Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam

Trong xu thế mới, tiến bộ, các biện pháp tác động về kinh tế, tài sản đối với người phạm tội lừa đảo (như phạt tiền, tịch thu tài sàn, tịch thu tiền, vật trực tiếp liên quan đến tội phạm và buộc phải bồi thường thiệt hại) ngày càng được chú trọng, ưu tiên quy định và áp dụng.

Về các hậu quả pháp lý hình sự cụ thể, ngoài hình phạt tử hình, Bộ luật hình sự còn quy định hệ thống hình phạt khác (bao gồm các hình phạt chính và các hình phạt bổ sung) và các biện pháp tư pháp với tư cách là các biện pháp tác động trách nhiệm hình sự (hậu quả pháp lý hình sự) được áp dụng đối với người phạm tội. Tuy nhiên, không phải tất cả các dạng trách nhiệm này đều được quy định và áp dụng đối với người phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Từ những phân tích trên có thể khẳng định: a. Việc quy định trách nhiệm hình sự đối với lừa đảo chiếm đoạt tài sản là đòi hỏi tất yếu của việc bảo đảm quyền sơ hữu; b. Trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện sự phản kháng của nhà nước của xã hội đối với những hành vi lệch chuẩn, với các tiêu chí và thang giá trị xã hội, do đó nó có tác dụng răn đe cũng như hướng dẫn xử sự của các chủ thể; c. Việc quy định các hình thức trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không những có ý nghĩa phân hóa tội phạm, cá thể hóa hình phạt đối với người phạm tội mà còn là sự bảo đảm cho sự bình đẳng trước pháp luật giữa những người phạm tội trên cơ sở nguyên tắc chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự phù hợp, tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội do họ gây ra.

1.3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam

1.3.1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ phong kiến

Nhận thức được vai trò của pháp luật hình sự trong việc bảo vệ chế độ sở hữu nhằm củng cố, duy trì trật tự xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp

pháp của Nhà nước và các chủ thể pháp luật, nhiều Nhà nước phong kiến ở nước ta đã sử dụng hình luật để xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Dưới thời Lê Sơ mà đỉnh cao là triều đại trị vì của vua Lê Thánh Tông, Bộ luật Hồng Đức đã được ban hành, trong đó dành gần 50 Điều để thiết lập các quy định nhằm bảo vệ chế độ sở hữu phong kiến. Theo Điều 370 Bộ luật Hồng Đức thì:

Các nhà quyền quý chiếm đoạt nhà cửa, ruộng đất, ao đầm của lương dân, từ một mẫu trở lên thì xử tội phạt; từ năm mẫu trở lên thì xử tội biếm. Quan tam phẩm trở lên thì xử tội năng thêm hai bậc và phải bồi thường như luật định. Đã tâu lên rồi thì xử khác.

Đối với những kẻ cướp (nghĩa là ban đêm cầm khí giới giết người lấy của):

Thì xử tội chém, tòng phạm thì xử tội giảo, ngoài việc phải đền tang vật ăn cướp, điền sản phải sung công. Cướp của lại giết người thì xử tội chém bêu đầu, tòng phạm xử chém phải nộp tiền đền mạng và tiền đền tang vật gấp đôi trả lại cho chủ nhà bị cướp. Kẻ chứa chấp bọn cướp lâu ngày thì xử đồng tội, mới khoảng mười ngày thì xử giảm một bậc, đều phải bồi thường một phần ba nộp vào kho. Kẻ biết việc mà không cáo giác thì xử tội đồ làm chủng điền binh [34, Điều 426].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Cũng theo Bộ luật trên "kẻ ăn trộm mới phạm lần đầu thì phải lưu châu xa. Kẻ trộm có tiếng và kẻ trộm tái phạm thì phải bị chém. Giữa ban ngày ăn cắp vặt cũng bị xử tội đồ…" [34, Điều 429].

Liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tại Điều 435 của Bộ luật trên quy định:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở số liệu xét xử địa bàn thành phố Đà Nẵng - 4

Những kẻ thừa thời cơ lúc có trộm, cướp, cháy, lụt là lấy trộm của cải của người ta, hay là giữa ban ngày mà đoạt lấy tiền tài của người, cùng là lấy của cải đánh rơi mà lại đánh lại người mất

của thì cũng phải đền tội như ăn trộm thường, mà giảm một bậc. Lột lấy những quần áo và đồ vật của trẻ em, người điên, người say thì phải tội đồ và phải bồi thường gấp đôi [34, Điều 26].

Có thể nói, đây là những quy định đầu tiên trong hình luật nước ta mà trong đó, những dấu hiệu trong hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sau này đã được đề cập. Đặc biệt, nhà làm luật đã mô tả và mô hình hóa khá chính xác điều kiện thực tiễn nước ta lúc bấy giờ, đồng thời răn đe, phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật do lợi dụng hoàn cảnh, tình trạng thân phận của người có tài sản để trục lợi, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt trong trường hợp này được xác định nhẹ hơn tội ăn trộm thường, mục đích của việc ghi nhận tội phạm này là để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của các chủ thể có nguy cơ bị tội phạm xâm hại trong những điều kiện, tình huống đặc biệt mà người có tài sản không có điều kiện bảo quản, coi giữ. Quy định này được duy trì và áp dụng trong suốt các giai đoạn của Nhà nước phong kiến, từ thời Lê - Trịnh. Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn (qua nghiên cứu Bộ luật của triều đại này - Hoàng Việt luật lệ), những quy định từ thời Lê - Trịnh về Tội lừa đảo tiếp tục được duy trì. Sau đó, mặc dù ở nước ta có tồn tại các bộ Hình luật Trung Kỳ; Hình luật Bắc Kỳ; Hình luật Nam Kỳ nhưng những quy định liên quan đến Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn được đề cập đến. Nói cách khác, hình luật trong các thời kỳ phong kiến và trong thời kỳ Pháp thuộc đều có quy định: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một tội phạm độc lập để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của các chủ tài sản.

1.3.2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ từ 1945 đến trước 1985

Ngay sau khi giành được độc lập, công cuộc xây dựng, quản lý nước nhà bằng pháp luật bước đầu được quan tâm, pháp luật mới ra đời - pháp

luật dân chủ nhân dân - công cụ để bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân lao động, bảo vệ thành quản của cách mạng. Sắc lệnh số 26/SL ngày 25/02/1946 quy định về trừng trị tội phá hủy công sản, theo đó nếu người phạm tội thực hiện một trong các tội sau đây sẽ bị phạt tù từ hai năm đến mười năm và có thể bị xử tử: 1) Cố ý phá hoại một phần hay toàn thể các cầu cống hay sông đào, vận hà, nông giang, thuộc công ích, đường xe lửa, các đường giao thông công hay tư đường bộ hay đường thủy, đê đập, các công sở, kho tàng hoặc các nhà máy điện, máy nước; 2) Cố ý hủy hoại hoặc ăn trộm các dây điện thoại, điện tín cùng các cột dây điện và dây thép; 3) Đặt ở các nơi nói trên những khí cụ dùng để giết người, đốt phá hay tác liệt.

Tiếp theo là Sắc lệnh số 233/SL ngày 17/01/1946 về trừng trị tội phù lạm, biển thủ công quỹ, Thông tư số 442/TTg ngày 19/01/1955 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hướng dẫn các Tòa án trừng trị một số tội phạm xâm phạm sở hữu như trộm cắp, cướp của, lừa gạt, bội tín. Ngày 15/6/1956, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 267/SL trừng trị những âm mưu hoạt động phá hoại tài sản của Nhà nước, Hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch xây dựng kinh tế và văn hóa. Văn bản này, các tội xâm phạm tài sản, trong đó có Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục được qui định.

- Để củng cố thành quả mà cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đạt được ở miền Bắc, bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực, tập trung phát triển sản xuất để chi viện sức người, sức của cho miền Nam ruột thịt, các quy định pháp luật về kinh tế, tài chính, dân sự, lao động, hình sự từng bước được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của quản lý đất nước trong tình hình mới, ngày 21/10/1970, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh

trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân. Theo hai Pháp lệnh trên, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được đề cập với tư cách là một tội phạm độc lập Sắc lệnh số 68-SL ngày 18/6/1949 về bảo vệ các công trình thủy nông; Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng quan tâm tới việc bảo vệ các tài sản riêng của công dân bằng việc ban hành Thông tư 442-TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng Chính phủ về một số tội phạm. Trong đó có đề cập tới tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên mới nêu tội danh mà chưa mô tả được cụ thể hành vi phạm tội. Do yêu cầu khách quan và nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh bảo vệ có hiệu quả tài sản xã hội chủ nghĩa và công dân. Tòa án nhân dân tối cao cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn việc vận dụng các quy phạm pháp luật vào công tác xét xử, ngày 23/10/1970 Nhà nước ta đã thông qua hai pháp lệnh mới, đó là: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa do Lệnh số 149-LCT ngày 23/10/1970 của Chủ tịch nước công bố; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân do Lệnh số 150 - LCT ngày 23/10/1970 của Chủ tịch nước công bố.

Hai pháp lệnh trên đã thay thế các luật lệ cũ về các tội phạm xâm phạm sở hữu. Trong cả hai pháp lệnh này hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng được quy định với hai tội danh cụ thể tương ứng với hai hình thức sở hữu được quy định lúc đó là sở hữu tài sản xã hội chủ nghĩa và sở hữu tài sản riêng của công dân. Theo đó, Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa do Lệnh số 149-LCT ngày 23/10/1970 của Chủ tịch nước công bố quy định:

Điều 10. Tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa

1. Kẻ nào dùng giấy tờ giả mạo, gian lận trong việc cân, đong, đo, đếm, tính hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây:

a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm;

b) Có tổ chức;

c) Có móc ngoặc;

d) Giả danh hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, đơn vị bộ đội, đoàn thể nhân dân, hợp tác xã hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản với số lượng lớn hoặc tài sản có giá trị đặc biệt;

e) Dùng tài sản chiếm đoạt vào việc kinh doanh, bóc lột, đầu cơ, đút lót hoặc vào những việc phạm tội khác;

Thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp số tài sản bị xâm phạm rất lớn hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình [32, Điều 10].

Đối với tài sản công dân thì Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân do Lệnh số 150 - LCT ngày 23/10/1970 của Chủ tịch nước công bố quy định:

Điều 9. Tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân

1. Kẻ nào dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản riêng của công dân thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây:

a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm;

b) Có tổ chức;

c) Giả danh hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, đơn vị bộ đội, đoàn thể nhân dân, hợp tác xã hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm khác;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người bị thiệt hại hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác;

Thì bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm [33, Điều 9].

Về cơ bản hai tội trên đều có hành vi giống nhau đó là hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc đang do người khác quản lý. Thủ đoạn gian dối có thể bằng cách dùng mọi mánh khóe, bịp bợm, bằng lời nói, giả mạo giấy tờ, giả danh cán bộ, giả mạo tổ chức… làm cho người quản lý tài sản tin mà giao nhầm tài sản đó cho người phạm tội. Với những hành vi có cùng tính chất nhưng lại tác động lên đối tượng là hai loại tài sản khác nhau đó là tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản của công dân nên được quy định thành hai tội khác nhau trong hai pháp lệnh. Tuy nhiên ở pháp lệnh thứ nhất, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa coi lừa đảo là một số hành vi gian dối cụ thể của những người trong khi giao dịch, mua bán với cơ quan nhà nước hay hợp tác xã đã cố ý dùng mánh khóe gian lận thông thường như cân, đo, đong, đếm, tính sai hoặc bằng cách khác để chiếm đoạt tài sản của cơ quan nhà nước hoặc hợp tác xã mà mình giao dịch. Còn ở pháp lệnh thứ hai, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản riêng của công dân chỉ quy định tội phạm một cách chung chung: "kẻ nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân…" trong khi những hành vi gian lận bằng cách: cân, đo, đong, đếm, tính gian, không chấp hành chính sách giá cả đã quy định, đánh tráo hàng…" được tách ra khỏi tội lừa đảo để quy định thành một tội riêng tại Điều 10 Pháp lệnh là "Tội gian lận để chiếm đoạt tài sản riêng của khách hàng".

Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, Nhà nước ta đã ban hành thêm một số văn bản pháp luật hình sự mới trừng trị các tội xâm phạm sở hữu. Cụ thể ở miền Nam, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời ban hành Sắc lệnh số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 quy định về tội phạm và hình phạt.

Tại Điểm b, Điều 4 Sắc luật số 03-SL/76 quy định như sau:

Phạm các tội chiếm đoạt tài sản khác như trộm cắp, tham ô, lừa đảo, bội tín, cướp giật, cưỡng đoạt, chiếm giữ trái phép thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Trường hợp nghiêm trọng thì thì bị phạt tù đến 15 năm. Phạm tội trộm cắp, tham ô, lừa đảo mà số tài sản chiếm đoạt rất lớn hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 8 Sắc luật 03-Sl/76 quy định về tội xâm phạm đến tài sản riêng của công dân như sau:

a. Phạm tội cướp tài sản riêng của công dân thì bị phạt tù từ 2 năm đến 12 năm. Trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 20 năm, từ chung thân hoặc tử hình.

b. Phạm các tội chiếm đoạt khác như trộm cắp, lừa đảo, bội tín, cướp giật, chiếm giữ trái phép thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 10 năm.

Như vậy, ở thời điểm này trên hai miền Nam , Bắc tồn tại hai loại văn bản pháp luật khác nhau cùng xử lý về một tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó là: Hai pháp lệnh ngày 21/10/1970 và Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976. Nội dung cơ bản của các văn bản này đều thống nhất về tội danh và đường lối xử lý. Tuy nhiên so với các pháp lệnh, thì các quy định của Sắc luật chỉ nêu tên tội danh mà không quy định cụ thể dấu hiệu pháp lý của tội phạm.

Để áp dụng thống nhất các văn bản pháp luật này, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 54/TATC ngày 6/7/1977 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc thi hành pháp luật thống nhất thì việc áp dụng pháp luật đối với hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thống nhất như sau: Ở miền Bắc vẫn áp dụng hai pháp lệnh ngày 21/10/1970. Ở miền Nam thì áp

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí