Thành phố Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là Trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, nơi các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển không ngừng, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên, bên cạnh đa số doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội nhận thức được nghĩa vụ đóng thuế của mình thì vẫn có không ít đối tượng trốn thuế với thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt. Tùy tính chất, mức độ vi phạm mà người có hành vi trốn thuế phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 161 BLHS 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009) (sau đây gọi là BLHS năm 1999). Trên thực tế hiện nay các hành vi trốn thuế chủ yếu là bị xử phạt hành chính, việc xử lý hình sự còn hạn chế. Đồng thời việc xử lý hình sự bên cạnh những kết quả đạt được góp phần răn đe, giáo dục người phạm tội trốn thuế cũng như những người có ý định trốn thuế thì cũng còn bộc lộ một số hạn chế, sai lầm do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nhất định.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)” mang tính cấp thiết không những về lý luận mà còn là đòi hỏi thực tiễn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Sau khi BLHS năm 1985 được ban hành, tội trốn thuế đã được đề cập trong các giáo trình, sách pháp lý, đề tài nghiên cứu như: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập II của trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự của Viện Khoa học pháp lý, Bộ tư pháp, XNB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1987 (tái bản năm 1992,1997).
Sau khi BLHS năm 1999 ra đời, tội trốn thuế được đề cập trong công trình: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm) của TS Phùng Thế Vắc, TS Trần Văn Luyện, LS Th.s Phạm Thanh Bình, Ts Nguyễn Đức Mai, Th.S Nguyễn Sỹ Đại, Th.S Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm, tập I (Bình luận chuyên sâu) của Th.S Đinh Văn Quế, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 2002…Các công trình này đã đề cập đến tội trốn thuế dưới góc độ pháp lý hình sự, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu trong hệ thống pháp luật hình sự chung mà chưa nghiên cứu chuyên sâu về tội trốn thuế một cách độc lập.
Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội trốn thuế như: Luận án tiến sĩ Luật học về “Hoạt động phòng ngừa tội phạm trốn thuế theo chức năng của lực lượng cảnh sát kinh tế”, Hà Nội -2012 của tác giả Nguyễn Hải Hưng - Học Viện Cảnh sát nhân dân; Luận án tiến sĩ Luật học “Hoạt động điều tra tội phạm trốn thuế theo chức năng của lực lượng cảnh sát kinh tế”, Hà Nội- 2014 của tác giả Nguyễn Thành Phúc- Học Viện Cảnh sát nhân dân… Tuy nhiên các công trình này chủ yếu nghiên cứu về góc độ tội phạm học đối với tội trốn thuế trong phạm vi hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm của lực lượng cảnh sát kinh tế. Có thể nói ở cấp độ Luận văn thạc sỹ, Luận án tiến sỹ chưa có một công trình nào nghiên cứu tội trốn thuế trên cơ sở nghiên cứu số liệu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là hệ thống hóa một số quan điểm về tội trốn
thuế, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn việc áp dụng các quy định đó trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó tìm ra những hạn chế của pháp luật cũng như công tác xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội và đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế những vi phạm sai lầm ấy.
Có thể bạn quan tâm!
- Tội trốn thuế theo Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 1
- Tội trốn thuế theo Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 3
- Các Tình Tiết Định Khung Tăng Nặng Đối Với Tội Trốn Thuế
- Các Tình Tiết Tăng Nặng Theo Khoản 3 Điều 161 Blhs
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình thành của tội trốn thuế;
- Nghiên cứu, phân tích những dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế, so sánh tội trốn thuế với một số tội khác có liên quan từ đó rút ra những tồn tại, hạn chế của các quy định về tội trốn thuế trong luật thực định Việt Nam cần khắc phục;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tội trốn thuế, đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng;
- Từ đó đề xuất những hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội trốn thuế trong Bộ luật hình sự Việt Nam cũng như các giải pháp đảm bảo cho việc xét xử tội trốn thuế đúng pháp luật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội trốn thuế, thực tiễn xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tội trốn thuế dưới góc độ pháp lý hình sự, và tình hình tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Trong khi thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, phương pháp logic, phương pháp khảo sát …
6. Ý nghĩa của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo, nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu, có hệ thống về tội trốn thuế dưới góc độ pháp lý hình sự. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp về khoa học của luận văn:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về tội trốn thuế, khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về tội phạm này;
- Làm sáng tỏ những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội trốn thuế trong pháp luật hình sự hiện hành.
- Nghiên cứu đánh giá làm sáng tỏ tình hình áp dụng pháp luật về tội trốn thuế (trên địa bàn Hà Nội); những tồn tại, hạn chế của thực tiễn áp dụng pháp luật về tội phạm này, cũng như nguyên nhân của các tồn tại hạn chế đó;
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận văn đã đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định, cũng như nâng cao hiệu quả xét xử đối với tội trốn thuế.
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết và hữu ích cho các nhà làm luật cũng như các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên thuộc các ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Luận văn còn tài liệu tham khảo cho các cán bộ đang công tác tại các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương
Chương 1. Một số vấn đề chung về tội trốn thuế theo quy định của luật hình sự Việt Nam.
Chương 2. Thực tiễn xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3. Nguyên nhân của những vi phạm sai lầm và các giải pháp bảo đảm việc xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội đúng pháp luật.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TRỐN THUẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế
1.1.1. Khái niệm tội trốn thuế
Theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế thì ta có thể thấy bản chất của thuế là loại quan hệ phân phối gắn với Nhà nước, loại quan hệ giữa Nhà nước với người nộp thuế. Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có các điều kiện nhất định [36, tr.10]. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế cho Nhà nước. Có nhiều hình thức vi phạm về nghĩa vụ thuế, trong đó trốn thuế là một trong những hành vi vi phạm làm thất thu nguồn ngân sách Nhà nước.Trốn thuế là không nộp thuế cho nhà nước theo quy định của pháp luật [18, tr.111]. Là việc người có nghĩa vụ nộp thuế thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để làm giảm số thuế phải nộp hoặc không phải nộp thuế. Hành vi trốn thuế tùy vào mức độ khác nhau có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Vậy khi nào thì hành vi trốn thuế cấu thành tội trốn thuế? Cũng như các tội phạm kinh tế khác, tội trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước và xã hội thông qua việc vi phạm các quy định, các chính sách về thu, nộp thuế.
Tội trốn thuế phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm nói chung, mà theo PGS.TSKH Lê Cảm, phải thể hiện ở ba bình diện với năm đặc điểm (dấu hiệu) của nó là: a) bình diện khách quan: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; b) bình diện pháp lý: tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; c) bình diện chủ quan: tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi [4, tr.297].
Theo quy định tại BLHS năm 1999 thì:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [21, Điều 8, Khoản 1].
Như vậy theo quy định này thì hành vi trốn thuế cấu thành tội trốn thuế khi nó được coi là nguy hiểm cho xã hội do BLHS quy định, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, do người có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS và thực hiện với lỗi cố ý.
Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm tội trốn thuế như sau: Tội trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội thể hiện bằng việc không nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của nhà nước.
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự [37, tr.74]. Cấu thành tội phạm được coi là khái niệm pháp lý của loại tội phạm cụ thể, là sự mô tả khái quát loại tội phạm nhất định trong luật hình sự.
Về mặt lý luận CTTP gồm bốn yếu tố là: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.
Theo quy định tại điều 161 BLHS năm 1999, các dấu hiệu pháp lý của bốn yếu tố cấu thành tội trốn thuế bao gồm:
1.1.2.1. Khách thể của tội trốn thuế
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại [37, tr.86]. Theo luật hình sự Việt Nam, khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 8 BLHS 1999. Mỗi một tội phạm đều gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một hoặc một số khách thể nhất định. Khách thể của tội phạm là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Tội trốn thuế là một trong những tội được quy định tại Chương XVI của BLHS với tên gọi: “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”. Do đó, khách thể mà tội trốn thuế xâm hại là trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý việc thu thuế, nộp ngân sách Nhà nước. Xâm hại đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước. Khách thể trực tiếp của tội trốn thuế xâm hại đến là các quy định của Nhà nước về trách nhiệm phải đóng thuế nộp vào ngân sách cho Nhà nước khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, …[15, tr.31]
Đối tượng tác động của tội phạm này là các loại thuế mà người phạm tội có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, thông thường các loại thuế mà các chủ thể có thể phải nộp là: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân…
1.1.2.2. Mặt khách quan của tội trốn thuế
Bất kể một tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể trực tiếp nhận biết được. Đó là hành vi khách quan; hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện