Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở số liệu xét xử địa bàn thành phố Đà Nẵng - 2

đảo nói riêng cho thấy tính phức tạp, gia tăng, gây thiệt hại lớn cho tài sản của nhà nước và tài sản của công dân, ảnh hưởng đến trật tự chung của xã hội. Trong giai đoạn nền kinh tế đất nước đang phát triển theo cơ chế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý và chính sách pháp luật không phải lúc nào cũng ngay lập tức phù hợp với thực trạng nền kinh tế, do đó tình hình tội phạm có nhiều chuyển biến, đặc biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được thực hiện với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn, có nhiều vụ án chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng của nhà nước, có nhiều trường hợp lợi dụng những việc giao kết hợp đồng đầu tư, hợp đồng vay vốn hoặc sử dụng công nghệ khoa học tiên tiến về tin học để làm thẻ tín dụng giả, tìm kiếm mật mã số tài khoản của người khác để rút tiền qua ngân hàng hoặc qua ngân hàng điện tử (ATM)… nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bộ Luật hình sự do nhà nước ban hành quy định các hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định chế tài tương ứng nhằm trừng trị và giáo dục đối với những người phạm tội và cũng như răn đe phòng ngừa chung đối với toàn xã hội nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của mọi tổ chức và lợi ích của công dân, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong từng điều luật cụ thể các nhà làm luật chỉ có thể quy định các dấu hiệu đặc trưng cơ bản nhất của một cấu thành tội phạm, trong thực tế tội phạm xảy ra với muôn hình muôn vẻ, vô cùng đa dạng và phức tạp, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng vậy, chỉ được quy định trong Bộ Luật hình sự bởi những dấu hiệu đặc trưng nhất.

Do đó, việc nghiên cứu làm rõ nội dung pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thực trạng và các biện pháp đấu tranh phòng ngừa thích hợp là điều quan trọng nhất, nhằm góp phần áp dụng pháp luật một cách đúng đắn khi xử lý người phạm tội, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng trong xã hội và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Với lý do nêu trên, để khắc phục tình trạng này, học viên quyết định lựa

chọn đề tài: “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luât

hình sự Viêṭ Na m

(trên cơ sở số liệu xét xử địa bàn thành phố Đà Nẵng)” để làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu

Để thực hiện được đề tài này, tác giả luận văn đã tham khảo các giáo trình, bài viết chuyên sâu cũng như các sách chuyên khảo, bình luận khoa học về luật hình sự, các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ của nhiều tác giả như: Uông Chu Lưu (chủ biên, 2004), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 (Phần các tội phạm), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Mai Văn Bộ (2010), “Chương XIV: Các tội xâm phạm sở hữu” trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, (phần các tội phạm), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Võ Khánh Vinh (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Nguyễn Đức Mai (chủ biên, 2010), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Phần các tội phạm), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm, Tập II), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Tiến Dũng (2014), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật

- Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội...

Trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã nghiên cứu rất sâu sắc về các dấu hiệu pháp lý của loại tội phạm này, tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào đề cập đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong mối liên hệ với một địa bàn cụ thể là thành phố Đà Nẵng, nhất là trong bối cảnh Đà Nẵng là đô thị đang phát triển nhanh về mọi mặt, đặc biệt sự di chuyển tội phạm của các tỉnh thành khác nhập cư vào thành phố Đà Nẵng và các cả tội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

phạm quốc tế đã và đang làm tăng tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Luận văn nghiên cứu về thực trạng và diễn biến của loại tội phạm này ở thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đưa ra các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm một cách hữu hiệu, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm giảm bớt những thiệt hại xảy ra, đem lại sự tin tưởng vào pháp luật cho mọi người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở số liệu xét xử địa bàn thành phố Đà Nẵng - 2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Mục đích của đề tài: trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và thực trạng tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này.

- Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đặt ra cho mình các nhiệm vụ sau đây:

a) Làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999.

b) Phân tích thực tiễn xét xử loại tội phạm này tại địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 để thấy được các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến tình hình tội phạm này.

c) Phân tích làm sáng tỏ tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 trên cơ sở gắn với các đặc điểm cụ thể của thành phố Đà Nẵng.

d) Đưa ra những kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến tội danh này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, phân tích tình hình và diễn biến của tội phạm để rút ra những điểm thành công cũng như thiếu sót trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, phân tích, nguyên nhân và điều kiện cũng như các giải pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm này.

- Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trong phạm vi những vấn đề liên quan đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới góc độ luật hình sự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

5. Cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, tác giả còn dựa trên các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng.

Khi viết đề tài tác giả có sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự và tội phạm học như: phương pháp thống kê hình sự, phương pháp phân tích và so sánh, phương pháp tổng hợp. Ngoài ra, còn một số phương pháp khác cũng được áp dụng như: phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp chuyên gia...

6. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của đề tài

Trong phạm vi của đề tài là một công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Về mặt lý luận: đề tài góp phần hoàn thiện nội dung quy định của Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999, đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự.

- Về mặt thực tiễn: những đề xuất giải pháp nêu trong luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. Ngoài ra, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các lực lượng tham gia phòng, chống loại tội phạm này không những ở thành phố Đà Nẵng mà còn có thể áp dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố khác có điều kiện tương tự.

- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và toàn diện về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các giải pháp đấu tranh phòng, chống hiệu quả đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chương 2: Đặc điểm pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự 1999.

Chương 3: Thực trạng xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN


1.1. Khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam

Khái niệm tội phạm được hình thành trong quá trình phát triển, hoàn thiện luật hình sự Việt Nam, khái niệm này được ra đời lần đầu tiên trong Bộ luật hình sự 1985 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (được thông qua kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VII, ngày 27/06/1985). Khái niệm này đã phản ánh một cách khá đầy đủ các quy định về tội phạm và xác định cụ thể hành vi nào là tội phạm. Đến ngày 21/12/1999 tại kỳ họp thứ 6 khóa X Quốc hội đã thông qua Bộ luật hình sự mới sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự năm 1985. Bộ luật này đã sửa đổi khái niệm về “Tội phạm” để phù hợp với hoàn cảnh thực tế, Bộ luật hình sự 1999 được thông qua, trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định hình sự pháp luật của nước ta. Điều 8 BLHS 1999 quy định định nghĩa tội phạm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”

Trên cơ sở khái niệm tội phạm, Bộ luật hình sự 1999 qui định các nhóm tội phạm ở phần “Các tội phạm” trong đó có các tội xâm phạm sở hữu.

Khoa học hình sự đã đưa ra khái niệm chung đối với các tội xâm phạm sở hữu như sau: “Các tội xâm phạm sở hữu là hành vi của người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân” 5, tr. 181.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong các tội xâm phạm sở hữu, vì vậy khái niệm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải thỏa mãn khái niệm chung của các tội xâm phạm sở hữu, đồng thời phải thỏa mãn các các dấu hiệu đặc thù nói riêng. Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 139 của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm hại đến quyền sở hữu của người khác, thể hiện tính nguy hiểm cao cho xã hội cần được hình sự hóa là tội phạm trong luật hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là dấu hiệu cơ bản nói lên bản chất chính trị, xã hội của tội phạm, dấu hiệu này được coi là dấu hiệu nội dung quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Một hành vi sở dĩ bị quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội do đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tầm quan trọng của quan hệ xã hội do tính chất của quan hệ đó trong các thang giá trị xã hội do giai cấp thống trị thiết lập. Do đó, tính chất của quan hệ xã hội có thể bị thay đội ở những xã hội khác nhau hoặc ngay trong một chế độ xã hội nhưng ở những thời kỳ khác nhau thì tính chất của quan hệ xã hội cũng có thể thay đổi. Điều đó đòi hỏi nhà làm luật khi xem xét tính chất quan trọng của quan hệ xã hội để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phải dựa trên hoàn cảnh lịch sử cụ thể, xuất phát từ lợi ích giai cấp, trên lập trường giai cấp. Tuy nhiên, tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại không thể là yếu tố duy nhất phản ánh mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành

vi mà chỉ khi được kết hợp với những yếu tố khác nó mới phản ánh hành vi là nguy hiểm đã đến mức coi là tội phạm và cần phải xử lý bằng chế tài hình sự hay không. Tính nguy hiểm cho xã hội được phản ánh ở hai đại lượng: tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi. Tính chất của hành vi là đặc tính về "chất" của thiệt hại, được xác định căn cứ vào tính chất của quan hệ xã hội bị thiệt hại, quan hệ xã hội càng quan trọng thì tính chất của thiệt hại càng nghiêm trọng. Mức độ của thiệt hại là đặc tính về "lượng" của thiệt hại, tùy theo từng loại thiệt hại mà mức độ đó được biểu hiện khác nhau. Vì vậy, tính chất và mức độ của thiệt hại là một căn cứ để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, khi kết hợp với các căn cứ khác nó phản ánh một hành vi là nguy hiểm "đáng kể" hay "không đáng kể" cho xã hội, tạo cơ sở để nhà làm luật tội phạm hóa và phi tội phạm hóa. Trên cơ sở tiếp cận này, Bộ luật hình sự 1999 qui định Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do nó đã xâm hại đến sở hữu của nhà nước, tập thể, cá nhân là quan hệ xã hội được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, không những xâm hại đến sở hữu mà còn xâm hại đến sự phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, cũng như xâm hại đến trật tự an toàn xã hội… Vì vậy, việc qui định Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trong luật hình sự là cần thiết, góp phần bảo vệ sở hữu nhà nước, sở hữu của tập thể là cá nhân thông qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và trật tự an toàn xã hội.

Thứ hai, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nằm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, do đó nó cũng có hành vi chiếm đoạt như những tội chiếm đoạt khác. Điểm khác biệt là ở chỗ, hành vi chiếm đoạt trong tội lừa đảo được thực hiện bằng thủ đoạn gian dối là cho chủ sở hữu nhầm tưởng tự nguyện trao tài sản cho người phạm tội. Chiếm đoạt còn được hiểu là "chiếm của người khác bằng cách dựa vào quyền hành, sức mạnh vũ lực" 36, tr. 1483.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2023