Dự Báo Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trong Thời Gian Tới

cũng là một trong các yếu tố tạo điều kiện cho người phạm tội thực hiện được hành vi chiếm đoạt.

- Ngoài ra việc người bị hại không tố giác tội phạm cũng là điều kiện cho tội phạm này phát triển. Có nhiều lý do dẫn đến việc người bị hại không tố giác tội phạm như: ngại phiền hà, ngại mất thời gian đi lại để trình báo công an, không tin có thể thu hồi được tài sản đã mất, e ngại vì bị lừa hoặc sợ bọn tội phạm trả thù… Do đó cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm, tạo niềm tin cho nhân dân để không có bất kỳ hành vi phạm tội nào không bị tố giác.

3.2.5. Dự báo tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian tới

Từ việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần phải đưa ra sự dự báo chính xác về tình hình tội phạm này, từ đó mới đề ra được các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.

Dự báo tội phạm không chỉ là một vấn đề khoa học của tội phạm học mà nó còn là vấn đề của nhiều lĩnh vực khác. Thực tế đã chứng minh rằng những năm gần đây, dự báo đã giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội và con người [22].

Có thể nói rằng, dự báo tình hình tội phạm nói chung và tội phạm cụ thể là toàn bộ những hoạt động phân tích, đánh giá thực trạng của tình hình tội phạm, tội phạm cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, trong phạm vi một quốc gia hay một bộ phận lãnh thổ quốc gia. Thông qua đó, dự đoán những diễn biến của tình hình tội phạm cũng như khả năng phòng ngừa tội phạm trong tương lai. Những sai sót trong dự báo tình hình tội phạm và dự báo tội phạm cụ thể có thể gây ra những khó khăn, bị động đáng tiếc trong đấu tranh chống tội phạm ở phạm vi chiến lược hoặc chiến thuật.

Dự báo tình hình nói chung và tội phạm cụ thể liên quan chặt chẽ với các chương trình và hệ thống tổ chức phòng ngừa tội phạm do nhà nước và xã hội tổ chức. Khi dự báo phải xuất phát từ các điều kiện kinh tế chính trị, xã

hội hiện tại và xu hướng phát triển các lĩnh vực của đời sống trong tương lai. Dự báo giúp cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án kế hoạch hóa những hoạt động đấu tranh có hiệu quả.

Qua nghiên cứu, phân tích số liệu thống kê tình hình phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những năm gần đây cho thấy các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có chiều hướng gia tăng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi xảo quyệt, trị giá tài sản chiếm đoạt ngày càng lớn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cho đời sống xã hội.

Đến nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế được mở rộng, cơ hội hợp tác làm ăn với các tổ chức kinh tế nước ngoài ngày càng phát triển. Kéo theo nó là sự có mặt của người nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều, các hoạt động kinh tế ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng lớn, hiểu biết và nhu cầu của con người ngày càng cao. Từ đó nảy sinh tội phạm, các thủ đoạn phạm tội này càng tinh vi hơn, đặc biệt là đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ có xu hướng gia tăng trong thời gian tới, nhất là trong lĩnh vực làm ăn kinh tế với người nước ngoài, nếu các doanh nghiệp kinh tế trong nước không đủ trình độ để hội nhập, không hiểu biết về pháp luật quốc tế, sẽ dễ dàng bị các phần tử làm ăn không ngay thẳng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thiệt hại trong trường hợp này sẽ là rất lớn. Bên cạnh đó thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, ngay cả các nhà đầu tư cá nhân không hiểu biết gì về lĩnh vực này cũng lao vào mua bán cổ phiếu để nhằm mục đích kiếm lời một cách nhanh chóng, việc sử dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của đời sống ngày càng phát triển, nhất là trong lĩnh vực quản lý tiền tệ, do đó thủ đoạn sử dụng công nghệ thông tin để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ ngày càng phát triển, số tiền bị chiếm đoạt sẽ rất lớn, việc điều tra làm rõ loại tội phạm này cũng rất khó khăn, các đối tượng phạm tội chắc chắn sẽ tập trung vào lĩnh vực này để dễ dàng chiếm đoạt được tài sản mà lại khó bị phát hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Bên cạnh sự hội nhập về kinh tế, các ảnh hưởng về văn hóa, tư tưởng, lối sống, nhu cầu hưởng thụ vật chất chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, là lớp người sinh ra và lớn lên trong hòa bình, kinh tế đã tương đối phát triển, không phải lao động vất vả, dễ dẫn đến tư tưởng lười lao động, khi không được thỏa mãn về vật chất sẽ nảy sinh ý định phạm tội, và không gì đơn giản và nhanh chóng bằng thủ đoạn gian dối lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bạn bè, của người thân quen. Chính vì vậy nếu không có các biện pháp phòng ngừa thích hợp thì chắc chắn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ ngày càng gia tăng, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế như hiện nay.‌


Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 11

3.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.3.1. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rất coi trọng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, coi đây là một chính sách cơ bản của nhà nước. Để hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:

* Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế không chỉ có ý nghĩa lí luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Trong xã hội ta pháp chế đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ nhà nước, bảo đảm các mục đích của sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội.

Pháp chế chính là sự đòi hỏi các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân phải thực hiện đúng, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong hoạt động của mình

Trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, nguyên tắc pháp chế được thể hiện ở toàn bộ hoạt động mà từ đó yêu cầu, đòi hỏi các cơ quan nhà

nước, tổ chức, mọi công dân và xã hội tích cực tham gia đấu tranh đối với hiện tượng vi phạm pháp luật (trong đó có tội phạm). Cụ thể:

- Khi phát hiện dấu hiệu của tội phạm hoặc hành vi phạm tội quả tang thì phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền hoặc bắt giữ ngay người có hành vi phạm tội đó.

- Trong phạm vi thẩm quyền của mình các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án khi nhận tin báo về tội phạm phải tiến hành điều tra làm rõ, có sự kiện phạm tội phải khởi tố, tiến hành điều tra và truy tố theo quy định của pháp luật.

- Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân phải có trách nhiệm phối hợp giúp đỡ cơ quan bảo vệ pháp luật nhằm phát hiện, làm rõ tội phạm một cách nhanh chóng, bảo đảm công minh, đúng pháp luật.

- Việc truy cứu trách nhiệm hình sự phải dựa trên căn cứ có hay không có hành vi phạm tội, hành vi đó có lỗi hay không, người có hành vi đó có đủ điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay không. Hay nói cách khác việc truy cứu trách nhiệm hình sự phải dựa vào quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự.

Tiếp theo nữa yêu cầu của pháp chế chính là được thể hiện ở trong hoạt động phòng chống tội phạm bằng việc xác định chính sách, đường lối chủ trương của nhà nước, của toàn xã hội và của từng chủ thể trong việc đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung trong đó có Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng.

* Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên lý: Nhân dân là gốc của quyền lực nhà nước. V.I. Lênin cho rằng đây là phương tiện thần kỳ cho phép nhân lên hàng chục lần sức mạnh của bộ máy nhà nước. Cương lĩnh chính trị của Đảng cũng luôn luôn khẳng định: Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, và vì dân mà quản lý nhà nước là một kênh quan trọng để nhân dân thực hiện

quyền lực của mình. Hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm cũng là thể hiện sự tham gia quản lý nhà nước của nhân dân. Việc xây dựng một cơ chế hiệu quả bảo đảm thu hút đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và nhà nước ta. Điều 53 Hiến pháp 1992 ghi nhận: "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của các địa phương, kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân". Nhân dân có quyền tham gia vào quản lý nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tham gia vào giải quyết những vấn đề lớn hệ trọng có ý nghĩa toàn quốc cũng như những vấn đề quan trọng của địa phương hoặc của đơn vị cơ sở.

Nguyên tắc dân chủ được phản ánh trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm được thể hiện trên các lĩnh vực hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động tham gia vào việc đấu tranh phát hiện tội phạm và hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Tư tưởng quan trọng của nguyên tắc này là phải đề cao vai trò của các tầng lớp nhân dân lao động và các tổ chức của họ, bảo đảm để họ tích cực tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm.

* Nguyên tắc nhân đạo và công bằng

Nhân đạo là bản tính truyền thống của dân tộc Việt Nam. Các vị anh hùng của dân tộc ta từ bao đời nay luôn hết lòng chăm lo đời sống của muôn dân, lấy lòng thương đối đãi với mọi người, dạy cho nhân dân cách đối nhân xử thế, kính trọng người già, yêu thương đồng loại, Nguyễn Trãi đã từng nói: " Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo…", còn Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã dạy mọi người thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, coi nhân dân là nền tảng cho việc giữ nước và dựng nước, Bác đã nhắc nhở Đảng ta rằng phải lấy dân làm gốc, gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân.

Nguyên tắc nhân đạo thể hiện rõ nét qua tư tưởng coi con người là trung tâm cho mọi đường lối, chính sách và pháp luật. Hoạt động đấu tranh

phòng ngừa tội phạm nói chung và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng không nhằm hạ thấp danh dự, giá trị của con người mà nhằm khôi phục các giá trị đó, để cho con người trở về với cuộc sống lương thiện.

Khi quy định trách nhiệm pháp lý, pháp luật không có mục đích gây đau khổ về thể xác, hành hạ về mặt tinh thần, hạ thấp danh dự của người phạm tội mà cái quan trọng nhất là giáo dục cho con người tự thấy lỗi lầm của mình để họ làm lại cuộc sống cho mình, cho gia đình và xã hội. Vì vậy, phương pháp tác động của pháp luật lên đời sống xã hội là lấy giáo dục, thuyết phục làm chính còn cưỡng chế được áp dụng khi giáo dục thuyết phục không còn hiệu quả.

Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc dân chủ có quan hệ gần gũi với nguyên tắc công bằng. Nguyên tắc công bằng là nguyên tắc bao trùm của tất cả hoạt động trong xã hội. Trong pháp luật thực định sự công bằng cần được củng cố về mặt quy phạm. Công bằng xã hội là sự công bằng trong quan hệ của các thành viên xã hội mà tiêu chuẩn cơ bản của nó là lợi ích của con người. Trong phân phối sản phẩm, công bằng có nghĩa là tương quan hợp lý giữa một bên là hành vi công dân, sự đóng góp công sức lao động của họ cho xã hội và một bên là thái độ đối xử của xã hội đối với họ. Trong hoạt động quản lý nhà nước, công bằng đòi hỏi việc xác lập tối thiểu của quyền công dân và xác định đầy đủ những bảo đảm cho con người bị quản lý đề phòng các hiện tượng lạm dụng quyền lực vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân. Trong cưỡng chế của nhà nước công bằng có nghĩa là phải chịu trách nhiệm pháp lý khi có lỗi, mức độ vi phạm và mức độ trách nhiệm phải tương xứng với nhau.

Ngày nay con người và bảo vệ quyền con người được thể hiện chẳng những ở chỗ pháp luật ngày càng chú trọng tới lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng, mở rộng các quyền tự do dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân mà còn ở quá trình thay thế các biện pháp pháp lý mang tính trừng trị cứng nhắc bằng các biện pháp nhân đạo có tính giáo dục cao.

Trong pháp luật hình sự, nhân đạo được phản ánh ở chỗ khi có hành vi ít nghiêm trọng không đáng kể thì không coi là tội phạm nữa, hình phạt được áp dụng nhẹ hơn khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ hoặc khi có những tình tiết mà ở đó định khung hình phạt nhẹ hơn. Hay nói cách khác, nhân đạo là sự thể hiện ở phi hình sự hóa và phi tội phạm hóa. Tuy nhiên, xu hướng nhân đạo không loại trừ việc pháp luật quy định tăng nặng hình phạt và các chế tài khác đối với một số vi phạm nhất định nhằm thiết lập, củng cố trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

* Nguyên tắc khoa học và tiến bộ

Khoa học kĩ thuật giữ vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, áp dụng và vận dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật đã đem lại những kết quả tốt.

Các nghị quyết, chị thị đã nêu rõ tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trong việc phát triển khoa học và công nghệ, coi khoa học công nghệ có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đang còn là một quốc gia chậm phát triển, đang trên con đường phát triển, so với các nước trong khu vực châu Á và Đông Nam Á, Việt Nam còn phải phấn đấu nhiều mới có thể theo kịp và sánh vai với các cường quốc trong khu vực.

Hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng không thể không vận dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Trong những năm qua, lực lượng công an nhân dân đã chú trọng quan tâm đến việc vận dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên trong thực tế vẫn chưa được chú trọng và đầu tư ở mức cần thiết, máy móc thiết bị lạc hậu, không đồng bộ đã gây ảnh hưởng đến hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong lĩnh vực giám định còn thiếu rất nhiều phương tiện khoa học cần thiết cho việc chứng minh tội phạm, phương tiện hoạt động trinh sát còn sơ sài, cũ kỹ, chỉ có phương tiện ghi âm, video, máy quay phim, chụp ảnh đơn giản mà thôi… Đó chỉ là vài ví dụ về trang thiết bị phương tiện,

công cụ khoa học còn lạc hậu trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Do vậy đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách chiến lược vận dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, ứng dụng các phương tiện kĩ thuật nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả.

* Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm

Có thể hiểu chủ thể của hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm ở hai phương diện:

Phương diện thứ nhất:

Đấu tranh với các hành vi phạm tội và người phạm tội là chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân. Nội dung cụ thể đó được ghi nhận trong Hiến pháp 1992. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm. Nguyên tắc phối hợp hoạt động phòng ngừa tội phạm thể hiện ở chỗ trong đấu tranh phòng chống tội phạm có nhiều chủ thể khác nhau và mỗi loại chủ thể giữ vai trò, vị trí nhất định.

Trong hoạt động phòng ngừa có thể kể đến những chủ thể chủ yếu sau đây:

- Cơ quan nhà nước (bao gồm cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và tư pháp).

- Các tổ chức xã hội (bao gồm tổ chức chính trị xã hội, xã hội và đoàn thể quần chúng).

- Các tập thể lao động.

- Cá nhân công dân

Cơ sở pháp lý quan trọng của hoạt động phòng ngừa tội phạm là Hiến pháp, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp quy khác.

Căn cứ vào lĩnh vực cụ thể mà giữa các chủ thể đó hoạt động phòng ngừa phải có mối liên hệ gắn bó với nhau. Chẳng hạn, hoạt động phòng ngừa tội

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí