Nội Dung Và Các Yếu Tố Có Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Đấu Tranh Phòng, Chống Tội Trốn Thuế


Phòng, chống tội trốn thuế có liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ thuế chuyên ngành, mà cán bộ cac cơ quan bảo vệ pháp luật cũng không thể hiểu biết, thành thạo được lĩnh vực đó. Ngoài kiến thức của mình, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng cần phải có sự giúp đỡ tận tình của các chuyên gia ở lĩnh vực thuế.


1.2.1.2 Nội dung và các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế

Hiện tượng trốn thuế do nhiều nguyên nhân khác nhau với diễn biến ngày càng phức tạp. Vì vậy để , do đó hoạt động đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế là một hoạt động mang tính chất thường xuyên, liên tục, lâu dài, quyết liệt.

Nội dung của đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế chủ yếu tập trung vào việc loại bỏ các nguyên nhân và điều kiện của tình trạng phạm tội nói chung và tội phạm trốn thuế nói riêng.

Những công việc cụ thê phải làm là khắc phục những sơ hở, thiết sót, nhược điểm...mà công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội có liên quan đến quản lý thuế đang tồn tại. Đồng thời phải xóa bỏ những quan niệm, nếp nghĩ sai lầm về thuế, hình thành văn hoá nộp thuế trong nhân dân. Biện pháp căn bản lâu dài chính là phải phát triển kinh tế đất nước, nâng cao

đời sống cho nhân dân, tránh nguy cơ phạm tội vì đời sống quá khó khăn.

Bên cạnh đó cần phải nâng cao hiệu quả của hệ thống pháp luật trong quản lý thuế. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế hoàn chỉnh, thống nhất, có

đủ khả năng thực hiện các mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đặt ra, đồng thời hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, nhằm tạo điều kiện, và bảo đảm cho hệ thống pháp luật thuế được thực hiện tốt. Đồng thời phải hoàn thiện các văn bản xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật, nhất là hình phạt của luật hình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


sự và các hình thức xử phạt khác đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế và hành vi trốn thuế.

Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế - 8

Hoạt động đấu tranh phòng chống tội trốn thuế được thực hiện bằng các biện pháp phòng ngừa chung như: biện pháp kinh tế, biện pháp chính trị tư tưởng, biện pháp tổ chức quản lý, các biện pháp văn hóa giáo dục, biện pháp pháp luật. Bên cạnh biện pháp phòng ngừa chung, các biện pháp phòng ngừa riêng với tội trốn thuế theo những nguyên nhân, điều kiện và đặc điểm riêng của loại tội phạm này.

Trong quá trình thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng cần phải xem xét. Những yếu tố khách quan như: cơ chế, chính sách, phương pháp quản lý kinh tế, nhận thức, quan điểm về công tác đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế. Những yếu tố chủ quan như tình trạng thiếu trách nhiệm, bao che hoặc bỏ mặc tội phạm, hình sự hoá các quan hệ hành chính hoặc ngược lại. Đồng thời sự non kém về trình độ nghiệp vụ, pháp luật, chủ quan, duy ý chí cũng là những yếu tố tác động làm hạn chế hiệu quả đấu tranh phòng chống tội trốn thuế.

Để nâng cao hiệu quản đấu tranh cần phát huy tính tích cực của các yếu tố mạnh, yếu tố năng động, đồng thời phải kiên quyết hạn chế những yếu tố tiêu cực làm hạn chế hiệu quả của việc đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế.


Chương 2. Thực trạng tội trốn thuế, và công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong 5 năm gần đây (từ năm 2001 đến năm 2005)‌‌


2.1. Tình hình tội phạm trốn thuế trong 5 năm gần đây (từ năm 2001

đến năm 2005)

2.1.1 Các yếu tố tác động đến tình hình tội trốn thuế:

Hiện tượng trốn thuế là kết quả của sự tác động qua lại giữa hàng loạt các yếu tố môi trường, xã hội khác nhau. Sự gia tăng về số vụ phạm tội, thay

đổi tính chất hành vi của tội trốn thuế trong thời gian vừa qua cũng đã phản

ánh những chuyển biến sâu sắc của các yếu tố này. Tìm hiểu về tội trốn thuế cũng phải đi từ việc tìm hiểu những yếu tố trên, từ đó, các nhà hoạch định chính sách và thực thi pháp luật có được cái nhìn một cách tổng thể, chiến lược về nguyên nhân và điều kiện phạm tội, phục vụ tốt hơn nữa cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả.

Nhìn nhận các yếu tố môi trường, xã hội tác động đến tình hình tội phạm trốn thuế có thể từ nhiều góc độ khác nhau, thậm chí có thể phát triển thành một luận văn hoặc chuyên đề riêng, tuy nhiên ở đây chúng tôi chỉ xin

đưa ra một vài nét khái quát.

2.1.1.1. Tình hình kinh tế xã hội

Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2000, đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Năm 2000 là năm đánh dấu sự chuyển mình đi lên mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung với động lực quan trọng về công cụ pháp lý đó là Luật doanh nghiệp 1999 chính thức có hiệu lực trên thực tế. Đây là công cụ pháp luật quan trọng ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của mọi chủ thể, mọi thành phần trong xã hội. Nó đã khơi dậy mọi tiềm năng kinh doanh trong nhân dân, phát huy mọi nguồn lực của nền kinh tế để thúc


đẩy sự tăng trưởng kinh tế một cách nhanh và bền vững hơn. Tình hình chung của nền kinh tế được nhìn nhận như một bức tranh có những gam màu tươi sáng. Sự gia tăng mạnh mẽ số lượng doanh nghiệp, quy mô vốn đầu tư toàn xã hội, trình độ và tay nghề của người lao động, trình độ quản lý doanh nghiệp của các doanh nhân đã tạo ra những đột phá mới trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Bên cạnh đó là môi trường đầu tư nước ngoài có sự cải thiện rõ rệt, các nhà

đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam như một mảnh đất lành, nơi có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển.

Đến năm 2005, sau 5 năm thi hành luật doanh nghiệp, số doanh nghiệp

đăng kí mới đạt gần 110.000, cao gấp hơn 2,4 lần so với thời kì 1991-1999 (bình quân 1 năm từ 2000 đến 2004 có 22.000 doanh nghiệp, còn từ 1991 đến 1999 là gần 9.000 doanh nghiệp). Chính động lực mới đó đã thúc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, khơi dậy mọi tiềm năng sản xuất kinh doanh trong dân cư, tiêu biểu là khu vực kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân năm 2004 đã chiếm 38,5% GDP, cao gấp 5,4 lần tỷ trọng của khu vực kinh tế cá thể (7,11%), cao gấp 2,5 lần tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (15,7%) và đạt xấp xỉ với tỷ trọng 39,2% của khu vực kinh tế nhà nước. Chỉ tính riêng tại địa bàn Hà Nội, sau 4 năm thực hiện luật doanh nghiệp, Hà Nội có hơn 14.000 doanh nghiệp được thành lập, tổng số vốn đăng kí là 24.000 tỷ

đồng, gấp 7 lần số vốn của doanh nghiệp đã đăng kí trong thời gian 8 năm (1992-1999). Các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp đã đóng góp hơn 20% GDP của thành phố.

Tuy nhiên, trong những năm qua, nền kinh tế cũng đã bộc lộ nhiều thiếu sót, khiếm khuyết như: sự phát triển về kinh tế chưa vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Nhìn chung năng suất lao động còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao, nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thiếu thị trường tiêu thụ cả ở trong nước và nước ngoài. Nạn buôn lậu, hàng giả, gian


lận thương mại tác động xấu đến sự phát triển của nền kinh tế. Hệ thống tài chính ngân hàng còn yếu kém và thiếu lành mạnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, cơ cấu đầu tư chưa hợp lí, đầu tư còn phân tán, dàn trải, lãng phí và thất thoát. Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ

đạo, chưa có chuyển biến đáng kể trong việc sắp xếp, đổi mới và phát triển các doanh nghiệp nhà nước.

Trước tình hình kinh tế phát triển nhanh chóng, số lượng các chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã tăng mạnh. Chính vì vậy mà

đối tượng nộp thuế cũng tăng, đa dạng, phức tạp. Nhiều chính sách thuế được thực hiện trên thực tế với các loại thuế, đối tượng nộp thuế khác nhau. Chính từ sự gia tăng mạnh mẽ của các chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà tình trạng trốn thuế, các vi phạm, tội phạm liên quan đến lĩnh vực thuế cũng xảy ra nhiều hơn, phức tạp và đa dạng hơn. Số thuế thu được cho nhà nước tăng lên nhưng đồng thời số thuế thất thu cũng ngày càng lớn. Thực hiện tốt chính sách thuế không chỉ đơn thuần là làm lợi cho ngân sách nhà nước mà còn có ý nghĩa đảm bảo quyền kinh doanh chân chính, đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh của các tổ chức và cá nhân. Trong bài viết Vấn đề kiểm soát tội phạm đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2 năm 1999, GS.TSKH Đào Trí óc đ± khẳng định: “Sứ đồi mới rỏ nét nhất trong thời gian vừa qua là sự đổi mới kinh tế, đổi mới lĩnh vực các quan hệ kinh tế. Đồng thời

đây cũng là lĩnh vực phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, các vi phạm và phạm tội mới về số lượng, tính chất v¯ lo³i tội. C²c tội ph³m kinh tế “thông thường” như trộm cắp, cướp giật, tham ô, hối lộ, buôn lậu, trốn thuếvẫn là những tội tiếp tục được phát hiện và xử lí trong thực tiễn với mức độ nguy hại lớn hơn nhiều so với trước đây như buôn lậu, gian lận thương mại

Sự thông thoáng của pháp luật nói chung và Luật doanh nghiệp mới nói riêng cũng đã dẫn đến những vi phạm liên quan đến trốn thuế, lừa đảo, gian lậngia tăng. Lợi dụng sự thông thoáng trong Luật doanh nghiệp, bọn tội


phạm đã thuê người đứng tên thành lập doanh nghiệp với mục đích mua bán hoá đơn, lừa đảo. Qua xác minh, điều tra, công an thành phố Hồ Chí Minh đã ph²t hiện nhiều gi²m đốc doanh nghiệp “ma” l¯ những đối tượng nghiện hút, hành nghề xe ôm, xích lôđược thuê mướn. Sau khi thực hiện hành vi lừa

đ°o, c²c doanh nghiệp “ma” n¯y tứ gi°i t²n v¯ rọi l³i xin th¯nh lập doanh nghiệp mới để tiếp tục lừa đảo. Chỉ trong 6 tháng cuối năm 2003, tại TP HCM

đã có 548 doanh nghiệp bà trốn, nâng tồng số doanh nghiệp “mất tích” t³i thành phố đến thời điểm đó lên đến con số 1.659. Kèm theo đó có khoảng

83.000 hoá đơn VAT đang được mua bán trên thị trường. Tương tự, ở Hà Nội, năm 2003 cõ 240 doanh nghiệp “mất tích” đem theo 39.000 bộ hoá đơn, năm 2004 con số này là 499 doanh nghiệp và 46.000 bộ hoá đơn.

Các chính sách thuế mới được đưa vào áp dụng hoặc có những điều chỉnh lại như: thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô cũ nhập khẩuViệc áp dụng chính sách thuế mới hoặc thay đổi chính sách thuế hiện hành đã dẫn đến tình trạng có nhiều đối tượng thuộc diện chịu thuế hơn, mức thuế thu được cao hơn nhưng cũng đồng thời nảy sinh các vấn đề mới như các thủ đoạn trốn thuế mới, gia tăng số vụ và số đối tượng trốn thuế, tiền thuế thất thu cũng tăng lên. Bên cạnh việc tăng số thu cho ngân sách nhà nước, các chính sách thuế mới xuất hiện cũng gây những phản ứng khác nhau trong xã hội, cả những đối tượng chịu thuế và cả những chủ thể khác có liên quan. Việc đưa vào áp dụng một chính sách thuế nào đó sẽ gây phản ứng xã hội là điều tất nhiên, song những phản ứng ấy đôi khi lại xuất phát từ những lí lẽ có căn cứ. Ví dụ như vấn đề áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô cũ nhập khẩu, xuất phát từ góc độ của quản lí nhà nước, các nhà hoạch định chính sách

đã áp một mức thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 600% giá trị nhập khẩu của chiếc xe. Từ góc nhìn của người tiêu dùng và xã hội, chính sách thuế này đã bóp nghẹt dòng xe ô tô cũ nhập khẩu giá rẻ, củng cố vị thế của các liên doanh và các nhà sản xuất ô tô trong nước, khiến người tiêu dùng phải trả một giá cắt cổ


nếu muốn mua ô tô, trả quá cao so với giá trị thực của chiếc xe, làm lợi cho các doanh nghiệp ô tô mà chủ yếu là các liên doanh, nhà đầu tư nước ngoài. Với mức thuế xuất cao như vậy, các nhà nhập khẩu ô tô cũ tìm mọi cách “l²ch” thuế, thậm chí không ngần ng³i trốn thuế để h³ gi² th¯nh. Nhìn sang các quốc gia láng giềng như Lào, mức thuế nhập khẩu ô tô cũ chỉ là 1% giá trị nhập khẩu đã thúc đẩy thị trường trong nước, khiến các nhà nhập khẩu không dại gì trốn một mức thuế rất thấp để có thể bị xử lí theo pháp luật nếu bị phát hiện. Câu chuyện về thuế nhập khẩu ô tô cũ cũng phần nào giống như câu chuyện buôn lậu, trốn thuế linh kiện máy mới tính xảy ra cách đây chưa lâu,

đứng trước thực trạng linh kiện máy tính nhập lậu tràn lan với giá rẻ, các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước đã đề xuất giải pháp giảm thuế nhập khẩu như là một trong nhửng “b°o bối” để chống nhập lậu, c³nh tranh với h¯ng nội địa. Giải pháp trên đang từng bước được áp dụng đã tỏ rõ những ưu việt của chính sách giảm thuế, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Trở lại với câu chuyện thuế suất nhập ô tô cũ, chính mức thuế quá cao đã làm cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế nghi ngờ lẫn nhau, cơ quan thuế thì cho rằng doanh nghiệp cố tình khai quá thấp giá trị ô tô cũ nhập khẩu so với thực tế để trốn thuế, còn doanh nghiệp lại không đồng tình với mức thuế mà cơ quan thuế tính trên giá trị áp cho mặt hàng này. Chính vì vậy, một vấn đề đặt ra là làm sao để chính sách thuế hợp lí cũng là một trong những công cụ khắc phục tình trạng trốn thuế diễn ra trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Thuế cũng là một công cụ tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, đi đôi với việc xem xét,

đánh giá lại vai trò của thuế khi đem ra sử dụng như là một công cụ để bảo vệ sản xuất trong nước, khi mà xu hướng hội nhập là tất yếu như hiện nay.


2.1.1.2. Quản lý nhà nước

Có thể nói trong những năm gần đây, năng lực, trình độ, bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước, thể chế, chính sách, pháp luật

điều chỉnh hoạt động bộ máy nhà nướcđã có những cải thiện đáng kể, những tiến bộ, nỗ lực đã và đang được xã hội ghi nhận. Bộ máy nhà nước đã dần làm tốt chức năng quản lí nhà nước trên mọi lĩnh vực. Chúng ta cũng đang thực hiện nhiều cải tiến, đổi mới trong phương thức, nội dung của hoạt động quản lí nhà nước. Công cuộc cải cách thủ tục hành chính, cải cách lề lối và tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ công chức đang được đẩy mạnh. Thủ tục hành chính ngày một đơn giản hoá, bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả, nền hành chính

đang chuyển mình từ một nền hành chính nặng về cai trị sang nền hành chính phục vụ, đúng với bản chất của nhà nước và theo kịp với thời đại trong giai

đoạn hội nhập hiện nay. Tuy nhiên không phải đã hết những tồn tại, lỗ hổng, sai sót, lệch lạc trong hoạt động của bộ máy quản lí nhà nước. Tình trạng quan liêu tham nhũng, hối lộ vốn là căn bệnh kinh niên chưa có thuốc đặc hiệu, đặc quyền đặc lợi của các cơ quan quản lí trong từng ngành, từng lĩnh vực không phải dễ dàng từ bỏ trong một sớm một chiều, những căn bệnh giấy tờ, cứng nhắc, vô cảm, sách nhiễu của một bộ phận cán bộ công chứclà mảng tối, cản trở tiến trình đi lên của bộ máy quản lí nhà nước. Nhiều thủ tục hành chính, tư ph²p l³c hậu, rườm r¯ cõ thể gói l¯ nhửng “hĐ túc” trong bộ m²y chậm được khắc phục, đẩy lùi. Chính những chuyển biến và cả những tồn tại trong hoạt động quản lí nhà nước đã tác động đến tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội phạm trốn thuế nói riêng. Tình hình huy động nguồn thu ngân sách thông qua thuế đã có chuyển biến tích cực nhờ những cải cách, đổi mới trong hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước nói chung, của cơ quan thuế nói riêng thông qua việc cải cách thủ tục, phương thức thu nộp thuế. Bên cạnh đó, chính những tồn tại trong hoạt động quản lí nhà nước đã làm cho tình hình tội phạm trốn thuế có những diễn biến mới, các vụ trốn thuế bị phát hiện

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí