Tội trốn thuế theo Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TRẦN THỊ HOA


Tội trốn thuế

THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM

(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TRẦN THỊ HOA


Tội trốn thuế

THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM

(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)


Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60 38 01 04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG QUANG PHƯƠNG

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc; kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trước đây.

Hà Nội, tháng 9 năm 2015

Tác giả luận văn


Trần Thị Hoa


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TRỐN THUẾ

THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 7

1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế 7

1.1.1. Khái niệm tội trốn thuế 7

1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế 8

1.2. Các tình tiết định khung tăng nặng đối với tội trốn thuế 25

1.2.1. Các tình tiết tăng nặng theo khoản 2 Điều 161 BLHS 25

1.2.2. Các tình tiết tăng nặng theo khoản 3 Điều 161 BLHS 26

1.3. Các hình phạt đối với tội trốn thuế 27

1.3.1. Hình phạt tiền 29

1.3.2. Hình phạt cải tạo không giam giữ 30

1.3.3. Hình phạt tù có thời hạn 30

1.4. Phân biệt tội trốn thuế với một số tội phạm về kinh tế khác 31

1.4.1. Phân biệt tội trốn thuế với tội buôn lậu 31

1.4.2. Phân biệt tội trốn thuế với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 32

1.4.3. Phân biệt tội trốn thuế với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu

hành séc giả, các giấy tờ có giá khác 33

1.5. Tổng quan về tội trốn thuế trong pháp luật hình sự Việt

Nam từ năm 1945 đến năm 1999 36

1.5.1. Từ năm 1945 đến năm 1985 36

1.5.2. Từ năm 1985 đến năm 1999 39

Chương 2: THỰC TIẾN XÉT XỬ TỘI TRỐN THUẾ TRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 41

2.1. Những yêu cầu bảo đảm việc xét xử tội trốn thuế đúng pháp luật 41

2.1.1. Phải định tội danh đúng 41

2.1.2. Quyết định hình phạt đúng 45

2.2. Kết quả xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội 55

2.2.1. Kết quả đạt được trong công tác xét xử tội trốn thuế 55

2.2.2. Những vi phạm, sai lầm trong công tác xét xử tội trốn thuế 56

Chương 3: NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG VI PHẠM SAI LẦM VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC XÉT XỬ TỘI

TRỐN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 65

3.1. Nguyên nhân của những vi phạm, sai lầm trong công tác xét

xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội 65

3.1.1. Hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ, quy định còn chưa đầy đủ 65

3.1.2. Năng lực của người tiến hành tố tụng còn hạn chế 68

3.2. Dự báo tình hình tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội 69

3.3. Các giải pháp đảm bảo việc xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội đúng pháp luật 71

3.3.1. Hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn thi hành pháp luật 71

3.3.2. Tăng cường công tác kiểm tra và phát triển án lệ 74

3.3.3. Nâng cao năng lực của người tiến hành tố tụng và luật sư 76

3.3.4. Một số giải pháp khác 78

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 86

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ABC: Ngân hàng thương mại Á châu BLHS: Bộ luật hình sự

CAND: Công an nhân dân CTTP: Cấu thành tội phạm GTGT: Giá trị gia tăng HĐQT: Hội đồng quản trị HĐXX: Hội đồng xét xử TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TNHS: Trách nhiệm hình sự

VKSND: Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN: Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1.

Tình hình thụ lý, giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố

Hà Nội đối với tội trốn thuế từ năm 2010 đến năm 2014


86

Bảng 2.2.

Hình phạt chính áp dụng đối với các bị cáo phạm tội

trốn thuế


86

Bảng 2.3.

So sánh tội trốn thuế và các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến

năm 2014


87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Tội trốn thuế theo Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo pháp luật của mỗi người dân với đất nước, không hoàn trả trực tiếp ngang giá, nhưng được dùng để trang trải cho các chi phí vì lợi ích chung của toàn xã hội như đường xá, cầu cống, bệnh viện, trường học… Bất kì một quốc gia nào tại bất kì thể chế chính trị nào cũng cần phải xây dựng một hệ thống thuế khoán hoàn chỉnh và hợp lý bởi thuế có vai trò đặc biệt quan trọng. Thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất xã hội vào ngân sách Nhà nước; Là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nên kinh tế và đời sống xã hội; góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội.

Với vai trò quan trọng như vậy, các quy định liên quan đến thuế, nghĩa vụ đóng thuế được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành, như: Luật quản lý thuế 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012); Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. Nghị định 91/2014 /NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Thông tư số 156/TT – BTC ngày 6/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ…

Trong xu thế đất nước ngày càng phát triển, thuế lại càng đóng một vai trò quan trọng hơn nữa. Tuy nhiên, một bộ phận người dân không nhận thức được tầm quan trọng cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước mà tìm đủ mọi cách để trốn thuế. Điều này sẽ gây ra một thiệt hại lớn cho nguồn ngân sách nhà nước và làm mất đi sự công bằng của xã hội, đặc biệt là sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, sản xuất.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí