Các Tình Tiết Định Khung Tăng Nặng Đối Với Tội Trốn Thuế

thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc kinh doanh vàng…. Theo hợp đồng và phụ lục này năm 2009 Công ty B&B thực hiện các lệnh ủy thác cho ngân hàng ACB mua bán vàng trạng thái thu được lãi số tiền 100.046.895.705 đồng và chuyển toàn bộ lợi nhuận kinh doanh của công ty cho bà Nguyễn Thúy Hương thụ hưởng.

Tuy nhiên, do công ty B&B không đăng ký ngành nghề kinh doanh nhận ủy thác đầu tư và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài nên hợp đồng và phụ lục đã ký giữa bà Hương và công ty B&B là không hợp pháp.

Với hành vi nêu trên Nguyễn Đức Kiên đã trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền 25.011.723.928 đồng.

* Ngoài ra tội phạm còn sử dụng nhiều thủ đoạn khác để trốn thuế như: Xin tạm nghỉ kinh doanh, thông báo ngừng hoạt động để được miễn giảm thuế nhưng trên thực tế vẫn kinh doanh.

Về hậu quả

Hậu quả của hành vi trốn thuế là những thiệt hại cho xã hội bao gồm cả thiệt hại vật chất và phi vật chất như: những thiệt hại về tài sản, chính trị, văn hóa xã hội…. Trong đó: hậu quả trực tiếp của hành vi trốn thuế là gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, làm Nhà nước không thu được một khoản ngân sách mà lẽ ra phải thu được; các thiệt hại khác khó có thể xảy ra. Hậu quả gián tiếp có thể xảy ra, vì kính tế quyết định mọi vấn đề chính trị, xã hội nên việc hao hụt ngân sách Nhà nước có thể kéo theo những hệ quả: chế độ phục vụ nhân dân bị giảm sút về các mặt như chế độ y tế, giáo dục, đường xá… làm chậm quá trình phát triển và đi lên của đất nước.

Đối với tội trốn thuế thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có trong CTTP. Việc người phạm tội đã trốn được số tiền định trốn hay chưa không phải là yếu tố bắt buộc.

Về các dấu hiệu khách quan cụ thể của tội trốn thuế

Theo quy định tại Điều 161 BLHS ngoài hành vi khách quan, nhà làm luật còn quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội trốn thuế, đó là:

- Số tiền trốn thuế mà người có hành vi trốn thuế phải từ một trăm triệu đồng trở lên: Một người thực hiện một trong các hành vi nêu trên nhằm mục đích trốn thuế chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế khi số tiền họ trốn thuế lớn hơn hoặc bằng một trăm triệu đồng; nếu số tiền trốn thuế ít hơn thì tùy trường hợp mà họ bị xử lý hình sự hoặc chỉ bị xử phạt hành chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

- Hoặc nếu số tiền trốn thuế dưới một trăm triệu đồng nhưng:

+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế:

Tội trốn thuế theo Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 4

Đây là trường hợp trước đó người người có hành vi trốn thuế đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế (phạt tiền) và chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính nay lại có hành vi vi phạm, nghĩa là chưa quá một năm kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà lại vi phạm (Điều 7, luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

Dấu hiệu “đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm” là dấu hiện thuộc về mặt khách quan của tội trốn thuế đồng thời nó cũng là dấu hiệu thuộc mặt khách quan của hầu hết các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác. Trong BLHS năm 1999, để cho chính xác, thống nhất với các văn bản hành chính hiện hành, trong cấu thành của tội trốn thuế cũng như của nhiều tội phạm khác như kinh doanh trái phép (Điều 159 BLHS 1999), tội lừa dối khách hàng (Điều 162 BLHS 1999)… “dấu hiệu đã bị xử lý hành chính” được chỉnh sửa thành “đã bị xử phạt hành chính”. Trước đây, trong nghị định số 46 ngày 10/5/1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế; Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành

chính năm 1989 (có hiệu lực đến ngày 1/8/1995) các khái niệm này chưa có sự phân biệt. Nhưng từ khi pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1995 có hiệu lực thi hành khái niệm “xử lý hành” và “xử phạt hành chính” đã có sự phân biệt. Trong khi đó BLHS năm 1985, quy định dấu hiệu “đã bị xử lý hành chính” đối với tội trốn thuế cũng như nhiều tội phạm chưa được sửa đổi, bổ sung cho thống nhất. Các văn bản hướng dẫn về vấn đề này lại chưa có nên trên thực tế có những cách hiểu và áp dụng khác nhau, không thống nhất. Khái niệm “xử lý hành chính” rộng hơn, ngoài các biện pháp xử phạt hành chính còn bao gồm các biện pháp khác như: biện pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục, quản chế hành chính… Do đó việc BLHS năm 1999 quy định tại Điều 161 – tội trốn thuế cũng như tại các điều luật khác dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm” mới chính xác. Với quy định này tạo điều kiện cho sự thống nhất trong việc áp dụng các quy định về tội trốn thuế, tránh các cách hiểu khác nhau.

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230,

232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm Đây là trường hợp quy định về hai loại án tích khác nhau:

Loại thứ nhất đó là: đã bị kết án về tội trốn thuế, chưa được xóa án tích nay lại có hành vi trốn thuế, nghĩa là chưa quá một năm nếu họ bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc tù nhưng được hưởng án treo; là 3 năm nếu họ bị phạt tù tình từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án lại vi phạm (Điều 64 – BLHS năm 1999). Dấu hiệu này được quy định khá phổ biến đối với các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như tội: kinh doanh trái phép (Điều: 159 – BLHS năm 1999), tội lừa dối khách hàng (điều 162- BLHS - 1999)…

Loại thứ hai, đó là đã bị kết án về một trong các tội phạm khác được

quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194,

195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của BLHS năm 1999 và chưa được xoá án tích mà lại có hành vi trốn thuế. Đây là trường hợp đã bị tòa án kết án bằng một bản án về một trong các tội này nhưng chưa được xóa án tích mà lại có hành vi trốn thuế, nghĩa là tính từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án chưa quá các thời hạn sau đây:

a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền,cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) Ba năm trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm; c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm; d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt tù từ trên mười lăm năm [21, Điều 64, Khoản 2].

Tùy thuộc và từng bản án cũng như tội danh mà hình phạt, mức hình phạt đã được tuyên mà có thời hạn bị coi là chưa được xóa án tích đối với mỗi người bị kết án khác nhau.

Tóm lại, mặt khách quan của tội trốn thuế theo Điều 161 BLHS năm 1999 đòi hỏi phải có các dấu hiệu cần và đủ, hay nói cách khác một người chỉ có thể bị truy cứu TNHS về tội trốn thuế khi thỏa mãi đồng thời các dấu hiệu sau:

- Thực hiện một trong các hành vi trốn thuế quy định tại Điều 108 luật quản lý thuế.

- Người có hành vi trên đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc bị kết án về tội trốn thuế hoặc một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, hoặc trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên.

1.1.2.3. Chủ thể của tội trốn thuế

Theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành thì chủ thể của tội phạm chỉ

có thể là con người cụ thể mà không phải là pháp nhân. Tuy nhiên không phải ai thực hiện hành vi được quy định trong luật hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm, mà chỉ những người có điều kiện có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mới có thể là chủ thể của tội phạm. Người có đủ điều kiện có lỗi để trở thành chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định; đây là hai dấu hiệu bắt buộc của chủ thể tội phạm. Người có năng lực TNHS là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy [37, tr.122-123].

Chủ thể của tội trốn thuế cũng phải thỏa mãn hai điều kiện về năng lực TNHS và đạt độ tuổi nhất định. Tuy không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội này, chỉ những người mà theo quy định của pháp luật họ có nghĩa vụ phải nộp thuế thì mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm. Chủ thể của tội phạm phụ thuộc vào các đối tượng phải nộp các loại thuế theo quy định của Nhà nước. Chẳng hạn như: Chỉ những người có đăng ký kinh doanh mới phải chịu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; chỉ những người buôn bán hàng hóa qua biên giới mới phải nộp thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu; chỉ những người được giao đất nông nghiệp mới phải nộp thuế nông nghiệp….

Theo quy định của Điều 161 BLHS thì chủ thể của tội trốn thuế chỉ là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực TNHS vì cả 3 khoản của Điều luật thì mức hình phạt cao nhất của tội trốn thuế là 7 năm tù, do đó trốn thuế là tội ít nghiêm trọng (đối với trường hợp thuộc khoản 1 và khoản 2), là tội nghiêm trọng (đối với trường hợp thuộc khoản 3). Mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng (Điều 12 BLHS năm 1999) nên đối với tội trốn thuế họ không là chủ thể của tội phạm.

Tuy nhiên khi nghiên cứu những quy định của BLHS năm 1999 và các văn bản pháp luật có liên quan thì tuổi của chủ thể tội trốn thuế cần chú ý một số vấn đề:

Hành vi trốn thuế là một vi phạm hành chính cố ý, do đó, người có hành vi này có thể bị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi họ dưới 16 tuổi. Sau khi đủ 16 tuổi họ lại có hành vi trốn thuế thì họ có bị xử lý về tội trốn thuế hay không. Thực tế có hai quan điểm giải thích khác nhau: quan điểm thứ nhất cho rằng: trường hợp này không được xử lý hình sự về tội trốn thuế do chưa thỏa mãi điều kiện chủ thể, vì hành vi trốn thuế “đã bị xử phạt hành chính” được thực hiện trước khi họ đủ 16 tuổi. Quan điểm thứ 2 cho rằng: Có thể xử lý hình sự về tội trốn thuế đối với trường hợp này. Theo quan điểm của tôi, quan điểm thứ hai là phù hợp vì tuổi của chủ thể tội trốn thuế và tuổi của chủ thể bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính là khác nhau. Đối với tội trốn thuế theo quy định tại Điều 161 BLHS năm 1999 chỉ đòi hỏi có đặc điểm xấu về nhân thân “đã bị xử phạt hành chính” mà không đòi hỏi hành vi này và hành vi “còn vi phạm” về trốn thuế đều phải thực hiện từ đủ 16 tuổi.

Trường hợp chủ thể của tội phạm đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều: 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195,

196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này có thể từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, họ tham gia với tư cách là người thực hành hoặc người đồng phạm. Sau khi họ đủ 16 tuổi họ lại có hành vi trốn thuế thì họ có bị xử lý hình sự về tội trốn thuế hay không. Cũng tương tự như trường hợp trên, Điều 161 BLHS năm 1999 chỉ đòi hỏi đặc điểm xấu về nhân thân của người thực hiện hành vi trốn thuế là “đã bị kết án”; do đó, trong trường hợp này họ vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế.

1.1.2.4. Mặt chủ quan của tội trốn thuế

Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội. Với ý nghĩa là một mặt của hiện tượng thống nhất, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cách độc lập mà luôn gắn liền với mặt khách qua của tội phạm. Hoạt động tâm lí bên trong của người phạm tội luôn gắn liền với biểu hiện bên ngoài của tội phạm [37, tr.133]. Do đó mặt chủ quan của tội trốn thuế chính là hoạt động tâm lý bên trong của người có hành vi trốn thuế.Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các dấu hiệu: Lỗi, động cơ và mục đích phạm tội, trong đó lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong tất cả các CTTP [37, tr.134].

Chủ thể bị coi là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xà hội.

Lỗi của người thực hiện hành vi trốn thuế là cố ý; người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật; biết rõ hành vi trốn thuế của mình gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước nhưng vẫn thực hiện.

Về mặt lý trí người phạm tội trốn thuế phải nhận thức được hành vi phạm tội của mình với tất cả các tình tiết khách quan như: vi phạm các quy định về thuế, trốn tránh việc nộp thuế… và tính chất của hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội. Dù thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi trốn thuế có thể ở những mức độ khác nhau, nhưng về nguyên tắc người phạm tội phải thấy được hành vi của họ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến trật tự quản lý kinh tế, đến ngân sách nhà nước.

Về ý chí, người phạm tội trốn thuế mong muốn cho hành vi trốn thuế được thực hiện, mong muốn họ không phải nộp thuế hoặc nộp số thuế ít hơn quy định của pháp luật.

Người thực hiện hành vi trốn thuế cũng có mục đích và động cơ nhất định, như vụ lợi - trốn được càng nhiều thuế thì càng tốt. Tuy nhiên động cơ và mục đích của người phạm tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP.

1.2. Các tình tiết định khung tăng nặng đối với tội trốn thuế

1.2.1. Các tình tiết tăng nặng theo khoản 2 Điều 161 BLHS

Theo quy định tại khoản 2 của Điều 161 BLHS thì có hai trường hợp phạm tội nhưng không được quy định thành hai điểm khác nhau như trong một số tội phạm khác, hai trường hợp đó là: trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này.

1.2.1.1. Trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng

Khi người phạm tội thực hiện các hành vi gian dối nhằm mục đích trốn thuế, căn cứ vào số tiền mà người phạm tội trốn thuế ta có thể xác định được trường hợp phạm tội thuộc khoản 1 hay khoản 2 của Điều luật. Nếu từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng thì người phạm tội bị truy cứu TNHS theo khoản 2 Điều 161 BLHS. Việc xác định số tiền trốn thuế cần căn cứ vào kết quả xác định thuế của các cơ quan thuế, các hóa đơn nộp thuế, các thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện nhằm trốn thuế. Số tiền trốn thuế được xác định là số tiền người phạm tội có ý định trốn tránh việc nộp thuế thông qua việc thực hiện các thủ đoạn để không phải nộp thuế hoặc chỉ phải nộp số tiền ít hơn so với mức đáng lẽ phải nộp, việc người phạm tội đã trốn được hay chưa không phải là yếu tố bắt buộc.

1.2.1.2. Tái phạm về tội này

Theo quy định tại BLHS năm 1999 thì: “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý” [21, Điều 49, Khoản 1]. Tội trốn thuế luôn được thực hiện với lỗi cố ý, do đó tái phạm về tội trốn thuế là

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí