tô cũ, kinh doanh ô tô tự lái, kinh doanh vận tải tư nhân, cho thuê nhà.... Số lợi nhuận của những người này rất cao nhưng họ lại không đóng góp bất cứ một khoản thuế nào cho Nhà nước. Và cũng hiếm có trường hợp bị phát hiện và truy thu thuế.
Hiện tượng trốn thuế thu nhập cao cũng diễn ra hết sức phổ biến do công tác quản lý thuế quá lỏng lẻo. Theo quy định hiện hành của Luật thuế thu nhập cao, người nào có thu nhập hàng tháng từ 5 triệu đồng trở lên thì phải
đóng thuế. Mặc dù, trong xã hội hiện có hàng trăm ngàn người có mức thu nhập trên 5 triệu đồng một tháng, nhưng rất ít người đóng thuế thu nhập cao. Số người đóng thuế chủ yếu là những người làm quản lý trong một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế có nguồn thu nhập công khai, và người sử dụng lao động tôn trọng pháp luật thuế.
Trên đây mới chỉ là hai trong số rất nhiều kiểu trốn thuế đang diễn ra trong xã hội. Thực tế các thủ đoạn trốn thuế kể trên chưa hẳn là đã tinh vi, thậm chí còn công khai, nhưng vì các cơ quan nhà nước không kiểm soát được nên kẻ phạm tội vẫn dễ dàng thực hiện hành vi trốn thuế. Với những hành vi vi phạm như trên, căn cứ vào quy định tại Điều 161 Bộ luật hình sự 1999 thì rất nhiều người đã phạm tội trốn thuế nhưng không bị phát hiện và đưa ra xét xử. Số tội phạm trốn thuế đã bị phát hiện chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số tội phạm trốn thuế ẩn tự nhiên.
Bên cạnh loại tội phạm ẩn tự nhiên, tội phạm trốn thuế ẩn nhân tạo cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Tội phạm trốn thuế ẩn nhân tạo là những tội phạm thực tế đã xảy ra, các cơ quan chức năng đã nắm được, nhưng vì các nguyên nhân khác nhau mà hành vi phạm tội trốn thuế đó không bị xử lý theo luật. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số vụ trốn thuế đã bị phát hiện nhưng không bị xử lý là do chúng đã được che đậy bởi các hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác như tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, đưa và nhận hối lộ...
Tội phạm ẩn nhân tạo về tội trốn thuế có thể xuất hiện tại ngay trong giai đoạn xử lý của cơ quan thuế. Trong quá trình thực hiện quản lý thuế, cơ quan thuế phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự vượt quá thẩm quyền xử lý của mình, song không chuyển sang cơ quan điều tra để khởi tố vụ
án mà chỉ xử lý hành chính hoặc không xử lý vụ việc. Hiện nay việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp theo chế độ chuyên quản, một cán bộ thuế được giao quản lý tất cả các doanh nghiệp theo địa bàn một phường, hoặc xã. Trong quá trình giao dịch đối tượng trốn thuế dùng nhiều thủ đoạn để mua chuộc cán bộ chuyên quản để các cán bộ này bao che cho hành vi trốn thuế của chúng. Dư luận báo chí, cũng như các doanh nghiệp cũng phản ánh ngay chính bản thân các cán bộ chuyên quản thuế và thanh tra thuế, khi phát hiện ra doanh nghiệp có hành vi trốn thuế đã chủ động đưa ra những thoả thuận nhận hối lộ
để bỏ qua vụ việc. Chính vì vậy lượng tội phạm ẩn nhân tạo về tội trốn thuế xuất hiện nhiều nhất trong giai đoạn xử lý của cơ quan thuế.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Thức Chung Về Hoạt Động Đấu Tranh Phòng, Chống Tội Trốn Thuế
- Nội Dung Và Các Yếu Tố Có Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Đấu Tranh Phòng, Chống Tội Trốn Thuế
- Tình Hình Số Vụ Có Dấu Hiệu Trốn Thuế Với, Số Vụ Án
- Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Trốn Thuế
- Nguyên Nhân Và Điều Kiện Liên Quan Đến Quản Lý Nhà Nước
- Nguyên Nhân Và Điều Kiện Liên Quan Đến Công Tác Phát Hiện, Xử Lý Vi Phạm, Tội Phạm
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Từ năm 2001 đến năm 2005, trong số 1616 hành vi có biểu hiện phạm tội trốn thuế đã được cơ quan thuế chuyển sang cơ quan điều tra xử lý, thì chỉ 1/3 số vụ việc đó được khởi tố, và gần 1/10 vụ việc được đưa ra xét xử. Việc trốn thuế trót lọt đã đem lại cho kẻ phạm tội trốn thuế số tiền lớn, sẵn có tiền chúng dùng tiền để mua chuộc các cán bộ được giải quyết vụ việc, vì vậy lượng tội phạm ẩn nhân tạo về trốn thuế trong giai đoạn xử lý tin báo về tội phạm , điều tra có tỷ lệ khá cao.
2.1.2.2 Tình hình tội phạm theo phân loại
Tình hình tội phạm trốn thuế theo phân loại được đề cập đến ở đây được dựa trên cơ sở phân loại theo các sắc thuế hiện hành. Các hành vi phạm tội
đã vi phạm đến các quy định thu nộp thuế được quy định tại các sắc thuế khác nhau. Tuy nhiên, thật khó có thể đi sâu tìm hiểu cụ thể về tình hình tội phạm trốn thuế đối với tất cả các sắc thuế khác nhau, chỉ xin được điểm qua một số
loại thuế chủ yếu đang là điểm nóng, thu hút sự quan tâm chung và đang đặt ra nhiều vấn đề trong đấu tranh phòng chống loại tội phạm trốn thuế đó.
Trước hết, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, có ba dạng hành vi trốn thuế chủ yếu là: kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không kê khai thuế, hoặc khai khống chi phí hoặc khai giảm doanh thu.
Luật doanh nghiệp và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định bất cứ chủ thể nào tham gia kinh doanh cũng phải đăng ký kinh doanh và phải nộp thuế, ngoại trừ những người buôn bán nhỏ, buôn bán hàng rong có mức thu nhập hàng tháng dưới mức lương tối thiểu. Tuy nhiên trên thực tế, nếu việc kinh doanh không yêu cầu phải có địa điểm kinh doanh cố định, hoặc người mua không yêu cầu xuất hóa đơn thì rất nhiều người tham gia kinh doanh không tiến hành đăng ký kinh doanh. Hiện tượng này diễn ra phổ biến trong các lĩnh vực : thầu xây dựng nhà dân, cá nhân buôn bất động sản, mua bán ô tô cũ, kinh doanh ô tô tự lái, kinh doanh vận tải tư nhân, cho thuê nhà.... Số lợi nhuận của những người này rất cao nhưng họ lại không đóng góp bất cứ một khoản thuế nào cho Nhà nước. Và cũng hiếm có trường hợp bị phát hiện và truy thu thuế.
Trên địa bàn Hà Nội còn hàng nghìn cá nhân, hộ kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực trên chưa thực hiện việc đăng kí kê khai nộp thuế. Theo số liệu điều tra thống kê hiện có khoảng 90.000 hộ kinh doanh cá thể, nhưng cơ quan thuế chỉ mới quản lí môn bài được hơn 70.000 hộ. Các hộ kinh doanh vận tải đã lợi dụng cơ chế thông thoáng của nhà nước trong việc bãi bỏ giấy phép và lợi dụng tính chất ngành kinh doanh vận tải là cơ động, không có địa
điểm, luồng tuyến cố định để trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan thuế, nhiều hộ kinh doanh nhưng không đăng kí thuế và nộp thuế. Hiện nay các chi cục thuế chỉ quản lí thu thuế được gần 3.000 đầu phương tiện, bằng khoảng 25% so với thực tế kinh doanh. Số thuế thất thu ở hoạt động này trên địa bàn Hà Nội khoảng 6-8 tỷ đồng/năm.
Ngay tại Hà Nội, trong vài năm trở lại đây, nhu cầu về xây dựng nhà ở trong dân cư tăng cao, nhất là các quận huyện đang trong quá trình đô thị hoá nhanh như Cầu Giấy, Tây Hồ, Từ Liêm, Thanh Trì… phần lớn các công trình nhà ở của tư nhân đều do các chủ thầu tư nhân thi công. Số thuế thất thu trong hoạt động xây dựng nhà tư nhân ước tính hàng chục tỷ đồng/năm.
Bên cạnh đó, đối với doanh thu đã kê khai, các doanh nghiệp dùng mọi thủ đoạn dựng khống chi phí sản xuất, kinh doanh để giảm lợi nhuận nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Các chi phí chủ yếu bị khai tăng so với thực tế thường gặp là các chi phí về nhân công, quảng cáo tiếp thị, tiếp khách, tiền
ăn cho công nhân, bảo hộ lao động… Ngoài ra, các nguyên nhiên liệu đầu vào cũng bị tăng khống thông qua các hoá đơn GTGT khống hoặc ghi giá trị tăng cao so với thực tế. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ một phần là do việc quản lí hoá đơn GTGT còn nhiều lỏng lẻo, xuất hiện hành vi mua bán hoá đơn GTGT trái phép, không chỉ gian lận thuế GTGT mà còn làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đội lên rất nhiều so với thực tế nhằm mục đích trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Thủ đoạn khai tăng chi phí này rất khó bị phát hiện, vì cơ quan thuế không theo sát các đơn vị kinh doanh
để kiểm tra xem họ thực sự có chi phí như họ đã kê khai không, trong khi các quy định về kiểm soát thu chi tài chính qua ngân hàng chưa được thực hiện. Kẻ phạm tội thường chỉ bị phát hiện nếu dùng thủ đoạn mua hóa đơn đầu vào và việc này bị phát giác, dẫn đến bại lộ mục đích trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về thuế xuất nhập khẩu, tình hình trốn thuế diễn ra phổ biến thông qua một số thủ đoạn như gian lận trong khai giá nhập khẩu, quay vòng hàng xuất khẩu làm nhiều lần để hưởng các chính sách ưu đãi, buôn lậu trốn thuế, gian lận đối với hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập… Các doanh nghiệp nhập khẩu tìm mọi cách móc nối với bên giao hàng ở nước ngoài để ghi giá trong hợp đồng thấp hơn nhiều so với giá trị thực của hàng hoá đó
hòng trốn thuế nhập khẩu. Cũng chính vì vậy mà một số hàng hoá khi nhập về Việt Nam, cơ quan thuế phải áp một mức giá khác làm căn cứ tính thuế. Đây thực chất là một việc làm bất đắc dĩ và không hay cho cả hai phía, doanh nghiệp nhập khẩu lẫn cơ quan thu thuế bởi một quan hệ thoả thuận giữa hai bên nhưng lại không được nhà nước thừa nhận một phần trong nội dung (phần thoả thuận về giá), phải có sự can thiệp bằng ý chí của nhà quản lí. Thực tế, theo chúng tôi, việc can thiệp để áp giá đánh thuế là không cần thiết trong tình hình hiện nay, bởi nếu hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam bị nghi ngờ là có giá trị thấp hơn thực tế thì chúng ta nên sử dụng những công cụ pháp lí khác thể hiện sự đánh giá của nhà nước và của thị trường đó là các quy định pháp luật về tự vệ hàng hoá như luật chống bán phá giá, tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập khẩu… Đây cũng là những quy định thể hiện tính thị trường, gắn với thị trường, giảm thiểu ý chí áp đặt của nhà nước vào các quan hệ mang tính thoả thuận tự nguyện giữa các bên. Công cụ pháp lí này cũng được các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới thường ưu tiên sử dụng, tự để cho thị trường
định đoạt, chủ thể bị thiệt nhiều hơn chính là các nhà sản xuất kinh doanh trong nước phải lên tiếng đòi quyền lợi.
Thực tế, một thủ đoạn trốn thuế nhập khẩu hiện đang được nhiều đối tượng áp dụng đó là sau khi nhập khẩu và bán hàng xong đã trốn khỏi địa chỉ
đăng kí kinh doanh, không nộp thuế nhập khẩu cho nhà nước. Theo số liệu thống kê, hiện có khoảng 4.300 doanh nghiệp nợ thuế xuất nhập khẩu với số tiền tổng cộng hơn 700 tỷ đồng. Trong số này đã phát hiện 428 doanh nghiệp bỏ trốn, mang theo số tiền nợ thuế hơn 140 tỷ đồng. Vụ việc điển hình cho hình thức trốn thuế này là hành vi phạm pháp tại Công ty cổ phần Kinh Bắc (Kinh Bắc Group) tại thành phố HCM. Lợi dụng chính sách ân hạn (chậm nộp) thuế xuất nhập khẩu (quy định tại thông tư của Bộ tài chính từ cuối năm 1998), Ngô Nhật Phương đã thuê người lập ra hàng loạt các công ty TNHH khác nhau trên địa bàn thành phố HCM để nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài
vào Việt Nam, sau khi nhận hàng và bán xong thì xúi họ trốn khỏi địa điểm
đăng kí kinh doanh để “xù” thuế nhập khẩu v¯ lụa đ°o chiếm đo³t tiền thuế GTGT. Nguyễn Văn Lâm, một nhân viên tại Công ty Kinh Bắc cũng bị bắt tạm giam khai: trong thời gian làm việc tại đây, Lâm được chỉ đạo dẫn một cô gái quê là Lê Thị Bé Ly (thường trú tại xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh
Đồng Nai) đi thuê dịch vụ thành lập Công ty TNHH Ngự Bình, Phương hứa trả cho Ly 100 triệu đồng/năm và 1,5 triệu đồng/tháng. Chỉ 15 ngày sau đó, Công ty Ngự Bình đã ra đời, đặt trụ sở tại phường 5, quận Gò Vấp. Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2002, thông qua Lâm, Phương đã chỉ đạo Ly kí 5 hợp đồng ngoại thương mua tổng cộng hơn 756.000 tấn giấy trị giá gần 265.000 USD của một doanh nghiệp Singapore. Kết thúc thương vụ này, Phương nợ thuế nhập khẩu hơn 3,8 tỷ đồng nhưng y đã chỉ đạo Ly bỏ trốn sang Campuchia để phi tang dấu vết. Tuy nhiên Ly không chấp h¯nh “lệnh” n¯y m¯ trốn đến một nơi kh²c ở. Khi cơ quan điều tra tìm ra địa chỉ Ly đã khai báo toàn bộ sự việc và cho biết thêm là chỉ được Phương trả lương mỗi tháng từ 300.000-500.000 đồng. Bước đầu cơ quan điều tra đã làm rõ, cùng với Công ty Ngự Bình, 2 công ty khác là Thắng Lợi (trụ sở tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn) và Đại Phong (trụ sở tại phường 13, quận Tân Bình) đều được thành lập bằng thủ đoạn tương tự,
đã giúp cho Phương trốn thuế nhập khẩu trót lọt hơn 10 tỷ đồng.
Xét về các dấu hiệu cấu thành tội phạm tội thì thủ đoạn "xù" thuế xuất khẩu là một biểu hiện mới của tội phạm, có những dấu hiệu khác với cấu thành tội phạm trốn thuế. Nếu trong tội trốn thuế kẻ phạm tội dùng nhiều thủ
đoạn để làm giảm số thuế phải nộp, hoặc không kê khai nộp thuế, thì trong trường hợp này số thuế nhập khẩu đã được kê khai và xác định rõ, được nhà nước cho nợ. Các doanh nghiệp này lợi dụng chính sách cho nợ thuế nhập khẩu, cố tình trốn khỏi địa chỉ đăng ký để chiếm đoạt khoản tiền này.
Trên thực tế, hành vi trốn thuế xuất nhập khẩu thường xảy ra nhất đó là buôn lậu. Đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế ở khía cạnh này cũng chính là việc đấu tranh phòng chống buôn lậu.
VÒ thuÕ GTGT, trong những năm vừa qua là điểm nóng của tội phạm về thuế. Bọn tội phạm sử dụng rất nhiều thủ đoạn và mục đích phạm tội khác nhau để chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của nhà nước. Thủ đoạn trốn thuế GTGT thường gặp là các hành vi: bán hàng không xuất hoá đơn để che giấu doanh thu, nhằm chiếm đoạt số tiền thuế GTGT người mua đã nộp cho người bán. Điển hình như hiện nay các cửa hàng, hộ kinh doanh ăn uống, nhà hàng, vũ trường, mát-xa, karaoke… đại đa số đều sử dụng chứng từ nội bộ để thu tiền của khách hàng, không xuất hoá đơn giá trị gia tăng và không kê khai nộp thuế. Mức doanh thu các hộ kê khai thường chưa đạt 30% số doanh thu thực tế. Việc ghi sổ kế toán chỉ là hình thức, đối phó. Với thủ đoạn này, đối tượng trốn thuế cùng một lúc trốn hai loại thuế : thuế giá trị gia tăng, và thuế thu nhập doanh nghiệp, có trường hợp là cả thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ngoài ra còn có các thủ đoạn trốn thuế giá tăng như : doanh thu ghi tại liên giao cho người mua cao hơn liên lưu để khai báo thuế, nhằm không phải nộp đủ số thuế giá trị gia tăng theo quy định.
Đối với thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, tình trạng trốn thuế diễn ra phổ biến, do người nộp thuế không tự giác kê khai, hoặc kê khai không đầy đủ thu nhập chịu thuế, mặt khác cơ quan quản lý thuế chưa có công cụ hữu hiệu để quản lý thu nhập của người dân … Cách kiểm soát chủ yếu là thông qua số liệu kế toán của các doanh nghiệp để xác định mức thu nhập của những người lao động trong doanh nghiệp, và quy định trách nhiệm thu hộ của các doanh nghiệp. Đơn vị nộp thuế thường thực hiện thủ đoạn tuyển thêm nhiều lao động hợp đồng với mức lương thấp để phân bổ lại thu nhập thực trên giấy tờ, sổ sách nhằm qua mặt cơ quan thuế. Trong một đợt kiểm tra năm 2001, Cục thuế thành phố Hà Nội đã phát hiện ra nhiều trường hợp trốn thuế
thu nhập cá nhân, trong đó điển hình là vụ truy thu gần 1 tỷ đồng tiền thuế của 2 người Việt Nam làm việc tại một liên doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Năm 2001, theo thống kê của Bộ tài chính, số thuế thu nhập cá nhân trong quý III đạt khoảng 442 tỷ đồng, bằng 74,5% so với quý II và bằng 82% so với quý I. Như vậy ngành thuế đã giảm thu hàng trăm tỷ đồng so với hai quý trước đó.
2.3.5. Diễn biến, cơ cấu của tình hình tội trốn thuế
Trong 5 năm trở lại đây tội phạm trốn thuế đã gia tăng về số vụ và giá trị thiệt hại, diễn biến của loại tội phạm này vẫn hết sức phức tạp. Từ những vụ trốn thuế có giá trị hàng triệu, chục triệu đồng trước đó, nay đã lên tới hàng trăm triệu, hàng tỉ đồng, thậm chí nhiều tỉ đồng tiền thuế.
Về địa bàn thực hiện tội phạm: Tội phạm trốn thuế trong thời gian gần
đây đã xảy ra trên hầu hết các địa bàn, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, nhưng tập trung hơn vào một số lĩnh vực, trên một số địa bàn trọng
điểm, nơi tập trung nhiều hoạt động kinh tế.
Về thủ đoạn phạm tội
Thủ đoạn của tội phạm trốn thuế khá phong phú. Ngoài các thủ đoạn trốn thuế đã phân tích ở trên như: không đăng kí kinh doanh, khai khống chi phí, khai giảm doanh thu ......., trốn thuế còn được thực hiện với nhiều thủ
đoạn khác tinh vi và phức tạp hơn. Trong giai đoạn hội nhập toàn cầu nền kinh tế Việt Nam có những thay đổi sâu sắc, cùng với những thay đổi đó, ngày càng xuất hiện nhiều thủ đoạn trốn thuế mới:
- Hiện nay cơ quan thuế đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát thuế đối với những giao dịch thương mại điện tử thông qua mạng Internet. Mọi hoạt động mua, bán, ký kết hợp đồng, thanh toán đều được thực hiện trên mạng, nếu không hiểu về công nghệ thông tin thì cơ quan thuế không thể kiểm soát được các giao dịch và chứng từ điện tử này. Công nghệ thông tin