Dấu Hiệu Hành Vi Nguy Hiểm Cho Xã Hội

chiếm đoạt tài sản còn được biểu hiện bằng các loại giấy tờ có giá; e. Tài sản là đối tượng của tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải là những tài sản thông thường, nếu là những tài sản đặc biệt sẽ không là đối tượng của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Từ những đặc điểm trên thì những tài sản sau không là đối tượng của tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

- Vật không có giá trị và giá trị sử dụng;

- Tài sản vô chủ;

- Tài sản do tính chất và công dụng đặc biệt là đối tượng tác động của các hành vi phạm tội khác. Ví dụ: Công trình, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các loại vũ khí quân dụng, tài nguyên rừng v.v…

- Vật khi không còn là tài sản vì đã bị chủ tài sản hủy bỏ, ví dụ: Gia súc mắc bệnh đã bị chôn, tiêu hủy; thuốc chữa bệnh đã bị hủy bỏ, hết thời hạn sử dụng.

- Tài sản được chôn cùng với người chết.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, trong đó hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản nhất, các biểu hiện khác như hậu quả của tội phạm, công cụ, phương tiện… cũng chỉ thể hiện khi có hành vi khách quan. Vì vậy việc nghiên cứu những yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.

Tội phạm là hành vi của con người, là thể thống nhất giữa những diễn biến tâm lý bên trong của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và những biểu hiện diễn ra bên ngoài mà ta có thể nhận biết trực tiếp bằng các giác quan. Những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu biểu hiện sự thực hiện hành vi phạm tội và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

gắn liền với hành vi như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội. Tổng thể các biểu hiện trên đây tạo thành mặt khách quan của tội phạm. Như vậy, mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài trong thế giới khách quan. “Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm các dấu hiệu biểu hiện tội phạm diễn ra trong thể giới khách quan” [31, tr. 145]. Những biểu hiện ra bên ngoài trong mặt khách quan của tội phạm bao gồm các dấu hiệu: Hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữ hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi; những dấu hiệu bên ngoài khác, như: thời gian, phương pháp, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội…. Tuy nhiên, các biểu hiện khách quan của tội phạm có vị trí và ý nghĩa không giống nhau trong các cấu thành tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong tất cả các cấu thành tội phạm với ý nghĩa là dấu hiệu bắt buộc, không có hành vi nguy hiểm cho xã hội thì không có cấu thành tội phạm. Các biểu hiện khác thuộc mặt khách quan được quy định trong các cấu thành tội phạm có thể với ý nghĩa là dấu hiệu định tội (dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản) hoặc là các dấu hiệu định khung (dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc cấu thành tội phạm giảm nhẹ).

Mặt khách quan là một yếu tố cấu thành tội phạm, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, từ những biểu hiện khách quan (mà đặc biệt là hành vi nguy hiểm cho xã hội) người ta xác định được tội phạm đã xảy ra, làm rõ các yếu tố khác của cấu thành tội phạm như mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của tội phạm. Điều này hoàn toàn phù hợp với quá trình biện chứng của nhận thức chân lý. Trong luật hình sự, nhà làm luật thường tập trung mô tả những dấu hiệu khách quan đặc trưng, điển hình của từng loại tội phạm vào nội dung cấu thành của chúng, tạo cơ sở để phân biệt

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở số liệu xét xử địa bàn thành phố Đà Nẵng - 6

các tội phạm và định tội danh chính xác. Các dấu hiệu khách quan khác của tội phạm khi được mô tả trong các cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt, xác định mức độ nguy hiểm của tội phạm đã thực hiện.

Mặt khách quan của tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có các dấu hiệu đặc trưng sau:

2.2.1. Dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội

Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội là nội dung cơ bản nhất, được biểu hiện dưới hai hình thức hành động và không hành động. Hình thức hành động là việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm và hành vi phạm tội bằng không hành đội là việc chủ thể không làm làm việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm nhằm tránh nguy cơ gây thiệt hại cho xã hội. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là xử sự cụ thể của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Con người là chủ thể có ý thức của xã hội, các hành vi hay xử sự của con người, xét theo quan điểm của luật hình sự phải có sự tham gia của lý trí và ý chí tức là phải được chủ thể nhận thức và điều khiển. Những xử sự thể hiện ra thế giới khách quan nhưng không được chủ thể nhận thức và điều khiển hoặc tuy nhận thức được nhưng không điều khiển được thì không có ý nghĩa trong luật hình sự, không phải là hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm. Vì vậy, những xử sự của con người thể hiện ra thế giới bên ngoài đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng do cưỡng bức thân thể, không phải là kết quả hoạt động ý chí của chủ thể thì không phải là hành vi phạm tội. Xử sự trong trường hợp này là hậu quả của sự tác động trực tiếp của sức mạnh từ bên ngoài đưa lại, không được chủ thể nhận thức và điều khiển. Hành vi có

tính chất nguy hiểm cho xã hội được chủ thể nhận thức và điều khiển chỉ bị coi là hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm nếu có đầy đủ những đặc điểm của một hành vi phạm tội nào đó đã được quy định trong luật hình sự tức là trái với luật hình sự.

Như vậy, với ý nghĩa là một biểu hiện hay dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là hoạt động cụ thể được chủ thể nhận thức và điều khiển, có nội dung trái với các yêu cầu và đòi hỏi của pháp luật hình sự. Hành vi nguy hiểm cho xã hội được biểu hiện dưới hai hình thức: Hành động phạm tội và không hành động phạm tội.

Theo Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 thì hành vi khách quan của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có những đặc trưng sau:

Hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện dưới hai hành vi thực tế là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.

- Hành vi lừa dối: Là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật, tự nguyện trao tài sản cho người phạm tội. Trên thực tế hành vi gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hợp thành bởi hai yếu tố:

Thứ nhất, đó là hành vi đưa ra những thông tin gian dối. Hành vi này thể hiện là hành động có chủ đích của người phạm tội. Người phạm tội biết rõ đó là những thong tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó là sự thật. Hành vi này có thể được thực hiện bằng lời nói, hành động hoặc những biểu hiện khác nhằm cung cấp những thông tin sai lệch về sự việc như nói có thành không, ít thành nhiều, xấu thành tốt, giả thành thật….

Thứ hai, chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đã nhầm lẫn, tin tưởng vào những thông tin không đúng sự thật ấy mà trao tài sản cho người phạm tội. Khi giao tài sản, chủ tài sản không biết mình bị lừa dối. Họ có thể phát hiện ra ngay sau khi trao tài sản nhưng bản chất của hành vi chiếm đoạt vẫn

dựa trên thủ đoạn lừa dối thì vẫn xử lý về tội này. Cũng cần lưu ý thêm rằng, nếu ngay sau khi trao tài sản, người quản lý tài sản phát hiện và đã thực hiện một số hành động để bắt giữ mà người phạm tội lại sử dụng các thủ đoạn khác (như dùng vũ lực) để chiếm đoạt tài sản cho bằng được thì sẽ xử lý về tội phạm khác. Đây là trường hợp mà khoa học luật hình sự Việt Nam thường gọi là các trường hợp chuyển hóa từ một số tội có tính chất chiếm đoạt sang tội cướp tài sản.

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị X nghe theo lời dụ dỗ của bà Lê Thị B trú tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng cùng nhau góp vốn để làm nghề môi giới đất, tỷ lệ ăn chia lời do tỷ lệ góp vốn vào việc mua bán với số vốn là 5 tỷ, khi mua miếng đất thứ nhất thì bà Lê Thị B đã chia lãi cho bà X với số tiền 50 triệu đồng. Sau thời gian làm ăn thì bà Lê Thị B không thực hiện như lời hứa ban đầu mà chiếm luôn cả phần lời và phần góp vốn của bà Nguyễn Thị X, bà X đòi phần tiền như theo thỏa thuận nhưng bà B vẫn không trả. Tháng 10 năm 2015 bà B đã đến lấy tiền nhưng bà B đã cho người đánh trọng thương bà X và cho rằng đã đưa tiền sòng phẳng. Trong khi bà X không có giấy tờ gì chứng minh mình đã góp vốn vào kinh doanh bất động sản.

Trong trường hợp người phạm tội có hành vi gian dối nhưng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không bị nhầm lẫn, không tự nguyện trao tài sản, mà người phạm tội phải dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản thì không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà sẽ cấu thành tội chiếm đoạt có hành vi tương ứng. Nếu chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không bị nhầm lẫn, không tự nguyện trao tài sản và người phạm tội cũng không có hành động chiếm đoạt nào khác thì có thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở giai đoạn phạm tội chưa đạt [1, tr. 271].

Xét về mặt khách quan hành vi gian dối là hành vi đưa ra những thông

tin giả. Về mặt chủ quan, người phạm tội biết đó là thông tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó là sự thật. Thủ đoạn để thực hiện rất đa dạng có thể qua lời nói, sử dụng giấy tờ giả, hoặc qua những việc làm cụ thể… Những thủ đoạn thể hiện hành vi này không có ý nghĩa về mặt định tội, bởi đã là hành vi gian dối thì dù được thực hiện bằng thủ đoạn nào cũng đều có thể là hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, việc xem xét hình thức thực hiện có giá trị trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm này.

Cần lưu ý, thủ đoạn gian dối không phải chỉ có ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà còn được quy định ở một số tội phạm, điều khác biệt ở đây là hành vi gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện là nhằm chiếm đoạt tài sản, còn những hành vi lừa dối không hướng tới việc chiếm đoạt tài sản mà nhằm mục đích khác, dù mục đích này có tính tư lợi cũng không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: hành vi gian dối khi cân, đo, đong, đếm… cấu thành tội lừa dối khách hàng được quy định tại Điều 162 Bộ luật hình sự

- Hành vi chiếm đoạt: được biểu hiện là hành vi cố ý dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được coi là hoàn thành khi có hậu quả xảy ra, kẻ phạm tội chiếm đoạt được tài sản.

Hành vi chiếm đoạt xét về mặt khách quan là hành vi làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được việc chiếm đoạt, sử dụng, định đoạt tài sản đó. Xét về mặt thực tế là quá trình vừa làm cho chủ tài sản mất tài sản, vừa làm cho người chiếm đoạt có được tài sản đó. Xét về mặt pháp lý không làm cho chủ sở hữu mất quyền sở hữu mà chỉ làm mất khả năng thực tế thực hiện các quyền cụ thể của quyền sở hữu.

Hành vi chiếm đoạt trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hai hình thức cụ thể:

Thứ nhất: Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên bị lừa dối đã giao nhầm tài sản. Khi nhận được tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản đó trên thực tế và đó cũng là lúc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được coi là hoàn thành.

Ví dụ: Việc thuê xe của Công ty TNHH TM&DV du lịch Châu Thịnh Đạt. Do có mối quan quen biết nhau từ trước với ông Phan Gia Th và anh Nguyễn Văn Đ, Phạm Ngọc S rủ ông Th và anh Đ đi nhậu tại quán Lẩu dê Thuận (Phường Khuê Trung – quận Cẩm Lệ), tại đây S nói với anh Đ là S có công việc làm ăn dự án xây dựng ở Đắk Lắk nên S nhờ Đ đứng ra thuê hộ S một chiếc xe ô tô tự lái, Đ đồng ý. Năm ngày sau, Đ cùng với Phạm Ngọc Châu H đi thuê xe giúp cho S, Đ trực tiếp ký hợp đồng với Công ty TNHH TM&DV du lịch Châu Thịnh Đạt thuê 01 xê ô tô Inova BKS 52Y- 8890, thời gian thuê 01 tháng (Từ ngày 14.2.2014 đến ngày 15.3.2014), giá

tiền thuê là 16.000.000đ.

Sau khi thuê được xe, H lái xe chở S, Đ và Thảo (Bạn gái H) đi TP Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk chơi, đến ngày 18.02.2014, Đ để xe ô tô BKS 52Y-8890 lại cho S sử dụng còn Đ về Đà Nẵng bằng máy bay. S sử dụng xe này đến ngày 24.02.2014 thì S và Châu Minh Tr đem xe gửi làm tin cho chị Dương Thị Hồng B để mượn 250.000.000đ, S trực tiếp viết giấy mượn tiền ngày 24.02.2015 (Thực tế là năm 2014) và để lại xe ô tô BKS 52Y-8890 cho chị B để làm tin, hẹn 20 ngày sẽ trả tiền và nhận lại xe nhưng S, Tr không thực hiện đúng cam kết.

Khi để lại xe để mượn tiền, nhằm tạo niềm tin cho chị B, S đưa cho chị

B các loại giấy tờ gồm: 01 sổ đăng kiểm xe, 01 giấy bảo hiểm xe, 01 giấy đăng ký xe (Phô tô công chứng), các giấy tờ này là do Công ty Châu Thịnh Đạt giao cho anh Đ lúc Đ thuê xe và Đ đã giao lại cho S trước khi về lại Đà Nẵng. Ngoài ra S còn đưa cho chị B 01 giấy biết tay có nội dung thể hiện xe ô tô BKS 52Y- 8890 là do S mua lại của ông Trần Ngọc H nhưng chưa giao đủ tiền mua xe nên chủ xe chưa giao giấy đăng ký gốc cho S (Giấy này ghi 20.01.2014 – trước thời điểm S nhờ anh Đ thuê xe của Công ty Châu Thịnh Đạt.

Tiền đặt cọc thuê xe 2.000.000đ do S đưa cho Đ để trả cho anh Ch; Sau đó, theo yêu cầu của anh Đ, vào các ngày 18.02.2014 và ngày 22.01.2014, S có gửi 02 lần tiền tổng cộng là 13.000.000đ vào tài khoản của con gái ông Th là chị Phan Thị Xuân Ng, ông Th đã đem trả cho anh Ch số tiền này. Như vậy S đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi chiếm đoạt tài sản hoàn thành từ khi S đưa xe và các giấy tờ xe cho chị B.

Thứ hai: Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hình thức thể hiện của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản đáng nhẽ phải giao cho người bị lừa dối vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản hoặc không nhận. Khi người bị lừa dối nhận nhầm hoặc không nhận tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản bị chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất tài sản đó và đó cũng là thời điểm hoàn thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ví dụ: Ông B là người lao động của bà X, bà X có giao cho B đến thanh toán tiền hàng cho bà A một trăm triệu đồng, khi thanh toán tiền ông B giả vờ, tạo ra tình huống cải vả, gây gổ với một người khác làm cho bà A bối rối. Khi xong việc bà A đếm lại thì mới biết mình đếm nhầm còn 80 triệu, và sau đó mới phát hiện ông B dựng hiện trường giả nhằm chiếm đoạt 20 triệu tiền hàng, hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi giữ lại số tiền 20 triệu đồng đáng lẽ phải giao cho A.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí