Tội trốn thuế theo Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 3

hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…). Tổng hợp tất cả các biểu hiện này tạo thành mặt khách quan của tội phạm. Như vậy mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan [37, tr.99]. Nó là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm cho xã hội, đến khách thể được luật hình sự bảo vệ.

Về Hành vi khách quan

Hành vi khách quan của tội trốn thuế được thể hiện là không chịu nộp thuế theo quy định; không thực hiện đúng những quy định về chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, nộp thuế, quyết toán thuế… Hành vi này thường được thể hiện ở hành vi khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng. Như khai bớt doanh thu, khai man hàng hóa, gian lận trong việc hoạch toán hoặc có những thủ đoạn gian dối khác để không phải nộp số tiền thuế mà theo quy định của pháp luật họ phải nộp.

Hành vi trốn thuế chỉ bị coi là tội phạm khi số tiền trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194,

195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Tuy nhiên không phải mọi hành vi trốn tránh việc nộp thuế đều bị coi là tội trốn thuế.Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn nhất định người có nghĩa vụ nộp thuế phải đóng vào ngân sách nhà nước một khoản tiền nhất định, người nộp thuế không có thủ đoạn gian dối để trốn thuế mà chỉ có hành vi chây ỳ không chịu nộp thuế thì không phải là hành vi trốn thuế mà tùy theo từng trường hợp mà người chây ỳ nộp thuế có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Nếu sau khi đã nộp đủ số tiền thuế cho Nhà nước, nhưng sau đó lại dùng thủ đoạn gian dối để được hoàn thuế thì hành vi của người phạm tội là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: Lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng, một số cá nhân, doanh nghiệp đã dùng thủ đoạn gian dối làm thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng.

Hành vi trốn thuế có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là không phải nộp một khoản tiền hoặc nộp ít hơn nhiều số tiền thuế mà họ có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách Nhà nước. BLHS Việt Nam không mô tả cụ thể hành vi trốn thuế nhưng trong các văn bản dưới luật đã có hướng dẫn chi tiết thế nào là hành vi trốn thuế.

Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC- BTC ngày 26/6/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính- kế toán và chứng khoán thì người phạm tội trốn thuế là người thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 108 của Luật quản lý thuế và thỏa mãn các dấu hiệu được quy định tại BLHS. Đó là các hành vi liên quan đến các quy định về lập hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, quy định về mở sổ và ghi sổ kế toán hoặc các quy định về các khoản thu khác, cụ thể:

- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.

Tội trốn thuế theo Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 3

- Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hoạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn

- Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn.

- Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan trong thời gian 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan

- Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Cấu kết với người gửi hàng hóa để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.

- Sử dụng hàng hóa được miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai thuế [23, Điều 108].

Với các hành vi trên mục đích cuối cùng của người trốn thuế là làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.

Hành vi khai báo gian dối trong trốn thuế là hành vi để phân biệt tội trốn thuế với hành vi vi phạm hành chính - dây dưa không nộp thuế. Cùng là việc không nộp thuế theo quy định của pháp luật, xong dây dưa không nộp thuế là hành vi vi phạm về thu nộp tiền thuế nhưng người phải nộp thuế không có hành vi gian dối trong việc kê khai thuế, mở, ghi chép sổ sách kế toán cũng như sử dụng hóa đơn chứng từ….Hành vi dây dưa không nộp thuế chỉ bị coi là hành vi vi phạm hành chính và bị xử lý bằng các biện pháp hành chính.

Trên thực tế để trốn thuế, người phạm tội thường sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau như:

- Không kê khai thuế

Theo quy định của Luật quản lý thuế thì kê khai thuế là một trong những hoạt động mà người nộp thuế phải có nghĩa vụ khai, nó giúp cơ quan chức năng quản lý một cách hiệu quả về thuế của các cá nhân và doanh nghiệp, nó là cơ sở để cơ quan chức năng tính thuế. Tuy nhiên một số doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, một số hoạt động lại không kê khai thuế nhằm trốn thuế. Chẳng hạn như: Công ty xây dựng Bắc Hà, sau khi đi vào hoạt động một thời gian, công ty này bán 50 % cổ phần cho một doanh nghiệp khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng vốn. Tuy nhiên lợi nhuận từ việc chuyển nhượng này không được công ty kê khai thuế. Việc không kê khai đã giúp công ty trốn 590 triệu đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp mà lẽ ra công ty phải kê khai và nộp vào ngân sách nhà nước.

- Bỏ ngoài sổ sách kế toán

Đây là thủ đoạn khá phổ biến hiện nay, theo đó người nộp thuế thường sử dụng đồng thời hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế, hệ thống kế toán còn lại chỉ phản ánh một phần các giao dịch kinh tế để khai thuế. Kiểu hành vi này thường xảy ra ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, ăn uống, khách sạn, xây dựng dân dụng và sản xuất nhỏ. Rất khó có thể xác định được số thuế thất thu do hành vi trốn thuế này gây ra vì nếu xác định được thì đã không xảy ra thất thu thuế. Một số vụ trốn thuế bị phanh phui thời gian qua cho thấy hành vi này khá phổ biến và gây thất thu ngân sách. Chẳng hạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam đã trốn thuế 1.028 triệu đồng qua hành vi không ghi sổ kế toán tiền bán quyền mua căn hộ; Công ty Viễn thông điện lực bán hàng không xuất hóa đơn, không phản ánh vào sổ kế toán để trốn thuế 37 tỷ đồng [41].

- Tạo giao dịch mua hàng, hợp đồng dịch vụ giả mạo nhằm tăng khoản chi cho doanh nghiệp

Trên thực tế doanh nghiệp không có các khoản chi này nhưng đã tự tạo ra chứng từ để hợp pháp hóa khoản chi không có thực, vì thế có thể gọi đây là chi khống. Chi khống thể hiện qua những bảng kê thanh toán giả mạo với chữ ký giả, hợp đồng lao động giả mạo... và thể hiện ở những hóa đơn đi mua của cơ sở kinh doanh khác. Bằng hành vi này, doanh nghiệp không chỉ trốn thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn trốn cả thuế GTGT thông qua việc khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào.

Ví dụ vụ án Lê Quốc Quân phạm tội trốn thuế, một trong những thủ đoạn mà Quân thực hiện nhằm trốn thuế đó là lập khống các hợp đồng tư vấn môi giới:

Theo bản án số 394/2013/HSST ngày 02/10/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội: Lê Quốc Quân đã thuê Phạm Thị Phương làm kế toán ngoài giờ cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam từ tháng 8 năm 2008 với công việc là làm sổ sách, cân đối sổ sách, báo cáo quyết toán cho công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam. Để trốn thuế Lê Quốc Quân đã chỉ đạo Lê Thị Phương lập khống các hợp đồng tư vấn môi giới thương mại, cụ thể là tìm những người quen có bằng kế toán, tài chính, chuyên gia kinh tế… rồi lấy thông tin của họ để lập hợp đồng tư vấn môi giới thương mại khống với công ty. Năm 2010 và 2011 Phương đã lập khống nhiều hợp đồng với 09 chuyên gia tư vấn để họ ký khống cho công ty. Tại văn bản số 32640 ngày 12/12/2012 của Cục thuế thành phố Hà Nội kết luận: Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam đã lập khống hồ sơ thuê chuyên gia trong hai năm 2010 và 2011 với số tiền 1.750.000.000 đồng. Hành vi này là trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 437.500.000 đồng.

Đồng thời, để trốn thuế Quân đã chỉ đạo Phạm Thị Phương mua hóa

đơn GTGT khống hàng để kê khai nhằm tăng chi phí của doanh nghiệp để trốn thuế. Thực hiện hành vi này, từ năn 2009 đến 2011 Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam đã sử dụng 61 tờ hóa đơn GTGT khống hàng, khống doanh số để kê khai, làm tăng chi phí cho công ty với số tiền: 859.050.789 đồng. Toàn bộ số hóa đơn này đã được Phạm Thị Phương đưa vào kê khai chi phí của Công ty tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy và đã trốn 212.262.697 đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên 01 hóa đơn GTGT năm 2009 với số tiền là 18.150.000 đồng (4.537.500 tiền thuế), do tài liệu giám định không có báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó không đủ cơ sở để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp do sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Nên tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty đã trốn do hoạch toán 60 hóa đơn GTGT bất hợp pháp là 207.725.197 đồng

Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty THHH giải pháp Việt Nam đã trốn do hoạch toán hợp đồng thuê chuyên gia khống và hoạch toán 60 hóa đơn GTGT khống là 645.225.197 đồng.

- Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế

Đây là hành vi ghi giá bán trên hóa đơn và kê khai doanh thu tính thuế thấp hơn giá khách hàng thực tế thanh toán. Hành vi này thường gặp ở các doanh kinh doanh nhà hàng khách sạn, vận tải tư nhân, xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, bán ô tô và xe máy, hàng trang trí nội thất... Các công ty xây dựng, khi thi công các công trình ở các địa phương khác hay xây nhà tư nhân thường khai báo không trung thực, không kê khai hoặc giấu bớt một phần công trình. Hành vi này làm giảm thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

- Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định

Hành vi hạch toán kế toán sai quy định pháp luật nhằm che giấu doanh

thu tính thuế, hạch toán tăng chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Kế toán có thể hạch toán giảm trừ doanh thu thông qua các hình thức giảm giá, chiết khấu không đúng quy định. Kế toán có thể hạch toán sai tài khoản kế toán để che giấu doanh thu. Chẳng hạn, khi phát sinh doanh thu bán hàng, lẽ ra phải hạch toán vào tài khoản 511 thì kế toán lại hạch toán vào các tài khoản kế toán khác, như hạch toán vào tài khoản 338 (phải trả khác), 138 (phải thu khác)... Một số doanh nghiệp nhượng bán, trao đổi vật tư không ghi nhận doanh thu mà chỉ hạch toán thay đổi cơ cấu tài sản lưu động bằng các bút toán nhập, xuất, thu, chi hoặc công nợ phải thu, phải trả; bán phế liệu không xuất hóa đơn, không ghi nhận doanh thu hoặc hạch toán giảm chi phí sản xuất.

Các dạng hạch toán sai nhằm tăng chi phí được trừ tính thuế thu nhập doanh nghiệp và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chủ yếu là: hạch toán toàn bộ chi phí mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản vào chi phí quản lý doanh nghiệp; hạch toán vào chi phí được trừ các khoản chi từ thiện…

- Khai sai chủng loại hàng hoá

Để trốn thuế nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp cố tình khai sai tên hàng hóa, chủng loại hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp. Chủ yếu là khai sai mã số hàng từ mã hàng có thuế suất cao sang mã hàng có thuế suất thấp. Nhiều trường hợp, người nộp thuế lợi dụng sự phức tạp của các hàng hóa là các hỗn hợp, các hóa chất khó phân biệt, xác định bằng cảm quan để khai theo hướng có lợi cho mình. Hay người nộp thuế, trốn thuế bằng cách nhập khẩu hàng hóa là sản phẩm hoàn chỉnh nhưng lại tháo bớt một số bộ phận để trở thành hàng hóa chưa hoàn thiện nhằm hưởng thuế suất thấp của hàng linh kiện;

- Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 87/2010/NĐ- CP ngày

13/8/2010 thì thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam được phân biệt theo xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Các doanh nghiệp lợi dụng việc áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam, theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan …, các chủ hàng hóa cố tình khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và làm các giấy chứng nhận xuất xứ giả để được hưởng các mức thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt.

- Ký nhiều hợp đồng kinh tế lòng vòng để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi dụng chính sách của nhà nước trong việc thu một số loại thuế, các doanh nghiệp ký các hợp đồng lòng vòng để nhằm trốn thuế. Chẳng hạn như vụ Nguyễn Đức Kiên trốn thuế: Theo bản án số 219/2014/HSST ngày 09/6/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội: Lợi dụng việc miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2009 Trần Đức Kiên đã chỉ đạo, hướng dẫn thuộc cấp của mình hợp thức hóa thu nhập của Công ty B&B thành thu nhập của cá nhân, nhằm trốn thuế. Cụ thể như sau:

Công ty Cổ phần đầu tư B&B được thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật là Nguyễn Đức Kiên- Chủ tịch HĐQT; Đặng Ngọc Lan (vợ Kiên) – Tổng giám đốc; Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên) - Ủy viên. Theo chỉ đạo của Kiên ngày 25/12/2008 Công ty B&B đại diện là Đặng Ngọc Lan đã ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với ngân hàng thương mại Á châu (ACB) để thực hiện hiện các giao dịch tài chính thông qua việc kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam. Cùng ngày bà Lan đại diện công ty B&B ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với Nguyễn Thúy Hương để Công ty B&B nhận ủy thác đầu tư thay bà Hương và ký Phụ lục hợp đồng với nội dung Nguyễn Thúy Hương đồng ý để Công ty B&B được ủy thác lại cho ngân hàng ACB

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí