Các Tình Tiết Tăng Nặng Theo Khoản 3 Điều 161 Blhs

trường hợp người phạm tội trước đó đã bị kết án về tội trốn thuế nhưng chưa được xóa án tích mà lại phạm tội trốn thuế. Tội trốn thuế chỉ có thể là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng nên tái phạm về tội này không bao gồm cả trường hợp tái phạm nguy hiểm tại điểm a khoản 2 Điều 49 BLHS năm 1999, vì tái phạm nguy hiểm theo điểm a khoản 2 Điều 49 là trường hợp người đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý mà đối với tội trốn thuế không có trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên người phạm tội trốn thuế có thể tái phạm nguy hiểm theo điểm b khoản 2 Điều 49 BLHS trong trường hợp đã tái phạm về tội trốn thuế chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục phạm tội trốn thuế.

1.2.2. Các tình tiết tăng nặng theo khoản 3 Điều 161 BLHS

Khoản 3 của Điều luật cũng quy định hai trường hợp nhưng không quy định thành các điểm khác nhau như một số tội phạm khác, đó là: Trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.

1.2.2.1. Trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều 161 BLHS, khác ở chỗ số tiền trốn thuế người phạm tội có ý định trốn khi thực hiện các hành vi gian dối là từ sáu trăm triệu đồng trở lên. Việc xác định số tiền trốn thuế cũng tương tự như trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều này.

1.2.2.2. Trốn thuế trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác

So với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác quy định tại Chương XVI của BLHS thì các tội phạm khác quy định gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng còn tội trốn thuế và các tội quy

định tại Điều 180 và Điều 181 BLHS năm 1999, nhà làm luật quy định phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác với phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể định lượng được trên cơ sở hậu quả của tội phạm gây ra, còn phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khó có thể định lượng được.

Đối với tội trốn thuế, trường hợp phạm tội này được hướng dẫn tại thông tư số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 26/6/2013

của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính- kế toán và chứng khoán thì:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Phạm tội trốn thuế trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp tuy số tiền trốn thuế có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 600 triệu đồng, nhưng người phạm tội đồng thời thực hiện một trong các hành vi liên quan khác mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm độc lập, như: đưa hối lộ; chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành công vụ; hủy hoại tài sản của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế và các cơ quan nhà nước khác có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý thuế. Trường hợp các hành vi này có đủ yếu tố cấu thành tội phạm khác thì ngoài tội trốn thuế, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng [2].

1.3. Các hình phạt đối với tội trốn thuế

Tội trốn thuế theo Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 5

Với phương châm lấy giáo dục, thuyết phục làm chính, tăng cường các hoạt động phòng ngừa, BLHS năm 1999 đề ra chính sách xử lý đối với các tội phạm nói chung và trốn thuế nói riêng, như sau:

Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng

công minh theo đúng pháp luật. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Nghiêm trị người chủ mưu người cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu man, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dung thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tụ thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát giáo dục…. (Điều 3 BLHS năm 1999).

Trong BLHS năm 1999, chính sách xử lý hình sự đối với các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung cũng như đối với tội trốn thuế nói riêng có nhiều thay đổi so với pháp luật thời kỳ trước, phạm vi áp dụng hình phạt tù được thu hẹp, phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính, cũng như các hình phạt không phải là hình phạt tù được mở rộng.

Chính sách xử lý đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong đó có tội trốn thuế, theo BLHS năm 1999, để đạt được mục đích chung của hình phạt là trừng trị và giáo dục, mặt khác hình phạt phải xuất phát từ “ tính chất kinh tế” của các tội phạm này nhằm đạt được hiệu quả cao trong áp dụng pháp luật [31, tr.180], [34, tr.3].

Theo quy định tại Điều 161 BLHS năm 1999, tội trốn thuế chỉ có thể bị áp dụng một trong ba hình phạt chính là: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn và một hình phạt bổ sung là phạt tiền. Tòa án không được áp dụng hình phạt nào khác trừ trường hợp “chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn” theo Điều 47 BLHS (trường hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật).

Sau đây là các hình phạt cụ thể được quy định đối với tội trốn thuế tại Điều 161 BLHS năm 1999.

1.3.1. Hình phạt tiền

Phạt tiền là hình phạt tước của người phạm tội một khoản tiền nhất định sung công quỹ Nhà nước [37, tr.238]. Đối với tội trốn thuế đây là hình phạt tước của người trốn thuế một khoản tiền nhất định sung quỹ Nhà nước; hình phạt tiền được áp dụng với hai tư cách, vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung.

Khi áp dụng là hình phạt chính thì người phạm tội trốn thuế sẽ bị phạt từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế. Mức phạt cụ thể được quyết định tùy thuộc vào tình chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã thực hiện. Khác với một số tội phạm khác trong Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như: tội kinh doanh trái phép (Điều 159- BLHS); tội tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155- BLHS); tội đầu cơ (Điều 160 - BLHS)… nhà làm luật không ấn định cụ thể mức tiền phạt từ bao nhiêu đến bao nhiêu mà nhà làm luật quy định giới hạn phạt gấp bao nhiêu lần số tiền trốn thuế. Quy định như vậy là phù hợp bởi trốn thuế có thể xác định được chính xác số tiền thuế trốn nên trốn càng nhiều thì mức phạt tiền càng lớn, nên cách quy định này có sự phân hóa TNHS. Cách quy định này không chỉ áp dụng cho hình phạt chính mà áp dụng cho cả hình phạt bổ sung (từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế).

Trong trường hợp thực hiện tội trốn thuế có đồng phạm thì trên cơ sở nguyên tắc chung về cá thể hóa hình phạt, hình phạt tiền sẽ được tuyên phù hợp với vai trò, trách nhiệm của từng người trong vụ đồng phạm cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với từng người.

Đối với hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung thì chỉ được áp dụng đối với người phạm tội trốn thuế từ 18 tuổi trở lên (Khoản 5,Điều 69 BLHS), còn người phạm tội từ 16 đến dưới 18 tuổi thì không được áp dụng hình phạt bổ sung.

1.3.2. Hình phạt cải tạo không giam giữ

Theo Điều 31 BLHS năm 1999 thì cải tạo không giam giữ là hình phạt chính có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi cư trú rõ ràng khi xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội [37, tr.240].

Trong hệ thống hình phạt áp dụng đối với tội trốn thuế cũng như tội phạm nói chung, hình phạt cải tạo không giam giữ là loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn nhưng lại nặng hơn hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền. Người phạm tội trốn thuế có thể bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ nếu có đầy đủ các điều kiện sau:

- Người phạm tội có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng. Đây là điều kiện đầu tiên để xem xét, cân nhắc việc giao người bị kết án về tội trốn thuế cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú, sinh sống để đảm bảo cho việc theo dõi, giám sát, giáo dục đối với người bị kết án.

- Xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội trốn thuế khỏi xã hội. Khi xem xét điều kiện này, Tòa án phải phân tích, đánh giá các đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ TNHS, cũng như tất cả các tình tiết có ảnh hưởng đến tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi trốn thuế đã thực hiện.

Khi đủ căn cứ để áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ người phạm tội trốn thuế có thể phải chịu mức phạt đến hai năm.

1.3.3. Hình phạt tù có thời hạn

Đây là một hình phạt có tính phổ biến nhất, được Bộ luật hình sự quy định đối với tất cả các tội. Đây là hình phạt buộc người phải kết án phải cách li khỏi xã hội trong thời gian nhất định để học tập, lao động, cải tạo [37, tr.246].

Đối với tội trốn thuế, hình phạt tù có thời hạn được áp dụng tại hai

khung của Điều luật. Tương ứng với đó người phạm tội trốn thuế có thể phải chịu hình phạt tù trong bốn trường hợp sau:

-Trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng;

- Tái phạm về tội trốn thuế;

Hai trường hợp này thì người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt tù có thời hạn. Đối với hình phạt tù, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người phạm tội sẽ bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

- Trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên;

- Trốn thuế trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.

Người trốn thuế nếu thuộc một trong hai trường hợp sau thì chỉ có thế áp dụng hình phạt tù có thời hạn, tùy tính chất, mức độ mà họ có thể bị phạt tù trong giới hạn từ hai năm đến bảy năm.

1.4. Phân biệt tội trốn thuế với một số tội phạm về kinh tế khác

Trốn thuế và một số tội phạm khác về kinh tế có một số đặc điểm chung về một số dấu hiệu pháp lý, do đó khi áp dụng cần phải chú ý phân biệt. Tội phạm về thuế liên quan nhiều đến các tội phạm khác nhau như: Tội Lừa đảo chiếm đoạt (Điều 139); Tội buôn lậu (Điều 153); Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá khác (Điều 181)…

Để phân biệt các tội trên cần căn cứ vào các yêu tố CTTP của các tội phạm đó.

1.4.1. Phân biệt tội trốn thuế với tội buôn lậu

Theo Điều 153 BLHS, buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép hàng hóa qua biên giới. Tội buôn lậu và tội trốn thuế đều có dấu hiệu chung về mặt chủ thể, mặt chủ quan và khách thể: đều do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi nhất định và có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định, thực hiện với lỗi cố ý và đều xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế.

Về mặt khách quan của tội buôn lậu có đặc trưng đó là đưa hàng hóa

qua biên giới một cách trái phép. Hàng hóa được coi là hợp pháp khi đưa qua biên giới là khi đưa qua cửa khẩu có khai báo hải quan và nộp thuế đầy đủ. Hàng hóa đưa qua biên giới mà không khai báo hải quan để tránh phải nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật thì bị coi là vi phạm pháp luật; tùy mức độ và tính chất mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tội trốn thuế và buôn lậu đều có hành vi khách quan là dùng thủ đoạn gian dối để không phải nộp thuế, tuy nhiên đối với tội buôn lậu đưa hang qua biên giới nhưng không khai báo hải quan; còn hành vi trong tội trốn thuế có khai báo hải quan khi đưa hàng qua biên giới nhưng khai báo gian dối nhằm trốn thuế.

1.4.2. Phân biệt tội trốn thuế với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trong lĩnh vực thuế, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực thuế, mà điển hình là hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT.

- Về mặt chủ quan: Lỗi của người có hành vi trốn thuế và lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều là lỗi cố ý. Người phạm tội đều nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội.

- Về mặt chủ thể: Đều là bất cứ người nào có năng lực TNHS và đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật. Nhưng chủ thể của tội trốn thuế chỉ là những người có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Khách thể của tội phạm: Hai tội phạm này xâm phạm hai khách thể khác nhau, đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm sở hữu: hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT xâm phạm đến sở hữu của Nhà nước, còn tội trốn thuế xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

- Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi trốn thuế bao gồm hành vi vi phạm pháp luật về thuế và hành vi gian dối để không nộp thuế hoặc nộp thuế ít hơn so với mức phải nộp.

Hành vi trong mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm

hai hành vi khác nhau là: hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Hành vi lừa dối là tiền đề, điều kiện để hành vi chiếm đoạt xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích, kết quả của hành vi lừa dối.

Hành vi của người trốn thuế là việc bằng thủ đoạn gian dối người có nghĩa vụ nộp thuế đã không nộp thuế, hoặc nộp ít hơn số thuế phải nộp; còn sau khi đã nộp đủ số tiền thuế cho Nhà nước, nhưng sau đó lại dùng thủ đoạn gian dối để được hoàn thuế thì hành vi của người phạm tội là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo mục 1 của Thông tư liên tịch số 21/2004/BCA- TANDTC- VKSNDTC-BTP hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc truy cứu TNHS đối với các hành vi mua và sử dụng trái phép hóa đơn GTGT:

1.1. Người nào có hành vi mua hóa đơn giá trị gia tăng và sử dụng trái phép hóa đơn đó để lập hồ sơ khống chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 của BLHS:

a. Tiền hoàn thuế giá trị gia tăng từ năm trăm nghìn đồng trở lên;

b. Tiền hoàn thuế giá trị gia tăng dưới năm trăm nghìn đồng, nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm… [40].

1.4.3. Phân biệt tội trốn thuế với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá khác

Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, giấy tờ có giá khác là hành vi làm ra, cất giữ, vận chuyển, sử dụng, trao đổi, mua bán các loại séc giả, các loại giấy tờ có giá giả khác, trong đó có hóa đơn giá trị gia tăng.

Tội phạm này cũng có các dấu hiệu giống đối với tội trốn thuế đó là các

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí