thuế đã mất do người phạm tội trốn sau đó mới áp dụng các hình phạt (tiền, cải tạo không giam giữa, tù có thời hạn) theo khung hình phạt quy định. Ngày 26/6/2013 Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC- VKSNDTC hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính và chứng khoán. Tuy nhiên, Thông tư này cũng không quy định có truy thu hay không truy thu số tiền thuế mà người phạm tội đã trốn. Do đó nếu Tòa án không quyết định truy thu số tiến thuế đã trốn thì Nhà nước mất một khoản thu ngân sách mà người phạm tội đã trốn. Còn nếu Tòa án tuyên truy thu số tiền trốn thuế thì thiếu căn cứ pháp luật hình sự. Nếu cơ quan thuế truy thu số tiền trốn thuế trước khi chuyển vụ án sang cho các cơ quan chức năng thì vi phạm về nguyên tắc “một hành vi vi phạm pháp luật chỉ
bị xử lý một lần”, vi phạm điểm b khoản 2, Điều 5 Thông tư số 166/2013/TT- BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
b) Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về thuế có dấu hiệu tội phạm đã chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã có quyết định khởi tố vụ án mà trước đó người có thẩm quyền xử phạt đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt; nếu chưa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với hành vi đó [1].
Việc không quy định vấn đề truy thu thuế dẫn đến việc có Tòa án không tuyên truy thu thuế khi xét xử, dẫn đến kháng cáo, kháng nghị. Liên quan đến vấn đề này, xin đưa ra một ví dụ: Vụ trốn thuế của Công ty TNHH thương mại, dịch vụ Diễm Như do bà Lê Thùy Diễm (SN 1970) chủ mưu. Theo cáo trạng của VKSND cấp sơ thẩm, tháng 8-2012, Trần Văn Tiên, Hồ Xuân Hòa đã thành lập 2 công ty “ma” là Công ty TNHH TMXD Cao Hòa Phát và Công ty Bảo Gia An nhằm mục đích in, mua bán trái phép hóa đơn GTGT. Khi đó, Công ty Diễm Như chuyên thu mua cà phê trôi nổi trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ nên Lê Thùy Diễm đã cấu kết với Tiên và Hòa mua 500 hóa đơn GTGT giả để hợp thức hóa đầu vào, trốn thuế. Diễm sử dụng 228 hóa đơn (nội dung ghi 2 công ty của Tiên, Hòa xuất bán tổng cộng hơn 7.800 tấn cà phê cho Công ty Diễm Như) để kê khai khấu trừ thuế GTGT, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế hơn 15 tỉ đồng.
Tháng 1-2014, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố Tiên, Hòa về tội “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ”; Diễm về tội “Trốn thuế” và “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ”. Đến tháng 6-2014, Tòa án đưa vụ án ra xét xử mà không mời hay báo cho Cục thuế - đơn vị đại diện quyền lợi của nhà nước bị xâm hại, tham dự.
Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên phạt Tiên 18 tháng tù, Hòa 15 tháng và Diễm 12 tháng tù, tất cả đều được hưởng án treo. Trong khi đó, hơn 15 tỉ đồng tiền thuế Diễm chiếm đoạt của nhà nước không được Tòa án tuyên thu về cho ngân sách.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Căn Cứ Pháp Lý Và Căn Cứ Khoa Học Của Việc Định Tội Danh
- Kết Quả Xét Xử Tội Trốn Thuế Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Những Vi Phạm, Sai Lầm Về Quyết Định Hình Phạt
- Tội trốn thuế theo Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 11
- Tội trốn thuế theo Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 12
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Tháng 12-2014, VKSND cấp tỉnh đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm bản án hình sự sơ thẩm này, đề nghị phải xét xử lại phần dân sự theo hướng buộc các đối tượng phải nộp số tiền thuế GTGT đã chiếm đoạt hơn 15 tỉ đồng.
- Thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể về tội trốn thuế và một số tội có những điểm giống nhau về hành vi. Như tội buôn lậu và tội trốn thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có điểm giống nhau về hành vi khai báo, khai báo gian dối, không đúng chủng loại, số lượng hàng khi làm thủ tục hải quan để trốn thuế. Trên thực tế vẫn có trường hợp cùng một hành vi nhưng khi xử tội này, lúc xử tội kia. Trong khi đó mức hình phạt chênh lệch giữa hai tội là rất lớn, tạo sự bất công (mức cao nhất ở Điều 153 là tù chung thân, còn mức cao nhất ở Điều 161 chỉ có 07 năm tù)
- Những quy định của pháp luật có liên quan đến quản lý thuế, còn bộc lộ nhiều sơ hở, gây khó khăn cho công tác xử lý tội phạm. Luật doanh nghiệp chưa quy định ràng buộc trách nhiệm trong quan hệ giữa thể nhân và pháp nhân nên có nhiều đối tượng đứng ra thành lập doanh nghiệp, nhưng thuê người khác làm giám đốc còn mình thì đứng đằng sau chỉ đạo mọi hoạt động nhằm trốn thuế. Mọi hoạt động họ không trực tiếp tham gia, không ký các chứng từ, hợp đồng kinh tế… khi bị phát hiện họ không bị xử lý nên vô hình chung đã để lọt tội phạm.
3.1.2. Năng lực của người tiến hành tố tụng còn hạn chế
Để có thể áp dụng luật đúng về tội trốn thuế, ngoài năng lực về chuyên
môn hình sự, tố tụng hình sự, người tiến hành tố tụng phải có am hiểu nhất định về lĩnh vực thuế, tài chính, quản lý kinh tế... Tuy nhiên, hiện nay người tiến hành tố tụng chưa được trang bị thường xuyên kỹ năng, kiến thức chuyên ngành về thuế, tài chính…; Đồng thời cán bộ làm công tác này luôn luân chuyển, thiếu cán bộ có kinh nghiệm đối với loại tội phạm này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến định tội danh, quyết định hình phạt không đúng, gây nên những thiếu sót, sai lầm trong việc định tội danh và quyết định hình phạt.
3.2. Dự báo tình hình tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội
Với nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao, lượng cung hàng hóa càng nhiều với các loại mặt hàng, dịch vụ đa dạng. Đáp ứng yêu cầu đó nhiều doanh nghiệp, công ty mới được thành lập với các ngành nghề sản xuất, kinh doanh đa dạng. Do đó, cần có biện pháp và chính sách quản lý Nhà nước hợp lý mới không các doanh nghiệp, người kinh doanh lách luật để trốn thuế làm thất thu nguồn thuế của ngân sách nhà nước.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu hơn trong nền kinh tế thế giới, nền kinh tế thị trường phát triển ở mức độ cao hơn. Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam từng bước mở hàng rào thuế quan đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo đó tội phạm buôn lậu có chiều hướng giảm, nhưng tội trốn thuế và buôn bán hàng giả sẽ tăng lên trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác liên quan đến thuế.
Cùng với sự phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ cũng phát triển, công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong quản lý doanh nghiệp, kinh doanh mua bán, thanh toán và công nghệ điện tử trong mọi hoạt động xã hội cũng là điều kiện phát triển một số loại tội phạm công nghệ cao, đồng thời tội phạm ngày càng sử dụng các phương thức, thủ
đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn, hiện đại hơn với việc áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước chúng ta đã tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự, chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, chủ động tấn công tội phạm, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều vụ án buôn lậu, trốn thuế, tội phạm kinh tế khác gây thất thoát nghiêm trọng tài sản của Nhà nước, tập thể gây bức xúc trong dư luận xã hội đã được phát hiện và xử lý kịp thời.
Tuy nhiên, tội phạm kinh tế nói chung và trốn thuế nói riêng vẫn diễn biến phức tạp, do các nguyên nhân cơ bản như: Sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ trong các tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn; Hệ thống pháp luật còn chưa hoàn chỉnh, việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng như các văn bản hướng dẫn còn chậm hoặc ban hành không theo kịp với thực tế phát triển kinh tế của đất nước; Tăng trưởng kinh tế chưa đi đôi với công bằng xã hội và đảm bảo các chính sách xã hội; Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế ở một bộ phận cán bộ còn chưa đầy đủ, phù hợp với tình hình mới. Mô hình và công tác tổ chức cán bộ còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn…
Trong xu thế phát triển chung của cả nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng phát triển: nhiều doanh nghiệp kinh doanh, cơ sở sản xuất được thành lập với sự phong phú về các mặt hàng cũng như các loại dịch vụ... Cùng với sự hội nhập Quốc tế, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cũng tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ công tác kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, cá nhân; kéo theo đó sẽ xuất hiện nhiều hành vi trốn thuế.
Từ tình hình và các nguyên nhân trên cho phép chúng ta dự báo tình hình tội phạm kinh tế nói chung và tội phạm trốn thuế nói riêng trong thời
gian tới (trong đó có thành phố Hà Nội) có thể gia tăng với hình thức tinh vi hơn, sảo quyệt hơn, mang màu sắc Quốc tế, có sự câu kết giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, có sự tiếp tay của một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất trong các cơ quan quản lý thuế nói riêng và trong các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong từng lĩnh vực chuyên môn nói chung. Cùng với đó phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.
3.3. Các giải pháp đảm bảo việc xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội đúng pháp luật
3.3.1. Hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn thi hành pháp luật
Qua thực tiễn xét xử đã bộc lộ các quy định liên quan đến tội trốn thuế còn thiếu chưa đồng bộ là một trong những nguyên nhân dẫn đến các sai lầm trong việc xét xử tội trốn thuế. Do đó hoàn thiện pháp luật về tội trốn thuế là cần thiết:
Để việc xử lý tội phạm trốn thuế được chính xác, đảm bảo tính giáo dục và răn đe tội phạm cũng như những người có ý định phạm tội, xin đưa ra phương hướng hoàn thiện Điều 161 BLHS năm 1999 như sau:
- Về hành vi trốn thuế: Cần xác định rõ hành vi trốn thuế, hành vi trốn thuế có thể được hiểu là hành vi vi phạm các quy định pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm. Đồng thời có thể mô tả rõ dấu hiệu pháp lý của hành vi trốn thuế trong điều luật hoặc có văn bản hướng dẫn áp dụng cụ thể, đặc biệt là những hành vi có điểm giống với một số tội phạm khác (buôn lậu). (Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2015 các nhà làm luật đã quy định cụ thể các hành vi trốn thuế trong điều luật tại Điều 200).
Đồng thời một số dấu hiệu như dấu hiệu đưa hối lộ; chống người thi
hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành công vụ; hủy hoại tài sản của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế và các cơ quan nhà nước khác có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý thuế khi chưa cấu thành tội phạm khác được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-BCA- TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 23/11/2004 là dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác khi số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng. Do đó cũng cần quy định khi số tiền dưới các mức quy định thuộc các khung khác mà có các hành vi trên thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với khung đó.
- Sửa đổi hình phạt đối với tội trốn thuế theo hướng mở rộng phạm vi qui định hình phạt tiền hơn nữa. Tội trốn thuế xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, mục đích người phạm tội hướng đến là một khoản tiền nhất định. Do đó, cần nghiên cứu để có thể qui định hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính duy nhất đối với khung hình phạt ít nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân làm thu hẹp khả năng áp dụng hình phạt tiền là theo quy định của pháp luật hiện hành hình phạt tiền được quy định là một chế tài lựa chọn bên cạnh hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù. Do đó với các trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng và hình phạt tiền được quy định là chế tài lựa chọn bên cạnh hình phạt cải tạo không giam giữ thì nên sửa đổi theo hướng quy định hình phạt tiền là hình phạt độc lập, hay nói cách khác hình phạt tiền là hình phạt duy nhất được áp dụng trong trường hợp đó.
Với trường hợp phải qui định hình phạt tù là hình phạt chính thì cần nghiên cứu theo hướng qui định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung bắt buộc.
Việc quy định như vậy bởi mục đích chính mà người phạm tội trốn thuế hướng đến là mục đích kinh tế, do đó việc áp dụng chế tài kinh tế đối với các trường hợp ít nghiêm trọng là đủ đảm bảo tính răn đe, cũng như giáo dục người phạm tội cũng như người khác có ý định phạm tội.
- Nên quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân: Theo quy định của luật hình sự hiện hành thì chủ thể của tội phạm nói chung cũng như tội trốn thuế nói riêng chỉ là cá nhân, còn pháp nhân không là chủ thể của tội phạm. Trên thực tế, hành vi trốn thuế của các doanh nghiệp là chủ yếu, việc trốn thuế của các doanh nghiệp thường có mức độ nguy hiểm cao hơn và gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Trong khi đó theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ xử lý hình sự đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, người có chủ trương hay trực tiếp thực hiện việc trốn thuế mà doanh nghiệp trốn thuế đem lại “lợi ích” chung cho cả doanh nghiệp; và quyết định thực hiện hành vi trốn thuế của doanh nghiệp thường là của Hội đồng quản trị. Việc quy định như vậy chưa phát huy tính răn đe người phạm tội, đặc biệt là đối với các tổ chức, doanh nghiệp trốn thuế. (Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2015 đã quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân nói chung và trách nhiệm của pháp nhân có hành vi trốn thuế nói riêng)
- Cần quy định bổ sung về việc truy thu tiền thuế mà người phạm tội đã trốn để đảm bảo nguồn thu của ngân sách Nhà nước mà theo quy định người trốn thuế phải có nghĩa vụ nộp. Quy định như vậy mới đảm bảo được sự công bằng, đảm bảo người trốn thuế phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với Nhà nước sau đó mới phải chịu phạt về hành vi vi phạm luật hình sự. Đồng thời việc quy định về việc truy thu thuế cũng phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý thuế, và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, đảm bảo sự thống nhất trong nguyên tắc xử lý vi phạm.
- Cần có văn bản hướng dẫn quy định của Bộ luật hình sự 1999 về tội trốn thuế
Như đã đề cập ở trên, những quy định của tội trốn thuế còn có những cách hiểu, cách giải thích khác nhau, còn có những sai lầm trong việc định tội danh đối với các tội có những đặc điểm giống nhau về dấu hiệu hành vi... Điều này