tình hình tội phạm nói chung, tội trốn thuế nói riêng, bước đầu có thể đưa ra một số dự báo về tình hình tội phạm này trong thời gian tới như sau:
- Tình hình tội trốn thuế tiếp tục có độ ẩn cao. Trong đó, dạng tội phạm ẩn tự nhiên vẫn là cao nhất, sau đó đến tội phạm ẩn nhân tạo. Theo những phân tích trong luận văn, nếu chúng ta không cải cách cơ chế quản lý thuế thì hiện tượng trốn thuế vẫn diễn biến phổ biến nhưng không bị phát hiện.
- Địa bàn thực hiện trốn thuế vẫn tập trung tại một số thành phố lớn, tuy nhiên, quan hệ giữa các đối tượng trốn thuế sẽ mở rộng ở nhiều tỉnh, thành phố thậm chí nhiều quốc gia.
- Xu hướng liên kết giữa các doanh nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ, hình thành nên các tập đoàn kinh tế, các nhóm công ty, những khối liên kết này có thể gây ra những vụ trốn thuế với quy mô lớn, tính chất nghiêm trọng, nhưng lại rất khó với nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm chống lại sự phát hiện, điều tra, xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
- Người phạm tội trốn thuế sẽ đa dạng hơn, diễn ra ở mọi thành phần kinh tế, kể cả thương nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Số người phạm tội có trình độ học vấn sẽ tăng lên và độ tuổi của hộ vẫn phổ biến là từ 25 - 30 tuổi trở lên.
- Các hành vi trốn thuế sẽ trải qua các thủ đoạn lòng vòng, các bước thực hiện được phân tán, che đậy bởi nhiều hoạt động tinh vi, phức tạp, có ứng dụng cả công nghệ cao. Nhiều thủ đoạn trốn thuế mới xuất hiện, như: gửi giá người bán để tránh lợi nhuận, chuyển trụ sở doanh nghiệp từ nơi bị quản lý thuế chặt chẽ sang nơi quản lý lỏng lẻo hơn, mở ra thêm doanh nghiệp để chia việc và tăng chi phí để trốn thuế, hoặc hợp thức hoá đầu ra, đầu vào...
- Thuế xuất khẩu bị trốn ít hơn vì Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới với lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu, nên đối tượng ít cơ hội trốn thuế hơn. Môi trường kinh doanh thuận lợi, số doanh nghiệp tăng lên, loại thuế bị
trốn nhiều nhất sẽ là thuế thu nhập doanh nghiệp, sau đó đến thuế giá trị gia tăng.
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Trốn Thuế
- Nguyên Nhân Và Điều Kiện Liên Quan Đến Quản Lý Nhà Nước
- Nguyên Nhân Và Điều Kiện Liên Quan Đến Công Tác Phát Hiện, Xử Lý Vi Phạm, Tội Phạm
- Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế - 15
- Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế - 16
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Với dự báo trên, trong thời gian tới, cần chủ động đưa ra các giải pháp thích hợp, kịp thời để đấu tranh có hiệu quả đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung, đối với tội trốn thuế nói riêng.
3.2. Định hướng, quan điểm về đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế
3.2.1 Cơ sở xây dựng định hướng, quan điểm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế
Đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Có thể nói, chỉ trên cơ sở đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay mới có thể xây dựng được định hướng, quan điểm và giải pháp về
đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế đạt hiệu quả. Nếu không dựa trên cơ sở này thì việc đưa ra các định hướng, quan điểm cũng như các giải pháp sẽ không khả thi, thậm chí còn phản tác dụng do đã chủ quan, duy ý chí.
Đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam được thể hiện qua một số nội dung chủ yếu sau:
Xuất phát điểm của nền kinh tế thị trường của nước ta không phải từ một nền kinh tế hàng hoá phát triển mà trên một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, sức cạnh tranh thấp, mất cân đối giữa các vùng, ngành. Do đó, tâm lí, thói quen s°n xuất nhà, manh mũn, tứ do chĐ nghĩa, thích gì l¯m nấy, “phép vua thua lệ l¯ng”, trốn thuế v¯ tr²nh thuế còn kh² phồ biến.
Kinh tế thị trường nước ta ra đời từ quá trình xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Chính vì vậy, tâm lí, thói quen, phong cách làm ăn kinh doanh vẫn còn ảnh hưởng khá nặng nề trong quá trình thực hiện cơ chế mới. Các quy định pháp luật về thuế vẫn chưa tạo thuận lợi cho người dân, đặc biệt là những người liên quan trực tiếp đến công tác thuế. Đường lối xử lí cũng như các quy định về tội trốn thuế tuy đã được đổi mới, sửa đổi bổ sung song nhìn
chung vẫn còn thiên về xử lí hình sự, chưa coi trọng các biênh pháp tác động khác như hành chính, kinh tế.
Nền kinh tế thị trường Việt Nam là nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những mặt tích cực như thúc đẩy sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng phát triển kinh tế…thì ngay trong bản thân nền kinh tế thị trường đã hàm chứa những vấn đề tiêu cực như nạn thất nghiệp, phân hoá sâu sắc giữa các tầng lớp xã hội…Chính vì vậy, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường dịnh hướng xã hội chủ nghĩa phải đi đôi với việc giải quyết phù hợp các vấn đề xã hội, thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
Đường lối phát triển kinh tế của Đảng. Đường lối đổi mới kinh tế đã
được Đảng đề ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) và tiếp tục
được hoàn thiện qua các kì Đại hội VII, VIII, IX và X. Việc dựa vào cơ sở này là bảo đảm vững chắc cho tính định hướng xã hội chủ nghĩa khi đưa ra những
định hướng, quan điểm và giải pháp đấu tranh phòng chống tội trốn thuế trong
điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Đường lối phát triển kinh tế được thể hiện trong các văn kiện của Đảng khẳng định nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Thực tiễn đấu tranh phòng chống vi phạm, tội phạm trốn thuế và những thành tựu nghiên cứu khoa học pháp lí. Thực tiễn đấu tranh phòng chống các vi phạm, tội phạm về xâm phạm trật tự quản lí kinh tế nói chung, các vi phạm, tội phạm về trốn thuế nói riêng trong hơn một thập kỉ qua đã góp phần quan trọng vào việc nhận thức, đánh giá về tình hình, nguyên nhân và
điều kiện của các vi phạm và tội phạm này. Đối với tội trốn thuế, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất đã chỉ ra những nguyên nhân và điều kiện của tội phạm này trong thời gian qua cũng như xu hướng về diễn biến, cơ cấu của chúng trong thời gian tới. Điều này có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp, kế hoạch xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng như các giải pháp khác để ngăn ngừa nguyên nhân và điều kiện đối với tội trốn thuế trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
3.2.2 Định hướng, quan điểm về đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế
Thứ nhất, chủ động phòng ngừa đối với tội trốn thuế. Cùng với việc hoàn thiện các quy định pháp luật trong việc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, cần phát động phong trào quần chúng đấu tranh với các loại vi phạm, tội phạm nói chung và tội trốn thuế nói riêng, biểu dương những doanh nhân, doanh nghiệp làm ăn tiêu biểu, có ý thức trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Bên cạnh đó cần chú trọng xây dựng văn hoá nộp thuế, coi việc nộp thuế không chỉ là nghĩa vụ mà còn là một quyền lợi, quyền được
đóng góp xây dựng nhà nước, phục vụ lợi ích chung của xã hội, tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước trong việc sử dụng ngân sách từ thuế. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, được coi như một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng với các hình thức đa dạng, phong phú.
Thứ hai, đề cao các giải pháp về kinh tế - xã hội. Các giải pháp về kinh tế-xã hội cần được đề cao, tập trung xây dựng, hoàn thiện cũng như cần tổ chức tốt việc thựa hiện. Như vậy mới có thể làm cho đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Nhà nước cần đẩy mạnh phát triển kinh tế ở mọi vùng miền, giải quyết phù hợp giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội, phát huy những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, xây dựng đồng bộ các giải pháp. Đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế nói chung, tội phạm trốn thuế nói riêng là một công việc, nhiệm vụ phức tạp, khó khăn, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như kinh tế-xã hội, quản lí, chính sách, pháp luật…
Thứ tư, bảo đảm tính phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong xu thế hội nhập, nhất là nước ta đã gia nhập ASEAN, trở thành thành viên WTO, kí kết Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kì…thì hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự phải không ngừng hoàn thiện, bảo đảm tính phù hợp với luật pháp quốc tế.
3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế
3.3.1. Các giải pháp về kinh tế - xã hội
Các giải pháp kinh tế-xã hội có vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế. Trước hết, giải pháp kinh tế là các biện pháp tác động bằng kinh tế để khắc phục, hạn chế, loại trừ nguyên nhân và
điều kiện của tội phạm. Một trong những nguyên nhân và điều kiện cơ bản của tội phạm hiện nay là nguyên nhân kinh tế. Nền kinh tế kém phát triển, đời sống vật chất của một bộ phận dân cư không đảm bảo, thiếu thốn, đói nghèo cùng với nhu cầu hưởng thụ cao, hưởng thụ một cách méo mó của một bộ phận những người có chức vụ, quyền hạn là những hiện tượng có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát sinh và tồn tại của tội phạm. Vì vậy, phòng chống tội phạm trốn thuế nói riêng và phòng chống tội phạm nói chung trước hết là phải thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất của nhân dân, ngăn chặn các tiêu cực trong nhu cầu hưởng thụ là một trong những biện pháp phòng ngừa tội phạm trốn thuế căn bản và lâu dài.
Giải pháp kinh tế còn được thực hiện thông qua việc tìm ra các lỗ hổng, các hạn chế, khiếm khuyết của nền kinh tế. Khắc phục được các khuyết tật của nền kinh tế không chỉ đem lại sự lành mạnh chung trong môi trường sản xuất kinh doanh mà còn hạn chế môi trường tồn tại, phát triển của tội phạm trốn thuế.
Để khắc phục những lỗ hổng trên, một trong những giải pháp quan trọng là minh bạch hoá nền kinh tế. Minh bạch hoá nền kinh tế là xu hướng tất yếu, thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Không những thế, một nền kinh tế minh bạch còn hạn chế những tiêu cực, lệch lạc, góp phần quan trọng trong phòng chống tội phạm trốn thuế. Minh bạch hoá nền kinh tế phải được thực hiện trong tất cả các khâu, các mặt hoạt động, từ việc hoạch định chính sách đến những hoạt động chung của nền kinh tế, hoạt động riêng của mỗi doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh, phương thức giao dịch, thanh toán, xử lí tranh chấp… Ngay trong một khía cạnh cụ thể, hoạt động thanh toán, giao dịch giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội cần hạn chế dùng tiền mặt, nên áp dụng những phương thức thanh toán khác như thông qua ngân hàng, dùng thẻ tín dụng…để các giao dịch dễ dàng được kiểm soát, hạn chế những gian lận, rủi ro.
Các giải pháp khác khắc phục vấn đề thuộc về những tồn tại xã hội như nạn thất nghiệp, nghèo đói, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường…cũng góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ tội phạm nói chung và tôi trốn thuế nói riêng.
3.3.2. Các giải pháp về quản lý
Giải pháp này yêu cầu trong hoạt động tổ chức-quản lí nhà nước và xã hội là phải cùng các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tạo ra những điều kiện thuận lợi dần dần loại trừ những yếu tố hình thành động cơ, ý thức phạm tội, không tạo sơ hở cho việc thực hiện tội phạm. Đây là yêu cầu rất lớn đòi hỏi phải có quá trình thực hiện lâu dài. Thông qua các hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế trên thực tế, các cơ quan quản lí nhà nước, các cơ quan chuyên ngành thuế, các cơ quan bảo vệ pháp luật và các tổ chức khác trong xã hội tìm ra những thiếu sót, sai lầm, khiếm khuyết trong tổ chức, quản lí để khắc phục, hạn chế nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Ví dụ như khắc phục những hạn chế trong bố trí cán bộ không phù hợp với trình độ, năng lực,
phẩm chất, quản lí cán bộ không nghiêm, tổ chức bộ máy chưa hợp lí nhằm khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Theo Báo Hải quan số ra ngày 29/7/2004, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung đ± nhấn m³nh: “Về thĐ túc, Bộ T¯i chính đang tập trung chỉ
đạo đến năm 2010 áp dụng thống nhất trong cả nước cơ chế tổ chức, cá nhân tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, đồng thời
đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, phát triển và thực hiện xã hội hoá dịch vụ hỗ trợ tư vấn thuế, đại lí làm thủ tục hải quan. Xây dựng và thực hiện thủ tục hải quan đơn giản, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đổi mới toàn diện phương pháp quản lí, chuyển từ phương pháp quản lí truyền thống sang phương pháp quản lí hiện đại dựa trên kĩ thuật quản lí rủi ro.
Trong năm 2004 và 2005 thực hiện hoàn thiện các quy trình quản lí phù hợp với từng loại hình đối tượng nộp thuế, nghiệp vụ khai hải quan. Trong đó sẽ rà soát tất cả các quy định pháp luật liên quan đến xuất nhập khẩu để hoàn thiện dần quy trình thủ tục hải quan cho thống nhất, đồng bộ và phù hợp với các điều ước quốc tế. Giải quyết kịp thời các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp về chính sách thuế và thủ tục quản lí thuế, hải quan, về áp mã số hàng ho², gi² tính thuế, thuế suất, cưỡng chế thuế”.
Trong hoạt động tác nghiệp, cơ quan thuế cần làm tốt chức năng xử phạt hành chính, nghiêm khắc phạt và phạt nặng những đối tượng cố tình gian lận làm giảm số thuế phải nộp. Trường hợp cố tình làm giấy tờ giả để được khấu trừ thuế cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không đơn thuần chỉ xử phạt hành chính như hiện nay. Trong thực hiện luật thuế GTGT, mặc dù ngành thuế cũng đã phân loại những đối tượng cần thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, hoàn thuế sau, đối tượng cần được hoàn trước rồi mới kiểm tra, thanh tra sau theo Thông tư 82/2002/TT-BTC ngày 18/9/2002 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, việc thực hiện còn nhiều lúng túng và phức tạp, bởi vì việc theo dõi doanh nghiệp hiện nay ngành thuế chỉ dựa vào các báo cáo từng thời kì do các doanh
nghiệp gửi lên chứ chưa theo dõi được các giao dịch của doanh nghiệp. Muốn giải quyết được tình trạng trên, ngành thuế phải thiết lập hệ thống thông tin
đến tận các doanh nghiệp, đến các ban ngành, quận, huyện, để có thông tin kịp thời về các giao dịch của doanh nghiệp. Từ đó có thể hạn chế tối đa tình trạng gian lận thuế.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công cuộc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế. Công việc này đòi hỏi phải được các cơ quan thuế và các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện một cách kiên quyết, ráo riết, kịp thời,
đi vào thực chất chứ không chỉ hô hào, làm qua loa, đại khái, chiếu lệ. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế đồng thời với việc áp dụng những cơ chế, chính sách, thủ tục mới nhanh gọn, hiệu quả hơn, ví dụ như cơ chế tự khai, tự nộp đang được triển khai thí điểm ở một số địa phương. Cơ chế tự khai tự nộp thay thế dần cho cơ chế áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính chủ quan của cơ quan quản lí thuế thông qua các thông báo thuế, quyết định áp thuế… Cơ chế mới này sẽ thể hiện tính tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế, cơ quan nhà nước chỉ đóng vai trò kiểm tra, kiểm soát, xử lí vi phạm theo đúng chức năng, chuyên môn và thẩm quyền.
Về nhân tố con người, không chỉ có cải cách bộ máy làm công tác thuế mà cần phải sắp xếp, cải tổ cả bộ máy của những cơ quan có liên quan đến quản lí thuế như hải quan, quản lí thị trường, chống buôn lậu…Cải cách trong tổ chức và hoạt động của bộ máy các cơ quan đó đồng thời với việc củng cố, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức, tinh giản biên chế để có chế độ
đãi ngộ xứng đáng với những người có trình độ, kĩ năng, làm việc có hiệu quả thực sự gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể. Phân biệt rõ nhiệm vụ chung với trách nhiệm cá nhân của cán bộ công chức, của người đứng đầu mỗi cơ quan.
Về phương tiện, cần trang bị cho các cơ quan thuế đầy đủ hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ nhằm trợ giúp đắc lực cho công tác quản lí thuế. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, cập nhật các phương