d. Tái phạm nguy hiểm
3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nguy hiểm thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình [16].
Như vậy Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 1991 khi quy định hình phạt cho hai tội trên đều cùng quy định hình phạt cao nhất là tử hình.
1.1.3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lần sửa đổi toàn diện vào năm 1999
Do chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên cơ sở nhiều hình thức sở hữu khác nhau, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Để làm được điều này, Nhà nước chủ trường, thông qua hệ thống pháp luật bảo đảm là các thành phần kinh tế được đối xử và bảo vệ ngang bằng trước pháp luật. Do đó, việc chia hai nhóm tội xâm hại quan hệ sở hữu tỏ ra không còn phù hợp vì điều này không phù hợp với bản chất của kinh tế thị trường - đòi hỏi một sự đối sử bình đẳng của các thành phần kinh tế cùng tham gia vào quá trình kinh tế. Trước tình hình đó, Bộ luật hình sự 1985 mặc dù đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vẫn duy trì hai chương về các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và các tội xâm phạm tài sản của công dân. Mặt khác, sự quy định hai nhóm tội xâm phạm đến hai loại quan hệ sở hữu khác nhau đã nảy sinh ra những bất cập. Trong nhiều trường hợp, người phạm tội chỉ quan tâm đến tài sản và giá trị tài sản mà không quan tâm đến nguồn gốc tài sản thuộc sở hữu nào, nên gây khó khăn cho các cơ quan tố tụng khi xác định tội danh cho đối với người phạm tội. Quan niệm về định tội danh theo ý thức chủ quan của người phạm tội, tuy giải quyết được một phần các vấn đề trước mắt là đáp ứng yêu cầu coi trọng bảo vệ sở hữu xã hội chủ nghĩa, nhưng rõ ràng không đảm bảo tính khoa học, nhất là trong trường hợp không xác định được rõ ý thức chủ quan
của người phạm tội hoặc trong trường hợp người phạm tội có sự lẫn lộn giữa sở hữu xã hội chủ nghĩa và sở hữu riêng của công dân (cùng một hành vi xâm hại đến hai loại tài sản thuộc hai nhóm quan hệ sở hữu khác nhau). Để phù hợp với chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới, Bộ luật hình sự 1999 đã ra đời và đã nhập hai chương của Bộ luật hình sự 1985 thành một chương với tên gọi "Các tội xâm phạm sở hữu". Có thể nói, việc nhập hai chương này làm một là một cuộc đấu tranh giữa hai luồng tư tưởng cũ và mới ngay trong chính các nhà lập pháp Việt Nam thời bấy giờ.
* Tư tưởng phân biệt hai loại quan hệ sở hữu tuy đã được khắc phục nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn tồn tại trong một vài quy định của BLHS
Mặc dù được coi là lần sửa đổi toàn diện, nhưng các nhà lập pháp hình sự thời kỳ này vẫn muốn duy trì hai loại tội lừa đảo đó là: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 (là tội được nhập từ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa tại Điều 134 và Tội lừa đảo chiếm đoạttài sản công dân quy định tại Điều 157) và tội lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 134a Bộ luật hình sự.
Theo đó, Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định:
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm [19].
Có thể bạn quan tâm!
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định - 1
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định - 2
- Từ Năm 1986 Đến Trước Khi Sửa Đổi Toàn Diện Bộ Luật Hình Sự Vào Năm 1999
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định - 5
- Phân Biệt Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Với Một Số Tội Phạm Khác Có Liên Quan
- Trách Nhiệm Hình Sự Của Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trong Blhs 1999 (Sửa Đổi Năm 2009)
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Như vậy so với Bộ luật hình sự 1985 thì Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 quy đình về hình phạt vẫn nghiêm khắc, vì mức cao nhất khung hình phạt của tội này là tử hình, còn các mức hình phạt khác có thể tăng lên hoặc giảm xuống so với quy định của Bộ luật hình sự 1985.
* Yếu tố định lượng đã được sử dụng để phân biệt giữa hành vi phạm tội là đảo và hành vi lừa đảo nhưng chỉ được coi là vi phạm hành chính và bị xử phạt hành chính
Đây là vấn đề đã và đang gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên gia luật hình sự hiện nay, tuy nhiên, quan điểm coi dấu hiệu định lượng là một căn cứ để phân biệt giữa tội phạm và vi phạm hành chính đáp ứng được yêu cầu chính trị là chống sự lạm dụng của cơ quan tố tụng.
Theo đó, các tội xâm phạm sở hữu hầu hết được lấy mức khởi điểm là từ 500 000 đồng trở lên để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự. Cũng theo đó, tùy theo giá trị tài sản mà mức hình phạt có thể thay đổi theo các khung hình phạt khác nhau. Như vậy, trong lần sửa đổi toàn diện BLHS lần này, nếu giá trị tài sản chiếm đoạt từ 500 000đ trở lên thì được coi là tội phạm. Dưới 500 000đ được xem là vi phạm hành chính. Tuy nhiên, gianh giới này không phải là tuyệt đối khi mà giá trị tài sản mặc dù dưới 500 000đ nhưng người phạm tội lại thuộc một trong những trường hợp “có nhân thân xấu” thì cũng có thể bị coi là tội phạm.
* Coi đặc điểm xấu về nhân thân là dấu hiệu cấu thành tội phạm
Đây cũng là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi cho đến ngày nay. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc lấy đặc điểm xấu về nhân thân người phạm tội để là dấu hiệu định tội là không phù hợp. Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa:
Trong Luâṭ hình sự , nguyên tắc vân
đươc
thừ a nhân
là : Môt
người
không thể bi ̣xử phaṭ hình sự về nhân thân xấu của ho ̣ . Theo nguyên tắc này ,
Luâṭ hình sự không thể quy điṇ h đăc
điểm xấu về nhân thân là dấu hiêu
điṇ h
tôị. Đặc điểm này chỉ có thể được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt
hoăc
là tình tiết tăng năṇ g trách nhiệm hình sự [11].
Theo đó, không chỉ riêng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà nhiều tội
phạm khác đã được thiết kế theo mô tuýp: trong trường hợp giá trị tài sản chưa đến 500. 000 đồng những trước đó "đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm" thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nghĩa là vẫn bị coi là tội phạm).
1.1.4. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lần sửa đổi, bổ sung năm 2009
Sau nhiều năm thi hành, Bộ luật hình sự 1999 đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh, chính trị, đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên cho đến nay, Bộ luật hình sự 1999 đã bộc lộ nhiều bất cập, trong đó điểm đáng lưu ý là Bộ luật hình sự 1999 chưa thể chế hóa được những quan điểm, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị. Trong khi sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã đặt ra cho hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng phải là công cụ pháp lý nhằm thúc đẩy và bảo vệ cho các nền kinh tế phát triển.
Mặt khác, bên cạnh xu hướng chung hội nhập quốc tế, có lẽ đã đến lúc cần nghiên cứu lại chính sách hình sự đối với một số loại tội phạm cụ thể, nhất là khi chúng ta đã áp dụng một thời gian khá dài chính sách hình sự khá nghiêm khắc (hình phạt tử hình) nhưng tình hình tội phạm không hề giảm mà người lại, loại tội phạm này còn có tính chất gia tăng và quy mô ngày càng nghiêm trọng. Điều này cho phép chúng ta nhận thấy rằng: dường như biện pháp trừng trị hà khắc không phải là liều thuốc hữu hiệu để có thể làm giảm
loại tội phạm này mà cần hướng đến một biện pháp khác làm triệt tiêu động lực và điều kiện phạm tội. Bộ luật hình sự 1999 đã được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.
Ngoài ra, mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với những yếu kém trong quản lý kinh tế của nhà nước là cơ hội để tội phạm lừa đảo phát triển. Thực tiễn đã chứng minh các hành vi lừa đảo chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng đặc biệt lớn. Gần đây là hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tiền vay trong hoạt động tín dụng, ngân hàng lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Đây là những hồi chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan Nhà nước trong việc kịp thời hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế kinh tế để nhằm ngăn chặn các hành vi nguy hiểm này.
Theo đó, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được sửa đổi hai nội dung cơ bản: một là, sửa đổi mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này là tăng mức từ "năm trăm nghìn đồng" lên mức "hai triệu đồng", và hai là, bỏ hình phạt tử hình, và thay vào đó mức cao nhất của khung hình phạt là "tù chung thân". Sự thay đổi này cho chúng ta thấy chính sách hình sự của Nhà nước về loại tội phạm này một lần nữa lại có sự thay đổi cho phù hợp với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới, thể hiện rõ quan điểm giảm nhẹ hình phạt có tính hà khắc đối với người phạm tội. Tuy nhiên, trước diễn biến tình hình tội phạm lừa đảo ngày càng nghiêm trọng như đã nói ở trên, nhiều ý kiến đề xuất cần quy định lại hình phạt tử hình tại khoản 4 điều này để tạo nên sự răn đe cần thiết trong quá trình xử lý.
1.2. KHÁI NIỆM, CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
1.2.1. Khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đến nay, Bộ luật hình sự 1999 đã thi hành được hơn 10 năm và được sửa đổi, bổ sung lần gầy đây nhất vào năm 2009. Theo đó các tội xâm phạm sở hữu được quy định từ Điều 133 đến Điều 145. Bộ luật hình sự không có
khái niệm cụ thể thế nào là các tội xâm phạm sở hữu. Khái niệm này chỉ thể hiện trong các tài liệu khoa học. Theo một số chuyên gia, các tội xâm phạm sở hữu như sau: "Các tội xâm phạm sở hữu là hành vi của người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân" [1].
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong các tội xâm phạm sở hữu, vì vậy khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải thỏa mãn khái niệm chung của các tội xâm phạm sở hữu, đồng thời phải thỏa mãn các các dấu hiệu đặc thù nói riêng. Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 139 của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009:
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm [21].
Như vậy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội xâm phạm sở hữu, với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác, người phạm tội đã dùng những thủ đoạn gian dối, đưa ra những thông tin sai sự thật, có thể bằng lời nói hoặc hành động khiến có tài sản hoặc người có trách nhiệm trông giữ tài sản vì tin nhầm, tưởng giả là thật, tưởng kẻ gian là người ngay, tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội.
Từ đó có thể hiểu khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài sản.
1.2.2. Dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1.2.2.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu về tài sản, đây là quan hệ xã hội chủ yếu mà hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm hại. Do đặc điểm của hành vi nên tội này chỉ xâm hại đến một khách thể là quan hệ sở hữu tài sản. Đây là điểm khác giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một số tội xâm phạm sở hữu khác xâm hại đồng thời nhiều khách thể khác nhau như tội cướp tài sản, cướp giật tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản… vì các tội phạm này ngoài khách thể là quan hệ sở hữu, người phạm tội còn nhằm đến khách thể quan trọng khác đó là quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của người bị hại.
Quan hệ sở hữu là quan hệ trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản được tôn trọng và bảo vệ. Quan hệ này bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thông qua việc làm biến đổi tình trạng bình thường của những đối tượng vật chất (tài sản) là một bộ phận của quan hệ sở hữu.
Như mọi hành vi phạm tội khác, hành vi xâm phạm sở hữu cũng có đối tượng tác động cụ thể đó là tài sản. "Tài sản gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản" [20, Điều 163]. Tài sản là đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể thuộc bất cứ hình thức sở hữu nào được pháp luật thừa nhận và phải được thể hiện dưới dạng vật chất, vì những gì không thuộc về vật chất thì không thể là đối tượng của hành vi chiếm đoạt. Vì thế, không phải mọi trường hợp của quyền tài sản đều là đối tượng tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ: Bản di chúc về quyền thừa kế tài sản của một người thì không phải là đối tượng tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn những giấy
tờ thể hiện về quyền tài sản như hóa đơn lĩnh hàng… vẫn có thể là đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những trường hợp nhất định.
Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, xuất phát từ tính năng, công dụng đặc biệt của tài sản mà một số tài sản không thể được coi là đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà là đối tượng của hành vi phạm tội khác: Ví dụ: tài nguyên rừng, công trình, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các chất ma túy, các loại vũ khí quân dụng….
Như vậy pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng luôn bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và chỉ bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp nên về nguyên tắc tài sản được luật hình sự bảo vệ phải là tài sản hợp pháp. Nhưng điều đó không có nghĩa những hành vi xâm phạm tài sản bất hợp pháp khác của công dân không bị coi là tội phạm và vẫn bị coi là trái pháp luật và có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
1.2.2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố của tội phạm, không có mặt khách quan thì cũng không có các yếu tố khác của tội phạm, do vậy cũng không có tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm là biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, trong đó hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản nhất, các biểu hiện khác như hậu quả của tội phạm, công cụ, phương tiện… cũng chỉ thể hiện khi có hành vi khách quan. Vì vậy việc nghiện cứu những yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Cụ thể có các dấu hiệu đặc trưng sau:
* Dấu hiệu hành vi khách quan
Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội là nội dung cơ bản nhất. Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện nay, hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện dưới hai hành vi thực tế là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.