Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 2 Điều 135 Bộ Luật Hình Sự

đang được điều tra thì phải được đình chỉ; trong trường hợp người đó đã bị kết án và đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn chấp hành hình phạt còn lại; nếu người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt tù, thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội cưỡng đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 135 BLHS năm 1999 cũng cần phải xem xét tới các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa, tài sản bị chiếm đoạt nhiều hay ít, nhân thân người phạm tội và các tình tiết khác của vụ án.

Phạm tội thuộc trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2.2.2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 135 Bộ luật Hình sự

a) Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 2 Điều 135 BLHS)

Phạm tội có tổ chức khác với những trường hợp đồng phạm khác. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Phạm tội cưỡng đoạt tài sản có tổ chức là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội cưỡng đoạt tài sản. Trong đó, có một hoặc một số người thực hành; và có thể có người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người tổ chức giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là linh hồn của tội phạm và là người lãnh đạo hoặc đồng phạm tội. Người tổ chức thường có những hành vi như khởi xướng việc phạm tội, vạch chủ trương và kế hoạch thực hiện tội phạm, kế hoạch che giấu tội phạm; tập hợp, rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm; phân công trách nhiệm và điều khiển hành động của người đồng phạm khác...

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản: đe dọa sẽ dùng vũ lực; hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Người giúp sức là người tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội cưỡng đoạt tài sản. Nghĩa là có ý tác động đến nhận thức hoặc ý chỉ của người khác khiến người này thực hiện tội cưỡng đoạt tài sản. Biểu hiện của hành vi giúp sức trong tội cưỡng đoạt tài sản là kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ người khác thực hiện tội cưỡng đoạt tài sản.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện tội cưỡng đoạt tài sản được thể hiện ở việc cung cấp công cụ, phương tiện cho việc phạm tội. Hành vi tạo điều kiện tinh thần cho việc thực hiện tội cưỡng đoạt tài sản thường được thể hiện ở việc hứa hẹn che giấu tội phạm, tiêu thụ tài sản cưỡng đoạt được... hoặc không thực hiện một hành động nào đó để việc thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản được tiến hành thuận lợi. Về thời điểm, thì hành vi giúp sức cho việc thực hiện tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện trước hoặc trong khi người thực hành thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

b) Có tính chất chuyên nghiệp (điểm b khoảng 2 Điều 135 BLHS).

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HTTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, thì chỉ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 7

a) Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;

b) Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sinh sống chính [35].

Đây là trường hợp có từ năm lần trở lên phạm tội cưỡng đoạt tài sản và có thể là: phạm tội cưỡng đoạt tài sản nhiều lần; đã bị kết án về tội cưỡng đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn phạm tội cưỡng đoạt tài sản; hoặc cả phạm tội nhiều lần và đã bị kết án về tội cưỡng đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Do vậy, tùy từng trường hợp mà đồng thời với việc áp dụng tình tiết phạm tội cưỡng đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp (điểm b khoản 2 Điều 135 BLHS), Tòa án phải áp dụng thêm các tình tiết: tái phạm nguy hiểm (điểm c khoản 2 Điều 135 BLHS); phạm tội nhiều lần; hoặc tái phạm (điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS).

c) Tái phạm nguy hiểm (điểm c khoản 2 Điều 135 BLHS).

Khi áp dụng tình tiết định khung hình phạt tái phạm nguy hiểm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 135 BLHS cần chú ý:

Thứ nhất, tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 135 BLHS là tội phạm nghiêm trọng, quy định tại khoản 2 và 3 Điều 135 BLHS là tội phạm rất nghiêm trọng; quy định tại khoản 4 Điều 135 BLHS là tội đặc biệt nghiêm trọng; do đó, đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 135 BLHS thì đều là phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm. Nhưng người phạm tội chỉ bị xử phạt theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 2 điều luật này. Trường hợp còn lại, sẽ bị xử phạt theo khung tương ứng nếu có một trong những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 135 BLHS. Trong mọi trường hợp tái phạm nguy hiểm nêu trên, dù bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 135 BLHS, Tòa án không được áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS "tái phạm nguy hiểm" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS.

Trường hợp đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 135 BLHS không phải phạm tội cưỡng đoạt tài sản thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm. Người phạm tội chỉ phải áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS "tái phạm" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS.

Thứ hai, tội cưỡng đoạt tài sản là tội phạm do lỗi cố ý trực tiếp. Do vậy, đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội cưỡng đoạt tài sản thì bị coi là phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm. Khi xét xử, Tòa án áp dụng điểm c khoản 2 Điều 135 BLHS đối với bị cáo (nếu không có tình tiết nào quy định tại khoản 3 và 4 Điều 135 BLHS). Đây là trường hợp người phạm tội có ít nhất hai án tích trở lên, chưa được xóa án tích lại phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Trong đó: Án tích thứ nhất là án tích về bất cứ tội gì (tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng) do cố ý hoặc vô ý. Án tích thứ hai là án tích về các tội: ít nghiêm trọng do cố ý, tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng do cố ý, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng (điểm d khoản 2 Điều 135 BLHS)

Đây là trường hợp cưỡng đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng. Khi xác định giá trị tài sản đối với tội cưỡng đoạt tài sản cần chú ý giá trị tài sản bị cưỡng đoạt được xác định theo giá trị thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị cưỡng đoạt. Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi cướp có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu TNHS đối với người có hành vi xâm phạm.

Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi cưỡng đoạt tài sản có ý định xâm phạm đến tài sản, nhưng không quan tâm đến giá trị tài sản bị xâm phạm (giá trị bao nhiêu cũng được), thì lấy giá thị trường

của tài sản bị cưỡng đoạt tại địa phương vào thời điểm tài sản bị xâm phạm để xem xét việc truy cứu TNHS đối với người có hành vi cưỡng đoạt.

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng (điểm đ khoản 2 Điều 135 BLHS)

Hậu quả của tội phạm này có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản. Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như, ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp, thì hậu quả phải do hành vi phạm tội gây ra (có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả).

Hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại điểm này được hướng dẫn chi tiết tại điểm 3.4 Phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của BLHS năm 1999.

Tội cưỡng đoạt tài sản không quy định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là tình tiết định khung hình phạt như tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và cướp giật tài sản. Mặt khác, tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Như vậy, hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản chưa dùng sức mạnh vật chất tấn công người bị hại và hành vi đó mới chỉ có khả năng làm phương hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị tấn công. Cho nên, trường hợp kẻ phạm tội dùng vũ lực (trực tiếp tấn công) làm thiệt mạng, gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác thì phải chịu TNHS về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác.

Trong các trường hợp đó không xem xét các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe một lần nữa để đánh giá hậu quả do hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản gây ra. Cụ thể là:

Nếu người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng khi bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bao vây mà có những hành vi chống lại người bắt giữ hoặc bao vây như đánh, chém, bắn, xô ngã...nhằm tẩu thoát làm chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do lỗi cố ý thì phải chịu TNHS về cả hai tội là: Cưỡng đoạt tài sản và tội giết người; hoặc tội Cưỡng đoạt tài sản và cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Cũng với hành vi nêu trên nhưng do lỗi vô ý là chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác từ 31% trở lên, thì phải chịu TNHS về cả hai tội là: Cưỡng đoạt tài sản và tội vô ý làm chết người; hoặc cưỡng đoạt tài sản và tội vô ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản nhưng bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì hành vi đó đã đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2.2.3. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 135 Bộ luật Hình sự

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng (điểm a khoản 3 Điều 135 BLHS)

Đây là trường hợp tài sản bị cưỡng đoạt có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng. Trường hợp người phạm tội cho rằng tài sản mà mình định cưỡng đoạt có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm

trăm triệu đồng nhưng giá trị thực tế của tài sản đó dưới hai trăm triệu đồng, thì cũng bị truy cứu TNHS về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 135 BLHS. Việc xác định giá trị tài sản bị cưỡng đoạt trong trường hợp này cũng giống như việc xác định tài sản bị cưỡng đoạt tại khoản 2 Điều luật này.

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng (tại điểm b khoản 3 Điều 135 BLHS).

Đây là trường hợp gây thiệt hại rất lớn về tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc hậu quả phi vật chất khác.

Hậu quả rất nghiêm trọng theo quy định tại điểm này được hướng dẫn chi tiết tại điểm 3.4 Phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của BLHS năm 1999.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp trên, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

2.2.4. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 135 Bộ luật Hình sự

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên (điểm a khoản 4 Điều 135 BLHS)

Đây là trường hợp tài sản bị cưỡng đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên. Việc xác định giá trị tài sản bị cưỡng đoạt trong trường hợp này cũng giống như việc xác định tài sản bị cướp có giá trị trong khoản 2 và 3 của Điều luật nêu trên.

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (điểm b khoản 4 Điều 135 BLHS)

Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp phạm tội gây thiệt hại đặc biệt lớn về tính mạng, sức khỏe, tài sản và thiệt hại phi vật chất khác.

Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại điểm này được hướng dẫn chi tiết tại điểm 3.4 Phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của BLHS năm 1999.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp trên, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm

2.2.5. Hình phạt bổ sung áp dụng đối với người phạm tội cưỡng đoạt tài sản

Hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 5 Điều 135 BLHS, cụ thể là: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

So với BLHS năm 1985 thì quy định về hình phạt bổ sung đối với tội cưỡng đoạt tài sản là quy định mới.


2.3. PHÂN BIỆT TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.3.1. Phân biệt tội cưỡng đoạt tài sản với tội cướp tài sản tại Điều 133 Bộ luật Hình sự

Trong luật hình sự Việt Nam, tội cướp tài sản là một trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt được quy định và xét xử khá sớm, hiện nay tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 BLHS. Tuy được quy định và xét xử sớm như vậy nhưng trong lý luận và thực tiễn vẫn còn có sự nhận thức khác nhau về hành vi khách quan của tội phạm này, đặc biệt có những trường hợp xác định không chính xác hành vi khách quan giữa tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản.

Điều 133 BLHS quy định: "Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người tấn công lâm vào tình

Ngày đăng: 07/12/2023