Tội Trốn Thuế Trong Pháp Luật Của Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam


đình nhà Nguyễn và pháp luật của Pháp. Tội trốn thuế cũng được quy định trong cả hai hệ thống pháp luật trên.

Tóm lại, trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước pháp luật của nhà nước phong kiến Việt Nam trong lịch sử đã coi trốn thuế là một tội phạm và

áp dụng những hình phạt tương đối nghiêm khắc với người có hành vi trốn thuế. Đồng thời đối với các quan lại có trách nhiệm trong việc quản lý thuế nếu có hành vi vi phạm biển thủ tiền thuế, chậm trễ làm thất thu thuế...đều bị xử lý nghiêm minh. Điều đó đã thể hiện được việc đề cao công tác đấu tranh với tội trốn thuế và bảo vệ trật tự quản lý thuế của các triều đại phong kiến. Tuy nhiên chính sách thuế thời kỳ này mang nặng tính vơ vét, bóc lột, nhằm trục lợi cho vua quan phong kiến thống trị, nên người dân bị bần cùng hóa vì tô, thuế. Nỗi ám ảnh về thuế là một hành vi cưỡng bức, chứa đựng những bất công, và biểu hiện của sự áp bức chính trị...gắn với thời kỳ của chế độ phong kiến và đặc biệt là thời thuộc địa. Chống sưu cao thuế nặng luôn là mục tiêu và nguyên nhân cho các cuộc nổi dậy của nông dân, là khẩu hiệu của các lực lượng phản kháng và cách mạng. Tâm lý và thái độ chống đối với thuế vẫn còn ảnh hưởng nặng nề trong suy nghĩ của người Việt Nam sau này.


1.1.2.2 Tội trốn thuế trong pháp luật của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mới được thành lập, nhà nước còn non trẻ ấy đã ban hành những chính sách, pháp luật đầu tiên có liên quan đến quản lí thuế và xử lí tội trốn thuế. Trong Sắc lệnh số 49SL ngày 18/8/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về thuế trực thu, tại Chương VII, Mục X về hình phạt các sự gian lậu, ẩn nặc, trốn thuế Điều 112

đã quy định:

- Những người dùng các phương pháp gian lậu để trốn tránh không phải nộp thuế, những người ẩn lậu hoặc dự định ẩn lậu các số lợi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

tức phải chịu thuế, những người không chịu nộp thuế vào ngân khố, ngoài các cách phạt tiền kể ở điều 104 và 105, lại có thể bị toà án trừng trị phạt bạc từ 100đ đến 5.000đ và phạt tù từ 6 ngày đến 1 tháng hoặc bị một trong hai hình phạt ấy.

- Gặp bất cứ trường hợp nào, toà án cũng có thể buộc phải đăng các bản án vào các báo hoặc yết thị tại các nơi, tuỳ toà chọn, phí tổn do người bị cáo chịu song phí tổn không được quá 1.000đ

Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế - 4

- Nếu trong thời hạn 3 năm, người bị cáo lại tái phạm, sẽ phải chịu phạt bạc từ 100đ đến 1.000đ và phạt tù từ 1 tháng đến 6 tháng, ngoài ra lại có thể bị tước công quyền trong thời hạn ít nhất là 3 năm và nhiều nhất là 10 năm. Bản án cũng có thể đăng báo hay yết thị như trên.

- Các việc gian lậu thuế kể trên sẽ do Nha thuế trực thu tố cáo trước toà án trừng trị.

Từ quy định tại Sắc lệnh số 49 trên có thể thấy, quy định về tội phạm trốn thuế được hình thành, tuy nhiên chưa có sự phân biệt rõ ràng ranh giới giữa hành vi trốn thuế là vi phạm hành chính và hành vi trốn thuế là tội phạm. Cũng với điều luật kể trên, quyền điều tra thuế được giao cho cơ quan thuế trực tiếp thụ lí, điều tra và truy tố người phạm tội ra trước toà.

Sau khi miền Bắc được giải phóng, ngày 19/04/1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc luật 01 cấm mọi hành động đầu cơ về kinh tế. Sắc luật này chủ yếu tập trung vào việc chống tội đầu cơ trong hoàn cảnh chiến tranh, sắc luật này chưa quy định về tội trốn thuế.

Từ sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Việt Nam chủ trương xóa bỏ giai cấp tư sản mại bản, hạn chế và cải tạo đối với thương nghiệp tư bản tư doanh, xây dựng nền kinh tế tập trung, bao cấp với hai thành phần chính là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Thời kỳ này hầu hết các sản phẩm hàng hóa quan trọng đều do nhà nước nắm giữ và phân phối cho người


dân, bản thân người dân đang được bao cấp nên khái niệm đóng thuế trở nên xa lạ. Hoạt động kinh doanh bị nhà nước hạn chế, trong khi nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, nên "số người buôn bán tăng nhanh, phần đông không

đăng ký kinh doanh và trốn thuế. Tình trạng đầu cơ, buôn lậu, kinh doanh trái phép diễn ra gần như công khai". Để đấu tranh với những tội phạm này, ngày 30/6/1982 Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trong đó quy định hành vi trốn thuế là một trong 5 loại hành vi thuộc mặt khách quan của tội kinh doanh trái phép. Điều 6 về tội kinh doanh trái phép quy định như sau:

Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép, trốn thuế, không niêm yết giá, nâng giá cao hơn giá niêm yết, không đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hoá hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan Nhà nước và người tiêu dùng thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ ba tháng đến hai năm, hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm, và bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm pháp.

Thời điểm này hành vi trốn thuế tuân theo đường lối xét xử chung của các hành vi kinh doanh trái phép, đã đáp ứng được phần nào nhu cầu xử lý tội phạm trong lĩnh vực thuế. Tuy nhiên do tính chất của hành vi trốn thuế ngày càng trở nên phức tạp, xâm phạm đến khách thể trực tiếp riêng nên quy phạm về tội trốn thuế cần phải được ban thành một chế định độc lập nhằm phân hóa tội phạm và có các biện pháp đấu tranh xử lý tập trung mới phù hợp với đòi hỏi của tình hình.

Trong hoàn cảnh đó Bộ luật hình sự 1985 - Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra đời đánh dấu một bước phát triển quan trọng của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hình sự nói riêng. Để góp phần đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi trốn thuế, nhằm chống thất thu thuế, Bộ luật này đã xác định hành vi trốn thuế ở mức độ nguy


hiểm nhất định (đáng kể) bị coi là một tội phạm hình sự độc lập. Điều 169 - Bộ Luật hình sự 1985 quy định về Tội trốn thuế như sau: "Người nào trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm".

Điều 169: “Tội trốn thuế" trong Bộ Luật hình sứ năm 1985, sau c²c lần sửa đổi bổ sung vào năm 1991, 1992 và 1997 đã được quy định như sau:

1. Người nào trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lí hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội trốn thuế với số lượng rất lớn hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy

định ở các điều 185b, 185c, 185d, 185đ, 97, 165, 166, 167, 168,

173 và 183 hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm” .

Đối với quy định trên, tội trốn thuế đã được phân biệt với trốn thuế là hành vi vi phạm hành chính ở hậu quả, cụ thể ở đây là giá trị thiệt hại do hành vi trốn thuế gây ra. Tuy vậy, việc định lượng hậu quả thiệt hại do hành vi ph³m tội gây ra còn mang tính chất chung chung l¯ “lớn” hoặc “rất lớn”, để

điều tra, truy tố, xét xử được loại tội phạm này còn phải dựa vào hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền về định lượng như thế nào là lớn, như thế nào là rất lớn.

Đến quy định của Bộ Luật hình sự năm 1999, tội trốn thuế được quy

định tại Điều 161 như trên đã trích dẫn. Quy định của Bộ Luật hình sự mới thể hiện sự cụ thể, rõ ràng trong định lượng hậu quả thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra để phân biệt với vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, phân biệt giữa các khung khác nhau của điều luật. Khác với lần ban hành trước, ở bộ luật năm 1999, nhà làm luật đã thể hiện xu hướng giảm nhẹ hình phạt đối với các tội phạm kinh tế nói chung và đối với tội trốn thuế nói riêng.


1.1.3 Các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội trốn thuế

1.1.3.1 Khái niệm tội trốn thuế:

a. Khái niệm trốn thuế:

Trước khi nghiên cứu về khái niệm "tội trốn thuế", trước hết cần làm rõ thế nào là hành vi trốn thuế.

Theo Tụ điển tiếng Việt thì “trốn” l¯ h¯nh động l°ng tr²nh một nhiệm vụ nào đó. Bản chất hành vi trốn thuế là việc đối tượng phải nộp thuế tìm mọi thủ đoạn để "che mắt" cơ quan quản lý thuế nhằm không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Điệp : "Trốn thuế là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để không phải đóng thuế hoặc để đóng thuế ít hơn phần thuế lẽ ra phải đóng".

Theo nhà một số nhà nghiên cứu pháp lý thì trốn thuế là: "việc người nộp thuế có các hành vi khai man để tránh phải nộp thuế. Hành vi trốn thuế có thể là việc kê sai căn cứ tính thuế theo quy định của từng sắc thuế; lập sổ sách kế toán, hóa đơn bán hàng sai với thực tế sản xuất, kinh doanh; để ngoài sổ sách kế toán".[6, tr. 136 ]

Việc xác định như thế nào là hành vi trốn thuế cần phải căn cứ trực tiếp vào hướng dẫn của cơ quan quản lý thuế. Theo Thông tư số 41 ngày 15/8/2004 của Bộ Tài chính thì hành vi trốn thuế được giải thích như sau:

Hành vi trốn thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về thuế dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm. Các tiêu chí để xác định hành vi trốn thuế là:

+ Chủ thể của hành vi trốn thuế là các cá nhân hoặc tổ chức thuộc đối tượng nộp thuế;


+ Hậu quả của hành vi vi phạm là dẫn đến việc làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm".

Thứ nhất, về chủ thể của hành vi trốn thuế phải là những đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế. Đối tượng này có thể là các cá nhân, tổ chức trong xã hội có đủ các điều kiện của đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế.

Thứ hai, chủ thể trên đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuế. Những hành vi này có biểu hiện khá đa dạng như:

1. - Kinh doanh không đăng ký thuế;

2. - Vi phạm liên quan đến hóa đơn:

a. Bán hàng không lập hóa đơn và kê khai nộp thuế đầy đủ;

b. Bán hàng ghi hóa đơn thấp hơn 20% so với giá thị trường trở lên; (trừ một số trường hợp đặc biệt).

c. Bán hàng ghi hóa đơn liên giao cho khách hàng lớn hơn liên lưu về số lượng, giá trị;

d. Sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn của đơn vị khác, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng để bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhưng không kê khai nộp thuế đầy đủ;

e. Báo huỷ hoá đơn đã sử dụng cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm;

f. Sử dụng hóa đơn khống nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm;

3. - Vi phạm liên quan đến kê khai thuế:

Kê khai, xác định không đúng các căn cứ tính thuế theo quy

định của từng sắc thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm, bao gồm:


a. Kê khai sai nguồn gốc, mục đích sử dụng, chủng loại, số lượng, quy cách, thực trạng hàng hoá, dịch vụ, giá tính thuế, thuế suất và mã số thuế;

b. Kê khai sai đối tượng, mặt hàng, loại hình kinh doanh, địa bàn hoạt động; khai báo doanh thu không đầy đủ hoặc kê khai các khoản chi phí thực tế không phát sinh làm giảm thu nhập chịu thuế;

c. Không quyết toán hoặc không khai báo lại với cơ quan thuế về hàng hoá, dịch vụ hoặc thu nhập đã được miễn, giảm thuế, hoàn thuế nhưng thực tế được sử dụng vào mục đích khác thuộc diện phải truy nộp thuế.

d. Kê khai trong chi phí tính thuế các khoản không được phép tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế ;

e. Các khoản chi có đủ chứng từ hợp lệ nhưng kê khai vượt mức khống chế tối đa theo quy định của pháp luật ;

4. - Vi phạm về chế độ kế toán:

a. Để ngoài sổ kế toán số liệu kế toán hoặc ghi sổ kế toán không

đúng quy định của chế độ kế toán ;

b. Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán ;

c. Lập thủ tục huỷ vật tư, hàng hoá hoặc giảm số lượng, giá trị vật tư, hàng hoá không đúng thực tế ;

d. Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán ;

e. Lập hai hệ thống sổ kế toán có nội dung ghi khác nhau ;

5. - Lưu thông hàng hoá, nguyên, vật liệu không có chứng từ kèm theo

để chứng minh lô hàng đã nộp thuế hoặc đã được cơ quan thuế quản lý theo quy định của pháp luật.


6. - Các hành vi vi phạm khác, ngoài các hành vi nêu trên nhằm làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.

Thứ ba, các hành vi vi phạm pháp luật thuế nêu trên phải nhằm mục

đích: làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.

Trong việc nghiên cứu khái niệm trốn thuế cũng cần phân biệt khái niệm này với một số khái niệm có liên quan khác.

Giữa hành vi "trốn thuế" với hành vi "vi phạm pháp luật thuế". Hành vi vi phạm pháp luật thuế là một khái niệm rộng, chỉ tất cả các hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh vực thuế. Theo điều 1 - Nghị định 100/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thì hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế bao gồm: vi phạm quy định đăng ký, kê khai thuế; lập và nộp quyết toán thuế; thu nộp tiền thuế; thanh tra kiểm tra thuế; và trốn thuế. Như vậy trốn thuế chỉ là một trong số các nhóm hành vi vi phạm về thuế. Ngay bản thân những hành vi có dấu hiệu trốn thuế theo quy định tại Nghị

định 100/2004/NĐ-CP và Thông tư 41/2004/TT-BTC, trong một số trường hợp mức độ vi phạm nhẹ hoặc do lỗi vô ý vẫn có thể không bị xử lý về hành vi trốn thuế mà được xử lý theo các quy định pháp luật thuế khác. Theo hướng dẫn tại của Bộ tài chính thì trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi ghi sổ kế toán không đúng quy định của chế độ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc làm tăng số thuế được miễn, giảm, nhưng sau khi cơ quan thuế nhắc nhở, tổ chức, cá nhân tự điều chỉnh, xác định lại số thuế phải nộp, số thuế được khấu trừ, số thuế được miễn, giảm theo

đúng quy định của pháp luật về thuế thì không xác định là hành vi trốn thuế. Trường hợp này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt trong lĩnh vực kế toán theo quy định tại Nghị định số 185/2004/NĐ-CP .

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí