Khái Quát Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Ở Nước Ta Những Năm Gần Đây

tội kẻ phạm tội chưa thực sự có hành vi phạm tội nên không thể nói đã gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hay hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Và trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cũng như đường lối xử lý cũng khác so với trường hợp đã thực hiện hành vi phạm tội, Điều 52 Bộ luật hình sự 1999 quy định: "Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định" [7].

2.2.2. Phạm tội chưa đạt

"Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội..."[9].

Trong trường hợp phạm tội chưa đạt người phạm tội đã bắt đầu thực hiện những hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, tuy nhiên những hành vi này chưa thỏa mãn hết những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Việc người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng là do những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ, chẳng hạn như bị người khác ngăn cản, nạn nhân tránh được, hoặc vì những nguyên nhân khác…

- Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Là trường hợp phạm tội chưa đạt trong đó người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm.

- Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn hậu quả vẫn không xảy ra.

Điều 18 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "…Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt". Do đó người đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không thực hiện được đến

cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt trong mọi trường hợp. Và trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội chưa đạt cũng như đường lối xử lý cũng khác so với trường hợp tội phạm đã hoàn thành, Điều 52 Bộ luật hình sự 1999 quy định: "Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định".

2.2.3. Đồng phạm

Điều 20 Bộ luật hình sự 1999 quy định: "Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm".

Như vậy đồng phạm là trường hợp phạm tội có ít nhất từ hai người trở lên cùng tham gia. Những người này có thể tham gia vào tội phạm với các hành vi sau:

- Hành vi thực hiện các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm (người thực hành).

- Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm (người tổ chức).

- Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm (người xúi giục).

- Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (người giúp sức)

[9].

Trong vụ đồng phạm có thể có cả bốn loại người đồng phạm trên,

cũng có thể chỉ có một loại người thực hành. Những hành vi của các đồng phạm là sự liên kết thống nhất hỗ trợ cho nhau, cùng gây ra hậu quả.

Do đó những người thực hiện hành vi đồng phạm trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều phải chịu trách nhiệm hình sự chung về tội phạm đã thực hiện. Tuy nhiên, mỗi đồng phạm thực hiện những hành vi khác nhau,

tính nguy hiểm cho xã hội của những hành vi đó là khác nhau, nên việc xác định trách nhiệm hình sự đối với từng đồng phạm là khác nhau. Điều này thể hiện ở nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.‌

Điều 3 Bộ luật hình sự 1999 quy định:

… Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; Người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo,tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra…

*

* *

Tác giả đã phân tích các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên cơ sở bám sát các quy định của Bộ luật hình sự, phân tích hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các biện pháp tư pháp, các quy định miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, trách nhiệm pháp lý trong những trường hợp đặc biệt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Việc nghiên cứu làm rõ các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của các cơ quan tư pháp, đặc biệt là trong công tác xét xử của Tòa án, sao cho hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội phải tương xứng với tính chất hành vi phạm tội cũng như nhân thân người phạm tội, đúng pháp luật, không quá nghiêm khắc cũng như không được quá nương nhẹ, đảm bảo được cả hai tác dụng của các chế tài hình sự là cải tạo giáo dục đối với người phạm tội và răn đe phòng ngừa chung đối với toàn xã hội.

Chương 3

THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN


3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN Ở NƯỚC TA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Tội phạm là những hiện tượng xã hội tiêu cực, có nguyên nhân từ xã hội và mang tính chất xã hội, nó thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội [24]. Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã phát triển nhanh và mạnh, kéo theo sự thay đổi về mọi mặt trong đời sống xã hội. Các quan hệ xã hội vì thế ngày càng đa dạng và phức tạp, các tội phạm xâm phạm sở hữu cũng diễn ra phổ biến hơn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản nhà nước và tài sản của công dân, gây mất ổn định trật tự xã hội. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một tội xâm phạm sở hữu có tính ẩn cao vì hành vi phạm tội luôn được che đậy bởi những thủ đoạn gian dối ngày càng tinh vi, xảo quyệt với những diễn biến phức tạp, mang màu sắc đặc thù phổ biến của nền kinh tế thị trường. Về số lượng các vụ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa kể đến những vụ phạm tội chưa bị phát hiện được Tòa án thụ lý giải quyết đã lên tới con số mấy nghìn vụ/1năm. Do đó, việc nghiên cứu tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng như phân tích những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để đề ra các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm này là hoàn toàn cần thiết trong giai đoạn hiện nay [46].

3.1.1. Thực trạng tình hình tội phạm

Để biết được cụ thể thực trạng tình hình tội phạm, chúng ta xem bảng thống kê kèm theo biểu đồ biểu diễn về số vụ và số bị cáo của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được Tòa án thụ lý giải quyết trên địa bàn cả nước từ

Năm

Số vụ án

Số bị cáo

1998

3.048

4.030

1999

2.924

3.882

2000

2.440

3.178

2001

1.868

2.349

2002

2.076

2.605

2003

2.088

3.057

2004

2.372

3.567

2005

2.564

3.788

2006

2.982

3.986

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 8

năm 1998 đến năm 2006 (số liệu tổng hợp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao).


4500


4000


3500


3000


2500


2000


1500


1000


500


0

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006


Số vụ Số bị cáo


Bảng và biểu đồ: Số vụ án và số bị cáo đã được tòa án thụ lý giải quyết về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong phạm vi toàn quốc từ năm 1998 đến năm 2006.

Theo số liệu thống kê toàn quốc từ năm 1998 đến năm 2006 nêu trên, bình quân hàng năm có 2.485 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản được Tòa án thụ lý giải quyết với số bị cáo trung bình trong một năm là 3.382 người. Năm cao nhất là năm 1998 có 3.048 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được Tòa án thụ lý giải quyết với số bị cáo là 4.030 người. Năm ít nhất là năm 2001 có số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản được Tòa án thụ lý giải quyết là 1.868 vụ với số bị cáo là 2.349 người.

Xét theo biểu đồ biểu diễn số liệu thống kê về số vụ và số bị cáo của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có chiều hướng giảm dần trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2001, sau đó có chiều hướng tăng vào các năm tiếp theo (số liệu thống kê trên phạm vi toàn quốc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

3.1.2. Diễn biến, tính chất của tình hình tội phạm

Sẽ là không đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào số liệu thống kê đơn thuần để kết luận tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có chiều hướng tăng hay giảm chỉ về số vụ, cần phải nghiên cứu một cách cụ thể về diễn biến, tính chất, mức độ nghiêm trọng, hậu quả thiệt hại về tài sản mà tội phạm gây ra. Qua nghiên cứu 100 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã thụ lý giải quyết từ năm 2003 đến năm 2006, có thể đưa ra một số liệu có tính chất tương đối giúp hình dung được phần nào tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những năm gần đây:

- Năm 2003:

Tổng số tiền bị chiếm đoạt trong 25 vụ án khoảng 35 tỷ đồng Việt Nam.

Như vậy bình quân một vụ án có số tiền bị chiếm đoạt khoảng 1,4 tỷ đồng.

Vụ án có số tiền bị chiếm đoạt lớn nhất là vụ án Đàm Văn Mạnh cùng Nguyễn Văn Tự và Ngô Tất Nguyên đã lợi dụng danh nghĩa công ty được phép xuất khẩu lao động rồi tự ý thu tiền, nhận hồ sơ của những người có nhu cầu xuất khẩu lao động, sau đó không báo cho công ty, không nộp tiền vào công ty và không được sự đồng ý của công ty. Với thủ đoạn trên,

bọn chúng đã chiếm đoạt của 97 người tổng số tiền là 447.85 USD và

80.650.000 VNĐ, tương đương 6,8 tỷ đồng Việt Nam (theo bản án số: 680/PTHS ngày 20/5/2003).

Tỷ lệ số vụ đồng phạm khoảng 60% (tính trên 25 vụ phạm tội).

- Năm 2004:

Tổng số tiền bị chiếm đoạt trong 25 vụ án khoảng 82 tỷ đồng Việt Nam.

Như vậy bình quân một vụ án có số tiền bị chiếm đoạt khoảng 3,3 tỷ đồng.

Vụ án có thủ đoạn phạm tội tinh vi, lợi dụng chính sách quản lý kinh tế của nhà nước chiếm đoạt số tiền tương đối lớn là vụ án Tạ Phúc Cơ và đồng bọn (gồm 42 bị cáo), đã lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng làm hồ sơ giả để chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Đây là một vụ đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa nhiều nhóm đối tượng ở các tỉnh thành khác nhau (Hà Tây, Hà Nội, Bắc Giang) và đã lừa đảo chiếm đoạt được số tiền hoàn thuế trên 11 tỷ đồng (theo bản án số 1768/HSPT ngày 05/11/2004).

- Năm 2005:

Tổng số tiền bị chiếm đoạt trong 25 vụ án khoảng 157 tỷ đồng Việt Nam. Như vậy bình quân một vụ án có số tiền bị chiếm đoạt khoảng 6,3 tỷ đồng.

Vụ án có số lượng người bị hại lớn, số tiền bị chiếm đoạt lớn là vụ án Trần văn Giao và Nguyễn văn Trung (có 209 người bị hại và 47 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan) đã lợi dụng chính sách quản lý đất đai của nhà nước, thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng, xin giao đất của nhiều dự án, sau đó tiến hành bán đất trên giấy và nhận tiền đặt cọc từ 10% đến 20% giá trị hợp đồng với lý do góp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Mặc dù các lô đất đã được bán và thu tiền với hình thức góp vốn đầu tư, Trần văn Giao và đồng bọn đã ký tiếp hợp đồng bán đất cho khách hàng với tổng giá tiền là 48.231.848.000đ và 2.343,3 lượng vàng, đã chiếm đoạt 15.751.808.000đ và 1.531,89 lượng vàng. Trần Văn Giao đã bị xử tù chung

thân, Nguyễn văn Chung bị xử 09 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự (theo bản án số301/HSPT ngày11 tháng 03 năm 2005).

- Năm 2006:

Tổng số tiền bị chiếm đoạt trong 25 vụ án khoảng 162 tỷ đồng Việt Nam. Như vậy bình quân một vụ án có số tiền bị chiếm đoạt khoảng 6,48 tỷ đồng.

Vụ án có số tiền bị chiếm đoạt lớn và có sự lợi dụng kẽ hở trong hoạt động của hệ thống quản lý tiền tệ: vụ án Trần Phương Mai và đồng bọn (gồm 13 bị cáo). Trần Phương Mai là giám đốc của công ty TNHH mỹ nghệ sơn mài Hoàng Long, đã ký hợp đồng ủy thác cho một số công ty khác nhập khẩu một số lượng lớn xe ô tô đã qua sử dụng, Dựa trên các hợp đồng ủy thác này Trần Phương Mai đã xin mở và được ngân hàng Tân Việt phát hành 33 thư tín dụng, bảo lãnh thanh toán chậm trả từ 360 ngày đến 540 ngày, với tổng số tiền là 5.519.157,50 USD, tổng cộng Công ty TNHH Hoàng Long đã nhập 938 ô tô với tổng giá trị là 4.970.462,97USD. Mai đã dùng nhiều thủ đoạn tinh vi như dùng lô hàng của thư tín bảo lãnh sau, bán lấy tiền thanh toán cho lô hàng của thư tín bảo lãnh trước, cầm cố bằng chính lô hàng nhập, lợi dụng việc làm sai quy định của một số cán bộ ngân hàng, lấy hàng cầm cố ra bán, sửa lại quyền sử dụng đất giả tạo, cùng một loạt các hóa đơn đã bán hết hàng hóa đem cầm cố cho ngân hàng nhằm rút các chứng từ nhập khẩu để nhận hàng, đem bán lấy tiền, đã chiếm đoạt của ngân hàng số tiền lớn là 2.050.022,83USD tương đương 33 tỷ đồng Việt Nam (Theo bản án số 516/HSPT ngày 08/11/2006).

Tỷ lệ số vụ đồng phạm khoảng 89% (tính trên 100 vụ phạm tội).

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2023