Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam Thời Kỳ Từ 1985 Đến Trước 1999

dụng Sắc luật số 03 là chính, có tham khảo điều khoản tương ứng của Pháp lệnh ngày 21/10/1970 để nắm rõ hơn dấu hiệu các tội phạm và áp dụng các hình phạt hợp lý hơn.

Như vậy, trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực, pháp luật hình sự đã có quy định về loại tội phạm có hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên do có nhiều loại văn bản được ban hành và áp dụng ở hai miền Nam, Bắc khác nhau nên không tránh khỏi những bất cập nhất định, nguyên tắc pháp chế khó được thực hiện. Vì vậy cần phải pháp điển hóa các quy định trong các văn bản pháp luật này để đảm bảo tính thống nhất. Bộ luật hình sự 1985, có hiệu lực từ ngày 01/1/1986 đã ra đời đáp ứng yêu cầu đó.

1.3.3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ từ 1985 đến trước 1999

Sau khi nước nhà thống nhất, nhận thức được vị trí, vai trò của pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ trật tự xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, ngày 27/6/1985 Quốc hội đã biểu quyết thông qua Bộ luật hình sự trên cơ sở pháp điển hóa những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nước ta trước đây. Lần đầu tiên, Bộ luật hình sự quy định tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được xác định là một tội phạm được quy định tại Điều 131 (Tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa) và Điều 154 (Tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản của công dân), nhưng về mặt kỹ thuật lập pháp, tội phạm này được đặt trong cùng một điều luật với tội cướp giật tài sản với ba khung hình phạt khác nhau ứng với mỗi tình tiết định khung tăng nặng. Theo đó, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được xác định có cùng tính chất, đặc điểm và tính

nguy hiểm cho xã hội tương tự như tội cướp giật tài sản, sự khác biệt có chăng chỉ là về hành vi phạm tội được mô tả trong mặt khách quan của tội phạm; giữa hai tội phạm này có cùng các yếu tố định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự. Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, bảo đảm sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật về đấu tranh phòng ngừa và chống các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các hành vi vi phạm pháp luật có tính chất công nhiên chiếm đoạt tài sản nhưng không thể xác định thuộc cấu thành nào của một trong các tội phạm có tính chất xâm phạm sở hữu.

Bước vào thời kỳ đổi mới, với việc xóa bỏ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần kinh tế được xác lập với nhiều hình thức sở hữu khác nhau, các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Khi đó, việc phân định các nhóm tội xâm phạm sở hữu thành xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và xâm phạm sở hữu của công dân theo Bộ luật hình sự năm 1985 tỏ ra không còn phù hợp do tính chất đa hình thức sở hữu. Hơn nữa, về dấu hiệu pháp lý, các tội đó tuy nằm ở hai chương khác nhau nhưng đều có cùng đặc điểm, tính chất, có chăng sự khác biệt chỉ là khách thể và đối tượng là tài sản chịu sự tác động của tội phạm thuộc sở hữu của Nhà nước hay của công dân và trong nhiều trường hợp, không phải lúc nào người phạm tội cũng có thể xác định được tài sản đó là của Nhà nước hay công dân. Trước yêu cầu đó, ngày 21/12/1999 Quốc hội đã thông qua Bộ luật hình sự mới thay thế cho Bộ luật hình sự 1985, theo đó tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 137 Bộ luật hình sự thành một tội phạm độc lập trên cơ sở tách khỏi tội cướp giật tài sản và không phân biệt thành công nhiên chiếm đoạt tài sản xã

hội chủ nghĩa và công nhiên chiếm đoạt tài sản của công dân như Bộ luật hình sự năm 1985 mà sáp nhập lại thành một tội phạm độc lập. Việc sáp nhập thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về mặt pháp lý là không có sự phân biệt đối với các thành phần kinh tế trong xã hội, mặt khác, nó cũng đáp ứng được yêu cầu do thực tiễn xét xử đặt ra trong những năm qua, nhiều hành vi xâm phạm tài sản của các đơn vị kinh tế thuộc sở hữu chung của nhiều thành phần kinh tế như: Công ty cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết… nhưng không thể xác định được người phạm tội xâm phạm tài sản thuộc thành phần kinh tế nào.

So với Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 137 Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều sửa đổi, bổ sung, nhất là đối với các tình tiết là yếu tố định tội; phân biệt ranh giới giữa hành vi là tội phạm với hành vi chưa tới mức phải xử lý về hình sự - điểm khác biệt cơ bản so với Bộ luật hình sự năm 1985 khi quy định về tội phạm này. Về hình phạt Điều 137 quy định nặng hơn Bộ luật hình sự năm 1985 (mức cao nhất là từ chung thân, trong khi đó Điều 131 quy định là hai mươi năm tù, còn Điều 154 là mười lăm năm tù). Về cơ cấu, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Điều 137 Bộ luật hình sự được cấu tạo thành 05 khoản (Điều 131 và 154 Bộ luật hình sự năm 1985 về tội này chỉ có 03 khoản). Khoản 1 là cấu thành cơ bản có khung hình phạt tù từ sáu tháng đến ba năm (nhẹ hơn khoản 1 Điều 131 và nặng hơn khoản 1 Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1985); khoản 2 có khung hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm (nhẹ hơn khoản 2 của hai Điều 131 và 154 Bộ luật hình sự năm 1985); khoản 3 có khung hình phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm (nhẹ hơn khoản 3 Điều 131 và bằng khoản 3 Điều 154 Bộ luật hình sự 1985); khoản 4 có khung hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân (là khung hình phạt mới mà Điều 131 Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1985 không có). Hình phạt bổ sung được quy định ngay trong điều luật 13, tr. 177.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO BỘ LUẬT TỐ HÌNH SỰ 1999

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được qui định tại Điều 139 Bộ luật hình sự 1999, theo đó tội phạm này có các đặc điểm pháp lý sau:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở số liệu xét xử địa bàn thành phố Đà Nẵng - 5

2.1. Khách thể và đối tượng tác động của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2.1.1. Khách thể

Khách thể của tội phạm là yếu tố quan trọng trong cấu thành tội phạm thể hiện bản chất pháp lý và tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm là cơ sở để xác định quan hệ xã hội bị hành vi phạm tội xâm hại và do đó là là căn cứ để phân biệt các tội phạm với nhau. Trong khoa học pháp lý khái niệm khách thể tội phạm được các công trình khoa học tương đối thống nhất. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội đưa ra định nghĩa như sau:

Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Tội phạm nào cũng xâm hại đến khách thể bảo vệ của luật hình sự, những quy phạm pháp luật thuộc Phần thuộc các tội phạm Bộ luật hình sự thường không trực tiếp nêu ra khách thể của tội phạm, song có thể xác định khách thể bằng cách giải thích luật, phân tích nội dung quy phạm cụ thể quy định tội phạm ta có thể biết được khách thể của tội phạm đó.

Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị bao giờ cũng thông qua Nhà nước, bằng pháp luật xác lập và củng cố hệ thống các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích và nền thống trị của giai cấp đó, đồng thời sử dụng pháp luật với những loại biện pháp tác động khác nhau nhằm bảo vệ các quan hệ này tồn tại và phát triển, tránh khỏi sự xâm hại của những hành vi phạm tội.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành luật hình sự nhằm bảo vệ những quan hệ xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân và trật tự xã hội. Những quan hệ xã hội được Nhà nước xác định bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự là khách thể bảo vệ của luật hình sự.

Trong khoa học luật hình sự đã khẳng định một hành vi bị Nhà nước coi là tội phạm do chúng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Nói cách khác, tính nguy hiểm của hành vi do xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành đó có phải là tội phạm hay không. Vì vậy, khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại. Một quan hệ xã hội nào đó bị xâm hại nhưng không được Nhà nước xác định bảo vệ bằng các quy phạm phạm pháp luật hình sự thì không thể là khách thể của tội phạm và hành vi xâm hại không bị coi là tội phạm.

Những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ là những quan hệ xã hội được xác định trong Điều 1 và Điều 8 của Bộ luật hình sự: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [18].

Khách thể của tội phạm là yếu tố không thể tách rời của tội phạm, tội phạm bao giờ cũng xâm phạm đến một hoặc một số quan hệ xã hội được nhà nước xác định bảo vệ bằng luật hình sự. Khái niệm khách thể của tội phạm chỉ rõ bản chất giai cấp của luật hình sự, Nhà nước nào cũng sự dụng luật hình sự để bảo vệ những quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích và nền thống trị

của giai cấp cầm quyền. Những hành vi xâm hại đến các quan hệ ấy bị Nhà nước tuyên bố là tội phạm. Khách thể của tội phạm còn là một căn cứ phân biệt tội phạm với những hành vi không phải là tội phạm. Nghiên cứu khái niệm khách thể của tội phạm chúng ta nhận thức đầy đủ và sâu sắc nhiệm vụ của luật hình sự và bản chất của tội phạm. Trong phần các tội phạm của BLHS, khách thể của tội phạm là căn cứ quan trọng nhất để phân loại tội phạm và hệ thống các quy phạm quy định các tội phạm hoàn thành.

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu về tài sản, đây là quan hệ xã hội chủ yếu mà hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm hại.

Do đặc điểm của hành vi nên tội này chỉ xâm hại đến một khách thể là quan hệ sở hữu tài sản. Đây là điểm khác giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một số tội xâm phạm sở hữu khác xâm hại đồng thời nhiều khách thể khác nhau như tội cướp tài sản, cướp giật tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản… vì các tội phạm này ngoài khách thể là quan hệ sở hữu, người phạm tội còn nhằm đến khách thể quan trọng khác đó là quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của người bị hại.

Quan hệ sở hữu là quan hệ trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản được tôn trọng và bảo vệ. Quan hệ này bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thông qua việc làm biến đổi tình trạng bình thường của những đối tượng vật chất (tài sản) là một bộ phận của quan hệ sở hữu.

Như mọi hành vi phạm tội khác, hành vi xâm phạm sở hữu cũng có đối tượng tác động cụ thể đó là tài sản. "Tài sản gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản" [21, Điều 163]. Tài sản là đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể thuộc bất cứ hình thức sở hữu nào được pháp luật thừa nhận và phải được thể hiện dưới dạng vật chất, vì những gì không thuộc về vật chất thì không thể là đối tượng của hành vi chiếm đoạt. Vì thế, không phải mọi trường hợp của quyền tài sản đều là đối tượng tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ví dụ: Quyền tác giả đối với một tác phẩm nhưng không phía là đối tượng tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn những giấy tờ thể hiện về quyền tài sản như hóa đơn lĩnh hàng… vẫn có thể là đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những trường hợp nhất định.

Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, xuất phát từ tính năng, công dụng đặc biệt của tài sản mà một số tài sản không thể được coi là đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà là đối tượng của hành vi phạm tội khác: Ví dụ: tài nguyên rừng, công trình, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các chất ma túy, các loại vũ khí quân dụng…

Pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng luôn bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và chỉ bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp nên về nguyên tắc tài sản được luật hình sự bảo vệ phải là tài sản hợp pháp. Nhưng điều đó không có nghĩa những hành vi xâm phạm tài sản bất hợp pháp khác của công dân không bị coi là tội phạm và vẫn bị coi là trái pháp luật và có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ví dụ: vay tiền người khác nhưng không trả, bỏ trốn đi thời gian để tránh tiếng đồn hoặc sợ gian hồ đến trả thù… hành vi trên có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

2.1.2. Đối tượng tác động của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận gắn liền với khách thể của tội phạm, nên khi nghiên cứu khách thể tội phạm không thể tách rời bộ phận này.

Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm mà khi tác động tới bộ phận này người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Hành vi phạm tội tác động các bộ phận của quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm làm biến đổi trạng thái bình thường

của các bộ phận đó, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm. Với quan điểm như vậy thì không thể tồn tại tội phạm mà không có đối tượng tác động [14, tr. 141].

Nghiên cứu khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không thể không nghiên cứu đến đối tượng tác động của tội phạm vì đây "là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ", hoặc "là các vật thể của thế giới vật chất mà người phạm tội tác động đến khi thực hiện sự xâm hại các khách thể xã hội do pháp luật hình sự bảo vệ" 8, tr. 354.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đối tượng tác động là tài sản nhưng không phải là mọi tài sản mà trước hết phải là tài sản có giá trị và giá trị sử dụng, tài sản đó phải thuộc về một chủ sở hữu cụ thể với các quy định có tính chất pháp lý bằng quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, ngoài ra, nó còn phải có khả năng chuyển hóa được giữa các chủ sở hữu với nhau, có thể mua bán, trao đổi một cách hợp pháp. Tài sản đó cũng có thể bao gồm các loại giấy tờ mà nếu người phạm tội có nó thì họ có thể nhận được một số tiền hoặc tài sản nhất định… Việc nhấn mạnh tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu nhất định mới là đối tượng của tội phạm này không có nghĩa là các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản không hợp pháp thì không bị xử lý.

Tài sản là đối tượng tác động của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có những đặc điểm sau: a. Tài sản được thể hiện dưới dạng vật chất, có giá trị và giá trị sử dụng; là thước đo giá trị lao động được kết tính và phải thỏa mãn được nhu cầu của con người; b. Tài sản là đối tượng của tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải có chủ sở hữu cụ thể với các qui định pháp lý thể hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản; c. Tài sản là đối tượng của tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải có khả năng chuyển hóa giữa các chủ sở hữu với nhau; d. Tài sản là đối tượng của tác động của tội lừa đảo

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí