Tình Hình Số Vụ Có Dấu Hiệu Trốn Thuế Với, Số Vụ Án


có giá trị thiệt hại lớn hơn do, có sự bảo kê, bao che, tiếp tay của một bộ phận cán bộ công chức trong các cơ quan công quyền. Ngoài ra, do sự phát triển của công nghệ, khoa học hiện đại mà thủ đoạn trốn thuế cũng tinh vi hơn, trong khi đó trình độ của bộ máy quản lí nhà nước nhiều khi chưa theo kịp để

đấu tranh phòng ngụa, ph²t hiện v¯ xừ lí tội ph³m trốn thuế “công nghệ cao”.

Quản lí nhà nước được đặt trong sự lãnh đạo của Đảng, do vậy muốn tạo được sự chuyển biến trong hoạt động của bộ máy nhà nước trước hết Đảng phải đóng vai trò chủ động, tích cực định hướng, lãnh đạo công cuộc cải cách,

đổi mới hệ thống, bộ máy, cách thức hoạt động của quản lí nhà nước. Đấu tranh với tội phạm trốn thuế cũng đòi hỏi phải được xác định trong đường lối, chính sách của Đảng, thể hiện quan điểm chỉ đạo, có tác dụng tích cực đến không chỉ hoạt động của bộ máy nhà nước mà còn đến toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội.

2.1.1.3. Các vấn đề xã hội khác

Các vấn đề xã hội khác tác động đến tội phạm trốn thuế ở những mức

độ và tính chất khác nhau. Trong thời gian qua, môi trường xã hội ở nước ta đã

đạt được những cải thiện rõ rệt. Đời sống nhân dân nói chung được nâng cao, các vấn đề xã hội như việc làm, thu nhập, điều kiện sống của dân cư, sinh hoạt văn hoá đã có nhiều khởi sắc.

Có thể khẳng định, những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế xã hội trong công cuộc đổi mới

đất nước, tuy nhiên bên cạnh đó, chúng ta vẫn còn những tồn tại, thiếu sót nhất định. Những thành tựu và những mặt hạn chế đó có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới diễn biến của tình hình tội phạm cũng như quá trình tổ chức phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm trốn thuế nói riêng.

Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế - 9

Văn kiện Đ³i hội Đ°ng IX đ± nhận xét: “Tình tr³ng tham nhủng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ

đảng viên trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong các tổ chức kinh tế là


một nguy cơ lớn đe doạ trực tiếp tới sự sống còn của chế độ ta. Tình trạng lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến”. Sứ suy tho²i về đ³o đữc cĐa một bộ phận cán bộ, đảng viên đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước. Nổi cộm nhất là tâm lý nghi hoặc việc đóng thuế có được Nhà nước sử dụng hiệu quả cho các mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước không, hay lại rơi vào túi của một bọn người tha hóa, đục khoét đang trà trộn vào trong bộ máy nhà nước.

Thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm sâu sắc để giải quyết các vấn đề xã hội như : nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế, an sinh, đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân nhìn chung đã có những cải thiện đáng kể. Với chủ trương xã hội hóa giải quyết các vấn đề về văn hóa, xã hội, không hiếm các hình thức doanh nghiệp tham gia vào hoạt động văn hoá trong các lĩnh vực như phát hành sách, văn hoá phẩm, phim ảnh, tổ chức biểu diễn nghệ thuậthay tham gia giải quyết các vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, tạo thu nhập cho các đối tượng chính sách, môi trường, y tế, thể dục thể thaoSố lượng các doanh nghiệp mới

được thành lập trong các lĩnh vực này tương đối lớn, chính vì thế mà số tiền thuế mà các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hoạt động trong các ngành nghề

đó cũng đóng góp cho ngân sách một nguồn thu đáng kể. Tuy vậy, chính sự xuất hiện của các lĩnh vực kinh doanh mới cũng đã kéo theo những kiểu làm

ăn gian lận, trốn thuế mới, thủ đoạn, hình thức trốn thuế mới.

Bên cạnh những vấn đề đã đạt được, một số vấn đề về văn hoá xã hội vẫn còn bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết như tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu viêc làm ở nông thôn còn ở mức độ cao, đang là một trong những vấn đề nổi cộm của đời sống xã hội. Chất lượng giáo dục và đào tạo thấp so với yêu cầu, trong đó có những tiêu cực đáng lo ngại; chi phí học tập cao so với khả năng thu nhập của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn.


Mức sống nhân dân, nhất là nông dân ở một số vùng quá thấp, chính sách tiền lương và phân phối trong xã hội còn nhiều bất hợp lí, sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh chóng. Tình trạng khiếu kiện của nhân dân ở nhiều nơi kéo dài và phức tạp, chưa được các cấp các ngành quan tâm và giải quyết kịp thời, triệt

để là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến xuất hiện một số điểm nóng về trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. Cơ chế chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực phát triển. Một số cơ chế chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi, việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các văn bản hướng dẫn còn chậm hoặc không theo kịp với thực tế cũng là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế xã hội.


2.3.4. Thực trạng và diễn biến của tội trốn thuế

2.3.4.1 Tình hình tội phạm chung

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu thực trạng tình hình tội trốn thuế trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2005. Đây là giai đoạn triển khai luật doanh nghiệp 1999 với những biến chuyển lớn trong nền kinh tế, các sắc thuế mới như : thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp... đã dần thích nghi với đời sống xã hội. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong quan hệ hợp tác kinh tế toàn cầu cùng những thay đổi sâu sắc trong thể chế quản lý kinh tế. Trên hết, giai đoạn này cũng phản ánh những diễn biến mới nhất của tình hình tội trốn thuế.

Trong 5 năm vừa qua, lợi dụng sở hở trong chính sách thuế và yếu kém khâu kiểm tra giám sát của cơ quan thuế, cộng với sự thông thoáng của Luật doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh, nhiều doanh nghiệp và tư nhân đã có những hành vi vi phạm pháp luật thuế, nổi lên là lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, trốn thuế nhập khẩu.


Tình hình vi phạm trong lĩnh vực thuế nói chung, và trón thuế nói riêng hết sức phức tạp, thể hiện trên các mặt sau :

Theo báo cáo của ngành thuế, từ năm 2001 đến nay, tống số các vụ có dấu hiệu trốn thuế, vi phạm nghiêm trọng trong thực hiện các luật thuế vượt quá thẩm quyền xử lý của cơ quan thuế phải chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra, khởi tố là 1.616 vụ, song mới khởi tố được 553 vụ.

Qua số liệu thống kê của các cơ quan Công an, Kiểm sát và Tòa án thì từ năm 2001 đến 2005 nay, số trong số 553 vụ vi phạm trốn thuế được khởi tố, chỉ có 123 vụ được đưa ra xét xử. Số vụ việc đã được khởi tố, điều tra thì chỉ bằng 1/3 số vụ việc đã được cơ quan thuế phát hiện có dấu hiệu trốn thuế. Số vụ việc được đưa ra xét xử chỉ bằng 22% so với số vụ việc đã khởi tố.

Biểu đồ 2.1 : Tình hình số vụ có dấu hiệu trốn thuế với, số vụ án

được đưa khởi tố và đưa ra xét xử từ năm 2001 đến năm 2005


1800


1500


1200


900


600


300


0

S ố v ụ v i p h ạ m S ố v ụ k h ở i tố S ố v ụ x é t x ử


Số liệu, và biểu đồ nêu trên có thể thấy, trong 5 năm vừa qua mặc dù số lượng vi phạm trốn thuế được phát hiện khá nhiều, song 75% số vụ việc không khởi tố, và trên 90% số vụ việc không được đưa ra xét xử. Có nhiều nguyên nhân để số vụ việc trên không được khởi tố, truy tố, xét xử nhưng có ba nguyên chính sau: thứ nhất hành vi vi phạm chưa đủ yếu tố cấu thành tội


phạm nên vụ việc không được khởi tố, hoặc đình chỉ vụ án. Nguyên nhân thứ hai là do hành vi đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nhưng do bọn tội phạm đã dùng nhiều thủ đoạn để che mắt cơ quan chức năng, kể cả thủ đoạn mua chuộc làm cán bộ thụ lý vụ việc, dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Nguyên nhân thứ ba là các thủ tục tố tụng ở khâu trước chưa kết thúc, dẫn đến khâu sau chưa thể bắt đầu được. Ví dụ như hoạt động điều tra kéo dài quá lâu do vụ việc phức tạp, hoặc do cơ quan điều tra chưa tập trung, dẫn đến khâu truy tố, xét xử chưa thực hiện được.

Để có điều kiện xem xét, đánh giá được đầy đủ thực trạng về tội trốn thuế và công tác điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này, cần so sánh với tình hình xét xử các tội phạm kinh tế nói chung.

Biểu đồ 2.2 : Tình hình số vụ trốn thuế và số vụ xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đã được đưa ra xét xử từ năm 2001 đến năm 2005


S ố v ụ á n tr ố n th u ế


S ố v ụ á n x â m p h ạ m tr ậ t tự q u ả n lý k in h t ế

1000

750

500

250

0

2001

2002

2003

2004

2005


Biểu đồ 2.2 : Tình hình số bị cáo phạm tội trốn thuế và các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đã được đưa ra xét xử từ năm 2001 đến năm 2005


S ố b ị c á o v ề tộ i tr ố n th u ế


S ố b ị c á o v ề tộ i x â m p h ạ m tr ậ t tự q u ả n lý k in h t ế

1500

1250

1000

750

500

250

0

2001

2002

2003

2004

2005

Từ năm 2001 đến năm 2005, mỗi năm có từ trên 600 đến trên 800 vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được đưa ra xét xử. Nếu so sánh số vụ án trốn thuế được với tổng số vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thì số lượng vụ án trốn thuế chỉ bằng 3 đến 3,5% số vụ án kinh tế, và số bị cáo trốn thuế bằng 3 đến 6% số bị cáo phạm tội về kinh tế nói chung. Mặc dù có môi trường, và nguyên nhân phạm tội mang nhiều điểm chung, song số lượng vụ

án và số bị cáo trốn thuế được đưa ra xét xử có tỷ lệ rất thấp so với tổng số các vụ án kinh tế.


Các số liệu thống kê về số vụ án trốn thuế đã đưa ra xét xử là cơ sở chắc chắn nhất về thực trạng trốn thuế, vì vậy nó được coi là số liệu đầu tiên, và căn bản để nghiên cứu tình hình tội trốn thuế. Theo lý luận của tội phạm học thì số lượng tội phạm nói trên là tội phạm rõ, tức là phần tội phạm đã được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và đưa vào thống kê tư pháp. Tuy nhiên để đánh giá được hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế chúng ta không thể chỉ căn cứ vào số lượng tội phạm đã được xử lý và thống kê, mà phải so sánh nó với tình hình tội trốn thuế đang diễn ra trên thực tế kể cả phần chưa được thống kê, chưa được xử lý.

Theo lý luận chung về tội phạm học thì tình hình tội phạm tồn tại như một chỉnh thể thống nhất khách quan, gồm hai phần : tội phạm đã được phát hiện (tội phạm rõ), và tội phạm chưa được phát hiện, hoặc chưa được thống kê (tội phạm ẩn). Quan hệ giữa phần tội phạm ẩn và phần tội phạm rõ là quan hệ bù trừ, nghĩa là khi phần tội phạm rõ lớn hơn thì phần tội phạm ẩn nhỏ và ngược lại. Vì vậy các số liệu về tội trốn thuế được thống kê ở trên chính là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, xác định phần tội phạm trốn thuế chưa được thống kê, phát hiện.

Theo số liệu thống kê của Toà án tối cao về tình hình xét xử trong 5 năm qua thì trung bình mỗi năm chỉ có khoảng 30 vụ phạm tội tội trốn thuế, với trung bình khoảng 40 bị cáo được đưa ra xét xử. So sánh với số tỉnh, thành phố trên cả nước thì trung bình một năm cứ hai tỉnh, thành phố mới có một vụ phạm tội trốn thuế bị đưa ra xét xử. Nếu so sánh với dân số cả nước thì cứ 2 triệu người mới có một người phạm tội trốn thuế. Tỷ lệ trên cho thấy số lượng tội phạm trốn thuế bị xét xử rất thấp, và thực sự là một con số lý tưởng đối với công tác quản lý thuế nếu số lượng tội phạm ẩn không cao.

Bên cạnh các số liệu thống kê tư pháp, để xác định phần ẩn của tội phạm trốn thuế cần phải dựa vào nguồn thông tin khác như: thông tin của cơ quan thuế, quản lý thị trường, hải quan, cơ quan đăng ký kinh doanh...là các


đơn vị trực tiếp tham gia quản lý thuế. Về phía xã hội cần đặc biệt quan tâm

đến những phản ánh của báo chí, công luận, và chính các đối tượng nộp thuế,

đồng thời dựa trên việc phân tích lô gic nguyên nhân và điều kiện phạm tội để

đưa ra những nhận định khoa học về tình hình tội phạm trên thực tế.

Theo Báo cáo đánh giá công tác thuế giai đoạn 2001 - 2005 của Tổng Cục thuế thì: "Tình trạng thất thu thuế ở một số khoản thu, sắc thuế ở hầu hết các địa phương khá phổ biến, đặc biệt là các đô thị lớn mức độ thất thu cao hơn, nhất là khu vực kinh tế dân doanh, nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh chưa kê khai đúng số thuế phải nộp. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao còn thất thu, đặc biệt là các cá nhân hành nghề tự do." Báo cáo trên đã phản ánh tỷ lệ tội phạm ẩn trong lĩnh vực thuế có thể là một con số không nhỏ.

Để xác định rõ hơn về tỷ lệ ẩn của tội phạm trốn thuế, chúng ta sẽ phân tích dựa trên nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Căn cứ vào nguyên nhân của hiện tượng tội phạm ẩn, lý luận tội phạm học chia tội phạm ẩn làm ba loại : tội phạm ẩn tự nhiên, tội phạm ẩn nhân tạo, và tội phạm ẩn thống kê.

Hiện tượng tội phạm trốn thuế ẩn tự nhiên là những vụ phạm tội trốn thuế đã diễn ra trên thực tế nhưng các cơ quan chức năng không có thông tin về chúng, và chúng không chịu bất kỳ sự tác động nào từ phía Nhà nước và xã hội. Đa số tội phạm ẩn tự nhiên là do kẻ phạm tội đã sử dụng những thủ đoạn tinh vi, sảo quyệt để thực hiện trót lọt tội phạm và không bị phát hiện. Tuy nhiên đối với tội trốn thuế, tỷ lệ tội phạm ẩn còn có một nguyên nhân quan trọng nữa là do sự yếu kém trong công tác quản lý kinh doanh và quản lý thuế ở nước ta.

Hiện nay các cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế chưa có biện pháp hữu hiệu để phát hiện và xử lý các đối tượng kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, không kê khai nộp thuế. Hiện tượng này diễn ra phổ biến trong các lĩnh vực : thầu xây dựng nhà dân, cá nhân buôn bất động sản, mua bán ô

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023