phát triển mạnh nên các giao dịch trên mạng là loại hình giao dịch hợp pháp và được công nhận rộng rãi trên thế giới, vì vậy chúng ta không thể giữ mãi hình thức thực hiện các giao dịch bằng giấy tờ, dấu và chữ kí tay. Rõ ràng giữa Việt Nam và thế giới vẫn còn khoảng cách khá xa về công nghệ, đòi hỏi ngành thuế phải nâng cao trình độ nghiệp vụ, ứng dụng các công nghệ hiện
đại để quản lý và phát hiện đối tượng trốn thuế.
- Trong những năm trở lại đầy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng làm ăn có hiệu quả, tuy vậy hiện còn nhiều doanh nghiệp khu vực này đang trốn tránh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Theo thống kê của Tổng cục thuế, năm 2002, số thuế thu về từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ bằng 96,4% so với năm 2001. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng một mánh khoé để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng hiện vẫn chưa được coi là hành vi phạm tội trốn thuế, đó là thủ đoạn chuyển giá, nhằm tạo lỗ giả. Nội dung thủ đoạn này là các doanh nghiệp này nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ một công ty có quan hệ mật thiết (cùng tập
đoàn, cùng chủ sở hữu...) tại nước người với giá mua nguyên liệu cao hơn nhiều so với thực tế. Với chi phí cao như vậy doanh nghiệp sẽ thua lỗ, không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thực chất các doanh nghiệp này đã gửi khoản lợi nhuận thông qua đơn vị xuất khẩu nguyên liệu. Tại tỉnh Bình Dương, trong số 302 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ có 40 doanh nghiệp khai báo là có lãi. Tỉ lệ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khai báo kinh doanh có lãi tại các địa phương khác cũng ở mức tương đương.
- Bên cạnh đó, trong thời giai đoạn hiện nay, các hình thức gian lận thuế mới xuất hiện như gian lận hoàn thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ở khu kinh tế thương mại tự do, gian lận thuế trong các ngành kinh doanh bảo hiểm, thuế nhà thầu.
Về mức độ phổ biến của tội trốn thuế
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm trốn thuế, có thể nói diễn biến của loại tội phạm này đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng. Có thể nói, trong nền kinh tế hiện nay, những doanh nghiệp làm ăn chân chính, không liên quan đến gian lận thuế nói chung và trốn thuế nói riêng không phải là nhiều, không chiếm một tỉ lệ lớn hơn so với phần còn lại. Từ nhận định trên có thể thấy mức độ phổ biến của tội phạm trốn thuế hiện nay. Từ những hình thức trốn thuế đơn giản như kê khai hoá đơn không chính xác, lập hai hệ thóng sổ sách hạch toán riêng, một loại lưu hành nội bộ và một loại để quyết toán thuế với cơ quan thuế... đến những hình thức gian lận thuế tinh vi hơn như đã phân tích ở trên cho thấy được thực trạng này.
Về hậu quả, tội phạm trốn thuế có chiều hướng gây ra hậu quả ngày càng nghiêm trọng mà cụ thể là giá trị thiệt hại ngày càng lớn.
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Và Các Yếu Tố Có Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Đấu Tranh Phòng, Chống Tội Trốn Thuế
- Tình Hình Số Vụ Có Dấu Hiệu Trốn Thuế Với, Số Vụ Án
- Diễn Biến, Cơ Cấu Của Tình Hình Tội Trốn Thuế
- Nguyên Nhân Và Điều Kiện Liên Quan Đến Quản Lý Nhà Nước
- Nguyên Nhân Và Điều Kiện Liên Quan Đến Công Tác Phát Hiện, Xử Lý Vi Phạm, Tội Phạm
- Định Hướng, Quan Điểm Về Đấu Tranh Phòng, Chống Tội Trốn Thuế
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Một trong những vụ trốn thuế có giá trị gây thiệt hại lớn nhất trong thời gian gần đây là vụ việc xảy ra tại cửa hàng miễn thuế Cảng Sài Sòn. Cửa hàng miễn thuế Cảng Sài Gòn là đơn vị trực thuộc công ty cổ phần xuất nhập khẩu và dịch vụ Cảng Sài Gòn, Tổng cục hải quan. Nguyễn Thị Thuý Hạnh là phó chủ nhiệm cửa hàng nhưng lại trực tiếp điều hành mọi hoạt động tại đây. Theo quy định, cửa hàng được phép nhập khẩu hàng hoá miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT để bán cho những đối tượng xuất nhập cảnh, không được phép bán hàng vào thị trường trong nước nếu không được phép của Bộ thương mại. Tuy vậy, từ năm 1999 đến 2004, Hạnh đã cung cấp hàng cho nhân viên hải quan, bộ đội biên phòng làm việc tại cảng Sài Gòn, sau đó chỉ đạo nhân viên hợp thức hoá bằng cách sửa chữa, ghi thêm lượng hàng bán sai quy định vào các hoá đơn bán hàng cho tàu biển và cho ra đời các hoá đơn bán lẻ khống. Với thủ đoạn ghi khống hoá đơn bán lẻ, tổng cộng đường dây này đã ghi thêm 2.558 hoá đơn với tổng số lượng hàng hoá trị giá hơn 3,6
triệu USD. Cũng từ những hoá đơn khống này, Hạnh nhận luôn khoản tiền hoa hồng 2% trên tổng giá trị hoá đơn mà đáng lẽ thuộc về khách hành mua thực. Một phần khoản tiền này được chi vào bồi dưỡng cho cán bộ hải quan. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có kết luận điều tra xác định Nguyễn Thị Thuý Hạnh cùng các đồng phạm đã tuồn ra ngoài gần 131.000 bao thuốc lá, trên 227.000 chai rượu và trên 23.000 lon bia ngoại, trốn thuế trên 131 tỷ
đồng. Từ những hành vi trên, cơ quan công an đã đề nghị truy tố Nguyễn Thị Thuý Hạnh, Phan Thuỵ Phượng Uyên (em họ Hạnh và là nhân viên bán hàng của cửa hàng miễn thuế) về các tội buôn bán hàng cấm và trốn thuế. Hai nhân viên hải quan cảng Sài Gòn là Hoàng Ngọc Sanh và Nguyễn Hồng Phấn cũng bị đề nghị truy tố về cùng tội danh nêu trên.
Ngoài ra, một vụ trốn thuế có giá trị thiệt hại lớn đang trong giai đoạn
điều tra, có liên quan đến một đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng là một ví dụ điển hình về mức độ nghiêm trọng của các vụ trốn thuế, trong tình hình diễn biến của tội phạm trốn thuế giai đoạn hiện nay. Vũ Hưng Bình là đại biểu Hội đồng nhân dân TP HCM, cũng đồng thời là giám
đốc công ty TNHH Phương Trinh (TP HCM). Theo kết quả xác minh ban đầu,
ông Bình cùng một số người đã tổ chức nhập lậu xe tải đã qua sử dụng từ Hàn Quốc về Việt Nam. Họ đã lập nhiều doanh nghiệp để lấy tư cách pháp nhân thực hiện việc này. Với gần 100 ô tô đã đưa về Việt Nam, đường dây này đã trốn thuế nhập khẩu và thuế GTGT khoảng 13 tỷ đồng. Liên quan đến vụ án, cơ quan điều tra cũng đã khởi tố Nguyễn Phát Đạt, giám đốc công ty TNHH Ngọc Èn, và hai cộng sự Mai Quý Cường, Nguyễn Thanh Hải. Sau khi bị khởi tố, gia đình ông Bình và một số người khác đã nộp hơn 2 tỷ đồng cho cơ quan
điều tra để khắc phục hậu quả.
Hậu quả của tội phạm trốn thuế gây nguy hại cho những quan hệ xã hội
được luật pháp bảo vệ. Hậu quả của tội phạm trốn thuế có thể được nhìn nhận trên các góc độ sau :
+ Tội phạm trốn thuế làm vẩn đục môi trường kinh doanh, tạo sự bất bình dẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, kìm hãm sự phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội nói chung. Bất cứ chủ thể nào tham gia vào sản xuất kinh doanh đều có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, các chủ thể trốn thuế đã lảng tránh nghĩa vụ và quyền này trong khi các chủ thể khác vẫn nộp thuế nghiêm chỉnh. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng ở chỗ cùng tham gia kinh doanh nhưng một số người được hưởng lợi nhiều hơn nhờ những thủ đoạn gian lận, những hành vi phạm tội.
+ Tội phạm trốn thuế gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, xâm phạm trật tự quản lí nhà nước trong lĩnh vực thuế nói riêng và trật tự quản lí kinh tế nói chung. Trốn thuế làm thất thu cho ngân sách nhà nước, ở khía cạnh sâu xa hơn là từ nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng cũng làm giảm sự đầu tư vào phúc lợi xã hội, sự điều tiết thu nhập chung, ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội nói chung.
2.3.6. Nhân thân người phạm tội trốn thuế
Người phạm tội trốn thuế thường là các chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đa số trong số đó là giữ vai trò là chủ cơ sở kinh doanh, chủ doanh nghiệp, hoặc giữ các vị trí quản lý như giám đốc, kế toán trưởng. Đó là những chủ thể có tiềm lực kinh tế, có những hiểu biết nhất
định liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ kinh tế, kế toán, luật pháp. Chính vì vậy, những hành vi vi phạm pháp luật thuế của họ càng được che giấu, tinh vi và khó phát hiện hơn các chủ thể vi phạm khác.
Theo số liệu thống kê của Toà án tối cao, hầu hết các bị cáo phạm tội trốn thuế có tuổi đời từ 18 đến trên 30 tuổi. Những người thuộc độ tuội này mới tham gia vào hoạt động kinh doanh, có tính cách khá liều lĩnh và tham vọng làm giàu, có thể bằng mọi giá để làm giàu, đôi khi là cả hành vi phạm pháp.
2.4. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội trốn thuế
2.4.1. Nguyên nhân và điều kiện thuộc về tâm lý xã hội
Lịch sử Việt Nam đã hằn sâu trong tiềm thức của người dân những ấn tượng tiêu cực về thuế. Đó là dấu ấn của những thời kỳ lịch sử mà thuế là một hành vi cưỡng bức, chứa đựng đầy bất công, nguồn gốc và biểu hiện của sự áp bức chính trị… gắn với thời kỳ lịch sử của chế độ phong kiến và đặc biệt là thời thuộc địa. Ghi nhận lại sự tăm tối của thời kỳ thuộc địa, trong tác phẩm "Tắt Đèn" Ngô Tất Tố lột tả rõ những nỗi thống khổ tột cùng của người dân vì sưu cao thuế nặng. Trong c²c sắc thuế thưở đõ, “thuế đinh” hay “thuế thân”
được coi là biểu trưng cho bản chất bóc lột vô nhân đạo của chính quyền thực dân. Chống sưu cao thuế nặng luôn là mục tiêu và nguyên nhân cho các cuộc nổi dậy của nông dân, là khẩu hiệu của các lực lượng phản kháng và cách mạng...Vì vậy mà khi Cách mạng mới thành công, một trong những sắc luật
đầu tiên của nhà nước Dân chủ - Cộng hoà là bãi bỏ thuế thân, sắc thuế trực thu tiêu biểu của chế độ cũ.
Tiếp đó là chiến tranh với một chính sách kinh tế tập trung và bao cấp của nhà nước, cùng với sự thu hẹp dần và triệt tiêu nền kinh tế tư hữu… đã khiến cho người dân mất dần ý niệm về thuế. Nền kinh tế tập thể đã làm thay nghĩa vụ công dân. Người dân chỉ thực hiện những nghĩa vụ quan trọng nhất là tuân phục sự chỉ huy của một cuộc chiến tranh kéo dài và khốc liệt với những hy sinh vô bờ bến về của cải và sinh mệnh.
Kinh tế thị trường được phục hồi với nhiều thành phần kinh tế ngoài nhà nước diễn ra cùng công cuộc Đổi mới đã buộc người dân trở lại với những sắc thuế, nguồn thu nhập quan trọng của nhà nước. Nhưng trong tâm thức xã hội ý niệm về thuế vẫn mang nặng tư tưởng về một sự bắt buộc nhiều hơn là nghĩa vụ tự nguyện hay thiện nguyện.
Đông đảo người dân có ấn tượng không tốt về thuế, cho nên hiện tượng trốn thuế ít bị xã hội kỳ thị, lên án, thậm chí còn được đồng tình. Đây là nguyên nhân sâu sắc dẫn đến hiện tượng trốn thuế phổ biến và đáng báo động hiện nay. Chưa có văn hoá nộp thuế cũng là lực cản lớn cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trốn thuế tại Việt Nam.
2.4.2. Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế - xã hội
2.4.2.1. Tiêu cực trong nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường đã hình thành và phát triển ở nước ta trong hai mươi năm trở lại đây và thực sự đạt được những bước phát triển mạnh trong khoảng mười năm gần đây. Cùng với những tiến bộ, những ưu điểm, thế mạnh của nó, nền kinh tế thị trường cũng đem theo những khuyết tật, những mảng tối, những hạn chế, đó là điều kiện, là môi trường thuận lợi cho các loại tội phạm tồn tại và phát triển trong đó có tội trốn thuế. Muốn đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm trốn thuế nói riêng có hiệu quả trước hết phải tìm ra những nguyên nhân, điều kiện nảy sinh tội phạm để khắc phục, hạn chế đi tới loại trừ.
Kinh tế thị trường đã làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, nảy sinh lối sống chạy theo giá trị vật chất, làm giàu bằng mọi giá. Những giá trị đạo đức phần nào bị xem nhẹ, xã hội quay trong vòng làm giàu gấp gáp, làm giàu để thể hiện mình, làm giàu bằng tất cả những mánh lới, thủ đoạn. Rất nhiều người cho rằng tiền là tiêu chuẩn để đánh giá về khả năng, địa vị của một người trong xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường vẫn còn sót những căn bệnh kinh niên trong bộ máy nhà nước chưa có thuốc đặc trị như nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu… Các tệ nạn xã hội, cũ có mới có đang sinh sôi, nảy nở như những ung nhọt của xã hội. Đó là chưa kể đến những hủ tục, lề thói lạc hậu còn tồn dư từ nền sản xuất tiểu nông chưa được giải quyết rốt ráo đang
gây cản trở, mâu thuẫn với sự đổi mới đi lên của xã hội, của nền kinh tế. Những tiêu cực trên chính là mảnh đất tốt cho tội phạm trốn thuế phát triển.
Không chỉ có tiêu cực của nền kinh tế, tội phạm trốn thuế còn có cơ hội nảy sinh từ tiêu cực của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là ở các cơ quan thuế, cơ quan có liên quan đến lĩnh vực thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật, đấu tranh với tội phạm trốn thuế. Tình hình tội phạm trốn thuế trong giai đoạn gần đây, các vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng, số tiền trốn thuế lớn, diễn ra trong một thời gian dài phần lớn
được sự bao che, tiếp tay của các cán bộ công chức trong các cơ quan thuế và các cơ quan quản lí nhà nước có liên quan như: hải quan, bộ đội biên phòng, công an, quản lí thị trường… Tiêu cực trong đội ngũ cán bộ công chức nhà nước nói chung và trong đội ngũ những người làm công tác thuế nói riêng xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính như chế độ đãi ngộ còn thấp, sự xuống cấp về đạo đức và lối sống, sa sút về phẩm chất, những quy định về chế độ công vụ chưa chặt chẽ, thống nhất, chế
độ trách nhiệm, sự kiểm tra, thanh tra, kiểm soát chưa rõ ràng, thường xuyên, minh bạch.
Nói về tiêu cực trong các cơ quan thuế có thể lấy vụ việc xảy ra tại chi cục thuế Sóc Sơn, Hà Nội làm ví dụ. Theo hồ sơ của chi cục thuế Sóc Sơn, kho°ng cuối năm 2000, chi cúc n¯y đ± b²n “trên giấy” 27 quyển hõa đơn kinh doanh cho 5 hộ dân. Sự khuất tất bị lật tẩy khi cơ quan công an phát hiện những hộ nông dân này không hề kinh doanh gì, thậm chí có chủ hộ đứng tên kí hoá đơn còn không biết chữ. Một êkíp đạo diễn sự việc gian dối này để trục lợi trái phép, trong đó người có vai trò chính là Nguyễn Xuân Quý, 33 tuổi, cán bộ của chi cục Sõc Sơn. Quý đ± được c²c đối tượng “cò” tr° công kho°ng 1 triệu đồng/một quyển hoá đơn. Quý đã hướng dẫn các đối tượng này viết
đơn xin hoá đơn và cách tìm mối mua hoá đơn. Hành vi trên của đường dây tiêu cực tại chi cục thuế Sóc Sơn đã tiếp tay cho các đối tượng sản xuất kinh
doanh khác trốn thuế, thậm chí là làm hồ sơ hoàn thuế với các hoá đơn khống mà giá trị ghi trong những tờ hoá đơn ma đó không ai có thể biết trước được.
Trong những vụ án buôn lậu trốn thuế làm xôn xao dư luận cả nước trong thời gian qua đã có sự tiếp tay của cán bộ làm công tác thuế, hoặc có liên quan
đến thu thuế như vụ buôn lậu Tân Trường Sanh, vụ Hang Dơi… trong đó các
đồng phạm là cán bộ hải quan tại TP HCM và cửa khẩu Tân Thanh đã phải
đứng trước vành móng ngựa. Trong vụ án Tân Trường Sanh, Trần Đàm, người
điều hành hoạt động buôn lậu của hai công ty, công ty Tân Trường Sanh và công ty Trường Sanh, đã tổ chức mua chuộc cán bộ Hải quan của Phòng điều tra chống buôn lậu Hải quan thành phố HCM để cán bộ, nhân viên của phòng bỏ qua, không kiểm tra hàng của chúng. Tổng số tiền và tài sản dùng để hối lộ cán bộ hải quan thành phố HCM là khoảng 2 tỷ đồng. Ngoài ra, chúng còn chi hối lộ cho hải quan các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Cần Thơ và Long An, những cơ quan có trách nhiệm kiểm hoá hàng của Trần Đàm nhưng do bị mua chuộc nên không thực hiện nhiệm vụ. Từ tháng 11/1996 đến tháng 8/1997, Trần
Đàm đã đưa hối lộ cho hải quan Cần Thơ 1,8 tỷ đồng, từ tháng 1/1997 đến tháng 8/1997 đưa hối lộ cho hải quan Thừa Thiên-Huế 950 triệu đồng và
44.000 USD, cho hai cán bộ hải quan Long An 122.800.000 đồng. Thực tế số tiền mà các cán bộ hải quan nhận được có thể còn lớn hơn rất nhiều so với số tiền mà cơ quan điều tra đã chứng minh được. Chúng còn móc nối với một số cảnh sát giao thông để số cán bộ này dẫn đường cho xe chở hàng lậu đi vào
đường cấm, giờ cấm về tập kết tại các kho bãi an toàn. Số hàng nhập lậu mà cơ quan điều tra chứng minh được là 544 công-ten-nơ hàng điện tử, 77 xe ô tô với tổng trị giá là hơn 900 tỷ đồng. Đây có thể nói là vụ buôn lậu trốn thuế với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Số hàng nhập lậu trên đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, nộp thuế đầy đủ.