7
6
5
Tỷ đồng
4
3
2
1
0
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Biểu đồ: Số tiền bị chiếm đoạt trung bình trong một vụ án tính trên 100 vụ án lớn đã đươc tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xét xử trong các năm 2003 đến 2006 (25 vụ/ 1 năm).
Qua so sánh các số liệu trên của năm 2003, 2004, 2005, 2006 có thể thấy về tính chất, hậu quả của hành vi phạm tội gây ra ngày càng nghiêm trọng, về quy mô của mỗi vụ án ngày càng lớn, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi xảo quyệt, số tiền bị chiếm đoạt ngày càng nhiều.
Đi sâu nghiên cứu về thủ đoạn phạm tội, đặc điểm nhân thân kẻ phạm tội, địa bàn hoạt động của tội phạm cho thấy:
* Thủ đoạn phạm tội
Trong những năm gần đây, hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có những biểu hiện đa dạng, thủ đoạn tinh vi, che giấu tội phạm một cách khôn khéo. Người phạm tội lợi dụng triệt để những sơ hở trong chính sách pháp luật, chính sách quản lý kinh tế, nhằm vào tâm lý và nhu cầu của người bị hại, lợi dụng sự tha hóa về đạo đức của một số cán bộ cơ quan nhà nước, ngoài ra còn sử dụng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin để thực hiện hành vi phạm tội.Có những vụ án lừa đảo xuyên quốc gia, hành vi phạm tội không chỉ ở Việt Nam mà còn liên quan tới nhiều quốc gia khác. Ví dụ vụ
án "siêu lừa Nguyễn đức Chi", vụ án lừa đảo chiếm đoạt tiền tại trung tâm ngoại ngữ SITC, hiện cơ quan công an đang điều tra làm rõ.
Một số thủ đoạn mà kẻ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường sử dụng trong những năm gần đây là:
+ Thông qua hình thức hợp đồng vay, mượn, thuê... tài sản: Đây là trường hợp người phạm tội đã có ý thức chiếm đoạt nên ký kết các hợp đồng vay, mượn, thuê… tài sản của người khác hoàn toàn gian dối để chiếm đoạt tài sản của họ. Kẻ phạm tội thường lợi dụng mối quan hệ quen biết, tạo niềm tin, mượn tài sản để sử dụng, hẹn với chủ tài sản sau khi sử dụng xong sẽ trả lại, song thực tế sau khi nhận được tài sản lập tức đem đặt, đem bán lấy tiền ăn tiêu. Tài sản bị chiếm đoạt trong những trường hợp này thường là xe máy, là tài sản tương đối có giá trị và dễ tiêu thụ, mối quan hệ giữa người phạm tội với người bị hại thường là bạn bè, người nhà hoặc có quan hệ họ hàng với nhau. Ví dụ: Vụ án Nguyễn Kim Dung lừa đảo chiếm đoạt 1 xe máy Dream II trị giá 15 triệu đồng của bạn vào tháng 5 năm 2006, Dung hỏi mượn xe để đi có việc, sau đó đã đem đặt lấy 4 triệu đồng để ăn tiêu. Ngày 12 tháng 8 năm 2006 Tòa án nhân dân quận Đống đa đã xử Nguyễn Kim Dung 12 tháng tù.
+ Thông qua hình thức môi giới tuyển dụng vào cơ quan, doanh nghiệp:
Đây là trường hợp bên môi giới lao động hứa, cam kết có việc làm cho người xin việc để nhận tiền của họ nhưng thực chất chỉ là thông tin giả tạo, hoặc thông qua hình thức tuyển dụng xuất khẩu lao động đi nước ngoài là trường hợp người phạm tội không có khả năng thực tế để có thể tuyển dụng người ra nước ngoài lao động, nhưng đã thực hiện việc tuyển người ra nước ngoài lao động và thu ở mỗi người được tuyển dụng một khoản tiền để chiếm đoạt số tiền đó. Việt Nam vẫn là một nước đông dân, lượng người thất nghiệp khá nhiều, thu nhập bình quân theo đầu người là thấp so với thế giới. Do đó nhu cầu xuất khẩu lao động đi nước ngoài tìm kiếm cơ hội làm giàu là nhu cầu thiết yếu của cá nhân cũng như gia đình họ. Lợi dụng nhu cầu này, người
phạm tội đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của không ít người, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho họ. Ví dụ: Vụ Bùi Văn Chung và đồng bọn đã lừa đảo chiếm đoạt trên 1,3 tỷ đồng của 49 người bị hại bằng thủ đoạn thu tiền của những người lao động để lo cho họ đi lao động tại nước ngoài, mặc dù thực tế không có chức năng và khả năng lo việc xuất khẩu lao động cho họ, mục đích chiếm đoạt tiền để ăn tiêu. Bùi Văn Chung đã bị xử 17 năm tù theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự (theo bản án số 149 ngày 12 tháng 04 năm 2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
+ Thông qua hình thức gian dối xin hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT): Đây là trường hợp người phạm tội lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng của nhà nước ta đã lập hồ sơ giả mạo để được hoàn thuế giá trị gia tăng, chiếm đoạt tiền của nhà nước. Thủ đoạn này thường được những người làm việc trong lĩnh vực thương mại sử dụng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nhà nước với số tiền chiếm đoạt được rất lớn.
Ví dụ: Vụ án Nông Thị Kín và đồng bọn có hành vi làm hồ sơ Hải quan xuất hàng khống và cung cấp hóa đơn giá trị gia tăng khống để chiếm đoạt tiền của nhà nước hàng chục tỷ đồng. Tại bản án số 1719/PTHS/TANDTC ngày 25-10-2004 đã xử phạt Nông Thị Kín 13 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
+ Thông qua hình thức hành nghề mê tín dị đoan như bói toán, cúng ma. Đây là trường hợp hành nghề mê tín dị đoan lợi dụng sự mê tín của người khác để đặt ra các yêu sách về vật chất, qua đó chiếm đoạt tài sản của họ.
+ Thông qua hình thức đánh bạc đỏ đen hoặc đánh bạc lừa bịp khác: Đây là trường hợp người phạm tội có sự chuẩn bị trước những quân bài có đánh dấu hay bằng những thủ thuật khác để kiểm soát được cuộc chơi. Những hành vi gian dối của họ quyết định đến việc thắng, thua theo ý muốn của họ và sau đó dụ dỗ, lôi kéo người khác vào chơi để chiếm đoạt số tiền của người bị hại.
+ Thông qua việc mua bán hàng hóa giả, khuyến mãi, rút phiếu trúng thưởng giả: Đây là trường hợp kẻ phạm tội mời chào khách hàng mua hàng có khuyến mãi hoặc được rút phiếu trúng thưởng, nhưng thực chất đó là hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng rất ít trong khi việc khuyến mãi hay rút thưởng chỉ là giả tạo, kẻ phạm tội lôi kéo khách hàng cốt để lừa lấy tiền của họ.
+ Trong giai đoạn hiện nay một số thành tựu khoa học tiên tiến của công nghệ thông tin và những ngành khoa học hiện đại khác đã được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Đây cũng là mảnh đất mầu mỡ cho tội phạm phát triển, đặc biệt là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các thủ đoạn cụ thể trong việc sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng phát triển, các đối tượng phạm tội thường làm và sử dụng thẻ tín dụng giả để mua hàng hoặc rút tiền ở các máy trả tiền tự động của các ngân hàng, tìm kiếm mật mã số tài khoản của các cá nhân, tổ chức và sử dụng để mua hàng hóa qua mạng Internet, sử dụng công nghệ cao để tẩy xóa chữa mệnh giá của séc, ngân phiếu, sử dụng phương pháp hóa học để biến giấy thành đôla, đôla thành giấy nhằm lừa dối chủ tài sản…[19, tr. 21] Qua nghiên cứu số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy số lượng vụ và người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 - 2005 như sau:
Thành phố Hà Nội | Thành phố Hồ chí Minh | |||
Số vụ | Số bị cáo | Số vụ | Số bị cáo | |
2001 | 1 | 3 | 0 | 0 |
2002 | 0 | 0 | 1 | 2 |
2003 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2004 | 0 | 0 | 3 | 6 |
2005 | 1 | 2 | 1 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Biệt Với Tội Đánh Bạc (Điều 248 Bộ Luật Hình Sự 1999)
- Trách Nhiệm Hình Sự Đối Với Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trong Những Trường Hợp Đặc Biệt
- Khái Quát Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Ở Nước Ta Những Năm Gần Đây
- Những Nguyên Nhân Và Điều Kiện Xuất Phát Từ Hoạt Động Của Cơ Quan Bảo Vệ Pháp Luật
- Dự Báo Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trong Thời Gian Tới
- Các Biện Pháp Đấu Tranh Phòng Chống Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Tuy số lượng vụ án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao chưa nhiều nhưng đã có chiều hướng gia tăng, loại hành vi này đã gây ra những hậu quả không nhỏ bởi người phạm tội dễ dàng phạm tội ở bất kỳ địa điểm nào nên rất khó xác định địa điểm phạm tội, có thể xóa bỏ dấu vết một cách nhanh chóng, gây khó khăn cho công tác điều tra, kẻ phạm tội thường là người có trình độ học vấn cao, đặc biệt là trình độ tin học, việc chiếm đoạt tài sản diễn ra rất nhanh thông qua các lệnh của máy tính không cần phải có sự chuyển dịch khối tài sản theo quan niệm truyền thống, trị giá tài sản bị chiếm đoạt cũng sẽ rất lớn, hành vi phạm tội có thể xuyên quốc gia. Do đó cần phải đi sâu nghiên cứu thủ đoạn phạm tội này để có biện pháp phòng chống thích hợp, tránh tình trạng tài sản bị thất thoát rồi mới điều tra tháo gỡ.
+ Ngoài những hình thức gian dối trên người phạm tội có thể sử dụng bất kỳ hình thức gian dối nào khác để chiếm đoạt tài sản đều được coi là hành vi khách quan của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ: Vụ án Nguyễn Thị Loan đã có hành vi vào các cửa hàng điện thoại di động hỏi mua hàng, sau khi đưa tiền cho người bán hàng thị giả vờ xin đếm lại tiền rồi rút lõi, người bán hàng tưởng đã nhận đủ tiền đồng ý cho thị mang tài sản ra khỏi cửa hàng, từ năm 2004 đến năm 2005 thị đã chiếm đoạt trị giá tài sản trên 100 triệu đồng của 19 người bị hại và đã bị Tòa án nhân dân quận Đống đa thành phố Hà Nội xét xử 05 năm tù (Bản án số 413 ngày 29 tháng 7 năm 2005).
+ Một số thủ đoạn tinh vi khác: Như việc thành lập doanh nghiệp, tự quảng cáo để tạo uy tín, thông qua một số quan hệ xã hội nắm bắt thông tin về các dự án xây dựng lớn. Sau đó tìm cách tiếp cận các chủ đầu tư vận động họ tham gia đấu thầu và hứa đảm bảo trúng thầu để lừa đảo chiếm đoạt tiền của họ.
Ví dụ: Vụ Trần quốc Hoàn và đồng bọn đã lừa đảo chiếm đoạt 7.980.000.000đ của 11 bị hại. Tại bản án số 153 ngày 11,12,13,14 tháng 4
năm 2006 của TAND TP Hà Nội đã xử Tử hình đối với Trần quốc Hoàn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự.
* Nhân thân người phạm tội
Qua nghiên cứu số bị cáo trong 100 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho thấy người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đa số là ở độ tuổi từ 45 đến 60 (khoảng 50%); độ tuổi từ 30 đến 45 khoảng 35%; còn lại là các độ tuổi khác. Về giới tính, người phạm tội là nam chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 75% đến 80% tổng số bị cáo. Về nghề nghiệp của người phạm tội đa dạng, người phạm tội không có nghề nghiệp khoảng từ 15% đến 20%; đặc biệt người có chức danh trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của Nhà nước hoặc tư nhân (Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng v.v...) chiếm tỷ lệ lớn từ 25 đến 30% (trên tổng số bị cáo).
* Địa bàn hoạt động
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra trên hầu hết khắp các địa phương không kể thành thị hay nông thôn và ở mỗi nơi người phạm tội lại lợi dụng những đặc điểm riêng của từng vùng để phạm tội. Tuy nhiên, các vụ phạm tội lớn, có tính chất nghiêm trọng thường xảy ra các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lạng Sơn, Đà Nẵng...
3.2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN PHẠM TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tổng hợp những ảnh hưởng và quá trình xã hội làm phát sinh ra các tội phạm đó, nói một cách khác đó là toàn bộ những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm.
Trước hết cần xem xét những thay đổi về mặt kinh tế và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế đã có những hiện tượng mới so với những năm trước đây ảnh hưởng tới cơ chế hình thành tội phạm như: Thay đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi
nghề nghiệp, mất việc làm, vấn đề tự do kinh doanh, sự hội nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam…
Trong lĩnh vực chính trị nhiều quyền tự do được thể hiện rộng hơn trước, từ đó có một bộ phận dân cư do chưa hiểu hết giá trị của các quyền tự do hoặc do động cơ khác đã lạm dụng, đã tự mình đánh mất sự tự do dẫn đến phạm tội.
Trong lĩnh vực ý thức và đời sống tinh thần có sự tương phản giữa các chuẩn mực đạo đức, văn hóa, không tránh khỏi những trường hợp mất định hướng, định hướng sai lệch hoặc bị rối loạn định hướng.
Yếu tố xã hội là một yếu tố tác động đến tội phạm. Tội phạm bao giờ cũng là kết quả của một quá trình hình thành và phát triển của một cá nhân, của mối quan hệ giữa cá nhân với từng hoàn cảnh cụ thể mà cá nhân đó gặp phải, sự tiếp nhận và cách xử sự của cá nhân đó như thế nào. Nguồn gốc của tội phạm và tình hình tội phạm bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các đặc điểm đạo đức và truyền thống của một xã hội nhất định mà trong đó yếu tố kinh tế được coi là nền tảng, là cội nguồn để sinh ra và kéo theo các hiện tượng khác [22, tr. 13].
Qua việc nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung và đặc điểm tình hình của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng chúng tôi rút ra được những nguyên nhân điều kiện cụ thể sau đây.
3.2.1. Những nguyên nhân và điều kiện về kinh tế - xã hội
Nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua quá trình vận hành của kinh tế thị trường, có thể khẳng định nền kinh tế thị trường là nhân tố khách quan, hợp quy luật và cần thiết cho việc xây dựng và phát triển đất nước. Nền kinh tế thị trường với bản chất nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích tính năng động của con người trong việc tìm kiếm cách làm giàu, tuy nhiên lại
tạo ra sự cạnh tranh vô chính phủ, chạy đua, lừa lọc. Đạo đức xã hội ở một số ít người bị xuống cấp nghiêm trọng do ảnh hưởng của lối sống thực dụng, tiền tệ hóa trong các mối quan hệ xã hội. Cũng nằm trong mối quan hệ gắn bó với nền kinh tế thị trường, còn là sự phân hóa xã hội thành các tầng lớp khác nhau. Một bộ phận dân chúng đã trở thành "nạn nhân" của cơ chế thị trường do không có vốn, do trình độ văn hóa thấp, do không có nghề nghiệp, do trình độ nghề nghiệp thấp, lạc hậu, do không có việc làm, do vị trí xã hội thấp đã bị bần cùng hóa. Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc... gia tăng và trở thành vấn nạn của xã hội.
Thực tế chỉ ra rằng, những người không có nghề nghiệp, những người bị bần cùng hóa và cả những nạn nhân của các tệ nạn xã hội khi đứng trước những nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống, nhu cầu ích kỷ của bản thân dễ nảy sinh ý đồ vụ lợi. Trong khi đó chúng ta chưa thực hiện tốt các chính sách xã hội như tạo việc làm để giải quyết nạn thất nghiệp, chưa chú trọng giáo dục nhân cách, lối sống, phẩm chất, đạo đức của con người lao động mới, buông lỏng công tác giáo dục rèn luyện ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền sở hữu hợp pháp của người khác. Đó là môi trường thuận lợi cho sự phát triển tội phạm, trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nguyên nhân về kinh tế - xã hội là nguyên nhân khách quan có ý nghĩa cơ bản. Các nguyên nhân này tác động toàn diện vào nhiều lĩnh vực, nhiều mặt của đời sống xã hội, chúng kết hợp với các nguyên nhân khác để hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của tội phạm nói chung và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng.
3.2.2. Những nguyên nhân và điều kiện về tổ chức quản lý nhà nước, quản lý xã hội và quản lý con người
Quản lý nhà nước, quản lý xã hội đặc biệt là quản lý kinh tế cần được coi là một khoa học. Sự sai sót trong hoạt động này không những tự nó gây thiệt hại cho xã hội mà còn để cho các phần tử xấu lợi dụng để chống đối xã